Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tỉnh thức & cảnh giác

12/09/201608:57(Xem: 4590)
Tỉnh thức & cảnh giác
lotus_3
TỈNH  THỨC VÀ CẢNH GIÁC
 

 

Đức Phật đã dạy:

“Này các Kàlàmà!

1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết,

2- Chớ có tin vì nghe truyền thống,

3- Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn,

4- Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng,

5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình,

6- Chớ có tin vì đúng theo một lập trường,

7- Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện,

8- Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình,

9- Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền,

10- Chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v..

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

 

Đây là lời dạy sâu sắc của đức Phật trong thời đại  mà xã hội Ấn độ lúc bấy giờ có quá nhiều Đạo sư, nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng dễ lạc dẫn tín đồ vào mê tín. Phật giáo lúc bấy giờ cùng một vài hệ phái tâm linh thoát khỏi sự chi phối của hệ thống Tôn giáo đương thời, chuyên sâu vào pháp hành chuyển hóa tâm thức, không đặt nặng vào lễ nghi cúng bái cầu khấn, không vướng vào hình thức thờ phượng rườm rà. Tài sản của Tu sĩ lúc bấy giờ  chỉ có tam y nhất bát, ngoài ra không có bất cứ phương tiện vật chất nào, chính nhờ thế mà hành giả không bị vướng bận những vật ngoại thân, không quan tâm đến ăn mặc ở bệnh, có thời giờ hướng tâm giải thoát.

Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát  ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và tiện nghi vật chất, tu sĩ không thể ngủ dưới gốc cây như xưa, không đi khất thực hàng ngày.Việc hoằng hóa cũng cần có những tiện nghi tối thiểu, nếu tu sĩ biết giới hạn khi sử dụng các tiện nghi và không để tiện nghi biến thành nhu cầu hưởng thụ, thì cho dù sống trong thời đại nào, việc hành trì hướng đến giải thoát cũng không có gì chướng ngại. Mục đích hành giả là làm chủ bản thân thì sẽ làm chủ mọi tiện nghi vật chất, ngược lại bị tiện nghi chi phối  thì lòng tham và mọi kiết sử theo đó mà phát sanh.Mục đích hành trì của hành giả là hướng vào bên trong.

Tâm lý hướng ngoại là tâm lý chung của con người, kể cả tu sĩ đi tìm chân lý và minh sư cho lý tưởng giải thoát, cũng bị vướng vào ngoại tướng nên càng nhiệt thành, càng đi xa chân lý. Đức Phật đã dạy: “Sau khi Ta nhập Niết Bàn, các Thầy Tỳ kheo hãy lấy Giáo Pháp và Giới Luật của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành…” thế mà mấy ai tỉnh thức trước câu nói như thế để rồi vẫn là lữ hành trong màn đêm đi tìm chân lý.

Giáo pháp và giới luật là gì?  Bốn bộ kinh A Hàm.  Năm bộ kinh Nikaya. là ngón

tay chỉ mặt trăng, là bản đồ cho hành giả. Lời dạy của Phật thông qua kinh điển không là chân lý mà chỉ là phương tiện hướng ta đến chân lý. Bám trụ vào đó như lữ khách bám vào phương tiện qua sông, sẽ khó tìm thấy đích đến. Giáo pháp là phương pháp dạy hành giả tiến đến giải thoát chứ bản thân giáo pháp không thể giải thoát, thế thì chuyên tâm trì tụng cũng không thể giải thoát. Thâm nhập kinh tạng thì trí tuệ như biển, nghĩa là tri kiến rộng mở chứ không thể nhờ đó mà giải thoát, khi mà tập khí, vọng thức còn tồn đọng trong a lại da thức. Tâm là mãnh đất của thiện và ác, tốt và xấu, tu tâm chỉ là ngăn ác hành thiện; một vườn tâm mọc toàn giống thiện vẫn không thể thoát khỏi tử sanh, vì đó là hạt giống phúc báu để sanh quả tốt cho kiếp hậu lai. Người tu giải thoát là  không tích trữ bất cứ hạt giống nào cho dù là hạt giống  phúc báu; tuy nhiên hạt giống phúc báu rất cần để vun bồi gốc rễ  cho cây giải thoát trổ hoa, vì thế, ngoài vấn đề tạo phúc, cần tu tập tuệ giác, phước huệ song tu là đôi cánh vững mạnh cho hành giả. Người chuyên tu huệ mà thiếu phước, thường gặp nhiều chướng ngại, dù có thành đạt quả vị thì đó chỉ là cây nở hoa trên vùng đất khô cằn mà thuật ngữ gọi là "càn huệ địa".

