Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Đức Phật nói gì về tiềm năng của con người - Thích Nữ Đồng Anh

16/05/201316:38(Xem: 2345)
12. Đức Phật nói gì về tiềm năng của con người - Thích Nữ Đồng Anh


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần II

Tưởng niệm Phật Phật thành Đạo
và niên đại của Ngài

--- o0o ---

ĐỨC PHẬT NÓI GÌ VỀ TIỀM NĂNG CỦA CON NGƯỜI

Thích Nữ Đồng Anh

Khả năng tiềm tàng kỳ diệu chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sanh, nay đã được Đức Phật, người đầu tiên trong lịch sử loài người, chứng minh và chỉ rõ. Đó là Phật tánh, là khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là sự trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về “Bản lai diện mục” của chính mình.

Phải chăng trong quá trình tu chứng của Đức Phật, Đức Phật lịch sử của nhân loaị đã nói lên lòng tự tín rằng con người có một kho tàng vô tận tiềm ẩn; đó là khả năng nhận chân được sự vật (dharma), khả năng thẩm thấu nguyên nhân sinh diệt của các pháp để từ đó vượt qua được tất cả thú vui vật chất tạm bợ của cuộc đời. Cái mà dính vào nó thì vui ít khổ nhiều. Chính vì vậy mà Bồ-tát Tất-đạt-đa ngày đêm nỗ lực không hề chán nản với mục đích vì lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh.

Suốt trong sáu năm khổ hạnh Ngài đã cho con người bài học về sự nhẫn nại, sự nỗ lực và tình thương của Ngài đôí với chúng sanh. Và khi từ bỏ hai cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh, mà Ngài cho rằng không thích hợp và không mang lại lợi ích cho người tịnh hạnh. Ở đây nói lên sự sáng suốt của Ngài, có một sự quán sát tinh tường của Ngài. Vì vậy Ngài vẫn chấp nhận tất cả những gì thử thách đối với Ngài. Và Ngài ngày đêm nỗ lực và nỗ lực... Thật cảm động biết bao!

Và quả thật Ngài đã chứng minh được tiềm năng vĩ đại của con người. Ôi! trong lúc sao mai vừa mọc, và chắc chắn trời đất chuyển rung, nhạc trời trổi dậy, muôn hoa bừng nở đón mừng một vị Phật ra đời cứu độ tất cả chúng sanh đang chìm đắm trong biển mê.

Ngài đã dựng đứng lại những gì bị quăng bỏ, bị quên lãng. Đó là khả năng tiềm tàng trong mỗi chúng sanh cái có thể gọi là ”Phật tánh” hay khả năng trí giác thẩm thấu thật tánh của các pháp. Và chính vì lòng từ bi vô lượng đối với chúng sanh mà Ngài không dấu diếm điều gì trong sự kinh nghiệm tu tập của mình, sự thấy biết chân thật về các pháp của nhân sinh vũ trụ. Ngài mạnh dạn tuyên bố: “nguồn gốc thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian đều nằm trong tấm thân một trượng nầy, cùng với tri giác và tư tưởng.”[1]Nghĩa là thế gian vốn là đau khổ. Do đó, chấm dứt hay tiêu diệt thế gian là chấm dứt khổ não tức là Niết-bàn vậy.

Rõ ràng Ngài đã xác chứng Niết-bàn có được trong kiếp sống nầy, trong cộc đời nầy, hạnh phúc chân thực ngay trong hiện tại nầy nếu con người thật sự muốn đạt được nó, với sự nỗ lực ngày đêm, và lấy Giới- Đinh -Tuệ làm nền tảng hay lấy Bát Chánh Đạo để diệt trừ tham sân si, đoạn tận ái dục, đi trên con đường Trung Đạo và hẳn nhiên vị ấy với lòng từ bi vô lượng trong chí ngyện cao cả đối với tất cả chúng sanh một cách bình đẳng.

