Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về Hallowen hay lễ hội trá hình

01/11/201416:07(Xem: 5814)
Nghĩ về Hallowen hay lễ hội trá hình

halloween3

Mấy hôm nay thấy các bạn trẻ đưa tin liên tục về lễ hội trá hình mà tiếng anh gọi là Hallowen. Thời gian gần đây  lễ hội Hallowen du nhập vào Việt Nam và được các bạn trẻ rất thích. Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về nguyên nhân và ý nghĩa sâu xa của Hallowen.

Như chúng ta đã biết, Halloween viết đầy đủ là All Hallows' Eve", nghĩa là 'Buổi tối vọng lễ chư Thánh”. Lễ hội truyền thống được này được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước lễ các Thánh trong Ki Tô Giáo. Bản chất lễ hội là để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời.

Chúng ta cũng biết rất rõ rằng trọng tâm của lễ hội Halloween là sử dụng sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết.

Thế rồi, ngày này các bạn trẻ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Rồi ở Việt Nam ta, nhiều người mua mặt nạ để đội vào, hóa trang để mình khác ngày thường, khác chính mình, để không ai nhận ra. Nhiều học trò rủ tôi tham gia lễ hội hóa trang.

Chuyện các bạn trẻ đua nhau tham gia lễ hội trá hình Hallowen làm tôi giật mình. Chơt nghĩ, có bao nhiêu người sống thật mỗi ngày. Hay mỗi chúng ta hàng ngày đều đeo mặt nạ.

Này nhé, chúng ta nói dối lẫn nhau. Nhân viên nói dối sếp. Vợ dối chồng. Chồng dối vợ. Con nói dối cha mẹ. Bạn bè nói dối nhau. Nói dối vô tình và cố ý.

halloween2

Này nhé, chúng ta sống không là chính mình. Có bao nhiêu người sống thật, không bắt chước người khác. Có bao nhiêu người có bản lĩnh để nhìn vào bên trong, vào sâu thẳm tâm can của mình.

Này nhé, có bao nhiêu phần trăm phụ nữ không tô son, quét phấn khi ra đường. Hơn thế nữa, rất nhiều trong chúng ta luôn bịt kín mặt bằng khẩu trang đủ loại. Thậm chí hai ba chiếc. Lại còn  áo chống nắng. Trên đầu là mũ xe máy. Ra đường có ai nhận ra mình.

Đã thế, về nhà, nhiều chị em còn bôi đủ thứ lên mặt để dưỡng da. Nào là dưa chuột, cà chua, đu đủ, chuối, cà rốt. Nào là chanh, bơ, dâu, dừa tươi, dứa. Rồi cả rong biển, nha đam,… không thiếu thứ gì.

Mấy người quen của tôi còn có thêm các biện pháp dưỡng da khác nữa như cám gạo, nước vo gạo, khoai tây, khoai lang, rồi bột yến mạch, bột ngũ cốc. Nếu có thời gian và cầu kỳ họ còn dùng cả trứng gà, trứng ngỗng, da lợn xay nhuyễn. Rồi mật ong, dầu dừa, dầu ô liu, sữa chua, sữa tươi, sữa dê, sữa non,…

Tôi nhớ hè năm ngoái cả công ty sách Thái Hà chúng tôi đi du lịch Đà Lạt, Nha Trang. Thế là tất cả có cơ hội được tắm bùn. Cả nam lẫn nữ thi nhau trét bùn lên người, đắp khắp cả thân, múc lên cả đầu. Chẳng ai nhận ra ai cả.

Đúng ngày 31 tháng 10 năm nay tôi nhận được câu chuyện từ một anh bạn. Chuyện rằng, để chuẩn bị dự lễ hội Hallowen, bà vợ nói với chồng:

- Anh bảo nên chọn loại mặt nạ nào để đi dự hội mà không ai nhận ra em?

- Dễ thôi. Em đừng đội tóc giả, không son phấn, không vẽ mắt, không đeo lông mi giả, như vậy thì đến anh cũng chẳng biết vợ mình là ai nữa là.

halloween

Tôi cứ nghĩ, có mấy người sống cả đời và thật sự không đeo mặt nạ, không hề trá hình. Mà nếu có những người như vậy liệu có sống yên ổn hay không.

Chuyện rằng, ngày xưa Khuất Nguyên ôm đá trầm mình dưới sông Nịch La chết, cũng vì quan niệm “Người đời đục cả chỉ một mình ta trong, người đời mê cả chỉ một mình ta tỉnh”. Khuất Nguyên chết vì thấy mình hơn thiên hạ, thiên hạ không ai bằng mình nên đâm ra chán đời, không muốn sống nữa.

Nhưng chuyện cũng kể rằng ông chài nghe Khuất Nguyên than,bèn nói :“Nếu nước đục thì ta rửa chân, nước trong thì ta giặt dải mũ”. Ông chài thấy nước đục nước trong gì cũng có ích cho ông hết, vì vậy mà ông vui sống.

Tôi chợt giật mình, đâu cần đến dịp lễ hội trá hình Hallowen mới đeo mặt nạ. Biết bao người đeo mặt nạ hàng ngày đấy thôi. Trong đó có cả tôi. Và biết đâu cả bạn, người đang đọc những dòng viết này nữa đấy.


TS Nguyễn Mạnh Hùng – CEO Thái Hà Books

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2015(Xem: 7177)
Trong một thập niên qua, trong hàng chục bài pháp thoại cho Tăng Ni và Phật tử đăng trên trang nhà Chùa Giác Ngộ[1] và trang nhà Youtube[2], tôi thường khẳng định rằng khái niệm “84,000 pháp môn” là do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, chứ trên thực tế, đức Phật chỉ truyền bá con đường duy nhất là Tứ thánh đế, mà cốt lõi là nhận diện khổ đau, truy tìm nguyên nhân của nỗi khổ, niềm đau và thực tập bát chính đạo để đạt được niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại này.
24/02/2015(Xem: 18018)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6095)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10347)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7872)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6335)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22334)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11131)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5848)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5275)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]