Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Tám Trường Hợp “Úp Bát”

26/11/201320:35(Xem: 25122)
19. Tám Trường Hợp “Úp Bát”
mot_cuoic_doi_tap_4

Tám Trường Hợp

“Úp Bát”





Tưởng là yên, ai ngờ chúng còn quậy phá nữa. Lần này, chúng đến nhà một gia chủ giàu có, tên là Vaḍḍha, gốc dòng dõi Licchavī nên được gọi là Vaḍḍha Licchavī, ông ta thường hộ độ chư tăng Trúc Lâm. Chúng dùng lời xảo trá, ton hót, dựng đứng chuyện này, chuyện kia hầu lung lạc, thuyết phục vị cư sĩ có máu mặt này đứng về một phe của mình. Chúng kể là thường bị đại đức Dabba hạ nhục, phỉ báng, bức hiếp họ đủ điều nên chuyện ẩm thực, chỗ ngủ nghỉ chẳng khác gì chuồng gia súc. Dabba còn có giới hạnh, đạo đức lôi thôi nhưng do nhờ hắn ta biết cung phụng, hầu hạ chư vị trưởng lão nên luôn được họ bảo vệ, không những không trách phạt mà còn khen ngợi nữa.

Gia chủ Vaḍḍha Licchavī tâm tánh nông nổi, hời hợt, lại cả tin nên đã bất bình, giận dữ tìm đến Veḷuvana, chỉ tay vào mặt đại đức Dabba mà mắng nhiếc đủ điều, tố cáo ngài không có đạo đức, không có giới hạnh, thường hay ton hót, nịnh bợ các vị trưởng lão. Ông ta còn trách chư vị trưởng lão bịt mắt làm ngơ mặc dầu “dông bão đã nổi lên ở đây rồi!”

Không ai hiểu chuyện gì cả! Đại đức Dabba cũng thầm lặng lắng nghe lời vu khống, phỉ báng ấy, và tự tâm ngài biết rõ, đây chính là dư nghiệp từ quá khứ còn sót lại, phải kham nhẫn, phải an trú tâm từ, tâm xả. Còn chư vị trưởng lão lại trình việc ấy lên đức Thế Tôn, và ai cũng xác nhận sự thật bằng mắt thấy, tai nghe là đại đức Dabba trong trắng như vỏ ốc, ngài vô tội!

Tôn giả Ānada thì vô cùng bất bình:

- Không đâu, vô duyên, vô cớ mà đại đức “nhất chỉ thần thông vi diệu” của chúng ta đã bị ông cư sĩ kia chỉ trích, nhiếc mắng quá đáng...

Đức Phật mỉm cười, nói rằng:

- Không phải vô duyên vô cớ đâu! Hoặc vô duyên vô cớ chỉ là một phát ngôn bình thường! Ai trong chư vị biết rằng, vào thời đức Phật Vipassī, tiền thân Dabba là một cư sĩ trưởng giả, đã nhiếc mắng một bậc thánh lậu tận. Còn một nghiệp xấu tệ khác nữa, là trong buổi cúng dường lớn có đầy đủ đức Chánh Đẳng Giác Vipassī và chư tăng, đích thân vị trưởng giả lại rút tên, loại bỏ vị thánh Thanh Văn kia ra khỏi danh sách cúng dường! Duyên là vậy, cớ là như vậy đó. Nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bây giờ chúng xảo trá hơn, giấu mặt bên sau để ông cư sĩ kia chịu trận. Chư vị trưởng lão hãy nêu sự việc, tội danh ra trước hội đồng để xử phạt chúng một lượt nữa; nếu cứ mãi cứng đầu cứng cổ, không chịu thay tâm đổi tánh thì ra điều luật chế định trục xuất khỏi Tăng đoàn, không châm chước được nữa.

Chiều hôm sau, thì giờ rảnh rỗi, nhân chuyện người gia chủ nhiếc mắng tỳ-khưu Dabba Mallaputta, đức Phật giảng nói rộng rãi hơn về những nội dung tương tợ cho đại chúng nghe.

Đức Phật nói:

- Giáo pháp chư Chánh Đẳng Giác nào trong quá khứ cũng có phát sanh những trường hợp, do ai đó trong hai hàng cận sự nam nữ còn nhiều bụi rác trong mắt mà xâm phạm họa hại đến Tăng chúng, nên các ngài có chế định những hình thức xử phạt tương thích để đối trị. Có tám trường hợp cả thảy, chư tăng sẽ tụng tuyên ngôn, với ý nghĩa rằng, từ rày về sau không còn nhận sự cúng dường của vị gia chủ ấy, thí chủ ấy nữa, cụ thể là khi thí chủ ấy, gia chủ ấy ra đặt bát, chư tăng im lặng không nói gì, chỉ “úp bát” lại, không thọ nhận rồi bước sang nhà khác. Hình thức “úp bát” đối với gia chủ là hình phạt nặng nhất dành cho cận sự nam nữ khi họ xúc phạm, xâm hại đến chư tăng một cách quá đáng.

