Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo có hại cho việc phát triển Kinh Tế ?

30/08/201016:18(Xem: 3333)
Phật Giáo có hại cho việc phát triển Kinh Tế ?


hoa_sen (20)


Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.

Nhưng phần lớn dân Việt Nam lại theo đạo Phật. Phật khuyên con người nên giữ giới không sát sanh và không tham lam trộm cắp thì làm thế nào để phát triển kinh tế? Vì nuôi gia súc nuôi cá, nuôi tôm mà không làm thịt để đóng thành hộp – xuất khẩu. Không tham lam làm sao cạnh tranh với thị trường? Do đó có thể nói giáo lý Phật trở thành vô dụng trong lãnh vực kinh tế, hay nói cách khác, đạo Phật là tảng đá cản đường cho việc canh tân đất nước.

Trên đây là lời phát biểu nửa thật nửa đùa của tôi lúc gặp 40 tăng ni sinh của trường Cơ Bản Phật Học về ở lại tối thứ Bảy tại Chùa Phúc Viên Biên Hòa để chuẩn bị ngày giỗ tổ Liễu Quán, tuần cuối tháng 12, 2000.

Bị "tấn công" bất ngờ , tôi đọc được phần nào sự lúng túng trên khuôn mặt trẻ trung của một số tăng ni sinh hiện diện. Mỗi người hầu như đều có câu trả lời cho những lời chỉ trích thẳng thừng của tôi, nhưng không ai dám nói ra, ngoại trừ một sư chú bận y phục tiểu thừa muốn chứng minh lời phê bình của tôi là sai nhưng sư vẫn còn thiếu nhiều lý lẽ do tuổi đạo và tuổi đời chỉ quá độ trăng tròn.

Sự chỉ trích đầy tính động não và bất ngờ làm cho không khí trong phòng trai soạn có vẻ nặng nề, ít ai nói chuyện với ai. Tôi cũng từ giả phòng nầy đi bộ ra trước sân chùa, mặc cho ai có thể bàn tán hoặc suy tư những lời "đả kích" Phật Giáo như thế.

Chưa chịu bỏ cuộc, một sư chú khác, tuổi dưới 20 theo tôi ra ngồi trên cái ghế đá cạnh hòn long bộ và yêu cầu tôi giải tỏa thắc mắc điều tôi mới phê bình ban nảy. Tôi trịnh trọng thưa rằng: "Đó là công việc của bậc trưởng tử Như Lai, còn hàng cư sĩ chúng tôi xin y giáo phụng hành. Đâu dám múa rìu qua mắt thợ". Sau vài lời trao đổi thân tình, tôi bắt buộc phải đóng vai thí sinh, và việc trả lời được tóm lược như sau:

Về giới không sát sanh.

Nếu ôn lại hai cuộc Thế Giới Chiến Tranh, chúng ta có biết được bao nhiêu chục triệu người chết? Cuộc chiến tại Việt Nam trước đây cũng có trên ba triệu sinh linh ra đi không có ngày trở lại. Và hiện nay những cuộc chiến tranh tôn giáo, giữa Tin Lành và Công Giáo vẫn còn tiếp diễn tại Ái Nhĩ Lan, giữa Hồi Giáo và Công Giáo tại Indonesia. Nội chiến còn âm ỉ tại Tích Lan, Colombia, Nam Tư ... Nếu tất cả nhân lọai, hoặc ít nhất là thủ lảnh các đại cường, nguyên thủ các quốc gia, cấp lãnh đạo các tôn giáo Tây phương đều giữ giới không sát sanh như Phật đã khuyên thì chiến trranh đã không thể xảy ra, và hàng trăm triệu người đã không bị chết một cách vô lý. Đó là chưa nói đến các hệ quả đau thương do chiến tranh để lại.

Đức Phật không những khuyến khích đừng sát sanh, mà còn khuyên nên tôn trọng mạng sống của tất cả vạn loại hữu tình và vô tình như cây cối, môi trường thiên nhiên, rừng núi, ao hồ, sông biển... Trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ thả thuốc khai quang trên vùng rừng núi. Hậu quả của thuốc khai quang, có chất độc Da Cam trong đó, đã làm cho nhiều người Việt bệnh ung thư, nhiều trẻ em sinh ra bị khuyết tật. Thảm cảnh nầy còn kéo dài nhiều thế hệ cho cả con người lẫn động vật và cây cối vì chất độc Da Cam (Orange Agent) đã thấm vào lòng đất .

