Mới đây, có người gửi đến email của tôi một bản tin ngắn có nhan đề “Chết trên quê hương Việt Nam”, được sưu tập từ báo chí trong nước. Bản tin rất ngắn, chỉ gồm tiêu đề và đường nối vào tờ báo gốc, như sau:
Tại Việt Nam bây giờ làm bất cứ điều gì cũng dẫn đến cái chết oan nghiệt:
1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu ==> bị đâm chết.
2. Ăn xong không chịu rửa bát ==> bị đâm chết.
3. Ăn nhậu xong giành trả tiền ==> Bị đâm chết.
4. Ăn nhậu xong không trả tiền ==> Bị đâm chết.
5. Tiểu bậy trước nhà dân ==> Bị đánh chết.
6. Nhắc nhở tiểu bậy ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
7. Dọn cơm ra không ăn ==> Bị đâm chết.
8. Không dọn cơm ra ăn ==> Bị đâm chết.
9. Chê xấu trai ==> Bị chém chết.
10. Khen đẹp trai ==> Bị đâm chết.
11. Để xe chiếm lối ra vào hẻm ==> Bị đánh hội đồng đến chết.
12. Mượn hộp quẹt mồi thuốc ==> Bị đâm chết.
13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
14. Đi hát karaoke, vào nhầm phòng ==> Bị đâm chết.
15. Phát hiện trộm, tri hô ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
16. Giành chỗ uống nước mía ==> Bị đâm chết.
17. Dừng xe không tắt máy ==> Bị đánh chết.
18. Chê nhạc dở ==> Bị đâm chết bằng kéo.
19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm ==> Bị đâm trọng thương.
20. Nhìn người khác chơi bi da ==> Bị đâm thủng phổi.
21. Khuyên đi ngủ không nghe ==> Bị đâm chết
22. Bán phở bò giá 60/k tô ==> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát. 23. Phát cơm từ thiện chậm ==> Bị đâm chết (New, xem cuối bài này)
Đọc, thấy bàng hoàng, tôi vào Google, gõ mấy chữ “bị đánh chết”, thấy xuất hiện ngay đến 17,400,000 kết quả trong vòng 0.10 giây! Dĩ nhiên có khá nhiều bản tin bị trùng, được đăng đi đăng lại ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần liếc sơ qua, chúng ta cũng thấy ngay một sự kiện: Ở Việt Nam hiện nay, mạng người thật rẻ rúng. Đi bắt trộm chó: Bị đánh chết. Mà không phải một người. Trên VTC News ngày 18 Tháng Mười 2012, có bài “điểm lại các vụ đánh hội đồng đến chết người trộm chó trong thời gian gần đây”, bao gồm:
- Quảng Trị: Dân vây đánh 2 kẻ trộm chó tới chết.
- Nghệ An: Dân đánh chết một đối tượng trong “hiệp hội bắt chó”.
- Bắc Giang: Giết người cùng làng vì trộm chó.
- Thanh Hóa: Bị truy đuổi, trộm chó tử nạn vì đâm vào tường.
- Nghệ An: Ngã giá trên xác người (tên ăn trộm chó đánh người, bị dân chúng đánh trọng thương, sau đó, không cho nhân viên y tế cấp cứu nên bị chết ngay tại hiện trường). Cũng tại Nghệ An, trước đó, một “cẩu tặc” khác bị đánh chết.
Nạn bắt trộm chó có thể khiến người ta bức xúc và phẫn nộ, tuy nhiên, vẫn có mấy điều tôi không hiểu được: Một là, lẽ nào người ta lại xem mạng người rẻ hơn cả chó? Hai là, có bản tin cho biết sau vụ “cẩu tặc” bị bắt, cả chục công an đến hiện trường; vậy, chả lẽ những công an ấy đến chỉ khoanh tay đứng ngó dân chúng đánh “cẩu tặc” đến chết, thậm chí, còn ngăn cản xe cứu thương đến chở nạn nhân đi bệnh viện? Ba là, sau các vụ đánh chết người ấy, luật pháp có làm việc hay không? Hay mọi chuyện đều chìm vào quên lãng? Bốn là, tại sao nhà báo, khi kể những chuyện ấy, có vẻ dửng dưng, thậm chí, đồng tình với chuyện giết người chỉ vì một con chó như vậy?
