Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hậu Trường Đại Hội Đại Biểu PG Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ VI (2017-2020)

31/05/201709:16(Xem: 6387)
Hậu Trường Đại Hội Đại Biểu PG Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ VI (2017-2020)




Hậu Trường Đại Hội Đại Biểu PG Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ VI (2017-2020)

 

MỘT VỞ DIỄN TRÊN SÂN KHẤU HÁT BỘI VÀ MỘT Ở ĐỜI THƯỜNG

 

     Nếu những ai yêu thích thể loại nghệ thuật dân tộc Hát Bội thì hẳn biết có bốn thể loại được chia ra theo các cụm chủ đề; đó là Tuồng Đồ, Tuồng Pho, Tuồng Truyện và Tuồng hài dân gian. Ngoài Tuồng Hài Dân Gian còn lại ba thể lọai trên ai cũng đều biết tích truyện lẫn kết cuộc vở diễn, thậm chí biết luôn từng tính cách nhân vật khi họ vửa xuất hiện bên phải cánh gà sân khấu qua gương mặt hóa trang và bộ y phục đang mặc trên người. Ấy vậy mà vẫn làm say đắm biết bao nhiêu khán giả nhiều thế hệ qua chưa hề biết nhàm chán. Bộ môn nghệ thuật Hát Bội là viên ngọc quý của dân tộc bởi nó đã đi trước mọi thời đại do tính chất đặc thù mà phương Tây gọi là "Sân Khấu Ước Lệ", một sân khấu chọn cái tiêu biểu để nói cái bao quát, vượt ra xa mấy chục mét vuông của sàn diễn.

 

     Xin có được vài dòng tự hào về vốn cổ dân tộc như thế để chúng ta dễ dàng đi vào một "vở diễn" hiện nay đang xảy ra cho Phật Giáo Bà Rịa- Vũng Tàu mà tất cà ai ai cũng đều biết nguyên do và diễn biến tiếp theo sau đó. Vì vậy người viết dùng từ " Chuyện Hậu Trường" âu cũng nằm trong ý nghĩa  muốn nói đó. Đó là một chuyện không vui chút nào, thậm chí còn gây ra thêm bao chán ngán, thất vọng cho những ai có chút quan tâm đến sự sinh tồn , đến dòng chảy mạng mạch Phật Pháp tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

     Là một người phương xa, không phải cư dân hay Phật tử của Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng qua theo dõi tình hình hoạt động thời gian qua của Phật giáo nơi này , đứng mủi chịu sào là Ban trị Sự PG tỉnh do Hòa Thượng Thích Quảng Hiển đứng đầu, đã và đang đương đầu với nhiểu chướng duyên tưởng chừng không thể khác hơn là chấp nhận sự thao túng để biến thể các mặt hoạt động Phật sự của tỉnh nhà. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ thấy sự cương quyết và khả năng vượt qua chướng ngại của Phật giáo nơi này  quyết liệt và dõng mãnh biết chừng nào. Tổ chức thành công Đại Hội Đại Biểu Lần thứ VI vừa rồi với một Ban Trị Sự trong sạch và các nhân sự được sự tín nhiệm và đồng thuận cao là một tín hiệu đáng phấn khởi, đáng chúc mừng để tân Ban Trị Sự bước vào giai đoạn mới và tiếp tục hoàn thiện bộ máy điều hành Phật sự ngày thêm trong sạch. Thế mà, từ Văn Phòng 2 của GHPGVN lại tung ra công văn số 286/CV/HDTS ngày 25/05/2017 do Hòa Thượng Thích Thiện Pháp ký, đưa ra 3 phần quan điểm của mình để buộc BTS BR-VT thực hiện 5 điểm đòi hỏi cấp bách khi dư âm thành công đại hội vẫn còn hiện hữu, thậm chí công văn ký vào đúng cái ngày mà tân BTS PG BR-VT thân hành đi ra mắt và tặng quà các cơ quan ban nghành của chính quyền tỉnh!

 

        Sự xuất hiện của công văn Văn Phòng 2 lúc này lại khiến chúng ta nhớ lại nhân vật Khương Linh Tá, người bạn thân chí cốt của Đổng Kim Lân trong vở Hát Bội "San Hậu" - một vở nằm trong hệ thống Tuồng Đồ" hoàn toàn không dựa vào tích truyện Trung Quốc mặc dù có những danh xưng giã định như "Nhà Tề", "nhà Tạ"..., do chính cụ Đào Tấn ( 1845 - 1907 ) chỉnh biên, đã trách nhầm người bạn họ Đổng khi vần đến giao du với bọn phản tặc Tạ Thiên Lăng rằng " Nhơn Phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ/ Túc bất tiễn phi nghĩa chi địa", kỳ thật Đổng Kim Lân vốn bình tỉnh và trí mưu sâu, vẫn một lòng trung quân ái quốc, để khi hiều ra Khương Linh Tá càng thêm yêu kính bạn mình và khi bị chém đầu trên đường phò ấu chúa đến San Hậu thành, họ Khương tự biến thành ánh đuốc soi đường cho Đổng Kim Lân đến bến bờ bình an, khôi phục nghiệp Tề sau đó không lâu.

 

       Nếu như công văn 285 của Văn Phòng 2 ấy là một Đổng Kim Lân biết dùng trí mưu đúng lúc, kiên trì chịu tiếng với đàn em Khương Linh Tá và miệt mài thể hiện khí phách người anh trước việc lớn mới được Khương Linh Tá tự hào và không tiếc sinh mạng để bào vệ cho đến cùng trên con đường đi vì sự nghiệp chung như vậy. Bằng ngược lại, thiếu suy nghỉ, hành động nhỏ nhoi thì có đáng mặt đàn anh để cho đứa em noi theo. Hơn nữa ở tư thế lãnh đạo, việc hướng dẫn và cố gằng làm chổ dựa cho lớp dưới càng phải được củng cố, từ đó mới tạo đuộc niềm tin vững bền để cùng hành động vì lý tưởng chung, phụng sự đạo pháp thiết tha. Nếu được như thế thì từ đây ý nghĩa tích cực của công văn sẽ được tôn vinh triệt để. Đơn giản chỉ là hai khái niệm : Giết Chết hay Xây Dựng. Nhìn tử hai khái niệm này chúng ta sẽ dễ dàng đoán biết được kết cục vở diễn ở đời thượng như thế nào.

 


Dai hoi PG BRVT (1)

       Rõ ràng với hiện cảnh của một Ban Trị Sự như ở Bà Rịa-Vũng Tàu như vậy hơn bao giờ hết rất cần sự góp ý xây dựng và tiếp sức đúng lúc. Sai trái , nếu có của một vài cá nhân vẫn chỉ là hạt bụi nằm dạt ra hai bên vệ đường. Nhất là sau một kỳ đại hội thành công và trong sạch hóa, trẻ hóa hàng ngũ tốt đẹp như vậy như vậy. Cũng đáng để nhân được sự đồng thuận và sẻ chia từ mọi phía, nhất là từ phía lãnh đạo Giáo Hội cấp trên.

