Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cải đạo và những động cơ

06/11/201204:22(Xem: 5741)
Cải đạo và những động cơ

Khái niệm ‘cải đạo’ được hiểu một cách phổ quát là bỏ đạo mình đang theo để chấp nhận một đạo mới. Hiện tượng ‘cải đạo’ chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất hai đạo cùng tồn tại trên cùng một lãnh thổ nào đó.

Theo hiến pháp Việt Nam, việc theo hay không theo một tôn giáo là quyền tự do của công dân và không ai có quyền xâm phạm quyền ấy. Điều đó có nghĩa là, công dân được quyền quyết định niềm tin của mình một cách tự nguyện mà không bị áp lực từ bên ngoài. Những hành vi hay thủ đoạn mua chuộc, ép buộc, lừa đảo bằng bất cứ hình thức nào đều được xem là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng. Vậy thì, sự ‘cải đạo’ cũng có thể xem là quyền tự do của con người và nó đã xảy ra khắp nơi trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Không ai có quyền cấm người khác cải đạo khi họ có những lý do chính đáng, nhưng chúng ta có quyền tư vấn, can thiệp và thậm chí phản đối khi những động cơ đưa đến sự cải đạo không lành mạnh xuất phát từ một trong hai phía hay cả hai.

Cũng như bác sĩ chẩn đoán bịnh nhân để tìm căn nguyên của nó, việc tìm hiểu động cơ cải đạo là ta đang chẩn đoán nguyên nhân của hiện tượng này. Nhận thức rõ tướng trạng của động cơ cải đạo thì ta mới hy vọng sẽ tìm ra giải pháp ‘cứu chữa’ hay ít nhất là ngăn chặn không cho chúng lan tràn thêm nữa. Dĩ nhiên, vi khuẩn mầm bịnh thì luôn luôn thay đổi nên công viêc ‘chẩn đoán’ cũng phải không ngừng hoạt động. Có thể nói rằng, đây là công việc không của riêng giới nào mà là công việc chung của mọi giới – những người đang quan tâm theo dõi sự thay đổi hàng ngày của hiện tượng cải đạo và những hậu quả đáng lo ngại cho đất nước Việt Nam chúng ta. Do vậy, mọi người đều có thể đóng góp công sức nhỏ bé của mình bằng những khả năng và phương tiện có thể. Trên phương diện truyền thông, việc xuất bản và phổ biến những thông tin về động cơ của việc cải đạo và hậu quả của nó gây ra được xem là một đóng góp tích cực mà nhiều vị đã và đang thực hiện, và mọi người đều có thể làm được. Những nhân chứng cụ thể và những sự kiện lịch sử chứng thực sẽ hiển lộ những động cơ không trong sáng của việc cải đạo và do đó sẽ bị đối phương phán ứng bằng nhiều hình thức quy chụp, đã kích khác nhau. Tuy nhiên, kết của tích cực của những thông tin chính xác sẽ giúp cho những người đang bị cải đạo hiểu rõ được bản chất của nó và thoát khỏi cạm bẫy. Âu cũng là việc nên làm vậy.
Theo lịch sử Việt Nam, tất cả các tôn giáo được nhà nước công nhận đều có nguồn gốc từ ngoài lãnh thổ Việt Nam. Phật giáo được truyền vào Việt Nam rất sớm và phát triển rõ ràng nhất là vào hạ bán thế kỷ thứ II khi trung tâm Phật giáo Luy Lâu được hình thành. Suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam chứng tỏ thực sự là một đạo từ bi vì không hề khởi xướng tranh giành quyền lực, tín đồ dẫn đến đến cảnh đau thương, chết chóc, chia rẽ, thù hận, v.v…như các tôn giáo khác đã và đang làm. Ngay cả dưới hai thời đại Lý và Trần khi Phật giáo là quốc giáo, Phật giáo cũng hòa đồng với các giáo phái khác và do đó mới có câu nói ‘tam giáo đồng nguyên.’

