Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tỉnh thức & cảnh giác

12/09/201608:57(Xem: 4116)
Tỉnh thức & cảnh giác
lotus_3
TỈNH  THỨC VÀ CẢNH GIÁC
 

 

Đức Phật đã dạy:

“Này các Kàlàmà!

1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết,

2- Chớ có tin vì nghe truyền thống,

3- Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn,

4- Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng,

5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình,

6- Chớ có tin vì đúng theo một lập trường,

7- Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện,

8- Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình,

9- Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền,

10- Chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v..

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

 

Đây là lời dạy sâu sắc của đức Phật trong thời đại  mà xã hội Ấn độ lúc bấy giờ có quá nhiều Đạo sư, nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng dễ lạc dẫn tín đồ vào mê tín. Phật giáo lúc bấy giờ cùng một vài hệ phái tâm linh thoát khỏi sự chi phối của hệ thống Tôn giáo đương thời, chuyên sâu vào pháp hành chuyển hóa tâm thức, không đặt nặng vào lễ nghi cúng bái cầu khấn, không vướng vào hình thức thờ phượng rườm rà. Tài sản của Tu sĩ lúc bấy giờ  chỉ có tam y nhất bát, ngoài ra không có bất cứ phương tiện vật chất nào, chính nhờ thế mà hành giả không bị vướng bận những vật ngoại thân, không quan tâm đến ăn mặc ở bệnh, có thời giờ hướng tâm giải thoát.

Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát  ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và tiện nghi vật chất, tu sĩ không thể ngủ dưới gốc cây như xưa, không đi khất thực hàng ngày.Việc hoằng hóa cũng cần có những tiện nghi tối thiểu, nếu tu sĩ biết giới hạn khi sử dụng các tiện nghi và không để tiện nghi biến thành nhu cầu hưởng thụ, thì cho dù sống trong thời đại nào, việc hành trì hướng đến giải thoát cũng không có gì chướng ngại. Mục đích hành giả là làm chủ bản thân thì sẽ làm chủ mọi tiện nghi vật chất, ngược lại bị tiện nghi chi phối  thì lòng tham và mọi kiết sử theo đó mà phát sanh.Mục đích hành trì của hành giả là hướng vào bên trong.

Tâm lý hướng ngoại là tâm lý chung của con người, kể cả tu sĩ đi tìm chân lý và minh sư cho lý tưởng giải thoát, cũng bị vướng vào ngoại tướng nên càng nhiệt thành, càng đi xa chân lý. Đức Phật đã dạy: “Sau khi Ta nhập Niết Bàn, các Thầy Tỳ kheo hãy lấy Giáo Pháp và Giới Luật của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành…” thế mà mấy ai tỉnh thức trước câu nói như thế để rồi vẫn là lữ hành trong màn đêm đi tìm chân lý.

Giáo pháp và giới luật là gì?  Bốn bộ kinh A Hàm.  Năm bộ kinh Nikaya. là ngón

tay chỉ mặt trăng, là bản đồ cho hành giả. Lời dạy của Phật thông qua kinh điển không là chân lý mà chỉ là phương tiện hướng ta đến chân lý. Bám trụ vào đó như lữ khách bám vào phương tiện qua sông, sẽ khó tìm thấy đích đến. Giáo pháp là phương pháp dạy hành giả tiến đến giải thoát chứ bản thân giáo pháp không thể giải thoát, thế thì chuyên tâm trì tụng cũng không thể giải thoát. Thâm nhập kinh tạng thì trí tuệ như biển, nghĩa là tri kiến rộng mở chứ không thể nhờ đó mà giải thoát, khi mà tập khí, vọng thức còn tồn đọng trong a lại da thức. Tâm là mãnh đất của thiện và ác, tốt và xấu, tu tâm chỉ là ngăn ác hành thiện; một vườn tâm mọc toàn giống thiện vẫn không thể thoát khỏi tử sanh, vì đó là hạt giống phúc báu để sanh quả tốt cho kiếp hậu lai. Người tu giải thoát là  không tích trữ bất cứ hạt giống nào cho dù là hạt giống  phúc báu; tuy nhiên hạt giống phúc báu rất cần để vun bồi gốc rễ  cho cây giải thoát trổ hoa, vì thế, ngoài vấn đề tạo phúc, cần tu tập tuệ giác, phước huệ song tu là đôi cánh vững mạnh cho hành giả. Người chuyên tu huệ mà thiếu phước, thường gặp nhiều chướng ngại, dù có thành đạt quả vị thì đó chỉ là cây nở hoa trên vùng đất khô cằn mà thuật ngữ gọi là "càn huệ địa".