Có thể nói Đức Phật là tấm gương chói sáng về sự nỗ lực của chính mình dành cho nhân loại và đặc biệt là cho những ai muốn đi trên con đường an ổn nhất, và thật có được hạnh phúc như mình mong muốn, chắc chắn nó không phải nhờ ở sự van xin cầu lụy ở người nào khác hơn ở sự tinh tấn nỗ lực của chính mình. Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người rằng: Hãy tự xem mình là hải đảo của chính mình. Hãy tự xem mình là nơi nương tựa của chính mình, không nên tìm nương tựa nơi ai khác.[2]Và Ngài luôn thiết tha căn dặn rằng: các ngươi hãy tự mình nỗ lực. Đấng Như Lai chỉ là Bậc Đạo Sư.[3]

Thật vậy cố gắng cá nhân là yếu tố cuối cùng để thành tựu mục tiêu. Sự thành tựu đạo quả giác ngộ vĩ đại của Đức Phật đã làm cho nhân loại bừng tỉnh sau đêm dài mộng mị, bỏ đi sự tự ti mặc cảm của chính mình và có thể nói đầy tự hào về sự có mặt của mình trong kiếp người với nhiều thuận duyên trong cuộc đời nầy. Nhất là được gặp Phật Pháp, được học hỏi về bài học “làm người” từ bậc vĩ nhân để lại. Ngôi nhà chánh pháp của Người không có một sự phân chia, kỳ thị về chủng tộc, màu da, về giai cấp cao thấp, giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ. Ngài đối với tất cả chúng sanh bằng một tình thương bình đẳng, Ngài muốn tất cả chúng sanh đều được sống trong tình thương vô bờ ấy và chỉ cho phương pháp để tự mình có thể vượt thoát khỏi mọi khổ đau và đến được mục tiêu tối thượng. Ngài dạy: “khi tự mình làm điều tội lỗi thì tự mình làm ô nhiễm; khi ta tránh điều tội lỗi thì lúc đó chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay nhiễm ô là tự nơi ta, không có ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch.” (Kinh Pháp Cú).[4]

Thật vậy, giáo pháp của Ngài rực rỡ, chói sáng vì nó hoàn toàn vượt ra tất cả sự nô lệ về tinh thần, hoàn toàn chỉ có tự do lựa chọn và quyết định đời mình theo ý chí mình. Với Ngài đẳng cấp cao thấp, sang hèn là do hành động của mỗi người, mỗi chúng sanh chịu trách nhiệm về hành động của chính mình chứ không có giai cấp nào làm nên được. Trong kinh Tăng Chi (Anguttara Nikaya), đại ý của lời Ngài khuyên bảo dân Kalama rất cảm động, sâu sắc và rất trí tuệ. Ngài khuyên không làm nô lệ dưới bất cứ hình thức nào, tất cả bằng sự quan sát, nhận xét của mình những gì nên làm, nên theo, những gì không nên làm, không nên theo và có lợi ích an vui cho mình, cho người hay không. Chứ không thể nào mù quáng tin theo vì bất cứ lý do nào khác.

Do vậy, trong sự thành lập giáo hội Tăng lữ của đức Phật, có lẽ không ai mà không thấy được sự khoan dung độ lượng của Ngài; Ngài tiếp nhận tất cả tầng lớp trong xã hội, trên từ bậc vua quan và thứ dân cùng đinh hạ tiện, cả tên cướp sát nhân như Angulimala cho đến hạng gái giang hồ như Ambapali cũng được Ngài cứu độ và dạy cho cách tự làm trong sạch chính mình, an lạc chính mình bằng chánh đạo.

Và đặc biệt, ở đây, có thể nói lòng từ bi của Đức Phật ưu tiên nâng đỡ cho hàng nữ giới, bởi Ngài nhận thấy nữ giới tay yếu, chân mềm . . . luôn cần được nhiều sự hỗ trợ. Đây là điều diễm phúc và đáng vui mừng nhất cho giới nữ, vì cũng như người nam, người nữ có khả năng chứng ngộ chân lý một cách bình đẳng.

