Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Vài Nhận Xét Về Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh

19/12/201706:15(Xem: 8076)
“Vài Nhận Xét Về Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh




hoa_sen

Vài nhận xét  về “ VỀ CÁC BÀI PHÊ BÌNH BẢN DỊCH MỚI
TÂM KINH CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH của Bác sĩ Trịnh Đình Hỷ » [1]
Lê Tự Hỷ

 

       Trước hết xin cảm ơn Bác sĩ Trình Đình Hỷ (Bs. TĐH) đã có những nhận xét góp ý về bài viết của tôi “Vài Nhận Xét Về Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh” [2]. Trong bài viết này tôi chỉ quan tâm tới phần nhận xét Bs TĐH về bài viết của tôi, còn phần nhận xét về hai tác giả Jayarava và Nguyễn Minh Tiến thì xin để dành hai tác giả ấy. 
    Vì TĐH là một Bác sĩ cho nên xin quí độc giả hãy cho phép tôi xem bài viết của tôi như là một con người với tên là “Tôi” . Như vậy là Tôi đã được Bs TĐH khám sức khỏe với mở đầu của bệnh án:
      “Rất tiếc câu hỏi đặt ra rất đúng đắn, nhưng câu trả lời thì lại gây ít nhiều thất vọng vì thiếu chính xác, nếu không muốn nói là lờ mờ! » và Kết luận
     “Nói tóm lại theo tôi, bài nhận xét của LTH không đạt được mục đích đã định, vì không nắm được phần cốt yếu của Bản dịch mới Tâm Kinh mà TNH đã giải thích một cách cặn kẽ và súc tích (1). … Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng rằng chính sự quan tâm đặc biệt vào khía cạnh « kỹ thuật » này đã lôi kéo ông đi quá xa về hình thức, cho nên đã không trả lời được một cách rõ ràng và thực tiễn về nội dung các câu hỏi đưa ra »  
     Như vậy Bs TĐH đã viết bệnh án “Tôi không đủ sức khỏe để thực hiện được mục đích đã định…Bs có cảm tưởng Tôi đã dùng quá nhiều sức cho hình thức nên không còn sức để thực hiện nội dung”.

    Bs khám bệnh mà viết “tôi có cảm tưởng” thì phải chăng Bs đã không tự tin vào chứng cứ trong việc chẩn đoán của ông. Và Tôi quay ra đi tìm xem Bs đã dùng “tài năng về bệnh lí” và “dụng cụ Y khoa”  của ông như thế nào định bệnh cho Tôi?.

    Thì sau đây là những “sở trường về bệnh lí” và “dụng cụ Y khoa” của Bs TĐH:

1. Bs viết “Tôi xin phép không trở lại những bất đồng ý kiến về cách dịch prajñāpāramitā của TNH, vì đã trình bầy trong phần trước
    Thì ra ở phần bình về Jayarava, Bs đã hàm ý tôi đã sai khi dịch từ prajñāpāramitā là “pháp tu làm cho tuệ giác qua bờ” mà Bs sĩ đã khẳng định như đinh đóng cột đó là “trí tuệ qua bờ” và “« trí tuệ siêu việt » có lẽ là hay nhất! ». Bs đã viết : « Tuy nhiên theo đa số các nhà Phật học, nếu dịch prajñāpāramitā theo từng chữ (litterally) thì là « vượt qua - trí tuệ » (beyond wisdom), theo nghĩa « trí tuệ vượt qua trí tuệ thông thường (là trí tuệ dùng sự phân tích các hiện tượng, của Abhidhamma) » (the wisdom beyond ordinary wisdom). Trong trường hợp đó, giữ « trí tuệ siêu việt » có lẽ là hay nhất »
     Vậy là Bs chỉ tin vào lời của « đa số các nhà Phật học » mà không liệt kê ra, trong đó có những nhà Phật học lừng danh thế giới như  Edward Conze, Max Muller, Donald S. Lopez hay không ? Như vậy Bs TĐH đã « tin mù » như Đức Phật đã dạy trong kinh Kālāma và do đó đã không «khám kỹ Tôi» mà viết bệnh án với : « Cũng như không hiểu cách phân tích các từ ngữ sanskrit của LTH, theo “giống đực, giống cái”, hay “quá trình động, kết quả tĩnh”, có lợi ích gì?”. Quả là Bs TĐH đã không thấy, không biết cái “giống cái” của từ kép “prajñāpāramitā” nằm ở chỗ nào và nó giữ vài trò gì ở đây. Tôi không trách Bs về điều này, nhưng Tôi trách Bs đã “không dùng hết khả năng hiểu biết về bệnh lí” của ông cũng như không dùng các dụng cụ Y khoa hiện đại để chẩn bệnh mà đã vội “viết bệnh án của Tôi” cho nên tôi nghi lắm lắm!.
     Vậy Tôi xin ngài Bs TĐH hãy chịu khó quay về Trường Y của Đại Học Princeton, vào thư viện mượn (4) The Princeton Dictionary of Buddhism của Robert E. Buswell Jr. & Donald S. Lopez (2014), đọc lại pp. 656-657, rồi hãy viết lại bệnh án cho Tôi !