 

        Bài này không bàn sâu vào nội dung công văn 285 của Văn Phòng 2 Trung Ương GHPGVN , và cũng không phân tích bài tham luận của đại đức Thích Thiện Thuận như thế nào. Nếu có chăng chỉ là thắc mắc sau năm ngày thành công của đại hội cái công văn ấy mới ra đời với những lý do và thúc ép BTSPG Bà Rịa-Vũng Tàu phải tuân thủ, đã khiến không ít người đọc tự vò đầu bứt tóc hỏi mình đang lẩm cẩm hay cái công văn ấy lẩm cẩm? Mặt khác, cũng chính qua công văn ấy lại khiến người ta tìm đọc nhiều hơn bài tham luận của thầy Thích Thiện Thuận, điều mà có lẽ công văn 285 không hề muốn có !

 

           Thú thật, người viết chưa bao giờ biết và gặp đại đức Thích Thiện Thuận ngoài một lần nghe băng giảng " Bóng Mây" của thầy trước kia, cho đến tận hôm nay chưa hề một lần nghe thầy giảng thêm một lần nào nữa dù ngồi trước máy tính hàng ngày. Tôi không có nhiều ấn tượng về thầy, đơn giản chỉ vì : không thích ! Thế nhưng qua đại hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần VI này nhận thấy Thầy luôn xốc vác và túc trực bên Hỏa Thượng Trưởng Ban trong mọi tính huống, sự việc đã thay đổi nhận xét  và quan điểm của tôi về thầy.

 

           Trong tiểu thuyết Phật giáo "Thoát Vòng Tục Lụy" của HT Tinh Vân, đoan Ngọc Lâm Quốc Sư răn dạy Quan Tuần Phủ Hồ Bắc Tiểu Mã- một người đệ tử của Khổng học Nho Gia rằng : "Nhớ ngày đầu tiên gặp ngươi với đầy vẻ tự hào về đức Không Tử mà lại quên ở Khổng Tử có 3 điểu khó học để đến nỗi thẩy Tăng Tử phải thầm khen. Đó là (1) Thấy người ta làm một điều phải mà mình phài bỏ đi trăm điều trái của họ, đó là mình dễ hòa nhập. Thứ 2,Thấy người ta có điều gì phải thì minh vui vẻ xem như là của mình, đó là mình không ganh tỵ. Thứ ba, Thấy điều gì phài thì nhất thiết làm theo , đó là mính chịu khó thực hành" .

 

             Nếu ý nghĩa công văn 285 có tầm nhìn rộng như thế thì có lẽ sự việc sẽ được đơn giản hóa rất nhiều, không tự mình trói buộc thêm nhiều  cọng dậy phiền phức không đáng có. Trong đoạn kết của vở hát Bội "San Hậu" Bà Tam Cung Nguyệt Hạo (đã xuất gia từ trước vì khuyên 5 anh em nhà họ Tạ của bà không thành) đã cho Tạ Thiên Lăng và Tạ Lôi Nhược ( lúc này chỉ còn hai) thấy cái quả báo nhãn tiền ngay trước Phật đài Tây Sơn Tự nơi bà tu hành. Điều lạ ở đây là theo thói thường thì quân thần loạn ắt bị tắc trị trước rồi mới nói chuyện ơn nghĩa sau, chính lòng Từ Bi rộng lớn và đức độ tu tập của bà Tam Cung Nguyệt Hạo đã hoán chuyển được tình hình, cứu được hai đứa em dòng họ Tạ của mình cơ hội sống sót làm lại cuộc đời. Bà quý xuống xin ấu chúa (lúc này đã 6 tuổi). Ngay tức khắc Hoàng tử nói ngay rằng "Thưa Á mẫu, Chi hai mạng chẵng dung/ Ước còn năm cũng thứ" . Một  kẻ nắm mạng sống người khác trong tay mà còn phải chịu thua lòng Từ Bi và đức độ của nhà Phật như thế mới đáng học hỏi ngàn năm.

 

 

          Gia đình tôi ngày trước có hai ông bác và một người chú xuất gia tu học nghiêm chỉnh và đều có chân trong Hội Đồng Lưỡng Viện. Có một lần tôi quỳ bên các vị nói " sao con thấy con dấu của Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo nó đơn giản vậy mà làm như nó có lực làm con khiếp sợ?" Tôi đều được nghe trả lời như vầy "Không phải do con dấu, tất cả là do công năng tu tập đàng hoàng của chính các vị dang tay đóng con dấu đó khiến con nhìn thấy nó có lực đấy thôi chớ không phải do tài cán, chức vụ gì đâu. Những thứ giã huyễn đó kẻ tầm thường cũng làm được mà". Phải hàng mấy chục năm trời tôi mới hiểu hết câu trả lời ấy.

 

          Như vậy với người viết, vở diễn của cả hai nơi đều đã có kết cục và cũng đã hạ màn từ lâu lắm rồi. Nguyện chư Long Thần Hộ Pháp Từ thùy gia hộ bình an và hanh thông cho tân Ban Trị Sự PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

 

 

                                              Dương Như Tâm

hoa_sen


        KẺ MỘNG DU

Đừng tự cho mình quyền hành trên tất cả
Hãy tự xem mình như hạt cát giữa trần gian
Không quyền hành nào mà hiếp đáp sự bình an
Cái bản ngã của kẻ cầm quyền đáng thương hại .

Kẻ mộng du thường tự cho mình là vĩ đại
Hay xem mọi người như kẻ dưới cơ ta
Giới Đức chi mà đời sống thiếu vị tha
Chỉ tổn phước bao năm trời hành đạo .

Lòng từ bi luôn là con đường đúng đạo
Nâng đở nhau cùng theo bước Phật đi
Xin bỏ qua những điên đảo chẳng đáng chi
Đời đã khổ xin đừng tạo thêm rối rắm .

                     Tánh Thiện
                      31-5-2017



lotus_7


 ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ

Dư âm đại hội Phật giáo BRVT vẫn là cơn sóng ngầm kéo dài, không chỉ trong nội bộ Phật giáo BRVT, nó có tác dụng ngược lên văn phòng 2 Trung ương PGVN đến độ Ban thường trực do thầy Thiện Pháp ký tên đòi thu hồi tập Kỷ yếu Đại hội với công văn

 Số:   286  /CV/HĐTS

V/v yêu cầu thu hồi Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2017 - 2022

***

Một bản tham luận duy nhất từ trước tới nay, được toàn bộ hội trường vỗ tay tán thưởng, ngoại trừ một vài thành phần có "tật giật mình".

Một tham luận được sự đồng tình của các đọc giả thuộc cư dân mạng quan tâm đồng tình, trên 100 ngàn người like và comment trong và ngoài nước trên các trang mạng đăng tải. Thế nhưng, ngày 25 tháng 5 năm 2017, văn phòng 2 đã có công văn với nội dung ta sẽ xem xét sau đây

                                                        ***

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆTNAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

-----------------

Số:   286  /CV/HĐTS

V/v yêu cầu thu hồi Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2017 - 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2017

  

 

      

     Kính gởi: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN

                                              tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


 
Đại hội Đại biểu GHPGVN tỉnh, thành nhiệm kỳ 2017 – 2022 nhằm mục đích củng cố và kiện toàn bộ máy Ban Trị sự; lắng nghe những ý kiến, phát biểu tham luận mang tính xây dựng, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ. Qua đó, Ban Trị sự sẽ hoạch định chương trình hoạt động Phật sự phù hợp với đặc thù của địa phương.

