Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN THỨ SÁU SỰ BIẾN HÌNH

02/10/201015:26(Xem: 2729)
PHẦN THỨ SÁU SỰ BIẾN HÌNH

PHẦN THỨ SÁU
SỰ BIẾN HÌNH

Phúc Âm theo Thánh Luca 9, 28-36

“Khoảng tám ngày sau cuộc đàm thoại, Đức Giêsu đem theo Phêrô, Gio-an và Gia-cô-bê lên núi cầu nguyện. Trong lúc Ngài cầu nguyện, khuôn mặt Ngài biến đổi sáng ngời và y phục Ngài trở thành trắng tinh rực rỡ. Và kìa có hai người đang nói chuyện với Ngài : đó là Môi-sê và Êli, xuất hiện trong vinh quang nói về cuộc khổ nạn mà Ngài phải hoàn tất ở Giê-ru-sa-lem. Phêrô và hai bạn còn ngủ li bì ; tuy nhiên khi tỉnh dậy, họ nhìn thấy vinh quang của Đức Giêsu và hai vị Môi-sê và Êli đứng gần Ngài. Khi họ chia tay với Đức Giêsu, Phêrô nói với Ngài : “Thưa Thầy, chúng con sung sướng được ở đây : chúng con có thể dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Môi-sê và một cho Êli.” Phêrô không biết điều mình đã nói. Khi ông còn đang nói, một đám mây đến bao trùm lấy các Ngài, các môn đệ hoảng sợ khi thấy các ngài biến mất trong đám mây. Lúc đó từ đám mây có tiếng nói vang ra : “Đây là CON yêu quý của ta, các ngươi hãy nghe lời người !” Và trong lúc tiếng nói còn vang dội, Đức Giêsu ở lại một mình. Các môn đệ lặng thinh, và trong những ngày ấy, không nói cho ai biết điều họ đã trông thấy.” [Luc, 9, 28-36]

Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Một lần nữa, đoạn văn về sự biến hình nêu ra những đề tài chung cho những truyền thống tôn giáo lớn của thế giới. Các đề tài chung ở đây là khả năng có những kinh nghiệm thần bí bằng thị kiến và sự quan trọng của các ẩn dụ như cầu vồng, đám mây, mặc dù trong văn cảnh của Phúc Âm, ý nghĩa của các đề tài ấy có hơi khác vì tính độc nhất (vô nhị) khi quan niệm về Đức Giêsu như CON Thiên Chúa. Nhưng đại thể, nếu một Phật tử thuần thành đạt đến một độ cao thành tựu trên đường tiến hóa tâm linh thì một sự biến đổi như thế có thể được biểu lộ ở cả bình diện vật lý. Các kinh Phật (sutras) kể lại những câu chuyện tương tự về Đức Phật. Giống như trong Phúc Âm, các câu chuyện bắt đầu cho biết Đức Phật đang ngụ tại một nơi nào đó, ở một lúc nào đó. Các môn đệ – chủ yếu là hai môn đệ xuất chúng, Shariputa (Xá Lợi Phất) và Maudgalyayana (Mục Kiền Liên) – nhận thấy có sự thay đổi trong ngoại hình của Đức Phật. Một luồng ánh sáng chiếu tỏa từ thân thể Ngài và một nụ cười nhẹ nhàng đặc biệt chiếu sáng dung nhan Ngài. Rồi thì, một môn đệ hỏi Đức Phật : “Con thấy có những sự thay đổi nơi Thầy. Tại sao chúng xảy ra ? Vì những lý do gì ? Tư tưởng nào đang hiện ra trong tâm trí Thầy ? Xin Thầy vui lòng trả lời cho chúng con.” Những dụ ngôn ấy giống với dụ ngôn mà chúng ta tìm thấy trong đoạn Phúc Âm về sự biến hình.

“Thị kiến về hai vị tiên tri Môi-sê và Êli cũng tương ứng với nhiều truyện kể Phật giáo nói về các sự kiện thần bí trong đó một cá nhân thấy mình đối diện với các nhân vật lịch sử. Người ta gọi đó là những dag-nang, những kinh ngiệm về những thị kiến thuần túy. Trong một số trường hợp, có thể đó là những tiếp xúc đích thực với các nhân vật lịch sử, ở bình diện thần bí. Trong các trường hợp khác, đó là sự gặp gỡ với những người khác mặc lấy ngoại hình và dáng vẻ của các nhân vật ấy. Những sự tiếp xúc như thế có thể xảy ra.

