Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ " Trí Tuệ - Kỷ Cương - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát Triển" đến " Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Trang Nghiêm Giáo Hội"

14/11/201706:05(Xem: 4421)
Từ " Trí Tuệ - Kỷ Cương - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát Triển" đến " Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Trang Nghiêm Giáo Hội"



Kinh hanh-an cu 2016 (8)

Nhân Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022

 

                 
Từ " Trí Tuệ - Kỷ Cương - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát Triển"
đến " Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Trang Nghiêm Giáo Hội"


                   Chúng tôi thực hiện bài viết này qua chỉ thị chuyển tiếp của T.T Thích Đồng Bổn, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu PGVN, từ Thông Báo 052/TB.HĐTS ngày 27/03/2017do TT Thích đức Thiện đã ký. Nhận thấy đây là một kỳ đại hội quan trọng với những vấn đề ưu tư tồn đọng cần phải giài quyết dứt điểm cho bước đường tương lai được hanh thông, rạng rở qua tiêu chí của đại hội. Một tương lai bước đi khi cần nhìn lại với những vấn nạn “sư giả”, “khất thực giả”, ‘mạo danh Phật giáo” thậm chí từ “ ma tăng” và “tà sư” đã bắt đầu xuất hiện , thách thức những lương tri chân chính đang từng bước ra sức xây dựng và bảo vệ mạng mạch Phật pháp trường tồn, trong đó GHPGVN là chủ thể đại diện duy nhất.

 

  

               Năm 1981 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ( GHPGVN ) được thành lập trên cơ sở và nguyện vọng thống nhất Phật giáo của Tăng, Ni và Phật tử cả nước. Với 7 nhiệm kỳ đã qua, bằng nhiều nổ lực của khối đại đoàn kết, GHPGVN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo nên thế đứng vững chắc trong và ngoài nước và có tiếng vang rất tích cực.

 

               GHPGVN đang hướng đến một nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ thứ VIII 2017 - 2022 với một tinh thần phấn chấn bên cạnh những thành  tựu vững bền làm đà phát triển hanh thông, nhiều hy vọng phát triển mới. Với hơn 12 Ban-Viện, đủ nói lên tính đa dạng trong các mặt hoạt động cũng như nhiều sự triển khai song hành mang tính chất tùy thuận với xã hội đương thời một cách tự tại.

 

                Để có thể nhìn lại cuộc hành trình hơn 35 năm qua của GHPGVN, cũng nên cần thiết dừng lại đôi phút, chỉnh trang y áo và nhìn lại  một lần nữa bên trong những thành tựu ấy còn có những chướng ngại nào hay còn có những ước nguyện, chí nguyện chính đáng nào của Tăng, Ni Phật tử chúng ta chưa tròn tâm ý. Điều này rất có thể ít nhiều gây ra những va chạm nhất định, nhưng để câu châm ngôn ở mỗi hội trường các Ban Trị Sự  Tỉnh,Thành " Trưởng dưỡng đạo tâm - Trang nghiêm giáo hội " không chỉ là một khẩu hiệu suông, không gì khác hơn chúng ta phải cùng nhau nhìn nhận những sự thật không vui này, vì đó cũng chính là chướng duyên, là mối lo ngại trên bước đường phát triển.

 

               Chủ đề chính của Đại Hội lần thứ VIII này có bốn tiêu chí "Trí Tuệ - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát triển". Chúng tôi xin được chọn tiêu chí "Kỷ Cương". Còn lại Trí Tuệ  (thì đã có chư tôn giáo phẩm, chư tôn đức lãnh đạo cũng như nhiều Tăng Ni cư sĩ Phật tử đóng góp, thể hiện cho từng bước phát triển của GHPGVN  thời gian qua); Hội Nhập (Trong những thành tựu các mặt của GHPGVN với tinh thần cầu thị, đã giúp uy tín cũng như khả năng hoằng hóa của GHPGVN hội nhập vào các hoạt động, hoàn cảnh xã hội khác nhau trong cũng như ngoài nước. GH không còn đứng thế cô lập, xa rời thực tiển và nhu cầu tu học của Tăng, Ni Phật tử) .Phát Triển (Trên bước đường tiếp theo, nhu cầu phát triển dựa trên những thành quả đạt được là một sức mạnh có nhiều ý nghĩa thực tiễn.Đó còn là trách nhiệm của các Ban, Viện khác của GHPGVN trong chiến lược phát triển lâu dài và điểu này có thể nhìn thấy qua các báo cáo thánh quả 35 năm qua. Còn lại, khi chọn nói đến Kỷ Cương là nói đến sự thực thi nhất quán giới hạnh vđồng thới còn hàm chứa tất cả những văn bản mang tính pháp quy của GHPGVN. Điều này thời gian qua với những vụ việc chưa hay xảy ra đó đây, có lẽ hồ sô lưu trữ của GHPGVN , cụ thể các Ban Hoằng Pháp, Ban Tăng Sự, Ban Kiểm Soát và Ban Thông Tin Truyền Thông vẫn còn nhiều dấu đóng "chờ giải quyết" không mong muốn!.