                 Trong Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2017 – 2022 có bài tham luận "TÂM VÀ TẦM, TIÊU CHUẨN NGƯỜI CÁN BỘ GIÁO HỘI”của Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả Đại đức Thích Thiện Thuận, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS GHPGVN GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và được đăng tải ngày 17/5/2017, 16 giờ 44 trên website phattuvietnam.net. Đại đức Thích Thiện Thuận được quyền góp ý cho Ban Trị sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các huyện, trên nền tảng xây dựng Ban Trị sự tỉnh, huyện trang nghiêm, vững mạnh; nhưng nội dung tham luận của Đại đức Thích Thiện Thuận mang tính xây dựng thì ít mà đả phá và xuyên tạc thì nhiều, đặc biệt là vượt ngoài khuôn khổ cho phép của bài tham luận tại Đại hội Phật giáo cấp tỉnh.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự nhận được rất nhiều phản hồi của chư Tôn giáo phẩm, Tăng Ni, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước phản ảnh nội dung tham luận nêu trên. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có ý kiến và yêu cầu:

1.   Các ý kiến, phát biểu tham luận tại Đại hội là để hiến kế, mang tính xây dựng tổ chức Giáo hội địa phương vững mạnh. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành sẽ nghiên cứu và đưa vào chương trình hoạt động Phật sự của địa phương. Theo quy luật khách quan, trong xã hội hoặc tổ chức, những biểu hiện tiêu cực của một ít cá nhân là điều không tránh khỏi, nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt, bản chất của số đông vẫn tích cực, vẫn tốt. Đại đức Thích Thiện Thuận đã dùng hiện tượng cá biệt để đánh đồng bản chất của số đông theo kiểu "Quơ đũa cả nắm”, gây hoang mang dư luận, xúc phạm tập thể Giáo hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.

2.   Từ ngày thành lập GHPGVN cho đến hôm nay, nhất là công tác nhân sự Giáo hội,  các Hệ phái thành viên Giáo hội đã tận tụy xây dựng, Lãnh đạo Giáo hội quyết tâm từng bước đổi mới và đẩy mạnh qua từng nhiệm kỳ. Nội dung trong tham luận của Đại đức Thích Thiện Thuận đã dùng tư kiến cá nhân để đánh giá công tác nhân sự Giáo hội một cách phiến diện, gần như phủ nhận toàn bộ sự tận tụy xây dựng Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh của chư Tôn đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử các Hệ phái thành viên Giáo hội, phủ nhận sự quyết tâm của Lãnh đạo Giáo hội trong suốt 35 năm qua.

 

3.   Ban Thường trực Hội đồng Trị sự yêu cầu Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện:

a.      Tiến hành thu hồi toàn bộ số lượng Kỷ yếu hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2017 – 2022 để hủy nội dung tham luận không mang tính xây dựng, xuyên tạc, đả phá công tác nhân sự của Đại đức Thích Thiện Thuận;

b.      Ban Trị sự phải buộc Đại đức Thích Thiện Thuận thực hiện việc tháo gỡ tham luận của mình trên các website;

c.      Ban Trị sự và Ban Biên soạn kỷ yếu phải chịu trách nhiệm về kiểm duyệt nội dung, khi để tham luận  mang tính xuyên tạc, đả phá công tác nhân sự Giáo hội của Đại đức Thích Thiện Thuận được phổ biến trên diện rộng;

d.      Ban Trị sự phải nghiêm túc xử lý kiên quyết Đại đức Thích Thiện Thuận khi thể hiện tư kiến cá nhân để tính xuyên tạc, đả phá công tác nhân sự Giáo hội;

e.      Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự, Ban Nội dung và Đại đức Thích Thiện Thuận phải có bản kiểm điểm trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.

Yêu cầu tập thể Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện nghiêm các nội dung trong văn bản này.

Trân trọng kính chào./.

 

Nơi nhận :

- Như trên "để thực hiện”

- HT. Chủ tịch HĐTS "để b/c”

- UBND, BDV, BTG, UBMTTQ

  tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu"để biết”

- Lưu VP I - VP 2

TM. BAN THƯỜNG TRỰC HĐTS GHPGVN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

TRƯỞNG BAN TĂNG SỰ TRUNG ƯƠNG

(đã ký)

Hòa thượng Thích Thiện Pháp

 

 

                                                                                                ***

Nội dung công văn có những quy kết như sau:                                                                                           

1.- Đại đức Thích Thiện Thuận được quyền góp ý cho Ban Trị sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các huyện, trên nền tảng xây dựng Ban Trị sự tỉnh, huyện trang nghiêm, vững mạnh; nhưng nội dung tham luận của Đại đức Thích Thiện Thuận mang tính xây dựng thì ít mà đả phá và xuyên tạc thì nhiều, đặc biệt là vượt ngoài khuôn khổ cho phép của bài tham luận tại Đại hội Phật giáo cấp tỉnh.

Thế nào là mang tính xây dựng, thế nào là đả phá và xuyên tạc?

Đây là câu nói nhiều định nghĩa, vì thế có tính chất mơ hồ vu khống. Giáo hội có đưa ra một quy chuẩn khuôn khổ cho một tham luận chưa mà bảo vượt ra ngoài khuôn khổ cho phép. Không lạ gì với cách nói vu vơ mà hiện nay trong xã hội thường xuất hiện từ cửa miệng một số cán bộ thiếu năng lực.

2.- Ban Thường trực Hội đồng Trị sự nhận được rất nhiều phản hồi của chư Tôn giáo phẩm, Tăng Ni, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước phản ảnh nội dung tham luận nêu trên.

Xin dẫn chứng thư phản hồi của chư tôn giáo phẩm, Tăng ni, đồng bào trong và ngoài nước rất nhiều. Hay đây chỉ là câu nói ước lệ mà một người dân bình thường ai cũng có thể nói. Một cán bộ Giáo hội khi nói phải có sách mách có chứng để công chúng đủ niềm tin.

3.-   Các ý kiến, phát biểu tham luận tại Đại hội là để hiến kế, mang tính xây dựng tổ chức Giáo hội địa phương vững mạnh. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành sẽ nghiên cứu và đưa vào chương trình hoạt động Phật sự của địa phương. Theo quy luật khách quan, trong xã hội hoặc tổ chức, những biểu hiện tiêu cực của một ít cá nhân là điều không tránh khỏi, nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt, bản chất của số đông vẫn tích cực, vẫn tốt. Đại đức Thích Thiện Thuận đã dùng hiện tượng cá biệt để đánh đồng bản chất của số đông theo kiểu "Quơ đũa cả nắm”, gây hoang mang dư luận, xúc phạm tập thể Giáo hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Chủ đề "Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người cán bộ Giáo Hội" đã nói lên điều ắt có và đủ cho một cán bộ trong Giáo hội bất cứ cấp nào, như thế không phải là có tâm xây dựng? Xây dựng không có nghĩa hùa theo một phía,không có nghĩa cứ nói tốt tâng bốc cho nhau? Lời phản biện không phải là xây dựng? nói lên sự thật không phải là xây dựng? Vạch trần những điểm đen không phải là xây dựng? Một u nhọt không can đảm mổ xẻ mà cứ che đây nó sẽ đưa đến thối rữa, hoại tử, đó là hiện tượng hiện nay trong Phật giáo Việt Nam.

