Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Sĩ và Âm Nhạc

14/12/201622:33(Xem: 4186)
Tu Sĩ và Âm Nhạc


than kinh

TU  SĨ  VÀ  ÂM  NHẠC



Gần đây trên trang mạng xã hội đăng clip nhà sư hát Thánh ca tại quận 9 với nhạc phẩm "Ơn gọi một ngôi sao",  đã bị BTS PG TP  họp  để xử lý sự việc.

Tu sĩ hát là một Tăng sinh, thay mặt thầy trụ trì đến tham dự theo lời mời của tu viện Phanxico. vào tối ngày 03 tháng 10 năm 2016, nhận dịp "Lễ Diễn Nguyện".  Buổi họp giải quyết vấn đề  gồm: HT.Thích Thiện Tánh - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực GHPGVN TP.HCM trực tiếp điều phối và chủ trì phiên họp, cùng với sự tham dự của HT.Thích Minh Thông - Phó Ban kiêm Trưởng ban Tăng Sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Tịnh Hạnh - Phó Ban kiêm Trưởng ban Kinh tế tài chính GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Như Tín - Phó Ban kiêm Trưởng Ban kiểm soát GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Như Niệm - Phó Ban kiêm Trưởng Ban Từ Thiện Xã Hội GHPGVN TP.HCM, HT.Thích Huệ Văn - Phó Ban Trị Sự GHPGVN TP.HCM, HT.Thích Thiện Minh - Phó Ban Tăng Sự GHPGVN TP.HCM, HT.Thích Huệ Cảnh - Trưởng BTS GHPGVN Q.9... và Chư tôn đức Ban Thư ký, Ban Tăng sự, Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát, Ban truyền thông, BTS Phật giáo Quận 9 TP.HCM.

 

Sau khi đưa đến quyết định xử phạt thầy Lệ Ngạn, đệ tử thầy Nhựt An tổ đình chùa Phước Tường, quận 9, theo HT.Thích Minh Thông - Phó BTS kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM phát biểu: Giới luật nhà Phật quy định Sa Di, Tỳ kheo không được ca hát. Việc một Tỳ kheo ca hát ở bất cứ ở đâu, hoàn cảnh nào, đều đã vi phạm giới điều của Phật chế. Chúng ta có thể  thấy việc ca hát tội không nặng, nhưng hành vi này sẽ làm tổn thương đến hình ảnh của người xuất gia, khiến người bình thường có cách nhìn sai lệch đối với đời sống Tăng Ni và cả hệ thống Giáo hội. Trong vụ việc này, trách nhiệm quy về người thầy bổn sư, chúng tôi đề nghị thầy cần xem lại trách nhiệm vai trò bổn sư đối với đệ tử và chức vụ trụ trì đang đảm nhiệm.

Qua đó, HT.Thích Minh Thông lấy ý kiến của chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội,tác pháp yết ma với quyết định sau:

- Đại Đức Thích Lệ Ngạn phải sám hối trước Chư tôn đức, gỡ những video clip liên quan đến đương sự trên mạng xã hội, cam kết chấm dứt việc ca hát và không tham gia các hoạt động sinh hoạt có liên quan đến lĩnh vực này.

- BTS GHPG Quận 9 có trách nhiệm tạm thời đình chỉ vai trò Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử Phật giáo Quận 9 của Đại đức Thích Lệ Ngạn trong thời gian 3 năm. Các hoạt động học tập tại trường Phật học, tự viện vẫn được tiếp tục, sinh hoạt bình thường.

- ĐĐ Thích Nhựt An, Trụ trì Tổ đình Phước Tường, bổn sư của ĐĐ.Thích Lệ Ngạn tạm thời sẽ không tiếp nhận đệ tử trong thời gian ít nhất là 3 năm khi thi hành quyết định này.

