Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xem lại dây thần kinh tự trọng

14/12/201622:27(Xem: 4806)
Xem lại dây thần kinh tự trọng



day than kinh


XEM LẠI DÂY THẦN KINH TỰ TRỌNG
VỚI CHUYỆN "CHUYỆN THẾ GIAN"?

 

           

            Chuyện của thế gian, chuyện của ngoại đạo, người luôn tự nhận đang học đòi chánh pháp luôn biết phân biệt đúng sai, và nếu có hành động thì dùng chánh tri kiến Phật để quán tưởng. Nếu người đi trước có sai, kẻ hậu sinh ắt nhận ra ngay để còn biết tránh xa lối mòn ấy mà không giẫm bước thêm một lần thứ hai. Lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của một tầng lớp, chủng loại chúng sanh cao cấp có tư duy, còn biết đứng bằng hai chân.

 

            Cách đây chưa lâu, nhân ngày nhà giáo Việt Nam, phái đoàn Phật giáo của Hà Nội và Học Viện PG Sóc Sơn có đến chùa Ráng ( Tổ Đình Viên Minh, Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội ) đảnh lễ và chúc sức khỏe Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Trong lời đáp từ ngắn gọn, câu đầu tiên Ngài có nhấn mạnh câu " Đó là chuyện thế gian...". Nghe xong, phải mất vài giây sau người viết bài này mới chợt hiểu ra rằng, với nền tảng giáo lý thâm sâu, vi diệu của Phật Đà, vốn đã quá tràn đầy những vốn liếng cần thiết, sáng soi cho hành động của chính Tăng, Ni và Phật tử chúng ta. Trong ứng xử xã hội, chỉ cần dùng đến đạo nghĩa Tứ Ân đã tròn vẹn, cung ứng cho tất cả. Hà cớ chi phải dùng đến những khái niệm giả huyễn thế gian để chúc tụng nhau, để nó lấn sâu vào biên địa Phật pháp của những ngưởi tự nhận là con Phật thì nên xem lại sở học! Lời dạy thâm thúy ấy, Ngài Pháp Chủ muốn nhắc nhở đến hàng hậu học phải luôn biết mình là ai, đứng ở đâu và mai sau sẽ làm gì để xiển dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh. Biết rằng "lời thật mất lòng", hay "bứt mây động rừng", nhưng nói những điều khó nói để nhìn lại con đường mình đang dấn thân có những ngõ ngách um tùm nào, dù có hoa thơm trái lạ mời gọi, mình có nên từ bỏ con lộ chính để bước vào nơi sặc sở đó không .

 

              Tương tự. Có xấu hổ không khi vào xem mạng xã hội, một ông Thầy tu đứng dạy cho đại chúng của mình hát "đời tôi đi tu nên tôi mới cạo đầu". Táo tợn hơn có nơi còn đứng hát bài nhạc trong phim Tây Du Ký, bắt các phật tử chạy vòng quanh, còn mặc trong người chiếc áo tràng trang nghiêm, có những động thái gải ngứa của loài khỉ! Vậy mà mấy vị Thầy ngồi  chung quanh đó cũng vỗ tay tán thưởng, mình xem mà mắc cỡ quá chừng, còn các vị thì dững dừng dưng! Những đạo hữu có xem những hình ảnh "túy duyên" thô thiển ấy hỏi rằng "Không biết dây thần kinh mắc cỡ của  các vị này có còn không?".

 

            Với những sai trái xảy ra, chúng ta lưu ý đến tầng lớp Tăng Ni, Phật tử trẻ. Với thành phần này việc tiếp cận thông tin, dung nạp cho tri thức rất cần thiết. Vần để khi đã dung nạp rồi việc xử lý sẽ ra sao, đó mới là  chuyện đáng nói. Có những thành quả từ những Tăng NI trẻ làm được cho  Phật pháp, rất đáng kính nễ do biết tận dụng những tri kiến từng tham học được, nhưng cũng có những sai trái , gây tổn hại cho hình ảnh Phật giáo, theo người viết, những sai trái của thành phần này rất nguy hại, có ảnh hưởng dài lâu về mặt truyền thừa chánh pháp mai sau. Thí dụ trường hợp một vài tăng sinh dùng tri thức sở học không đúng chổ, viết lời Phật pháp lồng vào các bài nhạc vàng, tự đầu tư, in ấn, sản xuất và nguy hiểm nhất là những băng đĩa này được phát từ trong các giờ nghỉ ở Học Viện PG! Không biết trung tâm bảo hộ quyền tác giả có đến làm việc chưa chứ hệ quả kỳ cục, lôi thôi văn hóa PG thì đã có hứng chịu.

 

                Chuyện chưa đi vào quá khứ bao lâu thì nay lại một vị tăng trẻ nữa ở Quận 9 tp HCM mon men đến nhà thờ hát " Thánh ca" cùng giáo dân họ đạo, gây nên làn sóng ngỡ ngàng cho Thẩy Tổ cho PG quận 9 vốn từ lâu rất im lìm, vô ngôn trong các mặt hoạt động Phật sự của mình, so với các Quận Huyện khác. Nhớ vài năm trước quý Sư cô một ngôi chùa ở Hà Nội cũng y áo chỉnh tề, hồ hởi phấn khởi dắt díu nhau sang nhà thờ cùng hát "Thánh ca" đón mừng Chúa Giáng Sinh, dư luận ngán ngẫm và ta thán thế nào, hẳn đã chưa tan trong một góc của lòng tự trọng về một tôn giáo, mà giá trị lịch sử hai ngàn năm trên đất nước này cho phép chúng ta có quyền ngẩng cao đầu hãnh diện. Và hơn thế nữa, gần bốn ngàn năm với nền tảng chân lý chưa hề sai chạy, sửa đổi, sáng soi vững chắc, làm điểm tựa cho tiến bộ khoa học từng ngày. Phải chăng sức mạnh lời mời gọi của thế giới giả huyễn đầy màu sắc, đầy thu hút đã lấn át hết tri thức mà mình đang dấn thân, đem hết cả cuộc đời tận tụy hy sinh, để hóa thân thành một đứa trẻ ngây ngô ham muốn tầm thường như thế?