"Những biểu hiện tiêu cực của một ít cá nhân là điều không tránh khỏi, nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt, bản chất của số đông vẫn tích cực, vẫn tốt.Đại Đức Thích Thiện Thuận đã dùng hiện tượng cá biệt để đánh đồng bản chất của số đông theo kiểu "quơ đủa cả nắm", gây hoang mang dư luận, xúc phạm tập thể Giáo hội các cấp từ Trung ương đến địa phương".

Vâng, không ai phủ nhận bất cứ tổ chức nào cũng không tránh khỏi những biểu hiện tiêu cực, nhưng ai bảo đảm hiện nay trong số cán bộ Giáo hội sẽ là số ít cá nhân tiêu cực? Trong tham luận, không thấy tác giả đánh đồng cá nhân với tập thể mà chỉ thấy tác giả nêu lên những hiện tượng tiêu cực hiện có tại PG BRVT. Phải chăng, ai đó có tật mới giật mình? từ mặc cảm đó cứ xem mình là bản thân Giáo hội nên quy chụp xúc phạm tập thể Giáo hội, khác nào Thiện Thống quy chụp sư Nhật Khương là phá hoại Phật Pháp, tặc trụ phật giáo...Phải chăng đây là thái độ chụp mũ vu khống của kẻ nắm quyền Phật giáo hiện nay, luôn áp đảo tu sĩ dưới quyền?

4.- Từ ngày thành lập GHPGVN cho đến hôm nay, nhất là công tác nhân sự Giáo hội,  các Hệ phái thành viên Giáo hội đã tận tụy xây dựng, Lãnh đạo Giáo hội quyết tâm từng bước đổi mới và đẩy mạnh qua từng nhiệm kỳ. Nội dung trong tham luận của Đại đức Thích Thiện Thuận đã dùng tư kiến cá nhân để đánh giá công tác nhân sự Giáo hội một cách phiến diện, gần như phủ nhận toàn bộ sự tận tụy xây dựng Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh của chư Tôn đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử các Hệ phái thành viên Giáo hội, phủ nhận sự quyết tâm của Lãnh đạo Giáo hội trong suốt 35 năm qua.

Ai đã đọc tham luận của Thich Thiện Thuận sẽ thấy rằng, chưa bao giờ Thiện Thuận phủ nhận công lao của chư tôn đức, các hệ phái làm nên những bước tiến uy tín cho GHPGVN hiện nay trong và ngoài nước, Thiện Pháp không nên đem một tập thể đạo đức mà đè bẹp, kết án một Tăng sĩ trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng như Thiện Thuận.

Qua những vu vạ chụp mũ từ Trung ương, công văn quyết định:

3.   Ban Thường trực Hội đồng Trị sự yêu cầu Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện:

a.      Tiến hành thu hồi toàn bộ số lượng Kỷ yếu hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2017 – 2022 để hủy nội dung tham luận không mang tính xây dựng, xuyên tạc, đả phá công tác nhân sự của Đại đức Thích Thiện Thuận;

b.      Ban Trị sự phải buộc Đại đức Thích Thiện Thuận thực hiện việc tháo gỡ tham luận của mình trên các website;

c.      Ban Trị sự và Ban Biên soạn kỷ yếu phải chịu trách nhiệm về kiểm duyệt nội dung, khi để tham luận  mang tính xuyên tạc, đả phá công tác nhân sự Giáo hội của Đại đức Thích Thiện Thuận được phổ biến trên diện rộng;

d.      Ban Trị sự phải nghiêm túc xử lý kiên quyết Đại đức Thích Thiện Thuận khi thể hiện tư kiến cá nhân để tính xuyên tạc, đả phá công tác nhân sự Giáo hội;

e.      Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự, Ban Nội dung và Đại đức Thích Thiện Thuận phải có bản kiểm điểm trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.

a.- tham luận không những phổ biến trên 900 đại biểu hiện diện mà còn công khai trên các trang mạng,trong và ngoài nước, thu hồi như thế nào? Một là ai đã có kỷ yếu Đại hội Đại biểu PG BRVT nhiệm kỳ 2017-2022, hãy đem nạp tại văn phòng 2. Hoặc BTS PG BRVT đến từng nhà thu hôi? Phải chăng đây là chỉ thị mơ hồ của kẻ mộng du? Một chỉ thị không thể thực hiện thì không nên ra, vì tự mình sẽ đánh mất uy tín của kẻ cầm quyền thiếu trí tuệ.

b.- BTS PG BRVT làm gì có quyền buộc Thích Thiện Thuận gỡ bài trên các trang mạng xuống? Post bài lên là quyền chủ trang nhà chứ đâu phải ai muốn hạ là hạ? Chứng tỏ người ra chỉ thị mang tính cửa quyền mà không hiểu gì về việc quản trị trang Web.

c.- Ban Trị sự và Ban biên soạn kỷ yếu phải chịu trách nhiệm về nội dung... Xin thưa, chịu trách nhiệm như thế nào khi sự việc đã rồi? Khi xử lý sự việc đã rồi thì không nên dùng chữ "phải chịu trách nhiệm" như sự hăm he trước khi thực hiện kỷ yếu.

d.- Ban trị sự phải nghiêm túc xử lý...Thiện Thuận không phải là tu sĩ vô danh tiểu tốt xúc phạm chư tôn đức, Thiện Thuận đang là Thư ký kiêm chánh văn phòng  PG BRVT, nếu xử lý thì phải xử lý toàn bộ BTS. Mặc dù bài Tham luận do Thiện Thuận viết, nhưng với tư cách là tham luận của Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh BRVT

e.- Hòa Thượng Trưởng BTS, Ban nội dung và ĐĐ Thích Thiện Thuận phải có bản kiểm điểm trước Ban Thường trực Hội Đồng trị sự. Phải chăng đây là thái độ cửa quyền của thời đại phong kiến? Đây là phạm vi hành chánh chứ không phải giáo luật cần tác pháp yết ma. Nếu BTS PG BRVT chấp hành thì đâu còn thể diện nhiếp chúng trên 3.000 Tăng ni của Tỉnh nhà, vả lại chỉ một văn bản gọi là tham luận nói lên thực trạng của Phật giáo Tỉnh nhà, không được phép bộc lộ chân thành mà phải sám hối các ngài ăn trên ngồi trước, chắc gì tuổi tác, giới hạnh đã hơn những bậc chân tu tại địa phương? Vì thế, đây không phải là sai phạm đối với Giáo hội mà chỉ là cú đâm ngang hông những kẻ giơi hạnh không thanh tịnh.

Nếu BTS PG BRVT không nhận đó là một sai phạm, không chấp hành theo chỉ thị Thiện Pháp, hẳn nhiên thể diện cấp Trung ương sẽ giấu mặt ở đâu?

Trước khi ra chỉ thị, quyết định một vấn đề, phải xét đến bước tiến bước thóai, phải nghĩ đến tình đồng đạo, đừng tự xem mình là Giáo hội có quyền áp đặt cấp dưới, từ đưa nhân sự vào BTS địa phương cho đến những quyết định thiếu tình người. Ngoài chức phận hành chánh, dẫu sao vẫn là Thích tử đồng môn. MIRANDA có câu :HÃY NHÃ NHĂN VỚI MỌI NGƯỜI KHI BẠN ĐI LÊN, VÌ BẠN SẼ GẶP LẠI HỌ KHI BẠN ĐI XUỐNG.

