Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)

02/03/201419:20(Xem: 14308)
24. Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


11- Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)

Phật độ quỷ dạ xoa Àlavaka (quỷ Khoáng Dã)[1]

Sau mùa an cư thứ 15, Phật đi hoằng hóa về miền nam. Phật nhập hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì, thuộc tả ngạn sông Gangà, cách Benares (Varanasi) không xa. Gần nơi an cư có một ngôi miếu hoang vắng ở phía đông đền Narayana (Na La Diên) thờ thần Visnu (Tỳ Nữu). Đó là miếu thờ quỷ dạ xoa (yakkha) Àlavaka[2]rất hung dữ, thích ăn thịt người. Một hôm, Phật vào ngôi miếu đó ngồi tham thiền. Quỷ Àlavaka giận dữ đến trước mặt Phật hét lớn :

Đi ra khỏi nơi đây ! Mau lên.

Được rồi, Như Lai đi ra đây.

Bây giờ hãy trở vào !

Đức Phật lại quay trở vào miếu. Lần thứ nhì, rồi lần thứ ba, quỷ Àlavaka ra lệnh cho Phật đi ra đi vào như thế, Phật đều làm theo ý nó. Quỷ Àlavaka lấy làm thích chí lại hét bảo Phật đi ra. Phật nói :

Như Lai đã chìu ý đạo hữu ba lần rồi. Như vậy là đủ rồi. Bây giờ Như Lai muốn được ngồi đây trong sự yên tĩnh.

Được, này ông sa môn, ta sẽ hỏi ông 13 câu. Nếu ông đáp được, ta sẽ để yên cho ông tự ý muốn ngồi lại đây bao lâu cũng được. Nhưng nếu ông không giải đáp được, ta sẽ phân tán tâm ông, cắt xẻ tim ông, nắm chân ông quăng tuốt qua phía bên kia sông Gangà.

Này Àlavaka, không thể được. Trên thế gian này Như Lai không thấy ai, dù là chư thiên, sa môn, Bà-la-môn, hay một đám đông người, không ai có thể phân tán tâm Như Lai, hoặc cắt xẻ tim Như Lai, hoặc nắm chân Như Lai quăng qua phía bên kia sông Gangà. Tuy nhiên, đạo hữu muốn hỏi việc gì cứ hỏi.

Àlavaka liền nêu lên mấy câu hỏi sau đây :

1- Vật sở hữu quý nhất của con người là gì ?

2- Điều gì, nếu thực hành đúng, sẽ đem lại hạnh phúc ?

3- Hương vị nào ngọt ngào hơn tất cả ?

4- Sống thế nào là cao thượng nhất ?

Đức Phật đáp :

1- Niềm tin sáng suốt là vật sở hữu quý nhất của con người.

2- Giáo Pháp cao thượng, nếu thực hành đúng, sẽ đem lại hạnh phúc.

3- Lòng từ bi là hương vị ngọt ngào nhất.

4- Sống với trí tuệ là cao thượng nhất.

Àlavaka lại hỏi tiếp :

5- Làm sao vượt qua trận thủy tai ? (Làm sao qua khỏi 1 tai nạn nguy hiểm ?)

6- Làm sao vượt trùng dương ? (Làm sao thực hiện được 1 việc khó khăn to lớn ?)

7- Làm sao chế ngự được phiền não ?

8- Tự thanh lọc bằng cách nào ? (Làm sao thân tâm được thanh tịnh ?)

Đức Phật đáp :

5- Vượt qua trận thủy tai bằng niềm tin.

6- Vượt trùng dương bằng đức kiên trì.

7- Chế ngự phiền não bằng tính nhẫn nhục.

8- Tự thanh lọc bằng trí tuệ.

Àlavaka lại hỏi :

9- Làm sao thành đạt trí tuệ ?

10- Làm sao lập nên sự nghiệp ?

11- Làm sao thành đạt danh vọng ?

12- Làm sao cho tình bằng hữu trở nên khắng khít ?

13- Làm sao được sạch phiền não khi qua đời ?

Đức Phật đáp :

9- Có niềm tin sáng suốt, kiên trì tu tập Giáo Pháp của bậc Đại giác, sẽ thành đạt trí tuệ có khả năng dẫn đến niết bàn.

10- Sáng suốt, kiên trì, cần mẫn làm việc, sẽ lập nên sự nghiệp.

11- Tính chân thật sẽ làm cho thành đạt danh vọng.

12- Đức quảng đại khoan dung làm cho tình bằng hữu trở nên khắng khít.

13- Người cư sĩ có bốn phẩm hạnh: chân thật, giới đức, can đảm và khoan dung, sẽ không phiền não khi qua đời.