Đây là niềm khích lệ lớn, niềm tự hào lớn không dành cho bất cứ ai mà đây chính là tiềm năng vĩ đại của con người được chính con người phát hiện. Quả đúng thật như vậy, không ai có thể phủ nhận về sự chứng ngộ chân lý của Đức Phật lịch sử của nhân loại, đấng Sakyamuni. Chính sự chứng ngộ lịch sử đó là niềm tự hào lớn cho nhân loại và cho tất cả chúng sanh. Chỉ có hành động tạo tác sai khác của chính mình và sự nắm bắt sai lạc của chính mình để rồi đắm chìm trong biển mê, rồi quên cả lối về, không nhận ra mình là ai, như chàng cùng tử với hạt châu trong chéo áo mà phải lang thang dong ruỗi ngược xuôi !

Phải chăng cái khả năng tiềm tàng kỳ diệu chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sanh nay đã được Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử loài người, chứng minh và chỉ rõ. Đó là Phật tánh, là khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là sự trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về “Bản lai diện mục” của chính mình.

Do vậy mà Ngài hoàn toàn thoát ra khỏi bất cứ hình thức chấp thủ nào, Ngài thong dong tự tại trong thể tánh thường tịch chiếu. Đó là những gì mà Đức Phật nói về tiềm năng con người. Đây cũng chính là điều khiến cho nhân loại nghĩ về chính mình trong thế kỷ 21 nầy, để lợi ích lớn cho mình, người và chúng sanh.


[1]S. I. 62.

[2]D. II. 100.

[3]Kinh Pháp Cú, kệ 276.

[4]Kinh Pháp Cú, kệ 165.

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2018(Xem: 7297)
Ý Nghĩa Danh Hiệu Của Chư Phật- Lê Tự Hỷ
09/01/2018(Xem: 3382)
Ở những ngày tháng cuối năm Quí Tỵ, trước và sau lễ Noel, không khí Miền Nam năm nay đã khá lạnh hơn những năm trước đây, riêng ở những vùng Cao nguyên Trung phần, nhứt là những tỉnh miền cao, vùng tuyến đầu đất nước, thậm chí có nơi tuyết đổ lên đến 2, 3 tấc!
15/12/2017(Xem: 120498)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
28/05/2017(Xem: 9192)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
22/05/2017(Xem: 49615)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
13/02/2017(Xem: 5160)
Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. (Đại Bát Niết Bàn – Trường Bộ Kinh)
05/01/2017(Xem: 9585)
Sao Mai từ góc trời lên Tử sinh đã dứt não phiền đã tan Mười phương thế giới hân hoan Mừng đấng Chánh Giác với ngàn lời ca. Mừng ngày Đức Phật thành đạo (8-12 âm lịch). Đây là hình ảnh rất thiêng liêng và cao quý đối với người Phật tử, vì đây là lúc thái tử Siddhartta Gautama đã tìm ra được đạo lớn sau 49 ngày thiền định miên mật dưới gốc cây Bồ Đề, và nhờ đó Phật giáo đã có mặt và tồn tại suốt 2600 năm qua, mang lại lợi ích cho vô lượng vô số chúng sinh.
01/10/2016(Xem: 7598)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm về việc tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 1975 thì chắc những tờ nhật báo tha hồ khai thác để làm tiền thiên hạ, và chùa chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng không ít vì cảnh “dập dìu tài tử giai nhân” đua nhau tới chùa tìm hiểu sự vụ, hòng kiểm chứng những lời tường thuật của báo chí. Nhưng nhờ sự cố đã xảy ra vào một thời rất căng cho các chùa chiền, thêm nữa chùa chúng tôi ở nơi thật hẻo lánh trên núi thì ai biết được sự cố hy hữu đã xảy đến.
27/12/2015(Xem: 8935)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà 2015 tại TV Minh Quang Sydney, Úc Châu, Chủ Nhật 26-12-2015
02/06/2015(Xem: 12895)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567