Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo

26/11/201320:43(Xem: 25037)
24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo
mot_cuoic_doi_tap_4
Thỉnh Thị
Một Bộ Luật Hoàn Hảo



Tôn giả Sāriputta, sau khi ra khỏi định, giữ yên ỏ cận định, một ý nghĩ chợt khởi sanh, liên hệ đến sự tồn tại của giáo pháp nên ngài đã tìm đến đức Phật, quỳ bên chân, thưa rằng:

- Bạch đức Tôn Sư! Giáo pháp thoát khổ quả là có những công năng nhiệm mầu. Trong lo toan, bận rộn ta tìm được sự yên bình, thanh thản. Trong những lao xao, huyên náo ta tìm được sự định tĩnh, nghỉ ngơi. Trong sự nóng nảy của lửa tham, lửa sân ta tìm được sự mát mẻ và trong lành. Trong cơn đói thức ăn, đói vật thực ta vẫn giữ được sự an nhiên và vững chãi... Giáo pháp ấy mà tồn tại trên cuộc đời lâu xa chừng nào thì lợi lạc và an vui cho chúng sanh từng ấy. Vậy thì cho đệ tử được hỏi, giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác nào tồn tại lâu dài, và giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác nào không tồn tại lâu dài?

Với câu hỏi ấy, đức Phật cho biết là giáo pháp chư Phật, ví dụ như Vipassī, Sikhī và Vessabhū không tồn tại lâu dài, còn giáo pháp của chư Phật Kakusandha, Koṇāgamana và Kassapa thì tồn tại lâu dài.

Khi tôn giả hỏi tiếp lý do thì đức Phật xác định là đức Phật nào không giảng dạy giáo lý một cách cặn kẽ, thuận thứ, không ban hành những giới luật căn bản chi tiết và nghiêm minh (cụ túc giới) để ràng buộc chư đệ tử trong một nếp sống kỷ cương và thanh tịnh thì giáo pháp ấy sẽ sớm diệt vong. Rồi đức Phật giảng với ý rằng: Giống như một số bông hoa đặt rải rác trên tấm ván sàn, nếu chúng không được những sợi chỉ kết dính lại với nhau thì chỉ một cơn gió mạnh thổi đến là nó sẽ tung tóe, tản mác khắp các hướng. Cũng vậy là đời sống phạm hạnh, nếu không có sự kết dính, ràng buộc bởi giới luật căn bản thì giáo pháp ấy rồi cũng bị tàn tạ và sớm diệt vong y như thế.

Tôn giả Sāriputta cúi đầu ngẫm nghĩ một lát rồi thưa tiếp rằng:

- Đệ tử đã hiểu. Trong mấy năm gần đây, đức Thế Tôn có chế định một số học giới, đa phần là cách sống, cách ứng xử phải lẽ; ngoài ra cũng có chế định thêm một số học giới liên hệ tư cách, phẩm hạnh của sa-môn. Nhưng một bộ luật hoàn chỉnh, cụ thể là những giới luật căn bản thiết cốt(1)cho chư tỳ-khưu để giữ gìn họ trong nếp sống phạm hạnh thiêng liêng để duy trì giáo pháp được lâu dài vẫn chưa có. Vậy xin đức Thế Tôn hãy ban hành giới luật căn bản ấy.

Đức Phật nói:

- Ông nói đúng, này Sāriputta! Nhưng mà từ từ đã. Ông có để ý là trong những năm đầu tiên chúng ta có giới luật nào đâu? Ai cũng sống hồn nhiên và trong sáng. Ai cũng tự biết là việc này nên làm và việc kia không nên làm. Ai cũng có sẵn giới luật ở trong tâm và họ tự điều chỉnh lấy, chẳng cần phải ai nhắc nhở ai. Như nhóm các ông Koṇḍañña, nhóm các ông Yasa, nhóm ba mươi hoàng tử Kosala, nhóm ba anh em ông Kassapa và sau đó là các ông và Mahā Kassapa nữa...