Nhưng đánh chết người vì tội trộm chó, ít nhiều vẫn có thể hiểu được. Vì người ta phẫn nộ. Sự phẫn nộ ấy không đủ để biện minh cho hành động giết người. Đương nhiên. Nhưng, thôi, vẫn có thể hiểu được. Có điều, ở Việt Nam, có rất nhiều người sát nhân không phải vì phẫn nộ. Chỉ cần nổi giận một chút là người ta có thể ra tay giết người. Chỉ cần liếc qua nhan đề các bản tin ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy ngay điều đó. Cãi vã nhau, học sinh lấy gậy đánh chết bạn. Vợ cãi, chồng lấy rìu đập vào đầu, vợ chết ngay tại chỗ. Ra đường, có người đến xin tiền, không cho, bị người ấy đánh đến chết. Công an bắt dân vào đồn để điều tra gì đó, đánh chết dân, rồi vu cho dân tự tử. Bị bố mẹ từ chối cho tiền, con bèn dùng gậy gộc đánh chết bố mẹ. Có khi con đánh mẹ, bố còn xúi thêm: “Đánh chết nó đi để tao lấy vợ mới!”
Người ta sẵn sàng giết bạn để cướp một cái iPhone. Ra đường chọc gái: Bị bồ của cô gái ấy đánh chết. Khích bác bạn cũ của bồ, bị những người ấy đánh chết. Thấy người ta gây gổ, nhảy ra can gián: Bị đánh chết. Ngồi nói chuyện, theo thói quen, lấy tay chỉ vào mặt người đối thoại: Bị đánh chết. Thầy giáo phạt học sinh trong lớp: Bị đánh chết.
Vô duyên nhất là chuyện này: Có người đang ngồi nhậu với bạn, vợ gọi điện thoại bảo về. Người ấy muốn về, bị bạn khích bác là “sợ vợ”. Thế là cãi nhau. Cuối cùng đánh nhau: Người bị vợ gọi về bị đập đầu xuống đường đến chết.
Nạn bạo động ở đâu cũng có. Nhưng tôi ngờ là hiếm ở đâu nó lại lan tràn và dã man như ở Việt Nam hiện nay. Người ta đánh nhau giết nhau vì những lý do hết sức nhỏ nhặt và vu vơ. Một cái điện thoại di động thôi cũng đủ là cái cớ để cướp của và giết người. Một cuộc cãi vã nho nhỏ giữa bạn bè cũng đủ gây ra án mạng.
Từ chuyện đánh chết người chung chung, tôi tò mò đánh thử chữ “giết người yêu” trên Google, thấy hiện ra ngay 32,500,000 kết quả trong vòng 0.13 giây! Về số lượng, cũng đầy dẫy. Về lý do, cũng hết sức vu vơ. Và về tính chất, cũng hết sức tàn bạo. Đề nghị cưới, bị người yêu từ chối: Rút dao đâm ngay.
Rủ người yêu cũ đi chơi, mang sẵn theo bốn lít xăng, giết xong, lột hết nhẫn vàng, vòng vàng trên người cô ấy, rồi tưới xăng đốt! Bị người yêu trách vì việc đến nơi hẹn trễ, tức giận bóp cổ người yêu đến chết! Hẹn hò với bạn gái ở phòng trọ, sau khi tình tứ với nhau, có chuyện cãi vã, tức giận bèn rút dao đâm chết; trước khi định tẩu thoát, còn nổi máu tham, cố lột lấy hết nữ trang và điện thoại di động trên thân thể đầy máu me của bồ mình! Cùng bị tuyệt tình, một thanh niên đè bạn gái xuống đổ nguyên cả chai thuốc trừ sâu vào miệng; một thanh niên khác bóp cổ cô gái đến chết. Giết người yêu xong, một người vất xác xuống giếng, một kẻ khác chặt thân thể nạn nhân ra thành nhiều mảnh, bỏ vào bao đem vất ở nhiều bãi rác khác nhau.
Đối với người lạ, bạn bè cũng như với người tình, người ta tàn ác như vậy. Đối với bố mẹ ruột của mình, người ta cũng đánh đập hoặc đuổi ra ngoài đường một cách nhẫn tâm. Những chuyện như vậy ê hề trên báo chí Việt Nam. Đọc, thấy buồn não người.
Tại sao đạo đức Việt Nam bị suy đồi khủng khiếp đến như vậy?
Tại sao?
Nguyễn Hưng Quốc
Gia cảnh khốn khó của người phát cơm từ thiện bị đâm chết
"Vì đưa cơm chậm mà hắn rút dao đâm chồng tôi liên tiếp. Một tay tôi bế con nhỏ, tay ôm chồng đứng giữa vòng xoay cầu cứu trong vô vọng", vợ của người phát cơm từ thiện bị đâm chết nghẹn ngào kể.
Người vợ bế con khóc trước cái chết tức tưởi của chồng. Ảnh: An Nhơn
Ngày 11/8, tiếng khóc xé lòng của bé trai hơn một tuổi, của vợ và mẹ anh Trần Minh Phước (23 tuổi, người phát cơm từ thiện bị đâm chết ở vòng xoay Phạm Đình Hổ - Lê Quang Sung, quận 5) xé tan không gian lạnh lẽo của nhà vĩnh biệt Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đến chiều nay, họ mới hoàn tất được thủ tục đưa thi thể anh Phước về nhà tang lễ ở đường Nguyễn Tri Phương để khâm liệm.