                                                    ******

Việc xử lý như thế cũng hợp tình hợp lý. Đây là lần đầu tiên GH có cách xử lý nghiêm túc, nhưng lại nghiêm túc đối với một tu sĩ vô danh, trong khi còn rất nhiều vụ nổi bậc không kém, một clip đưa hình ảnh tu sĩ mặc áo hậu vàng, tay cầm micro, tay cầm ly rượu hát chung thỉnh thoảng va chạm với cô gái, cũng có clip một vị mặc bộ đồ vàng ngắn hát bài"chim trắng mồ côi" lưu lại nhiều ưu tư cho quần chúng tín đồ, đến độ, mọi người cứ nghĩ - đó là hiện tượng như bao nhiêu hiện tượng xã hội, Phật giáo Việt Nam bây giờ là thế! Những năm trước, một tu si có pháp danh P.N cũng trình diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn trên diễn đàn công cộng tại Đà Lạt. Việc tu sĩ ngày nay có khuynh hướng âm nhạc không ít, nhưng phải xét đến nhiều khía cạnh để có thể chấp nhận, du di hay tuyệt cấm theo giáo luật.

 

Cộng đồng tu sĩ thời Phật tại thế, xã hội không có quá nhiều nhu cầu về hưởng thụ, ngoài canh tác, thương mãi, không có gì để phải bận tâm. Giải trí và lối thoát  cho cuộc sống duy nhất tại xứ Ấn lúc bấy giờ là tín ngưỡng tôn giáo. Không riêng Tăng đoàn Phật giáo, các hệ phái tâm linh đều nghiêm ngặt việc tu tập, do vậy không có vấn đề âm nhạc trong đời sống của các cộng đồng tu sĩ đó. Tuy nhiên, những tôn giáo Thần học, đa thần hay nhất thần giáo thuộc tín ngưỡng tôn giáo đều dùng lễ nhạc để phục vụ tế lễ. Những lễ nhạc đó cũng chỉ được thực hiện trong đền thờ. Nếu xã hội có những điệu nhạc nhân gian thì trình diễn vào dịp lễ hội, do quần chúng thực hiện mà không hề có hình ảnh tăng lữ.

 

Đối với Tăng đoàn đức Phật cũng như các cộng đồng tu sĩ tâm linh khác đều chuyên nhất về sự giải thoát, việc đờn ca hát xướng làm chướng ngại đường tu,mất thời giờ và tạo sự suy thoái do đam mê. Đối với nhà Phật,đam mê tu tập cũng là một chướng ngại thì nói gì đến đam mê âm thinh sắc tướng theo thế tục.

                                                      *****

Ngày nay, Phật giáo tồn tại trong một xã hội đa chiều, nhu cầu hưởng thụ đa dạng của con người trong khi kinh tế dồi dào, phát triển mọi ngỏ ngách. Ngoài những nhu cầu chính đáng, còn có những khao khát hưởng thụ trụy lạc về thể chất cũng như tình cảm. Âm nhạc cũng vì thế mà phát sanh nhiều loại sến cho thích hợp với trình độ thụ hưởng của tầng lớp thấp.Dĩ nhiên những loại nhạc mang tính nhân văn, nghệ thuật cao đều được tồn tại vượt thời gian, giúp kẻ yêu nhạc có những giây phút thư giản thanh thoát.Đó là chuyện của thế tục. Những nhà tu quyết bỏ tất cả để chọn con đường giải thoát thì hà cớ không thể xa rời âm nhạc?

 

Tuy nhiên, khi nền tâm linh Phật giáo biến thành tổ chức tôn giáo thì cần nhiều ban ngành phát sanh tương ứng với cơ cấu xã hội để đáp ứng sự tồn tại và phát triền cùng xã hội, trong 13 ban ngành của GHPGVN hiện nay, có Ban hướng dẫn Phật tử, gồm GĐPTVN Thanh niên, sinh viên..các đạo tràng cũng gồm nhiều thành phần, những khóa tu cho tuổi trẻ, ngoài giờ giảng dạy, còn cần những sinh hoạt khác mà giới luật chắc chắn không hề có. Chính vì vậy,, trong thời giảng, thỉnh thoảng giảng sư cũng chêm vài câu chuyện vui, vài đoạn nhạc đáp ứng tâm lý yêu thích, tránh sự khô khan cho tuổi trẻ đến chùa.Giáo hội cũng từng tổ chức các buổi thi sáng âm nhạc, ca múa để cung ứng vào các dịp lễ hội, cũng có vài tu sĩ trẻ tham gia sáng tác và ca hát.