2. Bs viếtTôi cũng hiểu LTH khi ông nhấn mạnh vào khía cạnh « thực hành sâu xa » của prajñāpāramitā, nhưng đó chỉ là một chi tiết trong câu mở đầu của bài kinh, không phải là phần chính yếu »
    Đây Bs đã phê Tôi có cái bệnh mà thật ra Tôi không có : Tôi chống lại cái ý « thực hành sâu xa » của “prajñāpāramitā” mà Bs lại nói Tôi nhấn mạnh vào khía nay ? Và còn thêm « nhưng đó chỉ là một chi tiết trong câu mở đầu của bài kinh, không phải là phần chính yếu » thì Bs đã không khám kỹ Tôi rồi. Tiếc thay!

3. Bs viếtTrong khi giải thích « tính (hay tánh) không », tôi e rằng LTH nhầm lẫn chữ « tánh » với chữ « tướng ». « Tướng » (pali lakkhana, sanskrit lakṣaṇa) có nghĩa là « vẻ ngoài, hình tướng » (aspect, appearance, mark, characteristic), cũng như trong « Ba pháp ấn, pali tilakkhana » (3 marks of existence) hay Kinh « Vô ngã tướng » (pali anatta-lakkhana sutta). « Tánh » như trong chữ « tánh không » được dùng như một hậu tố (suffix) sau một tính từ để chỉ định danh từ gắn liền với nó: thí dụ śūnya là tính từ, dịch là « không » (empty, void), śūnyatā là danh từ, dịch là « tánh không » (emptiness, voidness). Vì vậy cho nên khi LTH giải thích « các ngài dùng từ “có tướng không” để nói nghĩa “có tính không”, tức “có đặc tính không có tự tính”, “có đặc tính không tự có”; và do đó: “tướng không” tức là “tính không” là “đặc tính không có tự tính” hay “đặc tính không tự có” », thì thú thật là… tôi thấy quá rắc rối làm sao! Cũng như không hiểu cách phân tích các từ ngữ sanskrit của LTH, theo “giống đực, giống cái”, hay “quá trình động, kết quả tĩnh”, có lợi ích gì?”
   Câu phê này của Bs TĐH mới là phần sai rất nặng của bệnh án! Và do đó Tôi xem thử xem “sở học bệnh lí của Bs” như thế nào và Bs đã dùng dụng cụ Y khoa để khám Tôi? Té ra Bs phê Tôi bị “alzheimer” nên “nhầm lẫn”  “tánh ” với “tướng” vì ngài Bs đã viết « Tướng » (pali lakkhana, sanskrit lakṣaṇa) có nghĩa là « vẻ ngoài, hình tướng » (aspect, appearance, mark, characteristic). Như vậy ngài Bs hiểu từ  (pali lakkhana, sanskrit lakṣaṇa) có nghĩa là « vẻ ngoài, hình tướng » chứ không phải tính chất đặc trưng ở bên trong của sự vật !. Tiếc thay là ngài Bs nay đã liệt kê ra 4 từ tiếng Anh (aspect, appearance, mark, characteristic) mà ngài không dùng 3 từ characteristic, aspect và mark trong nghĩa trong Nhận Thức Luận Phật Giáo (Buddist Epistemology), mà thật ra không cần « đi sâu » chỉ cần nhìn một mình cái từ « characteristic » cũng giúp ngài thấy lakṣaṇa được dùng ở đây không phải là « vẻ bên ngoài » như ngài tưởng ! Có lẽ vì ngài Bs « dấu nghề » và dùng « dụng cụ Y khoa thô sơ » để khám Tôi cho nên ngài mới thấy lakṣaṇa« vẻ bên ngoài, tướng bên ngoài». Vậy xin Bs hãy dùng các công cụ tân tiến chí ít là kính hiển vi, cao hơn CT scanner hay ngon nhất là MRI thì ngài đã không phê bệnh án của Tôi như thế. Vậy Tôi xin ngài hãy  « Trở lại Trương Y của Đại Học Princeton như Tôi đã giới thiệu trên và đọc mục từ « lakṣaṇa » p. 463 hay chí ít là dùng [5] Sanskrit and Tamil Dictionaries; New and improved version of Monier Williams' Sanskrit-English Dictionary;  (http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/scans/MWScan/tamil/index.html) và tra tìm từ lakṣaṇa có khi ngài sẽ thấy «n, (ifc). = "marked or characterized by", "possessed of" .
  