 

Tu phước rất đa dạng, không chỉ hạn chế trong phạm vi bố thí tài vật. Những gì lợi người, lợi mình và lợi cho tất cả chúng sanh đều là phước, chỉ lợi riêng mình thì không thể gọi là phước mà là vị kỷ. Tu huệ cũng thế, nếu kết quả cho riêng mình thì chưa phải là pháp cứu cánh, chưa nói đến pháp hành đó đưa đến đâu khi mà hành giả chưa phân biệt được thế nào là chánh và tà. Cho dù đó là pháp Phật, nhưng hành giả sử dụng vì mục đích lợi dưỡng thì cũng không thể gọi là chánh. Kinh điển đem tụng cho ma chay làm phương tiện sống thì chánh sao? Giảng nói kinh điển vì mục đích danh-lợi-tình là chánh sao? "Chánh nhơn hành tà pháp, tà pháp thị chánh pháp, tà nhơn hành chánh pháp, chánh pháp thị tà pháp". Chánh và tà cách nhau đường tơ kẽ tóc của tâm hành giả.

 

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

 

Những lời dạy trên đây của Phật là kim chỉ Nam, là thước đo trước mọi giáo lý trên thế gian, là sự cảnh tỉnh cho chính mình. Tuy nhiên, khởi đầu cho việc tu tập thường là tâm chánh thiện, nhưng một thời gian hành trì thường bị lạc dẫn bởi ngũ ấm ma, do nghiệp thức tiềm ẩn, đôi lúc như bế tắt, đôi khi như giải đãi, đến khi tinh tấn và tiến bộ phần nào thì hành giả lại gặp phải những tình huống của ảo ảnh, ảo giác đánh lừa, cứ nghĩ mình sở đắc.

 

Trên đạo lộ tâm linh, hành giả gặp không ít nhiêu khê, vì thế cần có minh sư chứng ngộ đủ kinh nghiệm hướng dẫn trong những lúc bế tắt cũng như lúc hưng phấn giả tạo mà ta cảm thấy an lạc, hoan hỷ.

 

Ngoài giáo pháp hành trì, hành giả cần nghiêm túc trong vấn đề kỷ luật bản thân, tức là giới luật. kinh Trường Bộ, đức Phật dạy:“Chỗ nào có giới luật nhất định chỗ ấy có trí tuệ, chỗ nào có trí tuệ nhất định chỗ ấy có giới luật…”. 

Đức Phật đã dạy: “dứt bỏ sanh y thì Phạm hạnh mới xong”.  Lời dạy này rõ ràng và cụ thể, xác định dứt khoát “có dứt bỏ thì có giải thoát”. Dứt bỏ sự ràng buộc về Danh và tướng ngoài sự ràng buộc về vật dục, muốn dứt bỏ được thì không thể rời xa giới luật tự thân. Kỷ luật bản thân là cách tốt nhất để tiến xa trên đạo lộ tâm linh. Một khi giới luật tinh nghiêm thì không có gì có thể cám dỗ lạc dẫn hành giả.

 Luôn Tỉnh thức và luôn cảnh giác từ ngoại cảnh đến tâm thức, hành giả sẽ nhận được kết quả khả quan từng giây phút hiện tiền. Như thế, không nên tin vào cảm quan hay tin vào ngoại cảnh mà trí tuệ nhận xét pháp nào lợi người, lợi mình và lợi cho tất cả chúng sanh, và kỷ luật tự thân đó là lời dạy chân thật của đức Phật, là ánh sáng dẫn đường cho ta giữa tối tăm nhiều cám dỗ trong cuộc sống.Lời dạy trên đây không chỉ có giá trị trong xã hội đương thời mà luôn có giá trị trong mọi thời đại, nhất là ngày nay.