Thứ nhất, vị cư sĩ nào, do ghét một vị sư nào, đây là trường hợp một vị tỳ-khưu có giới hạnh - đã cố gắng, nỗ lực tìm mọi cách, mọi phương tiện để cho vị tỳ-khưu kia không có thức ăn, vật uống, thuốc men, nhu dụng hằng ngày.

Thứ hai, tương tợ như trên, nhưng ở đây là tìm cách ngăn chặn, nói xấu, nói khéo thế nào đó để cho vị tỳ-khưu chân chính mất những lợi ích, lợi lạc về tu tập, về giáo pháp, về đời sống vật chất cũng như tinh thần.

Thứ ba, là cố gắng, nỗ lực, tìm cách này hay cách khác để cho vị tỳ-khưu chân chính không có trú xứ, không có nơi ngụ cư hay không có cả chỗ ngủ nghỉ.

Thứ tư là nhiếc mắng, nhục mạ hoặc tìm cách, cố gắng, nỗ lực nói xấu vị tỳ-khưu để hạ thấp tư cách, phẩm giá vị tỳ-khưu ấy.

Thứ năm là cố tìm cách nói ly gián hầu chia rẽ vị tỳ-khưu này với vị tỳ-khưu khác.

Cuối cùng, thứ sáu, bảy, tám là vị cư sĩ nào đó đã dùng lời nói, hành động để phỉ báng, nhục mạ đức Phật, đức Pháp, đức Tăng.

Trong cả tám trường hợp ấy, do tăng biết rõ nên đã triệu tập một hội đồng, công bố sự thật, tụng tuyên ngôn trước đại chúng thì toàn thể chư tăng sẽ “úp bát”để trừng phạt gia chủ ấy.

Sau khi đức Phật thuyết giảng xong, chư vị trưởng lão biết mình phải làm gì. Đây cũng là một trường hợp điển hình nên xử lý để làm gương.

Trường hợp gia chủ Vaḍḍha Licchavī nhiếc mắng, phỉ báng, bôi nhọ tư cách, phẩm hạnh của đại đức Dabba Mallaputta rơi vào trường hợp thứ tư nên chư vị trưởng lão cho họp hội đồng, tụng tuyên ngôn, bố cáo rộng rãi là từ rày về sau, chư tăng chùa Trúc Lâm sẽ “úpbát” đối với gia chủ Vaḍḍha Licchavī.

Sáng sớm hôm sau, tôn giả Ānanda nhận nhiệm vụ thông báo cho gia chủ, nên ngài đã y bát chỉnh tề, đến tư gia nói rõ sự thật mà tăng đã hành xử theo pháp và luật cho cư sĩ Vaḍḍha Licchavī hay. Rồi giải thích thêm rằng: Chư tăng tuyến bố hình thức “úp bát” đối với hai hàng cận sự nam nữ được xem như hình phạt mà quý ngài không muốn nói ra, là từ rày về sau, gia chủ không còn được thọ hưởng hạnh phúc cúng dường đến chư tăng Trúc Lâm nữa.

Khi tôn giả Ānanda vừa rời chân đi khỏi cửa, cư sĩ Vaḍḍha Licchavī khi chợt hiểu rõ ý nghĩa của hai từ “úp bát” thì choáng váng mặt mày, ngất xỉu rồi ngã xuống ngay tại chỗ.

Sau đó, bạn bè thân hữu, bà con ruột thịt đã tìm cách phân ưu, khuyên giải rằng:

- Than van, rên rỉ gì cái gì nữa? Hãy tỉnh táo mà suy nghĩ đến cái điều gì nghiêm trọng hơn. Chư tăng ai cũng “úp bát” cái ngôi nhà này thì thần phước đức, thần hoan hỷ họ cũng bỏ mà đi luôn đó! Bây giờ, hãy tẩm ướt cả đầu tóc, cả khăn áo, cùng vợ cùng con cùng gia quyến đến bên chân đức Thế Tôn, quỳ phục mà sám hối! Hãy thành thật nhận lỗi lầm vì ngu, vì dại, vì si mê và vì cả tin đã nghe lời xúi giục của mấy ông sư tồi tệ kia mà sinh ra cớ sự. Đức Thế Tôn và chư vị trưởng lão bao giờ cũng với cái tâm rộng lớn như hư không, như biển cả sẽ tha thứ cho ông ngay!

