Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Để truyền thông PG thực sự là mũi nhọn

03/01/201520:50(Xem: 4916)
Để truyền thông PG thực sự là mũi nhọn
cong-phu-sang-45

TỪ BÁO CÁO CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2014
CỦA BAN THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG  TRUNG ƯƠNG GHPGVN :

 ĐỂ TRUYỀN THÔNG PG THỰC SỰ LÀ MŨI NHỌN

 


               Ngàay 28/12/2014 vừa qua, Bam Thiông Tin Truyền Thông Trung Ương GHPGVN đã có buổi họp  trực tuyền giữa hai đầu Bắc Nam, tổng kết công tác Phật sự năm 2914 và đề ra phương hường hoạt động năm 2015.

 

               Bản báo cáo có độ dầy 8 trang A 4, không quá dài nhưng vừa đủ  nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết trong năm vừa qua. Đặc biệt, bàn báo cáo đã  nhận định rất sát  những vấn đề nổi cộm dư luận trong và ngoải Phật giáo rất quan tâm. Từ trong một góc khuất của  khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng  chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh  đã được bóc trần, nhất là  mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần 2 mục “Xử lý Thông Tin”. Qua đó cho thấy lãnh vực này  rất còn thiếu những  ngòi bút thiện chí, mạnh dạng  đứng ra  đóng gòp phần sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo Hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT Trung Ương GHPGVN, trong đó có trang nhà Phatgiao.org, đã  làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, còn là thề hiện một chổ dựa vững chắc cho các Ủy viên của mình đang dấn thân vào cuộc từng ngày, từng giờ.

 

               Đã có  nhiều ý kiến chỉ ra rằng  phương diện truyền thông Phật giáo chúng ta không phải yếu  và thiếu; dư thừa nửa là đằng khác, nhất là  các website Phật giáo, nhưng để có một  chủ trương chung, đường hướng chung thì hầu như  rất mơ hồ, nếu không muốn cho là  không có. Mỗi chùa, tự viện, đạo tràng hay cá nhân đều có thể mở  trang wedsite. Điếu này sẽ ích lợi  cho việc bảo vệ chủ trương hoặc đường lối tu học của mỗi chùa, tự viện, cá nhân mà trang wedsite đó  đóng vai trò phát ngôn chính thức. Hoàn toàn không có  bóng dáng của việc phồ quát và  lợi ích cho cộng đồng. Thế nên đã có manh nha trường hợp xảy ra là hiện tượng chống đối, lên tiếng đả kích  những  ai xâm phạm đến  đường lối, chủ trương đó. Cho dù  tên miền hoặc danh xưng,  giao diện của các trang wedsite Phật giáo ấy rất bao quát.

 

              Còn một chuyện tuy có vẻ bưồn cười nhưng nó đã được phát ngôn bởi một vị tu sỉ khá tự tin cho dù giữa lúc ấy  đang trong vòng một  nghi án, đại ý rằng : blog của tôi có hằng nhiều người đọc, cho nên những gì đưa lên đấy cũng tức là tuyên truyền có lợi cho đạo pháp ! Đây là vấn đề cần phải chặn đứng ngay, TTTT Phật giáo có công luận riêng, có đường lối, chủ trương và chính sách rỏ ràng, không cần phải đi bằng bằng  ngõ hẹp của tuởng. thiểu năng ấy.

 

               

                     Từ nơi đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy một vấn đề tiêu cực , hay xâm hại đến thanh danh Phật giáo, tăng sỉ.v…v…các trang wedsite này không hề có tên trong danh sách đi đầu. Nêu có thì chỉ là đi theo sau sự kiện một khi đã được giài quyết xong, có kết quả. Thật ra điều này cũng  dễ hiểu rằng đã  hoạt động trong phạm vi cục bộ thì những vấn đề khác không liên quan đến mình, chùa mình, đạo tràng mình thì làm ngơ là điều tiên quyết.   