 

              Nếu căn cứ vào Hiến Chương GHPGVN, vào Nội Quy từng Ban riêng biệt và nhất là phải đứng trên lập trường nhất quán, không vị nễ hay để cảm tính lất áp, thì có lẽ các sự việc sẽ được nhanh chóng giải quyết dứt điểm với tỷ lệ không nhỏ. Và thậm chí trước tình trạng dùng đồng tiền mua chức mua ghế để thao túng từng bước hoạt động của GHPGVN, người có trách nhiệm không thể thờ ơ, xem nhẹ. Chúng ta phải thành thật nhận ra điều này và cố gắng bằng mọi biện pháp phải nhanh chóng loại trừ để bước đường tiếp theo của GHPGVN được trong sạch , hanh thông.

 

            Ban Tăng Sự, Ban Hoằng Pháp, Ban Kiểm Soát và Ban Pháp Chế là những cánh cửa quan trọng của GHPGVN, có thể giúp tăng trưởng sức mạnh hay làm suy yếu các chủ trương hoạt động của GHPGVN. Nhược điểm còn tồn tại trong thời gian vừa qua có thể tóm tắt rằng Ban Tăng Sự chưa giúp gì nhiều hơn cho Ban Hoằng Pháp đánh giá và khẳng định khả năng cũng như quyền hạn một vị pháp sư cụ thể hơn. Trong đó mạnh dạng đưa ra quan điểm chính thống vì sao vị A không được phép đăng đàn diễn giảng; vì sao vị Z được phép diễn giảng ..v...v....Tình trạng "lấn sân", ai cũng có thể trở thành giảng sư đã ít nhiều để lại hệ quả những tư tưởng diển giảng mâu thuẩn, đan xéo nhau, thậm chí đối lập nhau rất thô thiển. Trong các vụ xung đột , liên quan đến tính pháp lý thế tục khác cũng vậy không riêng gì khía cạnh Hoằng Pháp. Vì vậy Ban Kiểm Soát như đứng ngoài vòng vây "mất kiểm soát", đôi khi chỉ đóng vai trò đồn trú trong một điếm canh, chỉ chờ có nơi phản ảnh hay kêu cứu mới thể hiện vai trò Kiểm Soát của mình ! Có lẻ qua những thế bị động liên đới trên nên Ban Pháp Chế cũng ít có cơ hội thể hiện mình nếu không muốn nói là rất lúng túng trong phương hướng giải quyết từng vụ việc ?

 

            Tóm lại, Ban Tăng Sự đã thực sự kiểm soát và quản lý nhân thân lẩn hồ sơ tăng tịch của từng cá nhân để đảm bảo tính nghiêm minh, xác thực và trong sạch hàng ngũ xuất gia ( chắc chắn rằng trong hồ sơ còn tồn đọng, những tăng tịch, chứng điệp giả mạo đã làm nhức nhối lãng đạo Ban Tăng Sự không ít ?), từng bước tạo dựng lại niềm tin trong tứ chúng, xứng đáng một ngôi báu đáng quy kính ? Ban Hoằng Pháp đã thực sự quản lý tốt đội ngủ giàng sư, đặc biệt thành phần xuất thân từ các môi trường phật sự chuyên môn cũng như luôn tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng và tâm nguyện dấn thân truyền bá chánh pháp. Từ đó, càng nên mạnh tay, cương quyết hơn với những giảng sư tự phát , gây nhiều điều tiếng không hay cho Giáo Hội, giảng giải theo cảm tính và trình độ hiểu biết hạn chế, gây tổn hại cho Phật pháp lâu dài. Chính hoạt động của hai ban vừa nói trện hơn lúc nào hết rất cầm sự tương tác có hiệu quả từ hai ban còn lại Ban Kiểm Soát Ban Pháp Chế. Những sự việc không hay đã và đang diễn ra trong GHPGVN chúng ta đã phần nào trả lời cho những việc làm được và chưa làm được của các ban vừa nêu. 