“Để hiểu được các hiện tượng thần bí ấy, cần phải có kiến thức tối thiểu về hiện tượng hiển lộ hay hóa hiện (émanation) nói chung. Ví dụ như mức độ tự trị của một hóa hiện tùy thuộc trình độ thành tựu của cá nhân tạo nên hóa hiện, nói cách khác của chủ thể hóa hiện. Ở một mức độ thấp hơn, một sự hóa hiện được tạo bởi một cá nhân, trong một mức độ rộng lớn được chủ thể hóa hiện kiểm soát và điều khiển gần giống như một máy điện toán. Trái lại, ở một cá nhân đã đạt tới những thành tựu tâm linh cao, các hình thể được hóa hiện có thể có một mức độ tự trị cao. Một đoạn trong bản văn Phật giáo phát biểu rằng những hóa hiện do một vị toàn giác tạo nên có được một mức độ tự trị rất cao. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa các hóa hiện là có thật và chúng là những sinh vật. Trong một ý nghĩa nào đó, chúng chỉ là những tạo vật đơn thuần của tinh thần đã tiến hóa cao đó. Vì thế, một trong bốn giới răn chính của luật tu là cấm sát sinh. Để có sát sinh, đối tượng của hành động sát sinh phải là một con người chứ không phải là một vật hóa hiện : bởi lẽ những người được hóa hiện không được coi như những sinh vật có thật.

“Ngày nay cũng vậy, nhiều người có kinh nghiệm về thị kiến thần bí. Một số người đã bước vào tiếp xúc với các đại sư của Ấn Độ và Tây Tạng. Chính tôi cũng thích có những kinh nghiệm như thế. Nhưng than ôi ! Tôi có nhiều câu hỏi để đặt ra ! Nếu tôi phải làm một kinh nghiệm như thế với các đại sư Ấn Độ của quá khứ, tôi sẽ đóng vai trò một nhà khoa học, một trạng sư của quỷ và tôi có một đống câu hỏi đặt ra ! Nếu những cá nhân đạt tới trạng thái tâm linh tiến hóa cao có khả năng hóa hiện và tự biểu hiện dưới nhiều hình thức, không vì thế mà mọi người sẽ có khả năng tri giác thị kiến và sự hiện diện ấy. Để nắm bắt thị kiến người ta phải đạt tới một mức độ trưởng thành nào đó, có khả năng tiếp thu và mở rộng tâm linh. Ví dụ trong đoạn văn có nói Phêrô nhìn thấy Môi-sê và Êli, nếu vào lúc đó những người khác cùng đi theo Đức Kitô, hoàn toàn có khả năng một số người trong nhóm đã không nhìn thấy Môi-sê và Êli.

“Đối diện với hiện tượng hóa hiện như thế, thông thường người ta muốn biết cơ chế của chúng. Phải giải thích chúng trên nền tảng nào ? Trong Phật giáo, nếu chúng ta đặt mình trong nhãn giới tantra, phương diện bí truyền của Phật giáo Tây Tạng, có thể đưa ra lời giải thích từ động lực của các năng lượng vi tế được gọi là prana. Nhờ vào những kỹ thuật thiền định khác nhau, hành giả có thể đạt đến một trình độ cao của việc điều nhiếp các năng lực tâm lý. Trong hệ thống các sutra, đó là hệ thống phi-tantra, người ta tường trình các kinh nghiệm ấy bằng các ngôn từ chỉ sức mạnh tập trung hay sức mạnh thiền định. Nói đúng ra, đó là những hiện tượng rất huyền bí, tôi không tự cho mình có khả năng giải thích chúng chi tiết. Tôi nghĩ rằng đó là những lãnh vực cần nhiều sự nghiên cứu tìm tòi cũng như thử nghiệm.