 

                         Đơn cử một  ví dụ cụ thể: Việc di dời tượng đài Phật tử Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành tp/HCM để nhườg không gian cho dự án thi công tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên. Ngay từ đầu là  một khoảng lặng yên ả như chẵng có gì liên quan đến Phật giáo, có chăng chỉ là một  bài báo  kêu gọi người dân đến chụp ảnh  cho kịp trước khi  bị di dời( lúc này,  ban đầu  dự định di dời vào một viện bảo tàng)) Và bài viết cụ thể mang tính tiên phong xuất hiện, bài “ Di Đời Tượng Đài Quách Thị Trang, Cất vào Lịch Sử hay khép lại lịch sử?” đã được đón nhận khắp trong và ngoài nước, để rồi từ đó những  góp ý chân chân thành, những tiếng nói  của người trong cuộc được  cất lên và đã được lắng nghe. Kết quả là  nhà nước tạm thời  di dời về Công viên Lý Tự Trọng, sau khi xây dựng xong  công trình sẽ tái di dời về chổ cũ, tức công trường Quách thị Trang hiện hữu. Từ khi có kết quả khả quan như vậy các báo  đọc và các trang wedsite Phật giáo  đua nhau đưa tin  rất  hồ hởi! Trong khi tác giả bài báo tiên phong đó chỉ đứng nơi một góc khiêm nhường nhỏ bé mỉm cười với thành tựu  mà mình vừa  làm cho Phật pháp qua ngòi bút. không hề lên tiếng  một làn nào nữa.

 

                     Tương tự, Vụ việc Đại đức Thich Giác Nhàn ở Đức Trọng, Lâm Đồng cũng  không khác. Tất cả các phương tiện truyền thông Phật giáo  rất e dè, đứng sang một bên  để nhìn bài viết  “Vụ tu sĩ Thích Giác Nhàn- Sự tận cùng của con dốc biến tướng” cô đơn, lẻ loi đi giữa phong ba  trù dập liên tiếp từ chính những  thân cận của vị sư này, thậm chí có trang wedsite nổi tiếng  sau khi đăng được vài ngày đã phải vội vàng tháo xuống do bị đe dọa từ nhiều phía. Và đã có màu sắc hacker tấn công  một hai trang wedsite cũng lẻ loi, kiên trì, dũng cảm còn giữ bài viết ấy  trên mạng. Thế mà khi sự việc đựợc  giài quyết, sư Giác Nhàn đã bị kỷ luật thì hầu như trang wedsite Phật giáo nào cũng hồ hởi  đưa tin! Và cũng vậy, tác giả bài viết thì cũng âm thầm đứng trong một góc riêng lẻ, chỉ mỉm cười thôi mà không hề có một bài viết nào  tiếp theo.

 

                      Có đau lắm không khi  chúng ta rút ra được  bài học từ vụ việc truyền thông này bằng một câu  danh ngôn xứ người rằng “Thế giới khổ đau không phải do kẻ thủ ác gây ra mà là do chính những người lương thiện lặng im” Còn Phật ngôn  chúng ta thì hằng hà sa số  nói về các  sự việc tương tự có lẻ đáng nghe và đáng nhớ hơn nhiều!