 

            Đến đây chúng ta chắc cũng thấy rằng một trong bốn tiêu chí, tiêu chí Kỷ Cương quan trọng đến chừng nào. Vì vậy lập lại Kỷ Cương rất cần thiết ở mọi nơi, mọi lúc, với GHPGVN chúng ta trong bước phát triển mới điều đó còn cần thiết hơn bao giờ hết. Kỷ Cương ở đây không chỉ nằm gói gọn trong các quy định hay luật định GHPGVN, mà còn có cả trách nhiệm của từng nhân tố là Tăng, Ni hay Phật tử cư sĩ , vốn đã thọ luật nghi giáo pháp, thực hành giới pháp nghiêm túc.

 

            Một Ban quan trọng khác nữa xin được nói đến là Ban Thông Tin Truyền Thông ( Ban TTTT). Tuy được thành lập muộn hơn các Ban đồng cấp nhưng vai trò và tiếng nói của Ban này cũng không kém phần quan trọng. Ngoài việc góp chung tiếng nói hoằng dương chánh pháp, về mặt tổ chức pháp lý Ban TTTT còn là tiếng nói chính thức, là diện mạo của tổ chức GHPGVN.

 

            "Theo Quy Chế về phát ngôn báo chí thì phát ngôn báo chí của Giáo Hội chỉ được coi là phát ngôn chính thức khi Người giữ quyền phát ngôn hoặc Người phát ngôn lên tiếng. Người giử quyền phát ngôn bao gồm: chủ tịch Hội Đồng Trị Sự ( HĐTS), phó chủ tịch thường trực HĐTS, Trưởng Ban Thông Tin Truyền Thông (TTTT). Người phát ngôn của GHPGVN là Phó trưởng ban thường trực Ban TTTT GHPGVN được Trưởng Ban TTTTT giao nhiệm vụ bằng văn bản. Hình thức phát ngôn bao gồm: Họp báo thường kỳ và họp báo đột xuất của người phát ngôn; họp báo của HĐTS do chủ tịch, phó chủ tịch thường trực chủ trì; Họp báo do Ban thường trực HĐTS phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác tổ chức; thông cáo bào chí của HĐTS , của Ban TTTT; trả lời phỏng vấn của Người giữ quyền phát ngôn. Nội dung phát ngôn bao gồm: Quan điểm, lập trường chính thức của GHPGVN, về Đạo Phật, về GHPGVN, về những vấn đề thuộc phạm vi liên quan tới hoạt động và tổ chức của GHPGVN; tình hình và kết quả trong công tác Phật sự của GHPGVN; các vấn đề khác do Người phát ngôn giao nhiệm vụ..."( trích Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của GHPGVN).

 

            Như vậy, ngoài Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐTS thì Ban TTTT có quyền hạn rất lớn trong việc giữ vai trò phát ngôn. Thế nhưng trên thực tế, từ khi có mặt song hành cùng hoạt động của GHPGVN, Ban TTTT dường như chỉ dừng lại ở nơi xuất phát, vẫn còn nguyên ý nghĩa và nhiệm vụ to lớn chưa được phát huy triệt để. Với đội ngũ thành viên và cộng tác viên hùng hậu, trải đều từ Bắc vào Nam, Ban TTTT có dư thừa khả năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn GH giao phó, tiếc thay những dự định cao đẹp ấy vẫn chưa đạt đến mức để có thể báo cáo thành tích, để mỗi phiên họp tổng kết hằng năm hoàn toàn vắng mặt trong các báo cáo.

 

            Nói đến Ban TTTT và quyền phát ngôn như vậy với những  vấn để chưa làm được để nhắc nhỡ với nhau rằng hiện đã và đang có rất nhiều vụ việc GHPGVN cần phải lên tiếng qua hình thức phát ngôn và đương nhiên sẽ rất hợp lẽ khi người giữ quyền phát ngôn về các vụ việc ấy trước báo chí và thông tin ngoài Phật giáo phải là Ban TTTT. Đó cũng đồng nghĩa là tiếng nói của một Kỷ Cương cần phải gìn giữ.

 

           Hy vọng từ nhiệm kỳ 2017 - 2022 sắp tới các mặt hoạt động của GHPGVN, mà đi đầu là các Ban trực thuộc được kích hoạt mạnh mẻ và đồng bộ hơn, hổ trợ tinh thần 35 năm dấn thân song hành cùng dân tộc trên bước đường hoằng pháp và góp phần dựng xây đất nước.

 

 

                                 

 

                                     Dương Kinh Thành

                            (Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam)

 

 

           

 

            

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3527)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 3720)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 4530)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4454)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 14822)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 4924)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10057)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 3625)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 3823)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4272)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567