Nạn phá rừng, nạn hóa chất bị thải vào không khí, vào đất, vào nước từ các nhà máy kỹ nghệ, làm môi trường thiên nhiên bị tàn phá bị ô nhiễm. Vì thế, khí hậu xung quanh quả địa cầu đã nóng thêm 10 độ F. Hậu quả của nạn phá rừng và bầu khí quyển nóng thêm đã tạo ra những nạn lụt lớn khắp thế giới trong năm qua. Nhiều ngàn người chết, cây màu, hoa quả bị tàn phá thiệt hại hàng ngàn triệu USD.

Do đó, mục đích của đức Phật khuyên không nên sát sinh và tôn trọng sự sống của vạn vật chủ yếu là nhắm vào các vấn đề mà tôi vừa mô tả, nhắm vào việc ngăn ngừa chiến tranh, tôn trọng mạng sống của con người. Và các hành động này thuộc về "trọng giới". Còn như nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm để sản xuất đồ hộp là thuộc về "khinh giới" (ít quan trọng hơn). Phật khuyên con người nên giữ cả trọng lẫn khinh giới. Hoặc ít nhất là giữ trọng giới trước, sau đó sẽ giữ thêm khinh giới lúc hoàn cảnh cho phép. Ngoài ra, con người có thể xử dụng khoa học kỹ thuật để chế biến các thảo mộc thành những món ăn giống thịt cá, bổ dưỡng và ngon hơn thịt cá nữa là khác, thì việc nuôi gia súc, cá, tôm có lẽ không còn quá cần thiết.

Thật vậy, ngày nay các bác sĩ tại các quốc gia tân tiến thường khuyên con người nên ăn nhiều rau cải trái cây thay thế thịt cá để tránh bệnh tật. Tại Hoa Kỳ, nhiều năm qua, bác sĩ Dean Ornish đã chữa cho những người mắc bệnh tim trầm trọng bằng ba phương pháp: Ăn chay, tập thể dục và ngồi thiền. Kết quả đạt được 85%. Nhiều hãng bảo hiểm sức khỏe như Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha... tài trợ mỗi bệnh nhân 3.500 USD để chữa trị theo phương pháp này. Xem thế, giới không sát sanh sẽ tạo cho thế giới hòa bình, muôn dân an lạc, kinh tế phát triển, dân giàu nước mạnh, người người hạnh phúc.

Tôi "trả bài" đến đây, thầy "chủ khảo" có vẻ đắc ý lắm, và muốn tôi trình bày về giới Không Tham Lam Trộm Cắp trong tương quan về việc phát triển kinh tế.

Giữ giới không tham lam trộm cắp không những đã không có hại cho việc phát triển kinh tế, mà còn làm cho dân giàu nước mạnh. Tham có mấy loại chính: tham tài, tham sắc, và tham quyền.

Ôn lại vài nét lịch sử thế giới, chúng ta thấy rõ. Các phong trào chiếm thuộc địa trong thế kỹ 19 chủ yếu là phát xuất từ lòng tham của các quốc gia tư bản. Họ xử dụng sức mạnh khí giới và kỷ thuật khoa học để xâm chiếm các quốc gia yếu kém hơn, nhằm thu về các món lợi quí giá như: tơ tằm, đồng chì, gỗ qúi, vàng bạc. Thêm vào đó, các nước thuộc địa có các nguồn lợi béo bổ khác như nhân công rẻ, thị trường tốt, tài nguyên phong phú mà các con buôn tư bản sẽ làm giàu nhanh chóng trên xương máu của người dân bị trị. Dân trong các quốc gia thuộc địa cũng không chịu kiếp sống nô lệ đọa đày bởi ngoại bang. Các phong trào giải thực đã rầm rộ nỗi lên cùng khắp. Những cuộc kháng chiến và đàn áp kháng chiến đã làm cho nhiều vùng đất bị tắm máu, triệu triệu con người thiệt mạng, nhà cửa bị đốt cháy, ruộng vừơn bỏ hoang, nhân công chết, nhà máy sản xuất bị tàn phá. Đứng về phương diện kinh tế thì đó là một thảm họa!