Gia chủ Vaḍḍha Licchavī nghe được lời khuyên chơn chánh, đúng đắn ấy nên đã nhất nhất làm đúng như vậy. Đức Thế Tôn hoan hỷ xá tội, nói một vài pháp thoại, nhắc nhở người gia chủ từ rày về sau, đừng nên tin một cái gì, một điều gì mà mình chưa như thực thấy, chưa như thực nghe.

Cuối cùng, đức Phật dạy chư vị trưởng lão, họp hội chúng, tụng tuyên ngôn “mở bát” đối với gia chủ Vaḍḍha Licchavī khi ông ta đã thành tâm sám hối, cải hối rồi.

Sau vụ việc này, tu viện Veḷuvana mới lấy lại môi trường sinh hoạt yên lặng và ổn định.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2024(Xem: 159)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
14/04/2024(Xem: 135)
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: -Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật? Sư đáp: -Nếu tu để ngộ được tâm Phật, an nhiên tự tại như chư Tổ và các thánh tăng thì khác. Còn muốn trở thành một vị Phật lại khác. Về hình dáng: Phải cao. dung mạo phải đẹp đẽ, oai nghi, không khiếm khuyết bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể. Về thân thế: Phải là vua, hoặc thái tử, hoàng tử của một vương quốc. Nếu là các nước cộng hòa thì phải là tổng thống, thủ tướng. Phải có chức vụ cao tột đỉnh như vậy để sau này không còn ham mê danh vọng nữa. Phải là con của một tỷ phú thừa kế một tài sản khổng lồ để sau này không còn ham mê tiền bạc. Một vị Phật không thể xuất thân từ một gia đình thấp kém, bần hàn, là con mồ côi hay con của một gia đ
24/03/2024(Xem: 729)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
23/03/2024(Xem: 916)
Đêm mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.
11/03/2024(Xem: 854)
Thị hiện dương trần… Phật xuất gia Nhân lành cõi thế… giảng sanh già (*) Nhìn quanh khắp chốn thường đau khổ Ngộ thấu trong cung chẳng ngọc ngà… Bởi lấy tâm từ mà thoát khỏi Do tường nghĩa lớn biết vần qua Nguyền cho thảy thảy lên đường giác Đức hạnh khuyên tu chớ vướng tà
23/01/2024(Xem: 467)
Bồ-đề-đạo-tràng, Ấn độ, vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 rất rộn rịp với nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng như Đức Đạt Lai Lạt Ma về thuyết giảng ba tuần (từ ngày 29/12/2023-20/01/2024)1, Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo (do Hội Công Đức Phật Giáo Thế Giới, World Buddhist Merit Society, tổ chức tại Bồ-đề-đạo- tràng vào ngày 17/01/2024) và Hội Trùng Tụng Tam Tạng Pali (tại Bồ-đề-đạo-tràng, ngày 2-12/12/2023).2 Trong bài viết này xin được giới thiệu Đại Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo.
21/01/2024(Xem: 317)
Một sáng bên dòng sông Ni Liên Một Người chứng Đạo độ nhân thiên Xa hẵn bến mê lên bờ Giác Bước vào dòng Thánh dứt não phiền Từ lúc vượt thành lúc đêm khuya Xa vợ lìa con quyết xuất gia Bỏ lại sau lưng quyền thái tử Vì tìm đạo vượt Anoma Sáu năm khổ hạnh chốn rừng già Thương xót chúng sanh quyết tìm ra Con đường thoát khổ lìa sanh tử Đem lại an vui đến mọi nhà
16/01/2024(Xem: 1705)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
15/01/2024(Xem: 818)
Kính mời tứ chúng khắp nơi trên thế giới! Cùng nhau tưởng niệm, ngày lễ quan trọng thiêng liêng Mùng tám tháng 12 âm lịch thường niên, (1) Ngày Đức Phật, từ người mê thành người giác! Là ngày Đức Phật ngộ đạo từ bi, trí tuệ giải thoát! Một sáng sao mai, sau 49 ngày thiền định kết quả hành trình nỗ lực lớn lao! “Của bao tháng ngày tầm sư, sáu năm khổ hạnh mòn hao Vẫn thất bại vì phương pháp tu không chính xác
13/01/2024(Xem: 527)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567