                                                ***

Thực ra bài Tham luận chỉ những đại biểu có mặt mới nghe toàn nội dung, trong Kỷ yếu chắc ai đã đọc, trên trang mạng mấy ai quan tâm, nhưng BTS PG BRVT hãy cám ơn ngài Thiện Pháp đã ra công văn này như là cách quảng cáo cho một bài Tham luận quá ư xuất sắc, nói lên nỗi bức xúc và vẽ đúng hình ảnh thật hiện nay trong giới tu sĩ. Chỉ những ai phạm giới mới cảm thấy nhột nhạt khi nghe bản tham luận này. Nếu không nhột nhạt chạm tự ái, đánh trúng yếu điểm thì sẽ không bao giờ có một văn bản đầy trí tuệ như thế.

Từ lúc công văn Số:   286  /CV/HĐTS ra đời, thiên hạ ùn ùn tìm đọc bài tham luận gây sóng gió trong Phật giáo hiện nay. Thế mới biết, quảng cáo có nhiều cách, tự mình đánh bóng hay nhờ đối phương đánh bóng, đều là nghệ thuật tột đỉnh của nghệ thuật, trí tuệ tột đỉnh của trí tuệ!!!

Có quyền không có nghĩa có tất cả, làm được tất cả theo ý muốn. Dẫu sao tinh thần dân chủ  của nhà Phật vẫn có giá trị tình người hơn tính độc đoán của người ngồi ghế hành chánh mà cứ hãnh diện mình đứng trên hàng vạn Tăng ni,tưởng giới đức không thanh tịnh của mình không ai biết!

Nếu biết sớm, có lẽ thu hồi công văn này hơn là thu hồi tập Kỷ Yếu.

MINH MẪN

25/5/2017

 


 

 

 Dai hoi PG BRVT (3)Dai hoi PG BRVT (4)




TÂM VÀ TẦM, TIÊU CHUẨN NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA GIÁO HỘI
Tham luận của Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh BR-VT

Tác giả: Đại đức Thích Thiện Thuận,
Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh BR-VT


I. DẪN NHẬP
Mọi hoạt động của con người không ngoài mục đích tìm lấy sự ổn định cuộc sống trong cộng đồng từ vật chất đến tinh thần. Tùy nhận thức mà mỗi người có cách làm việc, ứng xử, sinh hoạt, sở thích hay giao lưu theo quan niệm cá nhân, để mong thỏa mãn nhu cầu cái được gọi là bình an, hạnh phúc. Từ đó, có nhiều phương thức để xây dựng, để vun đắp, để đi tìm con đường bình an hạnh phúc; thực chất, không có con đường nào được gọi là bình an là hạnh phúc để cho chúng ta đi tìm, bởi lẽ, bình an và hạnh phúc chính là con đường.

Trong một lần, Đức Phật dạy rằng: “Ngày nào mà chư Tỳ-kheo còn có tâm đạo vững chắc, khiêm tốn, chuyên cần, cố học, kiên cố tinh tấn, luôn luôn giữ tâm niệm và phát triển trí tuệ, thì Giáo hội chư Tỳ-kheo không thể suy đồi mà trái lại còn phồn thịnh hơn”(1).  Người cán bộ của Giáo hội giữa thời đại khoa học phát triển ngày nay không chỉ là một tu sĩ thuần túy khép mình trong cửa thiền, tìm vui với chuông khuya mõ sớm, mà còn là người mang trọng trách của một nhà truyền giáo đối với xã hội đa phương diện, một nhà mô phạm đối với cộng đồng đa chủng tộc, một nhà tâm lý đối với mọi biến động tâm linh của quần chúng Phật tử, và là một nhà quản trị đối với mọi hoạt động của Phật giáo.
Chính vì thế, người làm cán bộ Giáo hội phải là người có tâm trong mọi tình huống xử lý công việc cũng như ứng xử đời thường, và có tầm trong mọi tư duy định hướng giúp các hoạt động cá thể đồng bộ trong tổ chức Giáo hội mang tính ổn định lâu dài, góp phần lợi ích nhân sinh, phồn vinh xã hội.

II. NỘI DUNG
1. Có tâm

Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Cái tâm của người cán bộ Giáo hội được xác định trên tư tưởng phụng sự Phật pháp, lợi ích chúng sanh vô điều kiện, xem mình là nhịp cầu đem đến sự bình an đích thực cho mọi đối tượng hoạt động của Giáo hội khi tham gia công tác hành chính hay giáo dục.

Quy chuẩn nào cho cái tâm của người cán bộ Giáo hội? Đây là một phạm trù kết nối đạo đức người cán bộ Giáo hội và phẩm hạnh người tu sĩ Phật giáo.
a. Đạo đức
Người cán bộ Giáo hội trước tiên là một tu sĩ Phật giáo, đạo đức người cán bộ Giáo hội cũng được thiết lập trên phương thức truyền thống trong đạo như: Từ bi – Hỷ xả, Nhẫn nhục – Chịu khó, Nói ít – Làm nhiều, ở chùa lâu năm… qua khung sườn giới luật của Đức Phật chế định. Thật không khó để nhận ra tất cả những điều này ở một tu sĩ, vì nó đã là mô hình mẫu cho bất kỳ mọi giáo phái, sơn môn của hệ thống Phật giáo đa dạng ngày nay. Nhưng, để làm thước đo thực thụ cho cái được gọi là quy chuẩn đạo đức của người cán bộ Giáo hội thì nó còn phải được căn cứ vào việc tuân thủ nghiêm nhặt các điều lệ Hiến chương hay những văn bản mang tính pháp quy đã ban hành. Không thể nào chấp nhận một người là cán bộ Giáo hội nhưng lại là người sẵn sàng phá vỡ những quy chuẩn đã được tập thể thống nhất, vi phạm Nội quy, điều lệ vì những mưu cầu riêng tư; là người kéo bè lập nhóm vì lợi ích cục bộ hệt như người thế tục. Phật từng dạy chúng đệ tử: “Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo có tín tâm, có tàm, có quý, có nghe nhiều, có tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”(2).
Điều này, đòi hỏi người tu sĩ cán bộ Giáo hội phải thực tập xuyên suốt trong mọi hoàn cảnh để điều phục tâm, thực hành hạnh nguyện hoằng pháp lợi sanh bằng sự hy sinh cao cả của mình.
b. Hy sinh

Ai cũng chọn phần nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai…?