 Cũng xin phép chỉ ra một công cụ tinh vi hơn là xin ngài Bs hãy đọc bản dịch Tâm Kinh từ Phạn ra Anh của F.Max Muller & Bunyiu Nanjio [6] trang 48-50 trong “The Ancient Palm Leaves: Contaning The Prgana- Paramita- Hridaya -Sutra And The Ushnisha-Vigaya_Dharani, Oxford 1884” ngài sẽ thấy hai vị này dịch từ lakṣaṇa là gì, có phải « vẻ bên  ngoài » như ngài nghĩ khôn ? Thật ra ngài Bs đã « dụng cụ Y khóa thô sơ » cho nên đã lấy từ lakṣaṇa đứng riêng ra mà dịch « đại » chứ không thấy nó nằm trong từ tính từ kép bahuvrīhi « śūnyatā-lakṣaṇāḥ” trong câu Phạn.. . thì không dịch riêng cái từ lakṣaṇa như ngài nghĩ mà phải dịch cả từ kép bahuvīhi «  śūnyatā-lakṣaṇāḥ”! Vì hẳn là Bs TĐH có thể khó tìm ra sách này nên Tôi xin trích ra phần họ dịch ra tiếng Anh thành “all things have the character of emptiness” thì śūnyatā-lakṣaṇa ở đây là “having character of emptyness» ngài Bs ạ ! Không những thế, ngài Bs cũng đã tách từ lakṣaṇa ra khỏi từ kép bahuvrīhi, “śūnyatā-lakṣaṇa” để dịch “đại” là “vẻ bên ngoài, tướng bên ngoài” mà ngài không biết từ kép “śūnyatā-lakṣaṇa”  có nghĩa “có/(với/ mà) đặc tính là sự không có tự tính”, nói gọn “có đặc tính không có tự tính” hay “đặc trưng bởi không có tự tính” hay “có đặc tính không tự có) (having the character of emptiness, marked by (/with) emptiness, characterized by emptiness).
     Thưa ngài Bs, quả thật không những đối với riêng ngài mà còn đối với bất kỳ ai thì chữ Phạn không đơn giản! khi chưa có điều kiện, thời gian để học nghiêm túc, đúng như câu ngài phê vào bệnh án của Tôi « thì thú thật là… tôi thấy quá rắc rối làm sao!”!  
4. Bs viết : « Thật ra, TNH có bao giờ nói là mình dịch Tâm Kinh từ tiếng sanskrit đâu! » Có đúng không ?
 
