Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)

02/03/201421:20(Xem: 14837)
38. Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


10- Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)

Những câu hỏi không được Phật trả lời[1]

Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :

Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?

Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.

- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?

Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :

- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :

1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?

2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?

3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?

4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?

Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :

- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?

Đức Phật đáp :

- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :

Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?

Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.

Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :

Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?

Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết “vô ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không thể trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”.

Như Lai không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả[3]

Một hôm, Thượng tọa Anuruddha đang ở trong am ở Mahàvana tại Vesàlì thì có một nhóm du sĩ ngoại đạo đến chào hỏi xã giao rồi chất vấn như sau:

Chúng tôi nghe nói sa môn Gotama là bậc giác ngộ vẹn toàn và Giáo Pháp của người rất cao siêu mầu nhiệm. Thầy là đệ tử của sa môn Gotama. Vậy xin thầy cho chúng tôi biết sau khi chết sa môn Gotama có còn hiện hữu hay không ?

Rồi các du sĩ buộc Thượng tọa Anuruddha chọn một trong bốn câu trả lời sau đây :

a) Sau khi chết, sa môn Gotama còn.

b) Sau khi chết, sa môn Gotama mất.

c) Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất.

d) Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất.

Thầy Anuruddha biết rằng trong bốn câu trả lời đó không có câu trả lời nào phù hợp với Giáo Pháp của Phật. Thầy im lặng. Nhưng các vị du sĩ không bằng lòng sự im lặng đó. Họ buộc thầy phải nói một cái gì. Cuối cùng Thượng tọa nói :

Này các bạn, theo sự hiểu biết của tôi thì trong bốn câu trả lời đó không có câu nào diễn tả được sự thật về sa môn Gotama cả.

Các vị du sĩ cười bảo nhau :

Coi bộ vị sa môn này là người mới tu hay tối dạ nên ông ta không thể trả lời được câu hỏi của mình đâu. Thôi, chúng ta nên đi cho rồi.

Nói xong, họ bỏ đi.

Cách đó mấy hôm, sau giờ thuyết pháp của Phật, Thượng tọa Anuruddha đem việc xảy ra trình lên Phật. Thầy nói :

Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn soi sáng cho chúng con, để chúng con được học hỏi thêm và có thể trả lời được mỗi khi bị hỏi những câu tương tợ.

Này Anuruddha, theo thầy thì sa môn Gotama hiện đang ở đâu ? Có thể tìm sa môn Gotama nơi sắc thân này không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama nơi cảm giác (thọ) không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama nơi tư tưởng, nơi hành động và lời nói, hay nơi tri thức không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Vậy, này Anuruddha, có thể tìm sa môn Gotama ngoài sắc thân này không?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama ngoài cảm giác không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama ngoài tư tưởng, ngoài hành động và lời nói, hay ngoài tri thức không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Đúng thế, này Anuruddha, sa môn Gotama không ở nơi ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sa môn Gotama cũng không ở ngoài ngũ uẩn; sa môn Gotama không ở nơi thất đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức; sa môn Gotama cũng không ở ngoài thất đại. Nói sa môn Gotama ở nơi nào, có hay không, còn hay mất đều không đúng sự thật. Do đó từ trước đến nay Như Lai chỉ tuyên bố khổ và đoạn diệt khổ. Này Anuruddha, sa môn Gotama còn đang ngồi đây mà thầy còn không thể khẳng định được có hay không thì sau khi sa môn Gotama diệt độ rồi làm sao thầy có thể nói còn hay mất ? Này Anuruddha, sau khi ngọn lửa tắt, ngọn lửa đi về đâu ?

Này Anuruddha, thầy nên biết tự thể, tự tánh của vạn pháp là Chân Như (Tathàgata) mầu nhiệm, bất biến, bất sanh, bất diệt, trong cái tổng thể đó vạn vật luân chuyển, biến đổi như trò ảo thuật, không thể nói có hay không, còn hay mất. Thế nên Như Lai (Tathàgata) không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả.

Đức Phật đã dứt lời từ lâu mà các vị khất sĩ vẫn ngồi yên, im lặng, trầm ngâm, không nói một lời nào.


[1]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 478-480; Tăng Chi Bộ, chương 10 pháp, kinh 95: Uttiya.

[2]Xem Tương Ưng Bộ, chương 44, kinh 10: Ànanda; Trường Bộ (Digha nikàya) 9.

[3]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 480-483; Trung Bộ 22, 63 và 72; Tiểu Bộ, Itivuttaka, chương 4: 13; Tương Ưng Bộ, chương 22, kinh 85:Yàmaka, và kinh 86: Anuruddha; Tương Ưng Bộ, chương 44, kinh 1: Trưởng Lão Ni Khemà, và kinh 2: Anuruddha..

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2020(Xem: 4721)
Chùa Hạnh Nghiêm là nơi trú xứ tu học yên bình của chư Ni trẻ, nằm biệt lập khiêm nhường bên trong khuôn viên rộng lớn, trong đó còn có chùa Trí Nghiêm dành riêng cho chư Tăng như một chỗ dựa tinh thần to lớn và che chở, dìu bước nhau trên bước đường tu học ( ảnh 1, và ảnh chánh điện chùa Hạnh Nghiêm ).
06/10/2020(Xem: 11421)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
27/03/2020(Xem: 4371)
Muốn thành một vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu tập; nếu không hoàn thành ba nguyên tắc này thì người đó dù ở địa vị nào ở cấp bực nào đem xét nghiệm thì sẽ nhận biết họ không bao giờ được thành Phật.
28/02/2020(Xem: 11737)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
02/01/2020(Xem: 4436)
Một sáng tinh sương ..... Đức Thế Tôn thành đạo . Phiền não đoạn tận, chiến thắng ma quân , Ánh sáng Giác Ngộ lan tỏa đến tha nhân Gieo rắc niềm tin ...khổ đau được chuyển hoá !
24/12/2019(Xem: 4680)
Ngày thành đạo của đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên của chánh kiến, thấy rõ thế gian là vô thường và những gì cấu tạo nên nó chỉ là do quan hệ duyên khởi và trống rỗng tự ngã. Những nỗi khổ đau của con người ở trong thế gian không do một ai có thẩm quyền áp đặt, mà chính là do lòng tham dục, tính hận thù và sự kiêu căng nơi tâm họ tạo nên. Tâm cũng vô thường như bất cứ những sự vô thường nào ở trong thế gian, nên những khổ đau của con người không phải là tuyệt lộ. Nó có thể thay đổi khi nhân và duyên của nó được thay đổi. Nhân và duyên làm thay đổi khổ đau của thế giới con người là Bát Thánh Đạo. Thực hành Bát Thánh Đạo, do đức Phật công bố tại vườn Nai, sau khi Ngài thành đạo, trong thời thuyết giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, tại vườn Nai thì những khổ đau của thế giới con người sẽ bị diệt tận.
24/12/2019(Xem: 6787)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 7936)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 6292)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 11210)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567