 

Như vậy, âm nhạc là một bộ phận tất yếu không thể thiếu trong việc hoằng pháp hiện nay, nhưng áp dụng âm nhạc trong phạm vi hạn giới của Ban Văn hóa và Ban Hoằng pháp có thể chấp nhận. Một số tu sĩ trẻ có năng khiếu âm nhạc, tuy khóac áo tu sĩ nhưng hạt giống âm nhạc vẫn còm âm ỉ, có dịp là bộc phát như thể hiện tài năng của mình một cách không cần thiết. Cũng từ hạt giống âm nhạc, có vị biều hiện qua âm điệu tán tụng trong lúc hành lễ, chúng trở thành lễ nhạc Phật giáo Bắc truyền trong lúc hành lễ. Tuyệt đối Phật giáo Nam truyền không hề có.

 

Vậy sử dụng âm nhạc trong Phật giáo hiện nay, chúng ta chia làm hai lĩnh vực. Loại trừ cộng đồng chuyên tu ra, tập thể tu sĩ mang sứ mạng Hoằng pháp, Văn hóa, Ban hướng dẫn Phật tử...có thể phát triển âm nhạc để đáp ứng cho chuyên ngành. Không thể vì thế mà lạm dụng để quảng bá tài năng cá biệt trước công chúng ngoài xã hội. Tu sĩ thuộc lĩnh vực hoạt động tôn giáo nầy, Giáo hội có thể châm chước giáo luật về việc:"cấm nghe ca hát, cấm đàn ca hát xướng..."khi họ làm nhiệm vụ.

                                                     ****

Phân biệt giữa cộng đồng chuyên tu và tập thể hoạt động đạo sự rõ ràng, thì quần chúng cảm thông việc đàn ca hát xướng với tuổi trẻ của những tu sĩ đảm trách. Việc tu sĩ  T. Lệ Ngạn giao lưu tại tu viện Phanxico quận 9, cho dù hát nhạc Phật giáo cũng không thể, hà huống hát Thánh ca để thể hiện tính hòa đồng, đây là sai sót mà cả thầy lẫn trò chấp nhận cách xử lý của  BTS PG TP. Tuy nhiên, một hiện tượng nổi trội cách đây không lâu, công khai trên trang mạng, một tu sĩ giảng sư nổi tiếng, đã hợp tác với linh mục Bùi Trọng Khẩn, giáo xứ Bùi Chu soạn 12 bài Thánh ca. http://chuaphuclam.vn/index.php?/nguoi-duong-thoi/gp-nha-tu-hanh-say-me-am-nhc.html

Đêm 24/12/2014 thầy Chân Quang cũng đã tổ chức mừng đêm giáng sinh tại Thiền Tôn Phật Quang núi Dinh, Ba Rịa-Vũng Tàu, có bài giảng về Chúa (http://thichchanquang.com/br-vt-dem-24-voi-bai-giang-noi-ve-chua-cua-tt-thich-chan-quang-tai-thien-ton-phat-quang/)

Thầy trò cùng hát hai bài Thánh ca đêm Noel, trong đó có bài CON SẼ NGỒI XUỐNG do TT Chân Quang phổ nhạc từ lời thơ của Linh mục Nguyễn Duy – Trưởng Thánh ca của Hội Thánh Việt Nam. Thượng tọa vừa hát, vừa phân tích ý nghĩa của từng câu, từng giai điệu, và giới thiệu về nguồn gốc của bài hát này, nguyên bản là bài thơ của ai đó, rất lạ, sau đó Cha Nguyễn Duy với vài người nữa sửa lại thành lời như bài hát đang có, và phổ thành nhạc, Linh mục cho rằng bài hát này có tư tưởng gần giống với đạo Phật. Riêng Thượng tọa sau khi được xem bài thơ này, Người cũng có cảm xúc nên xin phép được phổ nhạc, vì bài thơ này có nhiều ý hay, đây là sự sáng tạo trong giáo lý của Thiên chúa.

