Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

LỜI TỰA

02/10/201015:18(Xem: 2740)
LỜI TỰA

LỜI TỰA

Một người đàn ông đang nói. Đó là một tiếng nói của một truyền thống tâm linh của hơn hai ngàn năm, chánh pháp mà Đức Phật đã giảng dạy.

Các môn đồ của Đức Ki Tô tụ họp chung quanh ông. Họ đã mời ông đọc và chú giải “Tin Mừng”, Phúc Âm mà Đức Giêsu đã loan báo.

Một cuộc đối thoại hình thành giữa hai bên và hơn thế nữa, đây là một thời điểm thuận lợi để cho sự thống nhất nền tảng của nhân loại được khẳng định và cảm nhận bằng lời cũng như bằng sự im lặng.

Vấn đề không phải là xóa bỏ hoặc che dấu những điểm khác nhau nhưng là nêu rõ chúng bởi lẽ xuyên qua các điểm dị biệt, những điểm đồng quy mới kể cả bổ túc cho nhau sẽ được phác họa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dẫn một tục ngữ Tây Tạng : “Trâu vẫn phải là trâu và cừu vẫn phải là cừu”. Nhưng phải chăng là điên rồ khi muốn phong phú hóa sự đa dạng, tìm kiếm cái đơn nhất giữa sự đa tạp, phác thảo một “kỷ nguyên của Thánh Thần” bên ngoài mảnh đất chung của các giáo phái hay của thời thượng cầu kỳ, hoặc khi cùng nhau vạch ra những con đường cổ xưa của cuộc hành trình nội tâm và không vì thế mà từ bỏ thế giới hiện đại trong hiện trạng ? Đã hẳn, đó không phải là sự điên rồ. Nhưng phép lạ của lòng đơn sơ, chân thật đã chiến thắng mọi trở ngại cho dù sự nể nang của người này hay sự ngại ngùng của người khác bắt đầu biểu lộ. Cuốn sách này là sản phẩm của điều đó. Nó chứng tỏ với chúng ta sự tồn tại của một đối cực với lục điạ thống nhất của những người mới tòng giáo ; một đất nước ở đó tính phổ quát từ chối sự đồng phục hóa và những tính cách dù bị đe dọa nặng nề, cũng khước từ sử dụng bạo lực như phương tiện để sống còn.

Trước tiên, lời này gửi đến cho các Kitô hữu và các Phật tử. Tinh thần của cuộc gặp gỡ tại Assise năm 1986 đã đem lại một sắc thái và đấy là phương pháp được áp dụng.

Nói rõ hơn : sau hai mươi thế kỷ thiếu thông tin, chúng ta hãy nhớ lại các sai lầm và nghịch nghĩa mà chúng ta nghĩ về Phật giáo với lòng tự phụ từ Rubrouck cho tới các thời kỳ gần đây nhất. Người ta sẽ ngừng mọi phán đoán tiên nghiệm, mọi ý tưởng đã nhận lãnh để thực hiện việc đọc chung một bản văn căn bản : Kinh Thánh. Người ta sẽ không dừng lại ở sử tính của các sứ điệp để gắn bó hoàn toàn với sứ điệp. Không phải là vô ích khi ta đi tìm lại trong lịch sử những dấu vết và âm hưởng các lời giảng dạy của Đức Như Lai (Tathagata) vang dội đến vùng đất Palestine nơi Đức Giêsu sẽ giáng thế, và rộng lớn hơn trong vùng Điạ Trung Hải La-Hy. Các nhà nghiên cứu trẻ tuổi về lịch sử và triết học đang làm việc ấy. Ở đây, có một sự cấp bách khác. Hơi giống câu chuyện mà Đức Phật đã sử dụng, nói về một người đàn ông bị một mũi tên bắn trúng và ngã lăn dưới chân chúng ta. Có phải chúng ta sẽ đi tìm lai lịch của người bắn ? Lai lịch của người buôn bán cung ? Loại gỗ mà mũi tên được làm ra ? Không. Chúng ta cần phải lập tức tìm ra loại thuốc để chữa lành và cứu sống người bị nạn.

Vậy là chúng ta có thể nói rằng Ki tô hữu và Phật tử đã gặp nhau.

Giữa Đấng Cứu thế đã đến để làm nhẹ gánh nặng trên vai nhân loại bằng việc tha thứ tội lỗi thế gian với Đức Như Lai giảng dạy Tứ diệu đế và Bát chánh đạo để đưa người ta ra khỏi vòng luân hồi của sự khổ, người ta sẽ nhận ra ít nhất là một định hướng chung nào đó.

Một cách chính xác hơn khi Đức Giêsu hay làm phép lạ làm cho người ta què đi được, người cùi được lành lặn, Ngài chẳng nói với họ rằng : “Hãy đi đi, tội lỗi của ngươi đã được tha thứ !” hay sao ?