Lão giáo và Nho giáo cũng được cho rằng truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ I – II nhưng vai trò ảnh hưởng của hai đạo này không lớn đối với xã hội Việt Nam mãi cho đến thế kỷ XI khi mà Nho giáo có vai trò chính yếu trên vũ đài chính trị kéo dài tới thế kỷ XIX. Lão giáo và Nho giáo nên xem là hệ thống triết lý hơn là tôn giáo và do đó từ ‘đạo’ có vẻ thích hợp với hai giáo phái này. Lão giáo thì không có hệ thống tổ chức giáo hội và tồn tại chỉ là các ‘hội quán’ hay nhóm nhỏ thực hành đạo lý hướng về cõi thần tiên. Nho giáo thì chủ trương thực hành thuyết ‘tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ nên chú trọng vào đời sống hiện thực thay vì đề cập đến thế giới bên kia. Đặc biệt, Nho giáo đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống chính trị phong kiến ở nước ta từ thế kỷ XI cho đến đầu thế kỷ XX. Cả hai giáo phái này đều không có đề cập về việc cải đạo.

Thiên chúa giáo lấy năm 1533 làm mốc lịch sử truyền giáo vào Việt Nam. Suốt 361 năm kể từ khi truyền vào Việt Nam đến năm 1884, Thiên chúa giáo có nhiều nỗ lực trong việc truyền giáo nhưng kết quả thật khiêm tốn. Thậm chí, tôn giáo này còn bị nhà nước cấm hay hạn chế sự truyền đạo. Tuy nhiên, sau khi triều đình Huế phải ký hòa ước công nhận Pháp đô hộ Việt Nam vào năm 1884, Thiên chúa giáo tại Việt Nam được tự do và công khai truyền đạo. Dưới sự ủng hộ của thực dân Pháp, Thiên chúa giáo phát triển rất mạnh về cơ sở vật chất lẫn tín đồ. Đặc biệt, dưới thời Ngô Đình Diệm, được sự bảo trợ của chính quyền, Thiên chúa giáo đã gây nhiều tổn thương cho Phật giáo nhằm mục đích phát triển tín đồ. Sau khi đất nước độc lập, đế quốc Pháp và Mỹ đã rút khỏi Việt Nam, vậy mà Thiên chúa giáo Việt Nam vẫn còn là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Roma (Roman Catholic Church), vẫn còn thần phục ngoại bang trong khi Thiên chúa giáo ở nhiều nước như Nga, Anh, v.v.. đã tách ra khỏi sự lãnh đạo của Vatican. Điều này rất đáng để chúng ta suy ngẫm và tìm câu trả lời thích đáng.

Một tôn giáo khác cũng có nguồn gốc từ Cơ Đốc giáo là Tin lành. Tin lành là phong trào kháng cách (Protestantism) tách ra từ Giáo hội Công giáo Roma xảy ra vào thế kỷ XVI ở châu Âu. Sau đó, tôn giáo này được truyền đi các châu lục khác và hiện nay rất thịnh hành ở Hoa Kỳ. Tin lành là tôn giáo sau cùng được truyền vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX trong thời kỳ Pháp đô hộ. Đầu tiên là các mục sư Tin lành thuộc Giáo hội Tin lành Pháp và sau đó là các mục sư đến từ tổ chức CMA thuộc Bắc Mỹ. Hiện nay, hệ thống tổ chức của các Giáo hôi Tin lành ở Việt Nam không phụ thuộc vào tổ chức Tin lành ở nước ngoài nhưng được hậu thuẩn rất mạnh về tài chính nhất là từ Hoa Kỳ. Cả Thiên chúa giáo và Tin lành đều có chủ trương và áp dùng nhiều chiêu thức để cải đạo nhằm mục đích phát triển tín đồ và nhiều ý đồ khác.

Một tôn giáo nhất thần khác cũng có chủ trương cải đạo rất ráo riết trên khắp thế giới là Hồi giáo. Tuy nhiên, Hồi giáo ở Việt Nam chiếm tỷ lệ tín đồ rất ít nên chiến lược cải đạo chưa thấy biểu hiện rõ ràng cho đến hiện tại.