Giảng sư nói tiếp như lo lắng cho sự tồn vong của Kito giáo:Thứ hai, Chúa Giesu thực sự vĩ đại. Gần đây có một số tin đồn xấu khiến cho những người theo đạo Ki tô trên thế giới giảm dần.

Thật sự, Chúa rất nhân từ, hiền lành, đạo đức, trí tuệ. Những câu nói, bài giảng của Ngài rất ngắn gọn nhưng chứa đầy những ý nghĩa sâu xa, khiến chúng ta phải suy nghĩ,

những câu nói ngắn ngắn vậy thôi mà làm Chúa Giêsu trở thành vĩ đại, bất tử, và lòng kính yêu của mọi người đối với chúa không ai làm lay động nổi. Với lối giải thích có chứng minh và đều lấy trong đời sống thực tế hằng ngày mà ai cũng cảm nhận được, Thượng tọa đã truyền đạt sâu sắc từ hình ảnh này đến hình ảnh khác mà nhiều người đã biết, để cởi mở cho họ hiểu được những tư tưởng cao siêu, làm cho người nghe hưng phấn chăm chú lắng nghe, và ai nấy như khám phá ra sự phong phú sâu sắc trong từng lời giáo huấn của Chúa.

Thiết nghĩ, việc suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài. Mà khi nhắc lại cuộc đời của Chúa thì ta phải công nhận rằng Chúa thật sự vĩ đại, vì trong những tình huống khó xử lý nhất, Chúa đã xử lý rất thông minh và để lại những đạo lý, ngắn gọn mà cực đẹp, tạo thành niềm cảm hứng cho không biết bao nhiêu thế hệ. (đây là bài tường thuật của đệ tử C.Q về đêm Giáng sinh tại chùa Phật Quang)

****

 

Một giảng sư Phật giáo công khai tổ chức mừng giáng sinh, sáng tác nhạc Thánh ca,giảng giáo lý Kito giáo thế mà cả Giáo hội không quan tâm lại quan tâm một Tăng sinh vô danh tiều tốt quận ven Thành giao lưu trong chốc lát, kể cũng lạ.

 

Khả năng âm nhạc áp dụng để xiển dương Phật pháp là điều cần ca ngợi, nhưng ca ngợi một tôn giáo khác khi mà âm nhạc của họ siêu việt hơn cả âm nhạc Phật giáo, liệu múa rìu qua mắt thợ trong khi thợ không yêu cầu, phải chăng là điều lố bịch? Giáo hội cần chăng những giảng sư của Phật giáo, ăn cơm nhà chùa rao giảng và sáng tác nhạc không công cho đạo Chúa như một tiếp tay khi những tôn giáo bạn không cần những tiếp tay như thế mà họ vẫn đang phát triển vượt trội tại Việt Nam.Có lẽ TT giảng sư quá lo cho sự suy giảm tín đồ Kito khi bọn xấu tuyên truyền xuyên tạc, nhưng vị giảng sư uyên bác  không biết được rằng hiện nay, hệ phái Tin Lành trung bình hàng năm tăng trưởng 2%, Kito giáo tăng trưởng 1% mà không cần sự tuyên truyền của một giảng sư Phật giáo như thế.

 

Chuyện dài nội bộ tu sĩ Phật giáo hiện nay, vừa suy thoái đạo đức, vừa diễn bày mê tín dị đoan như "hóa Phật" "cung thỉnh chư Thiên giáng trần giải họa"...đều là những vấn đề nhức nhối đối với những ai quan tâm vận mệnh Phật giáo.Rồi lại một giảng sư sáng tác thánh ca, rao giảng tin mừng cho Chúa...thật ngao ngán.

 

Quần chúng Phật tử ngưỡng mong Giáo Hội cần quan tâm những sự kiện trọng đại đang đẩy Phật giáo Việt Nam lùi dần vào bóng tối, nhường sân chơi cho các tôn giáo khác đang cần.