Đứng tựa góc cột nhà vĩnh biệt, bà Trần Tố Trân (mẹ anh Phước) thẫn thờ, đưa ánh mắt vô hồn nhìn vào thi thể con. Có người hỏi thăm, bà lại khóc. "Nó có tội tình chi đâu. Phát cơm từ thiện mà sao người ta nỡ giết nó", tiếng oán trách của bà mẹ khiến những người ở nhà đại thể không cầm được nước mắt.
Bà Trân 3 con, Phước là con cả. Họ sống ở lầu 3 của chung cư cũ trên đường Phan Văn Khỏe trong khu Chợ Lớn, phường 13, quận 5. Chồng mất sớm, bà đi rửa chén thuê cho tiệm ăn uống kiếm tiền cho các con sống qua ngày. Gia đình khó khăn nên từ nhỏ Phước không được học hành như bao đứa trẻ khác. Mới lớn, anh đã lăn lộn đủ nghề trong khu chợ như nghề bốc xếp, chở hàng...
3 năm trước, anh quen với Hứa Thị Thanh Tâm, người từng nghiện ma túy, tự thuê nhà sống chung và sinh con. "Nhà nghèo, tôi cũng không thể giúp cho hai đứa được, chỉ mong chúng mạnh khỏe và hạnh phúc. Hôm qua tôi đang rửa chén cho người ta thì nghe công an bảo thằng Phước bị đâm chết. Chân tay tôi bủn rủn", bà Trân khóc.
Thân hình gầy nhom do di chứng của ma túy, chị Tâm ôm con trai đang khóc ré vì đói sữa cũng rưng rưng. Chị bảo, gia đình nghèo khó sống trọ ở gần vòng xoay Cây Gõ, mỗi ngày chị ôm con nhỏ ngồi xin ăn ở giao lộ Phạm Đình Hổ - Lê Quang Sung (phường 2, quận 5), còn chồng đi nhặt phế liệu hoặc ai thuê gì làm đó.
Cách nay hai năm, thấy hoàn cảnh hai vợ chồng khó khăn, hai phụ nữ khá giả từ nơi khác mang cơm hộp đến nhờ họ phát cho người người có hoàn cảnh lang thang như họ. Mỗi ngày họ phát trên 40 suất cơm. "Thù lao cho việc làm của chúng tôi là được cơm ăn qua ngày", ôm đứa con trai vào lòng, chị Tâm kéo tay áo đã sờn vải lau giọt mắt đang chảy dài trên đôi gò má hốc hác.
19h ngày 10/8, anh Phước đứng phát cơm ở giữa vòng xoay như thường ngày, còn chị bế con ngồi trước cửa hàng sữa để xin tiền. Vừa được một người đi đường thả cho 10.000 đồng, chị nghe tiếng kêu cứu của chồng. "Thấy chồng bị đâm gục, tôi ôm con nhào ra đỡ. Tôi bị hắn đâm sượt vào ngón chân. Một tay tôi bồng con, một tay ôm chồng bị thương đầy máu, đứng giữa vòng xoay cầu cứu trong vô vọng", chị Tâm kể với giọng nấc nghẹn.
Theo chị Tâm, lúc đó anh Phước phát hơn được hơn phân nửa số hộp, xung quanh còn vài người đứng nhận. Theo chị kẻ thủ ác là một kẻ bụi đời thường đến xin cơm. "Thường chúng tôi phát cho trẻ tàn tật, người già trước, sau đó mới tới thanh niên có sức khỏe. Vì nhận cơm chậm mà cách nay khoảng một tuần, hắn gây sự với chồng tôi. Hôm qua, cũng vì lý do đó mà hắn rút dao đâm lén anh ấy từ phía sau", chị Tâm cho biết.
Gây án xong, hung thủ bỏ chạy bộ tẩu thoát. Chồng chị bị đâm nhiều nhát trên cổ được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng đã tử vong. "Hắn ta nói giọng Bắc, người gầy, cao trên 1m60, mặc áo sơ mi trắng dài tay, quần tây xanh, mái tóc phía trước để dài", người vợ nhận dạng kẻ đâm chồng mình.
Một cô gái bạn chị Tâm, người có mặt lúc xảy ra án mạng cho biết, hung thủ là người sống lang thang ở khu vực Bến xe chợ Lớn mà nhóm cô quen cách nay khoảng một năm nay. "Chúng tôi chỉ biết hắn tên Thanh, 26 tuổi, trước đây làm nghề đấm bóp giác hơi. Hàng ngày hắn lang lang ở khu vực bến xe", cô này cho biết.