 

              Đúng là một thực trạng đáng báo động. Qua chú ý, may mà chưa phát hiện ra những bài thuyết giảng của các vị Giảng sư chính thống, có đầy đủ tính pháp nhân, xuất thân từ trường lớp đào tạo rõ ràng, về việc hô hào, cổ súy cho ngày Chúa ra đời, hoặc lo lắng cho tôn giáo ấy sẽ dần phai nhạt do tổ chức ngày lễ này thiếu tầm cỡ, phải cần đến các vị góp phần? Nếu có, thì có lẽ các vị Giảng sư này lai lịch không tròn vẹn, không nằm trong hệ kiểm soát của Giáo Hội và biết tự trọng, chịu trách nhiệm về các bài giảng của mình.

 

               Đi làm công tác "Hòa đồng tôn giáo" ư? Pháp nhân nào và những ai cho phép mình đại diện PG làm chuyện đó? Lịch sử tồn tại và ăn sâu vào sâu thẩm nếp sống người dân Việt suốt hai ngàn năm qua đã vốn luôn thể hiện tinh thần hòa hợp đó một cách sâu sắc, hòa hợp nhuần nhuyễn với nhau bởi vì Nho, Lão giáo tương đồng nhiều mặt, biết tôn trọng cuộc sống gia đình và xã hội. Cho nên không nhất thiết phải sợ ai đó chê bai  mình không biết hòa đồng mà chỉ sợ tư tưởng bệnh tật méo mó. Nói như Giáo sư Cao Huy Thuần trong công trình nghiên cứu "Đảo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân" rằng một tôn giáo của dân tộc từ bao đời mà phài đi xin quyền "bình đẳng tôn giáo" dưới thời Tổng thống Gia - Tô họ nhà Ngô Đình. Những vị có "thiện ý" muốn làm công việc "hòa đồng" xin đừng quên điều đó và đừng sửa đổi màu cờ PG có máu và nước mắt của biết bao Tăng Ni Phật tử trong đó.

 

                Nếu Giáo sư Cao Huy Thuần xem việc đòi quyền bình đẳng tôn giáo của PG là chuyện lạ thì hiện nay nghe từ cửa miệng ai đó thốt lên "Về chùa mừng lễ Chúa ra đời" hoặc "lên nhà thờ nghe mấy ông Thầy chùa, bà vãi hát thánh ca" v.v… Thì không biết nó còn lạ tới mức nào. Nếu điều đó thật sự xảy ra thì tội cho các nhà viết sử, mai sau họ biết phải viết làm sao khi nhìn sang một đất nước Philipines cũng giống da vàng mũi tẹt nhưng đã bị nhuộm hết màu ngoại lai, ngay cả danh xưng đất nước mình.

 

                Thời Phật còn tại thế, hãy nhớ lại đi, chưa bao giờ Ngài tuyên chiến hay đi ca ngợi kẻ ngoại giáo, kể cả đấu khẩu tranh luận. Trước hết do nền tảng chân lý đã qua hiển nhiên, có đủ đầy tinh thần Bi-Trí-Dũng, đã nói thay tất cả. Ngài đã đem những tinh hoa cốt tủy ấy tranh thủ đi hoằng hóa mọi nơi, từng ngày, từng giờ để tranh nhau với định luật vô thường kẻo một mai lớn tuổi rồi Ngài không còn sức, hơi để truyền dạy những điều nhiều như hằng hà sa số lá trong rừng cho thế nhân, thì bạc phước làm sao cho cái nơi mà Ngài đã chọn đản sinh, thành đạo và ở lại truyền trao chân lý cao đẹp. Do đó đức Phật không có thì giờ rảnh rang để đi đến các ngôi đền Ấn Giáo thuyết giảng hay xưng tán, ca ngợi các vị thần của họ. Mỗi bài thuyết giảng của Ngài còn có ý nghĩa giá trị gấp bội những bài Thánh ca do con người thế gian đặt để. Đức Phật cũng không cần phải kết bạn với bất kỳ một vị thần nào vì Ngài đã là Phật. Tự thân chân lý giải thoát đã là một sự thật vĩ đại.

 

               Đặt bút viết bài này trước hết ngưỡng mong lãnh đạo các Ban Tăng Sự, Hoằng Pháp, Kiểm Soát TWGHPGVN nên lưu tâm nhiều hơn và mạnh tay trừ dẹp những vấn nạn này hầu gìn giữ thanh danh PGVN luôn trụ vững. Và cuối cùng là Ban Thông Tin Truyền Thông với hơn 100 ngòi bút, cặp mắt cũng như lý trí, nên sáng suốt nhận định để tránh bị mua chuộc, và góp tiếng nói công tâm đầy trách nhiệm với tiền đồ mai sau của PGVN.

 

           NAM MÔ ĐẤU CHIẾN THẮNG PHẬT

  

                                               Dương Như Tâm

              

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2015(Xem: 18025)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6097)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10355)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7873)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6338)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22394)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11139)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5855)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5298)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
15/01/2015(Xem: 5307)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]