Mùa Noel đang hiện diện trên khắp đất nước, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng như trên các shop vĩa hè, không cần ai phải quảng cáo, chỉ cần Thiền Tôn Phật Quang Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức đêm đón mừng giáng sinh và giảng sư T. Chân Quang rao giảng tin mừng thì Kito giáo đã thành công ngoài sự mong đợi

 

                                                 MINH MẪN

                                               12/12/2016



phat-giao-va-am-nhac

BẾN BỜ XƯA

Hát nhạc Phật mang niềm tin yêu đến
Cho lòng người nhớ lại BẾN BỜ XƯA
Pháp nhiệm mầu trong ánh sáng Đại Thừa
Đừng khe khắc mà làm nên lớn chuyện .


Cuộc đời này tất cả là phương tiện
Có gì đâu mà phải dấy động lên
Cho muộn phiền đến khắp cả hai bên
Sống tha thứ theo gương lành Phật dạy .


Nếu thấy sắc và thanh là cỏ dại
Thì sao ta lại quá đổi bận tâm
Nhìn cuộc đời như huyễn mộng chẳng lầm
Ta cứ hát cho vang bờ Giác Ngộ .


                     Tánh Thiện
                     20-12-2016

 

Ý kiến bạn đọc
24/12/201608:12
Khách
Lúc xuất gia ở Thường Chiếu, ông CQ được HT. Thích Thanh Từ đặt pháp danh là Thông Huyễn. Nhập chúng được 3 tháng, Thông Huyễn đã có những hành động chống phá người này, đả phá người kia. HT. Thích Thanh Từ gọi lên trách phạt Thông Huyễn biệt chúng 3 tháng. Chưa hết thời hạn chịu phạt, Thông Huyễn bỏ HT Bổn sư, bỏ thiền viện chạy theo Thông Lạc và bỏ tên Thông Huyễn, lấy tên Chân Quang. HT. Thanh Từ cho biết, đến đây, tình thầy trò đối với Ngài coi như là hết. Như vậy, CQ đã phản lại thầy tổ, chạy theo Thông Lạc để mưu cầu danh lợi (và phiêu bạt một số nơi tìm cách tiến thân). Chúng ta thấy, CQ không hề trải qua các trường lớp Phật học và cũng chưa tu tập ở một ngôi chùa nào cho đàng hoàng. Ông chỉ chạy theo danh lợi thế gian. Đó là lý do ông giảng nói lung tung, xuyên tạc giáo lý đạo Phật, phỉ báng Tam Bảo như các bài viết và video đính kèm đã cho thấy.
24/12/201608:11
Khách
Quý Phật tử, các bạn cần biết thêm một số thông tin sau đây:
1. Các "bài giảng" của Chân Quang đã bị Chư Tôn Đức và quý vĩ cư sĩ trí thức phê bình, phân tích và chỉ ra cho chúng ta thấy: Những bài gọi là bài giảng ấy toàn là tà thuyết. Quý Chư Tôn Đức ấy là các bậc cao Tăng, danh Tăng (như HT. Thanh Từ, HT. Từ Thông, HT. Giác Hạnh, TT. Giác Hóa . . ) và Phật tử trí thức thuần thành (Cư sĩ Pháp Chánh, cư sĩ Chơn Chánh, cư sĩ Tịnh Quang, cư sĩ Tâm Kiến Chánh . . . trên trang http://www.lotuspro.net/MP3/Chuongma_TD.ht và trang http://www.tangthuphathoc.net/vn/phvd/tn-4.htm). Quý ngài và quý vị vì bảo vệ Chánh pháp mà lên tiếng.
2. Có lửa mới có khói. Ông CQ có thuyết giảng suy diễn bậy bạ, đả phá các tông phái, phỉ báng Tam Bảo, sử dụng bùa ngải và có những hành động bất chính thì quý Ngài và quý vị mới lên tiếng và phê bình. Tại sao những giảng sư khác, quý thầy khác Chư Tôn Đức Tăng và quý vị Phật tử không lên tiếng và phê bình mà lên tiếng và phê bình ông CQ?
3. Sau khi những bài giảng của CQ post lên Youtube bị phê bình là giảng sai kinh Phật, đả phá các tông phái và phỉ báng Tam Bảo, ông đã mướn IT và AN mạng xóa đi (hoặc ẩn đi). Ông CQ còn nhờ mạng Viettel chận các đường link dẫn đến các bài giảng, các video phê bình ông. Nhưng những VCD và DVD phát hành vẫn còn. Nếu ông CQ không giảng sai kinh Phật, không phỉ báng Tam Bảo, tại sao phải sợ mà xóa đi?