"Nó có tội tình gì đâu. Phát cơm từ thiện mà sao nỡ giết nó?", mẹ anh Phước khóc. Ảnh: An Nhơn
15h, thi thể anh Phước được đưa lên xe tang, chuẩn bị lăn bánh về nhà tang lễ. Người mẹ ngã quỵ được mọi người dìu lên xe, ngồi cạnh xác con trai. Còn bé trai đưa ánh mắt hồn nhiên ngước lên nhìn người mẹ gầy yếu, xanh xao đang khóc ngất. Chứng kiến cảnh này, nhiều nhân viên và một số người có mặt nhà vĩnh biệt rơm rớm nước mắt. "Tên Phước, sống làm phước mà sao lại vô phước. Tội cho đứa con trai, không biết tương lai thế nào", nhân viên gác cổng nhà đại thể nói giọng ưu tư.
Chiều 11/8, công an quận 6, TP HCM cho biết vẫn đang truy bắt hung thủ.
Gần đây, cộng đồng cư dân mạng xôn xao về hình tượng “ người nữ ôm trong lòng Phật”. Quả thật, đây là vấn đề nhạy cảm và xa lạ đối với hầu hết tín đồ Phật giáo trên thế giới ngoài một bộ phận Mật tông; Sở dĩ gọi là một bộ phận, vì không hẳn toàn bộ Mật pháp đều sử dụng biểu tượng như thế.
Có sự tương thông trong các pháp hành Du già, đạo học, Tiên thiên hợp lưu, Thủy hỏa ký tế, âm dương bảo hòa, Châu Thiên tiểu-đại…của Đông Phương, cũng như một vài mật pháp của Ấn giáo, Ba Tư và Ai Cập cổ đại.
Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm, đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này. Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebookcòn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng.
Hãi hùng ở đây đối với tôi không phải chỉ là sự kiện một tấm hình “cô gái ôm đức Phật (sic)” mấy hôm nay do đài BBC đưa tin và báo Thái Lan Bangkok Post góp phần tạo nên làn sóng lên án mạnh mẽ từ các cư dân mạng.
Bên cạnh đó là nhiều sự việc tương tự đã và đang diễn ra đó đây, không riêng gì ở đất nước Việt Nam chúng ta, với rất nhiều hình thức khác nhau, từ quai đôi dép mang dưới chân, thậm chí đến đôi nịt ngực nơi vùng nhạy cảm của phu nữ; rồi công khai trương bảng hiệu trong các quán nhậu, quán Bar và cả massa v.v… là hình ảnh Đức Phật tôn kính!
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.
Trong khi ở trong nước, nhà cầm quyền CSVN. vẫn ngoan cố đàn áp tôn giáo, sách nhiễu các nhà lãnh đạo, nhất là Đức Tăng Thống Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang, Hoà thượng Thích Quảng Độ, hai nhà lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thông Nhất.
Cuộc bắt bớ và bạo hành đối Hoà thượng Thích Quảng Độ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo tại nhà ga Sài gòn vừa qua , là một hành động thô bỉ nhất từ ngàn xưa tới nay, một chủ trương khinh thường, vô lễ, mất nhân tính và văn minh văn hoá Việt nam, mà nhà nước CHXHCHN /VN. Đã bất chấp dư luận và công luận quốc tế !
Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác viên tịch vào ngày 05/12/2012. Ngày hôm sau, 06/12/2012, Hòa thượng Thích Tín Nghĩa, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) gửi điện thư phân ưu đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTNHN-HK), Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam (GHTGNTVN) và môn đồ pháp quyến. Qua tuần sau, phái đoàn của GHPGVNTNHK trên dưới 10 vị cũng đã đến phúng viếng và đọc lời cảm niệm bày tỏ đạo tình trước kim quan của Giác linh tân viên tịch vào ngày 12/2/2012.
Trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, có 2 trường hợp cải đạo sang Cơ Đốc giáo được nhắc đến nhiều do ảnh hưởng của nó. Trường hợp thứ nhất là Tôn Trung Sơn, mà chúng tôi đã đề cập đến trong một bài viết trước đây. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến trường hợp Tưởng Giới Thạch. Cả 2 trường hợp cải đạo đều là tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc.
Tôi ký tên dưới đây Hòa Thượng Thích Giác Lượng, công dân Hoa Kỳ gốc Việt Nam đã và đang hành đạo tại Hoa Kỳ và các nước ven Thái Bình Dương.
Tôi sử dụng quyền công dân để đạo đạt lên quí Ngài một phương án tháo gỡ Thế Chiến thứ III do Trung Cộng khởi xướng bằng cách “Tiến công Việt Nam theo kế họach A: Đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”.
Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.