  Thầy Nhất Hạnh đã cho rằng do một vị tổ thiếu khéo léo biên tập Tâm Kinh khiến người ta hiểu lầm từ rất lâu năm nay. Rồi thầy trích vài câu Phạn để dịch lại. Như vậy là hàm ý thầy đã dịch Tâm Kinh từ bản Phạn chứ sao? mà Bs lại nói thầy không dịch từ Phạn! mà rồi chính Bs cũng trích chữ các chữ Phạn lakṣaṇa, śūnya, śūnyatā để « bàn luận » biện hộ cho thầy đó! Hơn nữa chính thầy Nhất Hạnh dã viết « Cũng vì vậy mà trong bản dịch mới này, Thầy đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn[3].  Vậy mà Bs vẫn cho rằng thầy Nhất Hạnh không dịch Tâm Kinh từ chữ Phạn ?

5. Bs viết « Nhưng thật ra, có bao giờ TNH nói rằng Tâm Kinh « sai » hay có « mâu thuẫn » đâu? Có đúng vây không ?
      Chính thấy Nhất Hạnh đã viết : « Vấn đề bắt đầu từ câu kinh: “Này Śāriputra, vì thế mà trong cái không, không có hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức(tiếng Phạn: Tasmāc śāriputra śūnyatayāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārāḥ na vijñānam). Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài” [3]. Viết “nói ngược lại” mà Bs không công nhận nói “mâu thuẩn” sao Bs?
6. Bs viết : “Xin nhắc lại là sự sửa đổi chính yếu, quan trọng nhất của Bản dịch mới là ở câu « Vì thế mà trong cái không, không có hình hài… » mà TNH đã thay bằng « Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài…đều không có mặt như những thực thể riêng biệt ». Như vậy thì có khác gì với lời dạy của các HT Thích Trí Thủ và Thích Thanh Từ rằng « các uẩn đều không có tự tánh » đâu?”
    Hãy cứ cho là “có khác gì với lời dạy của các HT Thích Trí Thủ và Thích Thanh Từ rằng « các uẩn đều không có tự tánh » đâu?” thì xin Bs đếm thứ mỗi vị dịch ra bao nhiêu từ? để thấy Bản dịch lại của thầy so với các bản khác thế nào?

Kết luận:
     Bs TĐH đã khám bệnh cho Tôi. Nhưng tiếc rằng Bs đã dấu nghề “ không dùng sở trường bệnh lí uyên thâm của ngài” và “chỉ dùng những dụng cụ Y khoa thô sơ” để khám và viết “bệnh án cho Tôi”. Quả là tiếc thay! Tiếc thay!

                                                                                                   17/12/2017
                                                                                                    Lê Tự Hỷ
Tài liệu tham khảo:
1. http://giaodiemonline.com/2017/12/batnhatamkinh.htm
2.
Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh - Lê Tự Hỷ, https://thuvienhoasen.org/a28974/vai-nhan-xet-ve-van-de-dich-lai-tam-kinh-cua-thay-nhat-hanh
3. Bản dịch Tâm Kinh Mới Bằng Văn Trường Hàng, Tâm KInh Tuệ Giác Qua Bờ HT. Thích Nhất Hạnh https://thuvienhoasen.org/a21491/tam-kinh-tue-giac-qua-bo
4. Robert E. Buswell Jr. & Donald S. Lopez, Princeton University Press (2014) The Princeton Dictionary of Buddhism của Robert E. Buswell Jr. & Donald S. Lopez
5. Sanskrit and Tamil Dictionaries; New and improved version of Monier Williams' Sanskrit-English Dictionary, http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/scans/MWScan/tamil/index.html
6. F.Max Muller & Bunyiu Nanjio The Ancient Palm Leaves: Contaning The Prgana- Paramita- Hridaya -Sutra And The Ushnisha-Vigaya_Dharani, Oxford 1884” pp. 48-51
                             -----------------------------       

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2015(Xem: 18058)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6117)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10394)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7889)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6374)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22520)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11188)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5907)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5314)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
15/01/2015(Xem: 5327)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]