Ngày nay, nhiều quốc gia đang nội chiến vì tham lam tranh giành quyền lực, tranh giành tín đồ tranh giành đủ thứ. Nhiều kẻ cuồng tín trong quá khứ toa rập với các phong trào chiếm thuộc điạ để cưỡng bách dân chúng trong các quốc gia bị trị cải đạo. Họ nghĩ như vậy là làm đẹp ý Chúa (God) và được lên thiên đàng lúc chết. Tham cái bánh vẽ thiên đàng cũng đã cướp đi hàng trăm triệu mạng sống của con người. Nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo đang xảy ra cũng phát xuất từ lòng tham mang tính tôn giáo.

Nước Việt ngày nay lâm vào tình trạng nguy hiểm. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Vì lòng tham, con người muốn làm giàu nhanh, giàu lớn mà không muốn đỗ mồ hôi. Ngân khố quốc gia sẽ không bao giờ thỏa mãn con người tham nhũng. Hậu quả của vấn đề nầy sẽ tùy thuộc vào mức độ và địa vị mỗi người mà họ có thể bị tù chung thân hay bị án tử hình. Các viên chức cao cấp, nếu vào đường tham nhũng, họ có thể thanh trừng lẫn nhau vì quyền lợi. Hậu quả của nó là nước nhà có thể bị nội chiến. Ngoại quốc sẽ bỏ tiền mua chuộc cán bộ cao cấp nhằm lũng đoạn guồng máy chính trị để trục lợi.

Nếu con người giữ giới không tham lam, không trộm cắp như Phật dạy thì nạn tham nhũng sẽ hết, ngân quỹ thặng dư, xã hội văn minh tiến bộ, không bị ngoại quốc khinh rẻ chê cười.

Tham sắc là một yếu tố khác của tham lam như vừa được trình bày. Tham sắc nên có người thấy vợ người khác đẹp hơn vợ mình, thấy chồng bạn bảnh trai và dễ thương hơn chồng mình. Kết quả là gia đình tan nát, hạnh phúc đỗ vỡ. Thời gian chiến tranh trước 1975 có câu nói nữa đùa nữa thật:

"Trai thời loạn năm thê bảy thiếp,
Gái dung nhan có đến mười chồng".

Tình yêu như thế chẳng khác nào "cái chai và cái nút chai". Nhiều vua chúa ngày xưa tham sắc đến nỗi người ta ví sắc đẹp của người đàn bà có sức mạnh không phải làm nghiêng nước đỗ thùng, mà "Nghiêng Nước Đỗ Thành".

Nhiều triều đại sau khi vua chết, các hoàng tử tranh nhau ngai vàng dẫn đến cảnh anh em chém giết nhau. Ngày nay, các quốc gia tân tiến và có nhiều dân chủ tự do, nhưng đến mùa bầu cử các ứng cử viên thóa mạ lẫn nhau để tranh phiếu cử tri. Trông thật tồi tệ và bỉ ổi. Ngay tại Mỹ, kỳ bầu cử tổng thống cuối năm vừa qua, cảnh gian lận phiếu giữa hai đảng Dân Chủ và Cọng Hòa cũng làm cho chúng ta cần chú ý đến tư cách và tác phong con người trong một xã hội tự cao về dân chủ. Nhờ có dân chủ hơn, nên họ chỉ mới vác luật ra tòa để tranh chức, chứ chưa phải vác súng thanh toán nhau để tranh quyền.

Nói gọn, vì không giữ giới Tham Lam, Trộm Cắp, thế giới đã tạo ra biết bao cuộc chiến đẫm máu, quốc gia loạn lạc, xã hội điêu linh, gia đình tan rả. Hệ quả của nó dĩ nhiên là không riêng gì đời sống kinh tế, mà các lãnh vực khác như chính trị, xã hội... cũng đều bị khủng hoảng. Còn như Cạnh Tranh Chính Đáng để sản xuất, để kiếm thị trường v.v.. thì không thuộc về Tham Lam Trộm Cắp mà thuật ngữ Phật Giáo gọi đó là Tinh Tấn, tức là tấn tới, vươn lên trong sự trong sạch chính đáng.

Hy vọng lời chỉ trích có tính động não của tôi và sự góp ý để trả lời cho vấn nạn ấy, sẽ góp một phần nhỏ cho những ai chưa thấy rõ cách áp dụng thực tiễn lời Phật dạy vào sự sống cho chính mình và cho cả quốc gia và nhân loại. Đến đây, bảng đánh báo hiệu giờ dùng điểm tâm của tăng chúng trong chùa. Thầy trò chúng tôi chia tay nhau trong niềm vui tương kính.

04-05-2008 11:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 6929)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4058)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 4915)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6225)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 3934)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 3654)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 4868)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 4665)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4271)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567