Và cho chí sau này, những chuyện xảy ra tại Kosambī, Jetavana, Veḷuvana do có trường hợp cụ thể phát sanh, chúng ta mới đưa ra những học giới có tính cách đối trị chứ chưa thiết lập những giới luật căn bản (Pāṭimokkha). Giới luật căn bản và đầy đủ (cụ túc) không thể hình thành trong một hai ngày mà phải trải qua năm tháng khi có những trọng tội, những ô uế phát sanh ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng phạm hạnh. Có giết người mới thiết chế tội để trục xuất kẻ giết người. Có trộm cắp mới thiết chế tội để trục xuất kẻ trộm cắp...

- Đệ tử hiểu!

- Ông phải để ý là lúc nào chư phàm tăng quá đông, lại không được giáo dục, tu tập một cách căn bản có hiệu quả thì lúc ấy, hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào chư tăng chưa đặt đúng trọng tâm, chưa hướng đến giác ngộ, giải thoát mà cố gắng thiền định, đạt các thắng trí thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào, chư tăng chưa đặt được bàn chân đầu tiên trên lộ trình bất tử mà mãi lo trau dồi kinh pháp cho làu thông, cho uyên bác để hy vọng được làm luật sư, kinh sư, giảng sư, pháp sư có uy tín thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng! Lúc nào đời sống vật chất thịnh mãn thì danh vọng và lợi dưỡng lại trở thành ước mơ hoặc mục đích của một số tỳ-khưu Tăng ni thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào mà của cải, tài sản, y phục, vải vóc, giường nệm, tấm đắp... đa phần đều là vật trân quý nằm đầy các kho lẫm đại tịnh xá, tu viện... thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Hiện tại, chư tăng các nơi đã đông đúc, phàm tăng cũng rất nhiều, những hiện tượng mà Như Lai vừa kể, theo đó, có nẩy mầm, đang nẩy mầm, có phát sanh nhưng chưa trầm trọng lắm. Có thể vài ba năm tới, từng bước, từng bước, chúng ta sẽ hình thành bộ luật căn bản này. Cứ hễ một người vi phạm cụ thể chúng ta chế định một học giới. Hai người vi phạm cụ thể chúng ta chế định hai học giới ...

Ví như ông thầy thuốc, khi thấy một người bị bệnh, ông ta phải nghiên cứu, phải nhìn, quan sát, hỏi, nghe rồi xem mạch, sau đó mới bốc thuốc chẩn trị được. Bệnh này, phương này, bệnh khác, phương khác. Tùy bệnh cho thuốc. Có vết thương mới mổ xẻ, không vết thương mổ xẻ làm gì. Có bệnh mới có thuốc, không bệnh thì bốc thuốc làm gì. Pháp cũng y như vậy mà luật cũng phải y như vậy. Cứ thế, một trăm bệnh có một trăm toa thuốc, hai trăm bệnh hai trăm toa thuốc, dần dần nó sẽ toàn mãn, cụ túc - cụ túc giới là như thế đó, này con trai trưởng(1)!

Tôn giả Sāriputta được nghe đầy đủ như thế, rất lấy làm thỏa mãn, hoan hỷ; sau đó, ngài không quên kể lại toàn bộ nội dung bệnh và thuốc cho Mahā Moggallāna và Ānanda nghe. Bên cạnh có Nanda, Meghiya và Rāhula, họ cũng được tiếp thu để mở rộng kiến văn.



(1)Pāṭimokkha: Giới bổn của tỳ-khưu.