“Những cuộc gặp gỡ ở trong thị kiến diễn ra ở những trình độ khác nhau mà người ta có thể xếp thành ba loại lớn. Các cuộc gặp gỡ loại đầu tiên được cảm nghiệm trên một bình diện thần bí và trực giác hơn ; cuộc gặp gỡ thực ra không hiện thực hay hiển nhiên nhưng đúng hơn thuộc bình diện cảm giác hay trực giác một sự hiện diện. Các cuộc gặp gỡ thuộc loại thứ hai thì hiển nhiên hơn nhưng không thuộc bình diện giác quan ; chúng được cảm nhận ở bình diện tâm lý, ý niệm. Còn loại ba là các cuộc gặp gỡ hiển nhiên nhất : đó là các kinh nghiệm từ giác quan như gặp một ai, mặt đối mặt, đôi mắt mở to.

“Một hiện tượng tương tự đi kèm theo các thị kiến thần bí xảy ra ở hồ thiêng Lhamoš Lhatso ở Tây Tạng. Tôi đã nghe nói rằng các du khách nước ngoài đã có những thị kiến ở hồ ấy. Tuy nhiên, nếu mười người nhìn hồ cùng một lúc, mỗi người có thể có một thị kiến khác nhau. Nhưng cũng có thể cả mười người đều thấy cùng một hình ảnh. Thậm chí người ta cũng có thể chụp ảnh các thị kiến. Tại sao lại có những sự khác nhau ấy ? Thật là mầu nhiệm sâu xa. Nhưng hẳn phải có một lời giải thích.

“Trong các đoạn Phúc Âm này, người ta thấy có một sự quy chiếu về số mệnh. Điều này dẫn tôi đến chỗ tự hỏi trong bối cảnh Kitô giáo có hay không niềm tin mỗi người có một số mệnh riêng biệt phải hoàn tất.”

Cha Laurence : Vâng. Mọi người đều có một số mệnh mà nói cho rốt ráo là phải tham dự vào sự hữu của Thiên Chúa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Người ta có thể nói rằng, do những hoàn cảnh, mà số phận cá nhân được tiến triển và thay đổi không ?

Cha Laurence : Vâng, bởi vì cá nhân được tự do chấp nhận hay không số mệnh hay “tiếng gọi” đó. Có một mối liên hệ giữa số mệnh và sự tự do.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trong Phật giáo, mặc dù người ta không dùng từ số mệnh, mà thấy có khái niệm karma (nghiệp) là một từ tương đương gần giống số mệnh. Nếu karma bao gồm một lực đẩy có mức độ, thì trong mọi trường hợp, cần có đủ điều kiện để karma được thực hiện. Như tôi đã nói, một số hình ảnh như đám mây, cầu vồng đều được thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo. Về mặt tự nhiên, khoa học có thể giải thích cầu vồng hình thành ra sao do độ ẩm, nhiệt độ… Nhưng tôi luôn luôn buộc phải suy nghĩ về những cầu vồng riêng của mỗi người không phải do nhiều màu sắc mà giống như một ánh sáng trắng thuần khiết trải ra theo đường thẳng thay vì tạo thành hình cung. Tôi luôn luôn tự hỏi điều ấy có thể hiện hữu như thế nào.