                       Trong  báo cáo tổng kết , Ban TTTTT trung Ương GHPGVN  nhận định các sự kiện nổi công  rất đáng quan tâm, trong đó còn có vấn nạn chùa Thanh Lương ở Phú Yên. Nếu đem so sánh giữa hai sự kiện Chùa Thanh Lương (Phú Yên) với  Tịnh Thất Quan Âm (Lâm Đồng) bằng hai Ban Trị Sự GHPGVN hai địa phương trên, sẽ là hai vế đối lập nhua hoàn toàn  mà người làm công tác truyền thông  rất nhận rỏ mà không thể nhầm lẫn. Đó là, nếu Ban Trị Sự  PG Phú Yên  bị  Tăng Ni Phật tử và dư luận lên án  trù dập, chận đường sống của Tăng Ni trẻ thì Ban Trị Sự PG Lâm Đồng lại được dư luận và tăng ni Phật tử đồng tình trong việc giải quyết tịnh thất Quan Âm. Điều thú vị là Đại đức Thích Quảng Ngộ ở chùa Thanh Lương (Phú Yên) và Đại đức Thíhc Giác Nhàn ở tịnh thất Quan Âm (Đức Trọng Lâm Đồng) đều là  những vị tăng trẻ, cùng là tăng sinh học chung khóa II trường TCPH Lâm Đồng. Nhưng một bên thì âm thầm gầy dựng đạo tràng tu học, củng cố và xây dựng mới ngôi già lam miền biển cho bà con  ngư dân Phật tử quê mình có nơi an tựa Phật pháp, rất được lòng  người dân khắp nơi; còn một bên thì cũng đang âm thầm gầy dựng  chốn trú xứ của mình thành một nơi  tuyên truyền cho mê tín dị đoan, xa lìa bản chất Phật giáo,  bị  xã hội lên án  rất nhiều. Cuối cùng  một bên  đã bị xử lý, còn lại là vấn nạn chùa Thanh Lương, có thể ngày mai đây truyền thông PG sẽ còn phải cực nhọc  để  từng bước  lấy lại niếm an lạc cho Đại đức Thích Quảng Ngộ và bà con Phật tử làng biển nghèo của Thầy được bình yên tu học.

 

                       Hai vấn đề hai thái  cực khác nhau nhưng giới hoạt động công tác Thông tin và Truyền thông chúng ta  vẫn không nhầm lẫn và không bị ràng buộc bởi  bất kỳ áp lực nào để bào vệ Phật  pháp và tuân thủ pháp luật hiện hành.

 

                       Vì vậy, khi đọc bản báo cáo tổng kết của Ban TTTT Trung Ương, các thành viên, nhất là các Ủy viên  luôn  có tinh thần dấn thân, sẽ rất   vui  khi  việc làm của mình đã được ghi nhận  đúng mực, sẽ không còn thấy lẻ loi  trên bước đường phụng sự Phật pháp qua ngòi bút “không tà đầu” của mình. Nhìn  ngược lại những gam màu tối tiêu cực trong công tác truyền thông, chúng ta chưa đủ mạnh để tuyên chiến với  những thủ đoạn  từ bên ngoài  thọc ngòi bút  lấm lẹm vào hầu làm  nhơ danh PGVN nếu như tình trạng manh mún, co cụm của  các wedsite Phật giáo vẫn còn nguyên trạng.

 

 