Hai đạo còn lại là Cao Đài và Phật giáo Hòa hảo được thành lâp tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Nhìn chung, giáo lý của hai đạo này gần gũi với truyền thống Á đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Họ cũng có những quy định để bảo vệ và phát triển tín đồ. Tuy nhiên, phần lớn tín đồ theo hai đạo này là tự nguyện hơn là vì vật chất hay mua chuộc.

Sau khi sơ lược về các tôn giáo được công nhận tồn tại ở Việt Nam, chúng ta có thể xác định được tôn giáo nào có chủ trương cải đạo và từ đó tìm hiểu những mô thức mà họ đã và đang áp dụng và mục đích cuối cùng của họ là gì? Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ rằng tìm hiểu thêm về triết lý hay đạo đức của một truyền thống khác, ngoài truyền thống của mình không phải là cải đạo vì chúng ta không hề bỏ đạo gốc của mình; rằng hợp tác với các tôn giáo khác vì mục đích lợi ích chung (nếu có thể) cũng không phải cải đạo; và rằng ngay cả trường hợp nam nữ tiến đến hôn nhân nhưng vẫn tôn trọng truyền thống riêng của mỗi người cũng không gọi là cải đạo. Như vậy, việc cải đạo chỉ có thể xảy ra khi chúng ta chấp nhận từ bỏ đạo gốc của mình, từ bỏ truyền thống tâm linh, tổ tiên của mình để theo một cái hoàn toàn mới. Cũng cần lưu ý rằng, tiếp thu học hỏi những điều mới để làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần, và tâm linh của mình không phải là cải đạo.

Vào thời Nho giáo thịnh hành ở nước ta, nhiều người chạy theo Nho giáo để có cơ hội thăng quan tiến chức, rồi quay sang công kích Phật giáo. Tuy nhiên, họ cũng không hoàn toàn bỏ truyền thống của họ và do đó không ai cho rằng họ cải đạo. Ngược lại, thời Pháp đô hộ Việt Nam và thời Mỹ - Diệm, nhiều người cũng muốn tiến thân trên con đường tương tự nhưng họ không có quyền lựa chọn như trước. Nghĩa là họ phải chấp nhận cải đạo để theo Thiên chúa nếu họ muốn mau đạt mục đích. Và từ đây vấn đề cải đạo trở nên phổ biến với nhiều động cơ khác nhau từ hai phía. Động cơ chủ yếu của các con chiên là danh lợi và một phần niềm tin cứu rỗi, còn động cơ của các nhà truyền giáo là lợi dụng sự ủng hộ của con chiên để củng cố sức mạnh chính trị của họ. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, người ta buộc phải lựa chọn lối sống cho mình, và nhiều người đã đi theo con đường mới.
Sau khi đất nước độc lập và thống nhất, con đường quan quyền của người dân không còn phụ thuộc vào bất cứ tôn giáo nào mà nằm ở những người cộng sản. Vậy thì động cơ của việc cải đạo là gì? Đối với các con chiên, động cơ cải đạo trước hết là con đường tiến thân vì họ được giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, điều kiện học tập, và vì đạo lý ơn nghĩa của người Việt. Kế đến là sự yên tâm, chắc chắn sẽ được cứu rỗi bởi đã được các nhà truyền giáo viện dẫn kinh thánh hứa hẹn như thế. Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp mua chuộc bằng vật chất, hù dọa về tinh thần và đặc biệt là chiến thuật ‘mạnh hiếp yếu’. Nghĩa là, nếu một vài người người Phật tử sống trong xóm đạo thì sớm hay muộn gì cũng phải cải đạo hay chuyển đi nơi khác. Làm sao có thể sống trong một môi trường mà sự tính toán cải đạo luôn là ý niệm thường trực của phần lớn các cha và con chiên. Vấn đề có lẽ còn phức tạp hơn nhiều.