“Nếu đạo hữu còn nghi ngờ, hãy đi hỏi các vị sa môn và Bà-la-môn khác xem họ có gì quý báu, cao thượng hơn tính chân thật, tự kiểm soát, quảng đại và nhẫn nại không ?

Quỷ Àlavaka đã hiểu lời Phật dạy, bạch rằng :

Bạch Thế Tôn, nhờ Thế Tôn chỉ dạy, con đã thấu hiểu bí quyết để mưu cầu an lạc trong tương lai. Con đâu còn phải đi hỏi các vị sa môn hay Bà-la-môn khác nữa làm gì. Hôm nay, đức Thế Tôn quang lâm đến Àlavì chính vì sự an lành của con. Con đã hiểu rằng pháp thí đem lại quả lành phong phú. Từ nay con sẽ đi từ làng này sang làng khác, từ đô thị này đến thị trấn kia để tán dương công đức và Giáo Pháp cao thượng của bậc Chánh Biến Tri.

Này Àlavaka, muốn được an lạc thì phải giữ giới thanh tịnh, nhất là 4 trọng giới sát sanh, trộm cướp, dâm dục, nói dối. Liệu ngươi có giữ được không ?

Bạch Thế Tôn, đối với 3 giới trộm cướp, dâm dục và nói dối thì con giữ được. Nhưng con và quyến thuộc của con chỉ nhờ ăn máu thịt mà được sống, nay thọ giới không sát hại thì biết lấy gì để sống ?

Này thiện nam tử, Như Lai sẽ bảo các vị khất sĩ (Tỳ kheo) từ nay trở đi, vào mỗi bữa ngọ trai phải thường thí thực cho ngươi và quyến thuộc của ngươi.[3]

Bạch Thế Tôn, con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, và nguyện từ nay sẽ hết lòng hộ trì Chánh Pháp.

Nói xong, quỷ dạ xoa Àlavaka đảnh lễ Phật rồi lui ra đi mất.



[1]Xem : Tương Ưng Bộ, chương 10, kinh 12; Tiểu Bộ, Kinh Tập 1.10: Àlavaka; Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương 9; Kinh Quán Phật Tam Muội Hải 2; Đại Đường Tây Vực Ký 7; Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh, trang 436.

[2]Theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải thì quỷ Àlavakacó 1 cổ, 6 đầu, 6 mặt, đầu gối có 2 mặt, toàn thân có lông như mũi tên, hể thân cử động thì lông bắn ra như tên, cặp mắt đỏ ngầu luôn luôn có máu rịn chảy ra, thích uống máu và ăn thịt sống.

[3]Có lẽ do lời hứa này của Phật mà ở chùa, vào mỗi buổi ngọ trai thường có một vị tăng đem ít thức ăn ra ngoài trời cúng thí thực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2020(Xem: 4338)
Muốn thành một vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu tập; nếu không hoàn thành ba nguyên tắc này thì người đó dù ở địa vị nào ở cấp bực nào đem xét nghiệm thì sẽ nhận biết họ không bao giờ được thành Phật.
28/02/2020(Xem: 11590)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
02/01/2020(Xem: 4404)
Một sáng tinh sương ..... Đức Thế Tôn thành đạo . Phiền não đoạn tận, chiến thắng ma quân , Ánh sáng Giác Ngộ lan tỏa đến tha nhân Gieo rắc niềm tin ...khổ đau được chuyển hoá !
24/12/2019(Xem: 4654)
Ngày thành đạo của đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên của chánh kiến, thấy rõ thế gian là vô thường và những gì cấu tạo nên nó chỉ là do quan hệ duyên khởi và trống rỗng tự ngã. Những nỗi khổ đau của con người ở trong thế gian không do một ai có thẩm quyền áp đặt, mà chính là do lòng tham dục, tính hận thù và sự kiêu căng nơi tâm họ tạo nên. Tâm cũng vô thường như bất cứ những sự vô thường nào ở trong thế gian, nên những khổ đau của con người không phải là tuyệt lộ. Nó có thể thay đổi khi nhân và duyên của nó được thay đổi. Nhân và duyên làm thay đổi khổ đau của thế giới con người là Bát Thánh Đạo. Thực hành Bát Thánh Đạo, do đức Phật công bố tại vườn Nai, sau khi Ngài thành đạo, trong thời thuyết giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, tại vườn Nai thì những khổ đau của thế giới con người sẽ bị diệt tận.
24/12/2019(Xem: 6756)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 7874)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 6224)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 11116)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 22905)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
16/08/2019(Xem: 11088)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567