                                                                               DƯƠNG KINH THÀNH   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2015(Xem: 8494)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 5115)
Một bức ảnh gây xúc động thế giới. Xúc động vì mái tóc đen mướt của em. Vì chiếc áo đỏ, quần xanh em mặc. Vì đôi giày em mang. Cứ như em vừa ăn mừng sinh nhật thứ ba cùng bố mẹ. Và nhất là cái dáng em nằm nghiêng nghiêng trên bờ cát. Nếu không có những ngọn sóng lừng lững đang tiến vào bờ, cứ tưởng như em đang nằm ngủ.
08/07/2015(Xem: 7270)
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã chính thức phán quyết rằng hôn nhân đồng giới tính là quyền hợp pháp trên toàn nước Mỹ. Như vậy tính cho đến nay đã có 21 nước trên thế giới có hôn nhân đồng giới tính được luật pháp quốc gia sở tại công nhận (Netherlands, Belgium, Spain, Canada, South Africa, Norway, Sweden, Portugal, Iceland, Argentina, Denmark, France, Brazil, Uruguay, New Zealand, Britain, Luxembourg, Finland, Ireland) và Hoa Kỳ là nước thứ 21 đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ngày 26 tháng 6 năm 2015 vừa qua. [1] Đồng tính luyến ái (homosexual) được các nhà triết học định nghĩa là những ước muốn tình dục hướng tới những người cùng giới tính đồng thời giảm đi sự thích thú tình dục đối với những người khác giới và hôn nhân đồng giới tính (same-sex marriage) là sự kết hợp giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ.
06/07/2015(Xem: 12885)
(Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” (China: Maritime Claims In The South China Sea) được Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Vùng Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế (Bureau of Ocean and International Environmental and Scientific Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US Department of State) công bố ngày 5 tháng 12 năm 2014 – (Nguồn: http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf ). Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế. Nghiên cứu này đại diện quan điểm của Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ đối với những vấn đề đặc biệt được thảo luận trong đó và không nhất thiết phản ảnh sự chấp thuận những giới hạn được tuyên bố. Các phân tích gia chính cho nghiên cứu này là Kevin Baumert
21/06/2015(Xem: 11701)
Trân trọng kính thưa vài lời thương cảm với quê hương nước Việt ! Với chàng Tàu Cọng khồng lồ mà gian ác ! Xin kính dâng vài ý kiến nho nhỏ với các Quốc chủ, và các chủ bài “Yêu Nước” trên mạng, thật bao quát có chiều sâu và chiều rộng về chiến lược, mang tính tồn vong cho thế giới. Ngày nay ai cũng biết hiểm họa chung cho thế giới là TÀ GIÁO VÀ CỌNG SẢN vậy tất cả các quốc gia đều sẽ lâm nguy với hai con bạch tuộc trong Đại Dương nầy, ngày nay.
21/06/2015(Xem: 5555)
Nhiều năm qua, nhân kỷ niệm ngày báo chí VN, cũng như nhiều người khác, cá nhân tôi cũng nhận được không ít lần lời chúc mừng nổng thắm, qua đó mới chợt nhận ra mình đã và đang hoạt động trong lãnh vực báo chí. Nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là báo chí Phật giáo Việt Nam (PGVN). Trong dòng chảy chung của lịch sử báo chí dân tộc, việc nhận được những lời chúc đó âu cũng là điều bình thường, có khác chăng là mình đang ở lãnh vực báo chí PG .
21/06/2015(Xem: 10070)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
19/06/2015(Xem: 6769)
Hòa kết vô thần và tâm linh, thể xác và tinh thần, đạo Phật đã chinh phục trái tim của hàng vạn người Pháp. Nhưng cũng không tránh khỏi một vài cách hiểu sai lệch. Thế giới sẽ bước vào thiên niên kỷ thứ ba không rầm rộ trong tiếng kèn đồng, mà chắc chắn trong âm thanh của các loại kinh cầu nguyện mà thế kỷ 20 tưởng như đã có thể dập tắt được. Đúng vậy, đây là một sự lật ngược thế cờ của tâm linh đối với vật chất, của linh thiêng đối với duy lý, của nhập định đối với thụ hưởng. Một điều kỳ diệu bất ngờ: chúng ta sẽ chứng kiến một sự hỗn độn khủng khiếp mà trong đó, không mảy may nghi ngờ, cái hay song hành cùng cái dở.
14/06/2015(Xem: 9525)
Fake Buddhist monks are the new squeegee men of New York , They’re holy terrors. Bands of beggars dressed like Buddhist monks have invaded the High Line and other city parks, demanding upwards of $40 from tourists — and officials are fed...
14/05/2015(Xem: 7670)
Ngày chủ nhật vừa rồi vào bịnh viện thăm người bạn đạo đang nằm điều trị căn bịnh suy nhược thần kinh (!), người con trai cả của anh, cháu Nguyên Hà Nguyễn Hoài Dũng, hiện cũng là huynh trưởng cấp Tín của GĐPT, chìa ra cho tôi xem một tờ báo bị xé làm đôi. Khi chưa hết ngạc nhiên thì cháu Dũng nói “Hồi sáng này mấy đứa em mua hai gói xôi bắp đem vô cho con và ba con ăn, vô tình con thấy tờ giấy gói xôi có in bản tin này nên ba biều con xếp giữ lại, chờ đưa cho bác”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]