4. Đồng thời với việc xóa đi bài pháp giảng sai kinh Phật, đả phá các tông phái, phỉ báng Tam Bảo và chặn các đường link, ông CQ đã tung ra chiến dịch tuyên truyền rằng: có ngoại đạo chống phá ông; có người vu oan cho ông . . . Sự thật thì chính ông CQ mới là kẻ đặt điều vu khống cho người khác và chạy tội cho mình. Nếu ông CQ có chút liêm sỉ thì ông đã không làm như thế. Mình sai được người khác chỉ cho, lẽ ra nên biết ơn và sửa đổi. Đằng này ông lại chạy tội và vu oan cho người khác. Đây là hành động hèn hạ, không thể chấp nhận được. Sự thật, nếu nói tà ma ngoại đạo thì chính ông CQ là tà ma ngoại đạo nguy hiểm nhất. Ông ta mượn áo Phật làm chuyện ma. Ông ta luyện Thiên linh cái, sử dụng bùa ngải mê hoặc lòng người. Ông ta quan hệ bất chính với nhiều đệ tử nữ, nhiều sư cô. Điều này có bằng chứng cả. Quý vị chưa đọc thì hãy đọc tại đây sẽ rõ: http://www.lotuspro.net/MP3/CQ_NgayTan.htm . Ai muốn xác thực thì đến Tóc Tiên, Tân Thành, BRVT hỏi 57 Tăng Ni từng tố cáo tội ác của ông thì sẽ rõ. Đây là phạm vào tội "Tăng tàn" (phạm tội này thì mất tư cách tu sĩ, bị trục xuất ra khỏi Thiền môn). Ông ta thuyết giảng những lời trái với kinh Phật, đả phá các tông phái, phỉ báng Phật Pháp Tăng, tuyên truyền một nền giáo lý bạo động, chống báng các vị cao Tăng và đả phá các Tông phái khác. "Thiền Tôn Phật Quang" đã và đang huấn luyện Giáo binh, luyện tập các đòn thế chống xâm nhập tiếp cận. Rõ ràng đây là một trại huấn luyện chứ không phải một ngôi chùa. Nơi này còn huấn luyện cả điệp viên tình báo và những kẻ tử vì đạo (vì CQ và tà phái của ông) chẳng khác chi các tổ chức Hồi giáo cực đoan! CQ và nhóm đệ tử cuồng tín sẵn sàng cho xã hội đen hăm dọa và thanh toán những ai tố giác và lên tiếng những việc làm sai trái, xấu ác của ông. Nghe nói, vừa rồi trang nhà www.nguoiphattu.com cho đăng bài "Một số sai lầm trong bài giảng Cống hiến và hưởng thụ" của ông, ông đã cho xã hội đen gọi điện thoại đòi thanh toán anh Tổng biên tập trang này và gia đình anh. Ai muốn biết sự thật thì vào trang nhà trên gọi điện thoại hỏi anh này sẽ rõ. Một điều các bạn cũng nên lưu ý. Chính Thích Chân Quang trong một số băng đĩa giảng và sách "Trách vụ người trụ trì" đã công nhiên ca ngợi tên tử tội Dê Xu (Jesus) và người đàn bà Do Thái Maria, ca ngợi Thiên Chúa Giáo- tôn giáo đã ra ra 7 núi tội lỗi cho nhân loại. Ông còn rao giảng đạo Công giáo và soạn cả thánh ca tuyên truyền cho tôn giáo này như bài viết đã nói. Chính vì những lý do trên, cho nên bọn ngoại đích thị là ông CQ và ma phái "Thiền Tôn Phật Quang" chứ không ai khác.
5. Lúc xuất gia ở Thường Chiếu, ông CQ được HT. Thích Thanh Từ đặt pháp danh là Thông Huyễn. Nhập chúng được 3 tháng, Thông Huyễn đã có những hành động chống phá người
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3418)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 3660)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 4372)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4366)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 14554)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 4872)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 9959)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 3557)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 3707)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4197)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567