Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôn Ngữ Phù Điêu, Điên loạn hay khủng hoảng ?

23/05/201919:33(Xem: 4940)
Ngôn Ngữ Phù Điêu, Điên loạn hay khủng hoảng ?
NGÔN  NGỮ  “PHÙ ĐIÊU”
Điên loạn hay khủng hoảng?


Xã hội mỗi ngày một nhiều vấn đề rối tung; rối tung vì hình ảnh, rối tung vì bình luận, rối tung vì phát ngôn, rối tung vì hành xử, rối tung vì định mức thu phí tiêu thụ, rối tung vì loạn ngôn lộng ngữ…hầu như  tất cả đều bị rối tung như đống rác bị đào xới, thật giả lẫn lộn. Thế giới có cái loạn của của thế giới,đất nước có cái loạn của đất nước.

Vesak 2019 lần thứ 16 vừa được VN đăng cai lần thư ba, diễn ra tại Hà Nam, trên bình diện khách quan tổng thể, là hoành tráng, thành công mỹ mãn. Song song hỗ trợ  cho mùa lễ hội thêm đậm sắc màu, một số nơi phụ họa thêm các chương trình văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, các trò giải trí mua vui và xe hoa.

Trong các Tỉnh thành, riêng chỉ có Huế luôn giữ phong cách dẫn đầu thể hiện nét đẹp văn hóa lễ hội, nhất là lễ hội mùa Đản sanh. Tuy nhiên, đôi khi cũng có vài sơ suất nhỏ của Huế như chiếc nón Huế  mà nhiều người cho là đã mọc“mọc sừng” vừa rồi của  Festival 2019 tổ chức.

7 hoa sen bềnh bồng trên sông Hương là nét sáng tạo độc lạ đầu tiên để từ đó một vài nơi tiếp bước như chùa Vạn Thọ quận nhất, chùa Quan Âm tu viện, Phú Nhuận, bên kênh Nhiêu Lộc…

Một vài nơi có chương trình văn nghệ do chính các đơn vị Gia Đình áo lam trình diễn, hoặc vài ca sĩ chuyên nghiệp góp mặt. Riêng chương trình văn nghệ được đài truyền hình phát sóng đã bị cộng đồng mạng lớn tiếng chỉ trích khi các diễn viên trang phục áo quần mỏng manh dưới ánh sáng chiếu ngược, cho đây là điều sỉ nhục mừng ngày đại lễ Tôn giáo. Đạo diễn, BTC vô tình hay cố ý?

Một sự kiện không kém phần quan trọng, nó không mang tính chất địa phương, riêng tư, do tính giá trị lịch sử, giá trị nhân cách, giá trị tư tưởng ý hệ bị đánh đồng lẫn lộn giữa cao và thấp, giữa đời và đạo mà một tu sĩ, chức sắc Phật giáo, đại biểu của Quốc hội, viện trưởng một học viện Phật giáo, đánh giá một bức tranh sơnmài, diễn đạt giá trị một bức tranh mang tầm hệ tư tưởng thế giới, cộng đồng mạng có lý để phản đối những lộng ngôn, nhưng chưa ai đánh giá một vị trí mang học hàm Tiến sĩ có nhũng phát ngôn chưa tương xứng. Phải chăng quần chúng quá quen thuộc những lối phát ngôn tùy hứng của nhiều cán bộ cao cấp như thế nên không nhận ra “thùng rỗng kêu to” mà cha ông ta thường bảo!

Một bức tranh sơn mài cho dù đơn sơ hay uyên áo, đều do lòng hứng khởi của một nghệ nhân. Nếu nghệ nhân đó được trang bị một kiến thức sâu sắc về một nhân vật, một ý hệ thì tầm ảnh hưởng của bức tranh tỏa rộng. Nếu đơn thuần chỉ là giới thiệu một nhân vật trên bề mặt nổi, giá trị cũng chưa đạt tới giá trị của:

- The Birth of Venus (Sự ra đời của thần Vệ Nữ)Tác giả: Sandro Botticelli (Italy)

- Mona Lisa (Nàng Mona Lisa)Tác giả: Leonardo da Vinci (Italy)

-  Sleeping Venus (Vệ Nữ say ngủ)Tác giả: Giorgione (Italy)

- Madame X (Quý bà X)Tác giả: John Singer Sargent (Mỹ)

Thậm chí một tranh vẽ của em khuyết tật  tại ngôi nhà “May Mắn” do cô gái Thụy Sĩ cưu mang, chưa kịp khô sơn đã có người mua ngay, bức tranh đơn thuần vẽ con mèo tóm được chú chó, gương mặt biểu cảm của hai con thú nói lên ý tưởng sâu sắc của một em khuyết tật. Ngôn ngữ nằm ngay bức tranh, ý tưởng gói gọn trong tranh vẽ, đâu cần một tiến sĩ giải trình bằng những ý tưởng quá trình độ nhận thức của đại chúng đến độ họ phải khổ sở buộc lòng lên tiếng nả pháo không thương tiếc. Chả hiểu những bậc cao cấp ấy khi phát ngôn có xem đối tượng nghe là những con người tỉnh táo có hiểu biết hay toàn bộ nhiễm cơn mê một chiều. Khổ ghê, xã hội ta lúc này thường đột xuất những cán bộ thông thái phát ngôn những câu mà giới bình dân luôn bị dị ứng; có lẽ ngôn ngữ trong tháp ngà có vẽ xa lạ với ngôn ngữ bình dân chăng?