Bằng những ngôn từ khác : “Này đây, ngươi lại được ban cho một tinh thần vô cùng thanh tịnh, thân thể ngươi sẽ chứng minh điều đó”. Niềm tin ấy vào sự thanh tịnh và tự tại của tinh thần là nền tảng của mọi tư duy Phật giáo. Nhiều Kitô hữu cũng chia sẻ điều đó.

Thomas Merton, một tu sĩ dòng Trappes, khẳng định : “Ở trung tâm của hữu thể chúng ta, có một vùng ánh sáng thuần khiết, một vùng mà tội lỗi và ảo tưởng không thể xâm phạm.” 

Đã hẳn, độc giả sẽ nhận thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh và các người đối thoại với Ngài quan tâm so sánh mà không hề lẫn lộn “tia sáng linh thiêng” hiện diện trong mỗi tạo vật, ít ra đối với những người tự nhận mình là con cái của Thiên Chúa Tạo hóa, và “tia sáng giác ngộ”, bồ đề, hiện diện trong mỗi chúng sinh, đối với người Phật tử.

Thật vậy, nếu cần phải đồng hành đi tìm Thần Khí, thì cả việc đọc lẫn việc chú giải các bản văn, như chúng ta biết, sẽ không đủ.

Dấu ấn của tinh thần nằm ở nội tâm, trong chiều sâu thinh lặng của mỗi người. Người ta chỉ có thể đạt đến bằng sự trầm tư chiêm niệm.

Ai cũng dễ dàng nhận thấy rằng cả Đức Phật và Đức Kitô không viết sách ; các Ngài đã để cho những môn đệ lo việc chuyển giao sứ điệp như họ đã nhận thức, với tất cả nhân tính của họ. Như thế, đến lượt chúng ta, chúng ta phải tìm lại sứ điệp trong chính chúng ta : bên ngoài và bên trên chữ viết. Giới hạn ấy của Lý (logos) mà các Kitô hữu vẫn thường chấp nhận bởi vì Ngôi Lời đã trở thành xác thịt, người ta gọi đó là mầu nhiệm, ngoại lý hoặc đơn giản hơn sự thiết yếu của kinh nghiệm, đối với tôi đó là một trong những bài học chủ yếu của sự gặp gỡ. Khả năng đánh thức “một cái gì bên ngoài chữ nghĩa” rõ ràng là một phần của sự tỏa sáng tâm linh nơi các vị tôn sư đắc đạo. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thường khiêm tốn khẳng định rằng do ít nghiên cứu, ngài hiểu không đúng về Kitô giáo, cho dù các cuộc gặp gỡ giữa ngài với Kitô hữu đã tăng lên nhiều trong vòng mười năm nay. Tuy nhiên chúng ta thấy Ngài đi vào lý luận của Phúc Âm không thua kém ai không ngượng ngùng giả tạo, như thể lời nói của Đức Giêsu rất thân thuộc với ngài và ngôn ngữ của các dụ ngôn không có gì là bí hiểm. Và sự dễ dàng ấy tác động mạnh mẽ đến cử tọa hiện diện và có sức khai thị vô cùng đến định hướng chung khả dĩ động viên người hành đạo bước vào con đường tâm linh đích thực. Rõ ràng là ở đây sự đồng cảm mang lại điều mà lý tính được nêu ra ở trên đôi khi còn để lại trong bóng tối.

Đối với tôi, một người đã không tham gia hội thảo đó, nhưng nhớ lại những giờ phút trôi qua ngồi lắng nghe vị tôn sư Tây Tạng thì cuốn sách này quả là một cảm hứng cho hành động tâm linh. Một cách tiên thiên, người ta thường có xu hướng đối lập hai từ đó. Không. Trầm tư hoặc tham thiền chính là hành động, và đôi khi hành động, chính là trầm tư hoặc tham thiền. Đối với tôi, chưa bao giờ điều đó rõ ràng hơn. Y như rằng sự rời bỏ thế gian đôi khi là con đường nhanh nhất và thiết yếu để tìm lại thế gian trong thực tại của nó với đầy đủ ý nghĩa, sự quân bình và lợi lạc.

Ý tưởng về một cuộc hành hương chung đến với các truyền thống lớn, hoàn toàn gây hứng khởi từ người con của xứ sở du mục, đất nước Tây Tạng mà các người hành đạo đi qua, đôi lúc bái quỳ để cho trán mình chạm đất.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bên ngoài sự vận dụng một bút pháp đầy ấn tượng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến cho chúng ta, chính là sự đóng góp hoan hỷ và từ bi của chúng ta vào việc thực hành đời sống mà cuốn sách này giúp ta đối diện.

Jean-Paul Ribes
Chủ tịch Ủy ban trợ giúp Tây Tạng ở Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 3347)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
30/08/2010(Xem: 6958)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4070)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 4929)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6240)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 3949)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 3663)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 4879)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 4677)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567