(1)Từ hạ thứ 12 này, là thời điểm tôn giả Sāriputta thỉnh thị đức Phật ban hành một bộ luật hoàn hảo, nhưng đến hạ thứ 20 - khi có trường hợp tỳ-khưu Sudina “liên hệ” với người vợ cũ - giới bất cộng trụ lần đầu tiên mới được ban hành, cũng là thời điểm để các nhà chú giải giới thiệu về tạng Luật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2024(Xem: 214)
Sen vàng tháp cổ quyện trầm hương Thị hiện Như Lai giữa nẻo thường Cõi mộng nhân gian Thầy xua lối (*) Cơ duyên chánh đạo pháp soi đường Triêm ân chỉ hướng nguyền xin tỏ Rõ lý qui nguồn xả hết vương Bát Nhã đèn thiền luôn sáng rạng Mê lầm hóa giải thoát tai ương.
16/04/2024(Xem: 186)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
14/04/2024(Xem: 169)
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: -Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật? Sư đáp: -Nếu tu để ngộ được tâm Phật, an nhiên tự tại như chư Tổ và các thánh tăng thì khác. Còn muốn trở thành một vị Phật lại khác. Về hình dáng: Phải cao. dung mạo phải đẹp đẽ, oai nghi, không khiếm khuyết bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể. Về thân thế: Phải là vua, hoặc thái tử, hoàng tử của một vương quốc. Nếu là các nước cộng hòa thì phải là tổng thống, thủ tướng. Phải có chức vụ cao tột đỉnh như vậy để sau này không còn ham mê danh vọng nữa. Phải là con của một tỷ phú thừa kế một tài sản khổng lồ để sau này không còn ham mê tiền bạc. Một vị Phật không thể xuất thân từ một gia đình thấp kém, bần hàn, là con mồ côi hay con của một gia đ
24/03/2024(Xem: 884)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
23/03/2024(Xem: 1016)
Đêm mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.
11/03/2024(Xem: 979)
Thị hiện dương trần… Phật xuất gia Nhân lành cõi thế… giảng sanh già (*) Nhìn quanh khắp chốn thường đau khổ Ngộ thấu trong cung chẳng ngọc ngà… Bởi lấy tâm từ mà thoát khỏi Do tường nghĩa lớn biết vần qua Nguyền cho thảy thảy lên đường giác Đức hạnh khuyên tu chớ vướng tà
23/01/2024(Xem: 503)
Bồ-đề-đạo-tràng, Ấn độ, vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 rất rộn rịp với nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng như Đức Đạt Lai Lạt Ma về thuyết giảng ba tuần (từ ngày 29/12/2023-20/01/2024)1, Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo (do Hội Công Đức Phật Giáo Thế Giới, World Buddhist Merit Society, tổ chức tại Bồ-đề-đạo- tràng vào ngày 17/01/2024) và Hội Trùng Tụng Tam Tạng Pali (tại Bồ-đề-đạo-tràng, ngày 2-12/12/2023).2 Trong bài viết này xin được giới thiệu Đại Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo.
21/01/2024(Xem: 345)
Một sáng bên dòng sông Ni Liên Một Người chứng Đạo độ nhân thiên Xa hẵn bến mê lên bờ Giác Bước vào dòng Thánh dứt não phiền Từ lúc vượt thành lúc đêm khuya Xa vợ lìa con quyết xuất gia Bỏ lại sau lưng quyền thái tử Vì tìm đạo vượt Anoma Sáu năm khổ hạnh chốn rừng già Thương xót chúng sanh quyết tìm ra Con đường thoát khổ lìa sanh tử Đem lại an vui đến mọi nhà
16/01/2024(Xem: 1837)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
15/01/2024(Xem: 851)
Kính mời tứ chúng khắp nơi trên thế giới! Cùng nhau tưởng niệm, ngày lễ quan trọng thiêng liêng Mùng tám tháng 12 âm lịch thường niên, (1) Ngày Đức Phật, từ người mê thành người giác! Là ngày Đức Phật ngộ đạo từ bi, trí tuệ giải thoát! Một sáng sao mai, sau 49 ngày thiền định kết quả hành trình nỗ lực lớn lao! “Của bao tháng ngày tầm sư, sáu năm khổ hạnh mòn hao Vẫn thất bại vì phương pháp tu không chính xác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567