Bất luận vị tu sĩ chơn chánh nào được tập thể Tăng Ni tín nhiệm suy cử thì người đó luôn tâm tâm niệm niệm với trách nhiệm của mình với sự tồn vinh của Đạo pháp và Dân tộc, nhiệt tình với Tăng Ni và Phật sự trên nền tảng nhận thức mình là nhịp cầu nối giữa cộng đồng Tăng Ni, là cánh tay nối dài của Giáo hội. Từ đó, mọi hành vi hay tư duy, phát ngôn hay điều phối đều hướng đến sự ổn định và phát triển của Giáo hội, giúp Tăng Ni yên ổn tu học trong lòng Giáo hội mà không có bóng dáng của cái tôi ích kỷ, thấp hèn.
Đức hy sinh của một cán bộ Giáo hội là dấn thân vào tất cả Phật sự với mục đích bảo vệ Tăng Ni tu học an ổn mà không sợ ảnh hưởng đến vị trí chức vụ đang đảm nhiệm; quyết tâm bảo vệ chân lý của lẽ phải giúp Đạo pháp trường tồn mà không so đo thiệt hơn thu nhập, lợi dưỡng; một lòng trung kiên với tổ chức Giáo hội để giữ vững giá trị hiệu lực của Hiến chương mà không sợ thù hiềm cá nhân, chống đối. Người cán bộ Giáo hội thật sự có tâm là dám hy sinh những niềm vui riêng của bản thân, dấn thân vào các Phật sự với chí nguyện mong làm lợi ích hợp pháp cho Tăng Ni mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện gì, cho dù chỉ là một tiếng khen. Không chỉ dấn thân mà người cán bộ Giáo hội phải xác lập tư tưởng và trách nhiệm: Đạo pháp cần phải có mặt, chẳng kể gian lao; chúng sanh cần phải đi đến, không từ khó nhọc.
c. Bình đẳng
Tâm bình đẳng của người cán bộ Giáo hội được thể hiện qua các trao đổi mang đức tính giáo dục và xây dựng, góp ý và chỉnh đốn; hoàn toàn không thể hiện sự hống hách và kiêu ngạo, cửa quyền và quan liêu, bắt nạt và hoạch hoẹ Tăng Ni vô tội khi có việc cần đến Giáo hội giúp đỡ.
Có một thực trạng đau lòng đang tồn tại và rất dễ nhận ra trong những phiên hội nghị, chỉ cần lặng lẽ quan sát, chúng ta sẽ biết được có một vài nhóm người đã và đang làm mọi cách để được tồn tại “độc lập” trong tập thể như một thế lực đối kháng. Các phe nhóm đối kháng triệt tiêu, phủ đầu, công kích, loại trừ nhau mà không hề suy nghĩ đến nền dân chủ của Phật giáo đã được đức Phật thiết lập qua thể chế Lục hòa đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ qua. Sứ mạng thiêng liêng “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” và lời đức Phật dạy: “Ngã chấp là cội nguồn bao khổ lụy”cũng bị bỏ qua một bên. Vô tình, những nhận thức mang tính phe nhóm, vùng miền như đã nói trên đã tạo ra dòng chảy ý thức hệ độc hại, gây sự phân hóa cực kỳ nguy hiểm lâu dài cho khối đại đoàn kết trong Giáo hội.
Một lần nọ, Đức Phật ân cần chỉ dạy cho vị Thị giả thông minh của mình: “Này Ananda…, Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người. Này Ananda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ananda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ các căn bản tranh luận ấy”(3).  Đắp xây thì lâu dài và gian khó, phá hoại thì nhanh chóng và dễ dàng. Khắc phục hậu quả cả là vấn đề “thiên nan vạn nan”, đòi hỏi sự nỗ lực đóng góp của nhiều người, nhiều giới với sự đầu tư về thời gian và trí tuệ vượt trội. Chính vì thế, người tu sĩ cán bộ Giáo hội không chỉ có tâm mà còn phải là người có tầm trong nhận thức và tư duy thì mới có thể giúp Giáo hội ổn định mọi Phật sự mang tính chiến lược sau này.
2. Có tầm
Quá trình xã hội hóa làm cho các sinh hoạt của đời sống Tăng lữ ngày càng đa dạng và phức tạp, dòng chảy văn minh của nhân loại cũng đã len lỏi và tác động nhất định vào các tổ chức Giáo hội từ giáo dục đến hành chính, từ tổ chức sự kiện mang tính xã hội hiện đại đến các lễ nghi truyền thống. Chính vì thế, người cán bộ Giáo hội muốn làm tốt nhiệm vụ phải có kiến thức, năng lực và tư duy sáng tạo xứng tầm từ nội điển đến ngoại điển, từ chuyên môn đến xã hội, từ giao tế đến ứng xử nhằm góp phần vào lý tưởng phụng sự: “vô ngã vị tha” của mỗi người con Phật.
a. Kiến thức
Kiến thức nội điển là yếu tố không thể thiếu đối với một tu sĩ khi hành đạo và tham gia các hoạt động của Giáo hội. Đạo Phật luôn chủ trương hiểu rồi mới làm, không hiểu mà làm là vô minh sẽ dẫn đến lầm đường lạc lối. Đứng ra lãnh đạo, hướng dẫn tín chúng mà không có kiến thức nội điển thì thật khó lòng thuyết phục, chưa kể nguy cơ làm sai lệch chánh pháp. Thực trạng mê tín dị đoan, cúng sao giải hạn còn tồn tại khá phổ biến trong một số Tự viện thực chất cũng do người hướng dẫn thiếu sự am tường giáo lý nội điển. Muốn cho Giáo hội ngày càng vững vàng, ba tạng Kinh, Luật, Luận ngày càng tỏ rạng giáo lý cao siêu, mầu nhiệm của Phật Pháp thì đòi hỏi những người đứng giữ địa vị tổ chức, hướng dẫn trong Giáo hội phải là người kinh điển tinh thông. Hay nói cách khác, những người đứng trong bộ máy Giáo hội phải là người học đạo có trình độ thực chất uyên thâm, có khả năng truyền bá tri thức Phật học được nhiều tầng lớp thẩm thấu, có uy tín và sức thuyết phục từ tri thức nội điển của mình.
Bên cạnh Kiến thức nội điển, một yêu cầu khác cũng rất cấp thiết để nâng tầm của một người cán bộ Giáo hội phù hợp với xã hội hiện đại, đó là kiến thức giao tế. Người cán bộ Giáo hội không thể thành công trong công tác điều hành Phật sự khi thể hiện văn hóa ứng xử yếu kém. “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Người có học thức không nói lời khó nghe, một tu sĩ làm lãnh đạo càng không thể nói năng thô lỗ, cư xử như kẻ võ biền. Đại chúng có quyền đòi hỏi người cán bộ Giáo hội đại diện tiếng nói của họ phải tự học tập, trang bị cho mình lối ứng xử có văn hóa, khả năng giao tiếp nhạy bén, thông minh, phát ngôn chuẩn mực, xứng đáng là người đại diện tổ chức Phật giáo, tạo niềm tin tưởng nơi người đối diện.
Có một thực trạng khó thay đổi hiện nay mà các cấp Giáo hội vướng phải chính là cơ cấu người tham gia chưa được đào tạo đúng mức, nói chính xác là cơ cấu không đúng chuyên môn. Giỏi lĩnh vực này lại bố trí qua lĩnh vực khác, thậm chí không có sự hiểu biết chuyên môn lại được bố trí làm chuyên trách, hướng dẫn. Sự khiên cưỡng này khiến cho một số công tác Giáo hội bị chông chênh chẳng khác gì đôi bánh xe bị lệch trên đường núi đèo hiểm trở, chắc chắn không tránh khỏi sự sụp đổ của cả cỗ xe khi vận hành không đồng bộ.
Lỗi tại ai? Trách nhiệm thuộc về ai? Khắc phục bằng cách nào? Thay đổi có được không? Đó là những câu hỏi mà mỗi người có trách nhiệm với tổ chức Giáo hội chúng ta phải tự vấn để tìm ra câu trả lời mà khắc phục, sửa chữa trước khi trở thành quá muộn.
b. Năng lực
Giáo dục và đào tạo là điều kiện cần đối với sự huấn luyện một thế hệ kế thừa, nhưng thật sự vẫn chưa phải là yếu tố đủ để đánh giá đúng năng lực của người cán bộ Giáo hội. Thực tế công tác Giáo hội đã cho thấy người được đào tạo chuyên môn vẫn chưa hẳn có năng lực điều hành, người có kiến thức vẫn chưa hẳn có tri thức văn hóa…
Bởi lẽ, năng lực đích thực của một tu sĩ chơn chánh Phật giáo được đánh giá trên nền tảng từ trường toát ra từ nội tâm sâu thẳm của người phạm hạnh thanh cao, tinh nghiêm giới luật. Bên cạnh đó, năng lực hỗ trợ của một cán bộ Giáo hội ngoài kiến thức chuyên môn còn cần có nhiều khả năng quyền biến, điều phối và kiến thức đặc thù về các lãnh vực chuyên ngành của Giáo hội mà bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào cũng có thể ứng dụng linh hoạt, hiệu quả. Năng lực người tu sĩ Phật giáo thời hiện đại thể hiện trên phương diện làm hưng thịnh Phật pháp bằng sự khéo léo, điều phối Phật sự giúp Giáo hội ổn định, Tăng Ni yên bình cùng bảo vệ Giáo luật, Hiến chương và Pháp luật nhà nước. Năng lực này có được, không phải qua trường lớp đào tạo mà do bản thân đối tượng tự vận động, tự tích lũy thông qua kinh nghiệm thực tế và mưu cầu phụng sự chân chính.
Khối lượng công việc Giáo hội vốn vô hạn, người có nhiều năng lực đôi khi còn gặp phải cảnh lực bất tòng tâm khi điều hành Phật sự vốn phức tạp bởi vùng miền, đa dạng vì truyền thống hệ phái. Cho nên, dự nguồn nhân sự của Giáo hội phải được chú trọng đến năng lực thực tế và phẩm hạnh của cán bộ. Bởi vì, sẽ là tai họa khi chọn lầm nhân sự kém tài trí, kém phẩm hạnh làm người điều hành trong tổ chức Giáo hội các cấp.
c. Sáng tạo
Từ kiến thức chắc với năng lực thật, người cán bộ Giáo hội tự phát huy khả năng sáng tạo của bản thân với tầm nhìn chiến lược cho một tương lai của Giáo hội với những định hướng mang tầm vĩ mô, tính khoa học và tính nhân văn cao trên cơ sở nhận thức của một tu sĩ có thực tập giới định tuệ. Người lãnh đạo nhất định phải có tầm nhìn xa mới có thể định hướng về quy hoạch nhân sự phục vụ cho các chương trình Phật sự trong tương lai mang tính chiến lược mới có thể làm tròn vai trò của người mang sứ mạng kế thừa, ổn định và phát triển mọi Phật sự của tiền nhân và Giáo hội.
Sự sáng tạo của người lãnh đạo là làm cho mọi Phật sự vận hành trôi hảy bằng những phương thức mới từ sự tổng hợp nguồn trí tuệ tập thể, khiến cho từng cá thể Tăng Ni luôn hoan hỷ ủng hộ và nhiệt tình cộng tác các chủ trương khi triển khai mọi hoạt động Phật sự ngay cấp cơ sở. Từ đó, họ hết lòng hy sinh và phục vụ Giáo hội trong mọi hoàn cảnh. Sự sáng tạo trong tư duy nhận thức đúng đắn sẽ nhận được sự đồng tình của đại đa số thành viên trong tổ chức và quần chúng Phật tử các giới.