 

Tu phước rất đa dạng, không chỉ hạn chế trong phạm vi bố thí tài vật. Những gì lợi người, lợi mình và lợi cho tất cả chúng sanh đều là phước, chỉ lợi riêng mình thì không thể gọi là phước mà là vị kỷ. Tu huệ cũng thế, nếu kết quả cho riêng mình thì chưa phải là pháp cứu cánh, chưa nói đến pháp hành đó đưa đến đâu khi mà hành giả chưa phân biệt được thế nào là chánh và tà. Cho dù đó là pháp Phật, nhưng hành giả sử dụng vì mục đích lợi dưỡng thì cũng không thể gọi là chánh. Kinh điển đem tụng cho ma chay làm phương tiện sống thì chánh sao? Giảng nói kinh điển vì mục đích danh-lợi-tình là chánh sao? "Chánh nhơn hành tà pháp, tà pháp thị chánh pháp, tà nhơn hành chánh pháp, chánh pháp thị tà pháp". Chánh và tà cách nhau đường tơ kẽ tóc của tâm hành giả.

 

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

 

Những lời dạy trên đây của Phật là kim chỉ Nam, là thước đo trước mọi giáo lý trên thế gian, là sự cảnh tỉnh cho chính mình. Tuy nhiên, khởi đầu cho việc tu tập thường là tâm chánh thiện, nhưng một thời gian hành trì thường bị lạc dẫn bởi ngũ ấm ma, do nghiệp thức tiềm ẩn, đôi lúc như bế tắt, đôi khi như giải đãi, đến khi tinh tấn và tiến bộ phần nào thì hành giả lại gặp phải những tình huống của ảo ảnh, ảo giác đánh lừa, cứ nghĩ mình sở đắc.

 

Trên đạo lộ tâm linh, hành giả gặp không ít nhiêu khê, vì thế cần có minh sư chứng ngộ đủ kinh nghiệm hướng dẫn trong những lúc bế tắt cũng như lúc hưng phấn giả tạo mà ta cảm thấy an lạc, hoan hỷ.

 

Ngoài giáo pháp hành trì, hành giả cần nghiêm túc trong vấn đề kỷ luật bản thân, tức là giới luật. kinh Trường Bộ, đức Phật dạy:“Chỗ nào có giới luật nhất định chỗ ấy có trí tuệ, chỗ nào có trí tuệ nhất định chỗ ấy có giới luật…”. 

Đức Phật đã dạy: “dứt bỏ sanh y thì Phạm hạnh mới xong”.  Lời dạy này rõ ràng và cụ thể, xác định dứt khoát “có dứt bỏ thì có giải thoát”. Dứt bỏ sự ràng buộc về Danh và tướng ngoài sự ràng buộc về vật dục, muốn dứt bỏ được thì không thể rời xa giới luật tự thân. Kỷ luật bản thân là cách tốt nhất để tiến xa trên đạo lộ tâm linh. Một khi giới luật tinh nghiêm thì không có gì có thể cám dỗ lạc dẫn hành giả.

 Luôn Tỉnh thức và luôn cảnh giác từ ngoại cảnh đến tâm thức, hành giả sẽ nhận được kết quả khả quan từng giây phút hiện tiền. Như thế, không nên tin vào cảm quan hay tin vào ngoại cảnh mà trí tuệ nhận xét pháp nào lợi người, lợi mình và lợi cho tất cả chúng sanh, và kỷ luật tự thân đó là lời dạy chân thật của đức Phật, là ánh sáng dẫn đường cho ta giữa tối tăm nhiều cám dỗ trong cuộc sống.Lời dạy trên đây không chỉ có giá trị trong xã hội đương thời mà luôn có giá trị trong mọi thời đại, nhất là ngày nay.

MINH MẪN

21/6/2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 6950)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4067)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 4927)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6238)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 3949)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 3658)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 4877)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 4673)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4283)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567