Trường hợp của những người thuộc dân tộc thiểu số ở tây nguyên thì sao? Động cơ của họ là cần sự cứu rỗi của Chúa hay sự cứu rỗi của những nhà truyền giáo. Có lẽ ai cũng biết là họ cần sự cứu rỗi của những nhà truyền giáo hơn là sự cứu rỗi của Chúa trời vì chính những người này mới đem của cải vất chất đến để thay đổi cuộc sống nghèo khổ của họ hiện tại. Họ cũng có ‘ông Giời hay ông Giàn’ để cầu nguyện thì cớ gì phải thay bằng ông Chúa trời của Tin lành. Khổ nỗi là ‘ông Giời’ của họ còn nghèo nên đành chấp nhận nhượng bộ cho Chúa trời giàu có hơn vậy thôi. Marx nói ‘vật chất quyết định ý thức’ là đây. Đến khi mà ‘ông Giời’ của họ không còn đất sống (mất đi văn hóa dân tộc) thì họ trở thành nô lệ cho Chúa trời mới là điều hiển nhiên. Cũng lại khổ nỗi là nhiều người không nhận ra mưu đồ sâu xa của các nhà truyền giáo mà chỉ thấy cái lợi vật chất trước mắt với những lời hứa hẹn hấp dẫn thôi.

Công bằng mà nói, động cơ cải đạo của con chiên không hẳn hoàn toàn như trên đã nói mà cũng có những trường hợp tích cực đáng suy ngẫm. Đó là khi họ không tìm thấy trong truyền thống của họ những điều họ mong muốn, những điều có thể giúp họ giải quyết nỗi khổ niềm đau của họ, nhưng họ lại tìm thấy ở truyền thống khác. Nguyên nhân là họ không gặp được thầy lành, bạn tốt cùng đạo với họ, có thể giúp đỡ họ; trong khi đó họ lại được giúp đỡ tận tình bởi những người từ tôn giáo khác. Tính thiết thực của tôn giáo đã thuyết phục họ chứ không phải những giáo lý cao siêu huyền diệu đọc thì không hiểu mà hành thì không ai hướng dẫn. Đó chính là điểm yếu của Phật giáo hiện nay. Trong khi đó, các tôn giáo khác khai thác triệt để điều này bằng những tổ chức chặt chẽ, nhân sự có đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đức Phật là một người ‘nói và làm’ thiết thực nhất trên thế gian này nhưng tiếc rằng đệ tử học và hành theo đức Thế Tôn thì quá ít. Đó là nguyên nhân sâu xa khiến cho kho tàng Phật pháp vô giá khó có thể đến với quần chúng bình dân ở những nước đang phát triển và do đó không giữ chân họ lại được khi có biến cố xảy ra với họ.

Nếu động cơ của con chiên có thể sơ lược như trên thì động cơ của các nhà truyền giáo là gì? Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu các con chiên có thể ‘vừa kính Chúa vừa yêu nước’ không khi mà Giáo hội Thiên chúa Việt Nam là một phần của Vatican và phải chịu thần phục họ. Kính chúa thì dễ hiểu nhưng yêu nước là yêu nước nào: Việt Nam hay Roma. Tại sao Giáo hội Thiên chúa Việt Nam sinh hoạt trên đất nước Việt Nam nhưng không dám sinh hoạt độc lập mà lại thần phục ngoại bang?! Vậy thì Thiên chúa giáo kêu gọi tự do tôn giáo là tự do kiểu nào?! Nếu như Thiên chúa giáo tách khỏi Vatican thì họ có quyền sinh hoạt tôn giáo ‘kính Chúa yêu nước’ ở Việt Nam không. Chắc chắn là nhà nước Việt Nam không cấm họ mà còn tạo điều kiện cho họ sinh hoạt như trước giờ. Vậy thì động cơ nào mà họ không chịu tách khỏi Vatican mà vẫn tự nguyện tiếp tục thần phục như thế? Câu hỏi này xin nhường lại cho các bậc cao minh trả lời giúp.