phật và hồ


Trở lại bức tranh “Đạo pháp và dân tộc” là tác phẩm được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, cháu của ông Hà Huy Tập, nếu không có lời tán tụng diễn luận quá đáng của “ngài” Tiến sĩ viện trưởng học viện Phật giáo, thì không có gì phải xôn xao, nó cũng chỉ như nhũng bức tranh trưng bày trong phòng triễn lãm không hơn không kém; quyền diễn đạt qua ngôn ngữ tranh là quyền của tác giả, nhưng bình phẩm tranh đôi khi đi quá xa ý tưởng ban đầu, nâng sản phẩm lên hàng Thánh. Ngài Tiến sĩ viện trưởng học viện Phật giáo đề cao nội dung bức tranh: Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là “Đạo pháp và dân tộc”, Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc.

Nhận định với tư cách cá nhân là quyền riêng tư, nhưng với tư cách là viện trưởng học viện PG, là một Chức sắc Tôn giáo, dù rằng không xưng danh vị, nếu không có danh vị thì không ai mời ngài lên lúc đó. Tiếc thay, ông cha xưa dạy – trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần. Ngài quên rằng trong lần phát biểu tại Quốc Hội năm 2014: “Đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Hàn” đã bị đồng viện che miệng cười về sự ngây ngô của ngài, ngài hồn nhiên vô tư đến thế sao!!! Lời nói không đủ tầm vóc chính trị cũng không hợp với chiếc áo thầy tu, nhân cách như thế bị cộng đồng mạng phản bác gay gắt về ngài viện trưởng và tấm tranh, đã viết:

“ Đây là biểu tượng cho một thứ văn hoá nô bộc và tôn sùng lãnh tụ theo tâm lý bầy đàn thời Trung Cổ.”

Còn nhiều và rất nhiều những phản ứng về những lời phát ngôn của ngài viện trưởng học viện PG. Mong và hy vọng sẽ không còn những vị cao Tăng chức sắc nào khác tạo thêm sự thất vọng cho quần chúng tràn đầy đức tin với ngôi Tam bảo hiện nay. Trên trang mạng cũng không thiếu những hình ảnh, tin tức vu vạ, xuyên tạc thiếu trung thực bêu rếu Phật giáo, lạc dẫn niềm tin quần chúng, do một số có thành kiến với đạo Phật, nhưng cũng không thể phủ nhận những bất toàn trong giới tu sĩ mà một số không được đào tạo bài bản, hoặc do cái ngã quá lớn muốn nổi bậc mỗi khi có dịp được báo đài phỏng vấn. Buồn thay!

“Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” lời đã nói ra bốn ngựa đuổi không kịp, huống nữa với thời đại công nghệ hiện nay, lời nói như được khăc bia, thế mà có quá nhiều tiến sĩ trong Đạo cũng như ngoài đời phát ngôn vô tội vạ, không cần biết mình đứng ở vị trí nào, nói cho ai nghe, miễn sao nâng cái danh cái ngã như một trung tâm của nhân loại.

Danh trên địa vị, danh trên lượng số sách báo cố gắng phát hành, danh trên truyền thông đại chúng, danh trên học hàm học vị, danh trên chức quyền,…chạy theo quá nhiều danh vọng sẽ làm mờ sơ tâm xuất gia, ngoảnh nhìn lại không biết mình cố phải chủng tử Như Lai chăng!

Tinh thần nhà Phật : “Buông”, chỉ đơn giản thế thôi, nhưng không buông mà cố nắm giữ thêm càng nhiều càng tốt. Chính vì treo đầy mình cái danh nên lúng túng khi phát ngôn, vụng về khi hành hoạt, vấp ngã trước dư luận là điều tất yếu. Chỉ có buông, trở về với sơ tâm xuất gia, mới tránh khỏi sai phạm cho dù đang mang nhiều trọng trách Phật sự. “hành mà vô hành, vi mà vô vi” cổ nhân đã dạy.

 

MINH MẪN

22/5/2019

 




phật và hồ


NHẸ BƯỚC HỒNG TRẦN


Phật không là vị cứu tinh
Con đường Phật dạy tự mình kiến tâm
Văn Tư Tu học chẳng lầm
Cuộc đời nhẹ bước hồng trần tuyệt thay
Tiếc gì lời nói đẹp hay
Gieo vào tâm thức đời này chẳng vơi
Miệng không giữ ý gìn lời
Nói năng bất chánh người đời chẳng tin
Phật không là vị cứu tinh
Đừng vì tham vọng vô minh hại mình.

    Dallas Texas, 23-5-2019
             Tánh Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2015(Xem: 18025)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6096)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10351)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7873)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6337)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22370)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11139)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5851)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5277)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
15/01/2015(Xem: 5294)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]