Trong Phật giáo Tây Tạng, hình ảnh của cầu vồng bao gồm hai chức năng. Trước tiên nó thường kết hợp với các dấu chỉ điềm tốt, may mắn, hoạnh tài. Ngoài ra, cầu vồng còn minh họa bản chất huyễn hóa và không thực thể của các sự vật và biến cố. Tôi thích thú thấy đoạn văn này kể lại một tiếng nói đến từ không trung. Cũng vậy, trong các lời giáo huấn của Phật giáo, người ta tìm thấy những quy chiếu tương tự vào một tiếng nói không biết từ đâu đến. Ở Tây Tạng người ta thường tin rằng vào thế kỷ thứ VII, dưới triều đại của Lha Tho-thơri, các kinh điển Phật giáo từ trời giáng xuống. Các học giả đã bác bỏ và khẳng định kinh điển đưa từ Ấn Độ về. Nhưng thời kỳ ấy, nếu người ta biết được kinh điển thật ra từ Ấn Độ đưa về, hẳn người ta đã không tôn thờ kinh điển. Tóm lại, huyền thoại kinh điển từ Trời giáng xuống đã xuất hiện và huyền thoại ấy đã đóng một vai trò đặc biệt trong truyền thống tâm linh của họ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2019(Xem: 4134)
Cố tâm chống phá Phật giáo là phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo cơ hội cho kẻ xấu thừa nước đục thả câu, ảnh hưởng đến niềm tin của Quốc dân và cộng đồng Phật giáo trong và ngoài nước. Hiện nay, dư luận vô cùng hoang mang cho tiến sĩ Dương Ngọc Dũng: Không biết có phải Ông nhận sự chỉ đạo của ai đó cố tâm muốn đánh phá Phật giáo chăng? Hay là có ý đồ chia rẻ tình đoàn kết Dân tộc, hạ bệ niềm tin Phật tử Việt Nam?. Hay là đất nước chúng ta hiện sống trong thời loạn văn hoá?. .Chẳng có gì đau xót hơn, khi phần đông người dân cả nước đều tôn kính Đạo Phật,
10/11/2019(Xem: 7024)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
23/10/2019(Xem: 4367)
Mấy ngày qua, kể từ khi xuất hiện bài viết 'Đi tu mà có 300 tỷ là trái Luật Phật giáo, không biện luận được'đăng trên báo Zing ngày 12/10/2019 của nhà báo Hoài Thanh phỏng vấn ông TS. Dương Ngọc Dũng[i] xoay quanh câu chuyện nhà sư Thanh Toàn đã gây nhiều chú ý của dư luận thời gian qua. Tôi cũng như bao nhiêu tăng ni và Phật tử, vốn ít khi muốn xen vào chuyện thị phi của báo giới, thế nhưng nếu như ai cũng im lặng, để cho cái sai trái trở nên chiếm ưu thế thì đó hẳn là điều có lỗi với lương tâm
26/09/2019(Xem: 11263)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
03/09/2019(Xem: 4677)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốnvà quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đềchính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu.
22/08/2019(Xem: 4640)
Rác là các chất, các vật do con người trong quá trình sống, sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất thải ra. Rác được chia làm 3 loại: rác hữu cơ; rác vô cơ; rác tái chế. Trung bình mỗinăm, mỗi người Việt Nam thẩy vào môi trường khoảng 400kg rác. Trong 400kg rác đó chia nhỏ ra làm 6 loại:rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp; rác thải xây dựng; rác thải công nghiệp; rác thải y tế, rác thải văn phòng. Sáu loại rác này được giới chuyên môn chia làm 2 nhóm: rác thải vô hại, rác thải độc hại và có cách xử lý rác thải khác nhau.
15/06/2019(Xem: 6859)
“Độ ta không độ nàng ” là một ca khúc Trung Quốc viết cho một cốt truyện hư cấu bằng một tập phim hoạt hình thức rẻ tiền của các nhà làm phim giải trí Trung Quốc. Đây là một sản phẩm viết theo trí tưởng tượng cũng như hư cấu cốt truyện theo từng nhân vật không giống ai của Trung Quốc. Theo bài viết của Như Ý Baomoi.com tác giả viết: “ Độ ta không độ nàng là ca khúc được trích dẫn từ một bộ phim hoạt hình của Trung Quốc. Nội dung bài hát kể về câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu tăng
28/05/2019(Xem: 5035)
Trong lá thư tháng Năm 2019 của Viện Nghiên cứu Phật học (Institut d' Études Bouddhiques) tại Pháp, ngoài các mục thường lệ về nghiên cứu, thuyết trình, giảng dạy, giới thiệu sách báo mới, trong phần tin tức còn có một bài liên quan đến tình trạng Phật giáo tại Trung quốc: "Lá bài Phật giáo tại Trung quốc" (Chine: l' enjeu du Bouddhisme). Dưới đây là phần lược dịch và nếu cần tra cứu bản gốc của tài liệu này thì xin quý độc giả ghé vào trang mạng của Viện Nghiên cứu Phật học:
23/05/2019(Xem: 4003)
Hiện nay, bề mặt nổi, thực sự PG phát triển về cơ sở vật chất lẫn lượng số tu sĩ, nhưng đó không phải là điều đáng mừng khi mà nội lực PG, những tu sĩ nặng về học hàm, học vị, kiến thức và quyền lực, quyền lợi hơn là chuyên tu. Thậm chí đưa đến nhiều tai tiếng không cần thiết như thời gian qua. Một vài cơ sở tự viện có tầm vóc là điều cần thiết, nhưng không cần thiết có quá nhiều chùa mọc lên không mang vẻ nghệ thuật, không toát lên sinh khí Thiền vị đang chen chúc chìm sâu giữa các cao ốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567