Tục ngữ có câu ‘bánh ít đi, bánh quy lại’. Nghĩa là không có mối quan hệ bền vững nào lại diễn ra một chiều cả. Các nước phát triển viện trợ nhân đạo cho các nước nghèo đâu phải chỉ vì họ thương mình mà vì họ có được cái mà họ cần thông qua hành động ấy. Không lẽ Vatican vượt qua nguyên lý này chăng? Nếu không thì động cơ của họ là gì khi họ phải bỏ nhiều tiền chi tiêu cho các nước xa xôi khác. Nếu mục đích là ‘cứu rỗi’ những người có tội thì họ phải làm việc này ở phương tây mới đúng. Ngày nay, tín đồ phương tây phần lớn quay lưng với các nhà thờ vì họ không tìm thấy giá trị đích thực mà họ cần. Thế thì, lá bùa ‘cứu rỗi’ không còn hiệu nghiệm ở phương tây nên họ đem đi đến các nước nghèo để chiêu dụ. Nhưng tại sao họ phải làm điều đó và họ sẽ được những gì? Một lần nữa xin nhường câu hỏi này cho độc giả.
Từ ý trên, chúng ta ắt hẳn cũng thấy được động cơ của Thiên chúa giáo Việt Nam khi họ không tách rời Vatican. Họ phải được cái gì đó từ Vatican nên mới không chấp nhận độc lập. Cái mà họ cần là sức mạnh cả vật chất lẫn chính trị. Chính vì phụ thuộc nên họ mới thực thi mệnh lệnh cải đạo các tín đồ tôn giáo khác thay vì chỉ truyền dạy đạo đức và tâm linh. Chỉ truyền dạy đạo đức và tâm linh tôn giáo thì làm sao phát triển tín đồ trung thành và củng cố sức mạnh quần chúng được. Do đó, cải đạo không phải chỉ nhằm mục đích cứu rỗi mà nhằm vào mục đích chính trị của những tổ chức chủ trương nó. Nó hoàn toàn không phù hợp với ý Chúa Jesus.

Theo Thiên chúa giáo và Tin lành, hai con đường mà con người phải đi là thiên đường hay địa ngục. Nếu muốn lên thiên đường thì phải tin Chúa còn ngược lại thì xuống địa ngục. Nếu vậy thì tín đồ của các tôn giáo khác đi xuống địa ngục hết rồi vì họ đâu có tin Chúa bao giờ. Đây phải chăng là chân lý của thế kỷ 21?! Lại nữa, những người tin Chúa, trung thành với Chúa thì Chúa sẽ cứu tội hay chuộc tội cho. Vậy thì ai là người sẽ được cứu tội hay chuộc tội? Chắc chắn đó là những người gây nhiều tội ác như chiến tranh, tàn sát nhân loại, ăn chơi trụy lạc, tiêu xài hoang phí gây ô nhiễm môi trường toàn cầu…. Vậy thì hà cớ gì Chúa không chuộc tội cho họ mà phải mất công lặn lội đến những nơi dân tộc thiểu số vốn hiền lương và thật thà kia. Nếu so sánh tội ác thì chắc chắn những người dân tộc thiểu số thua các vị ở những nước văn minh nhiều đấy. Là Đức Chúa trời sáng suốt, Ngài chắc hiểu rõ cần phải cứu rỗi ai chứ. E rằng, người ta vì mục đích nào đó mà mượn danh đức Chúa để đi lừa bịp những người hiền lương rồi.
Nếu không phải vì động cơ cứu rỗi thì chắc chắn phải có động cơ khác. Vậy động cơ ấy là gì? Rõ ràng, không ai tin rằng những người gởi tiền từ Mỹ về cho các nhà truyền giáo Tin lành đi cải đạo tín đồ với chỉ mục đích giúp đỡ dân lành. Nếu họ vì nhân đạo thì tại sao không chỉ cứu giúp đơn thuần và có thể giảng dạy đạo đức mà lại bắt buộc người nhận phải cải đạo. Tại sao phải dụ dỗ người ta bỏ đi bao truyền thống văn hóa của họ để đi theo cái ‘tối thượng’ không bao giờ chứng minh được? Vậy thì, động cơ của họ là tranh thủ tập hợp quần chúng để củng cố sức mạnh quyền lực, đợi thời cơ thích hợp thực hiện mưu đồ riêng của họ. May thay, người Việt không đến nỗi bị mắc lừa quá nhiều.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng trước khi Thiên chúa giáo và Tin lành truyền vào Việt Nam thì không có chuyện cải đạo hay nói đúng hơn là tranh giành tín đồ. Ngoại trừ hai tôn giáo này cộng với Hồi giáo có chủ trương và đường lối cải đạo, Phật giáo và các tôn giáo còn lại không hề có quan niệm này. Sự truyền giáo là đem đến cho tín đồ những giá trị đạo đức và tâm linh để giúp họ vượt qua nỗi khổ niềm đau, lý giải những bế tắc trong cuộc sống. Do vậy, cùng lúc họ có thể thực hành nhiều truyền thống mà không có mâu thuẩn gì. Tuy nhiên, khi các tôn giáo nhất thần truyền vào thì vấn đề trở nên phức tạp và đôi khi căng thăng. Từ đó, chúng ta có thể lý giải phần nào bản chất của các tôn giáo này.

