Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những bức hình ám ảnh cho thấy thế giới đang trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ

13/05/201517:23(Xem: 9658)
Những bức hình ám ảnh cho thấy thế giới đang trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ

Những bức hình ám ảnh cho thấy thế giới đang trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ

Hình ảnh vận động viên thể thao nổi tiếng người Trung Quốc Yao Ming thẫn thờ đứng trước xác 1 con voi chết khô tại phía Bắc Kenya. Chú voi này đã mất mạng vì bị thợ săn bắn chết và lấy đi đôi ngà quý giá.

Chiếc tàu kéo theo đoạn lưới dài 120m để đánh bắt cá ngoài khơi Mauritania. Hình ảnh này xuất hiện ngày một nhiều nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ cá ngày một gia tăng trên thế giới.

Hình ảnh 1 con gấu Bắc cực chết vì quá đói tại đảo Svalbard, Na Uy. Các nhà khoa học nhận định việc băng tan đã khiến môi trường săn hải cẩu ít đi, buộc con gấu phải tìm kiếm thức ăn ở những nơi xa hơn. Tuy nhiên, khi không thể tìm thấy gì, nó đã gục ngã và chết.
 
Tình trạng ấm nóng toàn cầu khiến các đám cháy rừng xảy ra ngày một nhiều và nghiêm trọng hơn. Ảnh chụp lại 1 vụ cháy rừng ở Colorado (Mỹ). 

Trái đất đang ngày một nóng lên, băng tan ở hai cực làm cho lượng nước biển dâng cao. Rất nhiều thiên đường du lịch như Maldives, dãy núi Alps (Pháp) hay quốc đảo Seychelles... đang có nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn do biến đổi khí hậu. Là quốc gia nằm ở vị trí thấp nhất trên trái đất, chỉ 2,4m cao hơn so với mực nước biển, Maldives có nguy cơ chìm hoàn toàn trong vòng 100 năm nữa, và toàn bộ 360 nghìn cư dân ở đây sẽ phải sơ tán sang những nơi khác để sinh sống.


Hình ảnh chiếc xe kéo đang bon bon làm nhiệm vụ tại khu khai thác khoáng sản ở Alberta, Canada - nơi được mệnh danh là thủ đô dầu mỏ của Canada.


Tuy nhiên, đối lập với mặt tích cực mà ngành khai thác khoáng sản đem lại cho Canada là tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hình ảnh trên cao cho thấy một vùng rộng lớn chìm trong chất thải độc hại.


Tại Alberta, dầu trộn lẫn cát và đất sét nên người ta phải đào xới đất xuống sâu hàng chục mét, hút đất bùn lên, rồi mới hút được hỗn hợp bùn, đất sét và dầu để đưa vào nhà máy lọc dầu thô. Nguy hiểm nhất là nước thải khai thác từ các vùng mỏ dầu thường chảy vào các con sông và hồ khiến người dân phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm hoặc chuyển đi nơi khác.


Hình ảnh trại chăn nuôi gia súc bạt ngàn ở Brazil, nơi đất đá khô cằn đã thay chỗ cho cỏ xanh.
 
Những cánh đồng tại Trung Quốc, nơi mà thiên nhiên không còn chỗ trú ngụ, mọi thứ hoàn toàn trần trụi và thô bạo.


Lễ diễu hành tình yêu ở công viên Tiergarten, Berlin, Đức cho thấy một phần về tình hình bùng nổ dân số trên thế giới.


Mỏ kim cương lớn nhất thế giới, được gọi là Mir Mine, nằm ở Nga. Mỏ Mir Mine sâu 525m và có đường kính 1.200m. Trong những năm 1960, mỏ cung cấp 2.000kg kim cương mỗi năm, tuy nhiên, đến nay đã giảm xuống dưới 400kg mỗi năm.


Khu rừng trọc lóc ở Canada.

Người dân vùng đồng bằng Amazon đốt rừng để trồng cỏ nuôi gia súc.

Khu rừng hoang tàn nằm ở vườn quốc gia Willamette, Mỹ.
 

Chiếc xe khổng lồ được sử dụng vào hoạt động khai thác bề mặt để loại bỏ đất đá trên đường vào mỏ khoáng sản ở Tagebau Hambach, Đức.
 

Các siêu đô thị với lượng người tập trung quá đông đúc dẫn tới rất nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, tình hình giao thông, trường học, y tế quá tải.... Trong ảnh là thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. 


Bầu trời đen tối: Khu vực nhà máy nhiệt điện Anh.


Các bãi rác thải điện tử.


Cả vùng đất bị lấp bởi rác thải ở Bangladesh.
 

Nghĩa địa lốp xe ở Nevada.


Vận động viên lướt ván Indonesia Dede Surinaya đang lướt giữa những con sóng tại tại đảo Java, hòn đảo thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới.

Thành phố Port au Prince, Haiti với mật độ dân cư đông đúc đến "nghẹt thở".


Thành phố Aleppo, Syria bị bao vây trong những chiếc ăng ten truyền hình vệ tinh.


Bức hình gây ám ảnh khi chú hải âu chết do ăn phải quá nhiều nhựa thải trên các bãi biển du lịch. Tấm ảnh này được chụp tại Midway Atoll, một quần đảo xa xôi phía Bắc Thái Bình Dương.

Trang Đỗ/ Trí Thức Trẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3524)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 3714)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 4530)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4448)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 14821)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 4919)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10057)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 3622)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 3818)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4272)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567