3. Thực trạng sinh hoạt Giáo hội hiện nay

Là người có tâm đạo luôn ưu tư trước cơ đồ thịnh suy của Phật giáo, không ai không khỏi lo lắng khi nhìn thấy thực trạng sinh hoạt trong Giáo hội các cấp hiện nay. Tình trạng lôi kéo bè nhóm làm bệ đỡ cho nhau, cấy ghép quyến thuộc của mình vào tổ chức Giáo hội, gièm pha, xúc xiểm, hạ bệ người có thực lực đã thấy xuất hiện đây đó trong tổ chức. Ở đó, sức mạnh bè phái trở thành công lý của những nhân vật mang bệnh hoang tưởng về quyền lực, khập khiễng về nhận thức, gây mất uy tín của Phật giáo, ảnh hưởng thanh danh của Tăng đoàn, bất chấp dư luận cộng đồng phản đối, lòng người không phục. Đây đó cũng đã thấy vài nhân vật có vị trí nhất định trong tổ chức các cấp, coi thường cấp trên, bắt nạt cấp dưới, lừa thầy phản bạn, khinh miệt ân sư, tham lạm công quỹ, tùy tiện phán quyết bất kể điều lệ Hiến chương hay những văn bản mang tính pháp quy đã ban hành. Đạo pháp tồn vinh được chăng, nếu những người như thế toan tính dùng quyền lực để lãnh đạo Giáo hội?
Không có con đường nào để trở thành một công thức chung cho chúng ta thực hiện, triển khai các chủ trương dẫn đến sự thành tựu viên mãn mọi Phật sự. Nhưng, như đã phân tích ở trên, có tâm và có tầm chắc chắn sẽ dẫn đến con đường thành tựu. Bởi lẽ, con đường thành tựu đạo pháp đòi hỏi người đi qua phải có đạo hạnh, uy tín và đức nhiếp chúng.
4. Ý kiến đề xuất
Từ thực trạng sinh hoạt trong Giáo hội hiện nay, từ những phân tích về tiêu chuẩn cần có của người tu sĩ cán bộ Giáo hội, chúng tôi đề xuất tổ chức Giáo hội cần có sự chấn chỉnh lại công tác đề bạt nhân sự các cấp.
Nhân sự tham gia công tác cán bộ Giáo hội phải có 3 tiêu chuẩn cơ bản: đạo hạnh, uy tín và đức nhiếp chúng.
a. Đạo hạnh
Đạo hạnh của một tu sĩ thì đa dạng tương ứng với từng hạnh nguyện cá nhân hoặc truyền thống của hệ phái, nhưng không ngoài tôn chỉ hành đạo để giải trừ phiền não, khổ lụy do tham chấp cho bản thân và người khác trên nền tảng giới định tuệ chính thống của Phật giáo. Còn Đạo hạnh của người cán bộ Giáo hội được đánh giá trên tâm nguyện phụng sự đạo pháp, thực hành hạnh nguyện hoằng pháp lợi sanh bằng sự hy sinh cao cả của mình.
Đạo hạnh góp phần làm nên uy tín của cá nhân Tăng Ni, làm nên thanh danh cho tập thể Giáo hội.
b. Uy tín
Tiêu chuẩn uy tín nhất định phải được thiết lập đối với qui chuẩn căn bản khi cơ cấu nhân sự, kiện toàn bộ máy Giáo hội các cấp, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi điều hành Phật sự.
Mối quan hệ trong xã hội được thiết lập trên uy tín mới đảm bảo được sự phối hợp hướng đến một tương lai phát triển bền vững lâu dài. Người cán bộ của Giáo hội không có uy tín, không nhận được sự tín nhiệm và phối hợp của người khác thì tính tương tác không được thiết lập, không có sự tương tác trong điều phối khi triển khai các chương trình Phật sự, thì thất bại là chuyện tất yếu. Nói đơn giản hơn, con người chẳng làm được gì cho tập thể khi không có uy tín.
Uy tín đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của con người trong cộng đồng xã hội và nó nghiễm nhiên cấu thành yếu tố nhân cách con người trong mọi tương giao từ thời xa xưa. Người có uy tín thì lo gì không nhiếp phục được đại chúng cộng tác khi thừa hành Phật sự. Ngược lại, kẻ không uy tín, chắc chắn không thu phục được nhân tâm, không tạo được động lực vượt khó khi cần thiết.
c. Nhiếp chúng
Oai đức nhiếp chúng của một tu sĩ Phật giáo được xét trên phương diện tâm niệm cung kính, thương yêu, quý mến của số đông đại chúng dành cho, qua một thời gian dài cống hiến cho Đạo pháp và phục vụ cho Dân tộc một cách quên mình.
Người cán bộ của Giáo hội có oai lực nhiếp chúng sẽ không cần dùng quyền lực áp đặt mà mọi người vẫn tuân phục. Người thật có oai lực nhiếp phục không cần gây áp lực thuộc cấp mà mọi người vẫn hết lòng đồng hành. Phẩm chất, trí tuệ cao quý ấy chỉ có được trong quá trình cống hiến, tận tụy hy sinh mang tính tự nguyện, vô tư, không thể có được từ tâm tư lợi, đạo đức giả tạo.