MINH MẪN

21/6/2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2024(Xem: 202)
Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.
20/12/2024(Xem: 810)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
09/11/2024(Xem: 733)
Sự hiện diện Phật giáo Việt Nam tại Mỹ đã có hơn nửa thế kỷ, gắn liền với dòng chảy của lịch sử tỵ nạn và di dân sau chiến tranh và các biến cố chính trị. Trong suốt thời kỳ đầu, nhiều vị Tăng Ni đến Mỹ trong bối cảnh tị nạn, tuổi đã cao và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào xã hội mới do rào cản ngôn ngữ, văn hóa. Điều này đã dẫn đến một hình thức hoằng pháp tập trung chủ yếu vào cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhiều Tăng Ni trẻ đến từ Việt Nam và Ấn Độ thông qua các chương trình du học thậm chí có những vị có học vị tiến sĩ, và qua chương trình định cư Mỹ bằng visa tôn giáo EB-4. Những vị này đến Mỹ với một nền tảng học thuật và sứ mệnh hoằng pháp cho mọi chúng sinh, nhưng thực tế họ lại dường như bị lôi cuốn vào việc xây dựng chùa to, tượng lớn mà lãng quên trọng trách xiển dương Phật pháp đến cộng đồng người bản xứ.
03/11/2024(Xem: 528)
Gia đình Phật tử cần cái Dũng ở mỗi một Huynh trưởng. Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi.
03/11/2024(Xem: 527)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vai trò và trách nhiệm của các thành viên chủ chốt như Tổng thư ký, Phó Trưởng Ban Điều Hành và Chủ tọa có thể được phân định rõ ràng để bảo đảm buổi họp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của từng vị trí.
03/11/2024(Xem: 530)
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh là cấp trại huấn luyện cao nhất trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), với mục đích đào tạo những Huynh Trưởng đầy đủ tài và đức để tiếp nối truyền thống di sản và lãnh đạo tổ chức trong tương lai. Các Huynh Trưởng tham dự trại này không chỉ là những người đã gắn bó với GĐPT từ thuở nhỏ, từ Oanh Vũ đến ngành Thiếu, ngành Thanh, và đã trải qua các trại huấn luyện cấp I và cấp II, mà còn là những cá nhân đã khẳng định phẩm chất, năng lực và sự hy hiến của mình cho tổ chức qua nhiều năm tháng sinh hoạt. Do đó, thành phần Ban Quản Trại cho trại Vạn Hạnh cần được chọn lựa kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng truyền thừa tốt nhất có thể, đúng với tinh thần và tôn chỉ của tổ chức.
03/11/2024(Xem: 563)
Câu chuyện tự do ngôn luận dẫn đến cuồng ngôn dường như vẫn là một câu chuyện dài với những cá nhân ảo tưởng sức mạnh quyền lực trên không gian mạng, kèm theo đó là một tâm lý bất ổn, thậm chí không được bình thường, nếu không có sự can thiệp kịp thời và một đời sống tinh thần an ổn. Ngày 01/11/2024, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng với những lời lẽ nặng nề, thô thiển nhằm công kích và xúc phạm nhắm vào công dân Lê Anh Tú (còn gọi là sư Thích Minh Tuệ) và nhiều người khác, với khẩu khí hằn học đầy tính sân si, bà Nguyễn Phương Hằng dùng những ngôn từ như “mày, tao” khi nhắc về sư Minh Tuệ, sau đó, bà quy kết sư Minh Tuệ bằng lối lập luận vô cùng thiển cận, phàm phu, mang quan điểm cá nhân, thiếu hiểu biết để chà đạp danh dự, nhân phẩm người khác.
02/11/2024(Xem: 599)
Gia Đình Phật Tử là một tổ chức bất vụ lợi được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và tự giác của các thành viên. Mục tiêu chính của tổ chức là “Đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.” Sứ mệnh này không chỉ giúp các thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp mà còn lan tỏa giá trị của Phật pháp vào cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.
02/11/2024(Xem: 514)
Khái niệm “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman nhấn mạnh sự kết nối toàn cầu nhờ những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện toán và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các tổ chức như Gia Đình Phật Tử (GĐPT) khi thực hiện sứ mệnh của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để GĐPT phát triển và duy trì tính phù hợp trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, điều quan trọng là phải có một tầm nhìn xa và một cách tiếp cận thực tế về cách tổ chức để Ban Hướng Dẫn Gia Đình Ph ật Tử Việt Nam trên Thế Giới(G ĐPTVNTTG) có thể đối mặt với thách thức này:
01/11/2024(Xem: 436)
Việc thành lập Hội Đồng Quản Trị Huynh Trưởng trong Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một sáng kiến chiến lược nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao về lãnh đạo, đạo đức, và sự trong sạch của tổ chức. Hội đồng này, gồm những anh chị huynh trưởng mẫu mực và chí công vô tư, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn của mình. Bài tiểu luận này sẽ khám phá vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, và tính độc lập của hội đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong GĐPT.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]