Những điều vừa nêu chỉ là sự hiểu biết hạn hẹp của người viết nên không thể bao quát đầy đủ những động cơ khác. Tuy nhiên, ít ra những động cơ ấy cũng phản ánh cơ bản tình trạng cải đạo không lành mạnh xảy ra ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Hy vọng mọi người đủ tỉnh táo cảnh giác với những chiêu thức cải đạo mới lạ để không bị rơi vào cạm bẫy của những kẻ có mưu đồ đen tối.

Thích Hạnh Chơn

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2012(Xem: 11629)
Cái gọi là Đường Lưỡi Bò Nghe thật lạ, không vô Cũng không phải dưới đất chui lên Cũng không phải trên trời rớt xuống...
28/07/2012(Xem: 12068)
Biển Đông dậy sóng Đang đe dọa Việt Nam cùng Đông Nam Á Đường Lưỡi Bò là lưỡi hái xâm lăng...
19/07/2012(Xem: 4667)
Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh con người và con vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ và tươm tất hơn một số con người, lại cũng có số người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó [nước từ bi] tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ nhô cao hơn (được ví như cõi vật và các loài khác).
15/07/2012(Xem: 5566)
Trong tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số đặc biệt 144 - 145, ra ngày 1-1-2012, có đăng bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn, một bài viết có nhiều điểm liên quan đến vấn đề phiên dịch kinh điển. Với vai trò của một nhà nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo trong nhiều năm, tác giả Đào Nguyên đã nhận thấy bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn có một số điểm cẩn phải trao đổi. Nhân đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Nguyên đến quý bạn đọc.
10/07/2012(Xem: 4415)
Từ lâu, khi viết về các vương quốc ở Ấn Độ thời Phật, các học giả đã chú ý đến các yếu tố “dân chủ”trong chế độ các nưóc ấy. Tôi đọc, nhưng thú thực không hào hứng mấy, cứ nghĩ chuyện ấy đã thuộc quá khứ xa xăm. Lý thuyết mà không có thực tế diễn ra trước mắt thì chỉ thỏa mãn được cái đầu, không làm rung động trái tim. Máu tôi chỉ thực sự nóng lên từ khi tôi theo dõi cuộc tranh đấu cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và sau đó tìm đọc những tác phẩm của bà. Bà đã làm sống lại lý thuyết, bà thở với lời Phật, tranh đấu với hồn Phật.
02/07/2012(Xem: 6002)
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
14/05/2012(Xem: 9527)
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
12/04/2012(Xem: 4081)
Bài viết này không đưa ra một đề xuất nào, đối với bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ thử dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng Duy Tuệ vẫn tiếp tục diễn biến. Việc dự đoán như sẽ được trình bày dưới đây là không mấy khó khăn khi căn cứ trên những gì đã diễn ra, với giấy trắng mực đen, rành rành trên những trang của quyển sách có nhan đề ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiều lầm sau hàng ngàn năm” (sau đây gọi tắt là “Ta là ai?”).
22/03/2012(Xem: 4016)
Những bức hình giúp bạn nhận ra triết lý cuộc sống.
19/03/2012(Xem: 4495)
*Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500) Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời tượng pháp. *Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ mạt pháp. *Mạt Pháp thời kỳ : Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại Mười Ngàn Năm (10.000). Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn. Ngày nay, Tuợng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567