III. KẾT LUẬN
Chuyện Giáo hội đã là chuyện của ngàn xưa qua bao thế hệ Tăng tài gìn giữ, bảo tồn. Tuy cách Phật đã xa, chúng ta không thể trác tuyệt như Tổ Nguyên Thiều, Tiên Giác; không thông đạt như Tổ Huệ Quang, Khánh Hòa; không uyên bác như cố Hòa thượng Thiện Hoa, Trí Thủ; không mẫu mực như cố Hòa thượng Thiện Hòa, Hành Trụ; không quyền biến như cố Hòa thượng Đức Nhuận, Thiện Siêu; không mẫn tiệp như cố Hòa thượng Minh Châu, Trí Tịnh… nhưng chúng ta có thể kế thừa sự nghiệp giữ gìn đạo mạch Phật pháp cao cả được đánh đổi bằng sinh mạng của bao thế hệ tiền bối hữu công của Phật giáo bằng chính sự nỗ lực hoàn thiện bản thân, để có thể góp phần làm cho Phật pháp xương minh bằng một người có tâm và có tầm.
Khi Đức Phật ở tinh xá Ghosita thuộc xứ Kosambi, các Tỳ-kheo nơi đây thường hay tranh luận hơn thua dẫn đến đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau và cũng không chấp nhận sự thông cảm, họ không tự hòa giải và cũng không chấp nhận sự hòa giải. Nhân đó, Đức Phật chỉ dạy 6 pháp hòa kính: “Này các Tỳ- kheo, có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo an trú từ thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”(4)
Nay, tuy chúng ta không giải thoát được cho ai thì cũng nên tự giải thoát được cho bản thân khỏi tham dục thấp hèn, tuy không làm lợi ích được cho ai thì cũng không nên làm tổn hại đến người khác, không tiếp nối được chí nguyện cao cả hoằng pháp lợi sanh của đức Phật thì cũng đừng làm sâu mọt băng hoại Phật pháp. Đó cũng được xem là góp phần công đức trang nghiêm Giáo hội, phồn vinh đất nước rồi.

 ————————————————————————————–

1 Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường BộKinh Đại Bát-niết-bàn, (Màhàparinìbbànasutta), số 16.
2 Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường Bộ, Kinh Đại Bát-niết-bàn, (Màhàparinìbbànasutta), số 16.
3 Hòa thượng Thích Minh Châu dịchTrung Bộ Kinh, Kinh Làng Sama (Sama Gama Suttam), số 104.
4 Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ, Kinh Sáu pháp hòa kính (Kosambiya Suttam), số 48.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2016(Xem: 28617)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
14/12/2016(Xem: 4710)
Việc xử lý như thế cũng hợp tình hợp lý. Đây là lần đầu tiên GH có cách xử lý nghiêm túc, nhưng lại nghiêm túc đối với một tu sĩ vô danh, trong khi còn rất nhiều vụ nổi bậc không kém, một clip đưa hình ảnh tu sĩ mặc áo hậu vàng, tay cầm micro, tay cầm ly rượu hát chung thỉnh thoảng va chạm với cô gái, cũng có clip một vị mặc bộ đồ vàng ngắn hát bài"chim trắng mồ côi" lưu lại nhiều ưu tư cho quần chúng tín đồ, đến độ, mọi người cứ nghĩ - đó là hiện tượng như bao nhiêu hiện tượng xã hội, Phật giáo Việt Nam bây giờ là thế! Những năm trước, một tu si có pháp danh P.N cũng trình diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn trên diễn đàn công cộng tại Đà Lạt. Việc tu sĩ ngày nay có khuynh hướng âm nhạc không ít, nhưng phải xét đến nhiều khía cạnh để có thể chấp nhận, du di hay tuyệt cấm theo giáo luật.
14/12/2016(Xem: 4782)
Chuyện của thế gian, chuyện của ngoại đạo, người luôn tự nhận đang học đòi chánh pháp luôn biết phân biệt đúng sai, và nếu có hành động thì dùng chánh tri kiến Phật để quán tưởng. Nếu người đi trước có sai, kẻ hậu sinh ắt nhận ra ngay để còn biết tránh xa lối mòn ấy mà không giẫm bước thêm một lần thứ hai. Lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của một tầng lớp, chủng loại chúng sanh cao cấp có tư duy, còn biết đứng bằng hai chân.
03/11/2016(Xem: 5262)
Trên con đường tu tập, kể cả pháp hành Tôn giáo cũng như pháp hành tâm linh, "sám hối" là cách cơ bản giải quyết những sai phạm đã qua và ngăn ngừa sai quấy phạm phải sắp tới.Đôi khi, có người chọn cách "sám hối" làm pháp hành trì thường nhật để phát khởi lòng từ và thúc liễm thân tâm thường nhật.
03/11/2016(Xem: 4405)
Chỉ còn vài tháng nữa, bước qua 2017, là năm mà GHPGVN tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8. BTS các Tỉnh Thành, quận Huyện đều tổ chức đại hội để hoàn chỉnh nhân sự trong nhiệm kỳ mới trước khi cử Đại biều ra Hà Nội tham dự. Thế nhưng, những năm gần đây, vấn đề bổ sung nhân sự tại một số địa phương từ cấp Tỉnh Thành đến quận huyện đều gặp phải một số vấn đề bất ổn. 1/ BTS cũ muốn lưu nhiệm nhân sự cũ. Một số BTS, tuy hàng giáo phẩm và chức sắc quá tuổi quy định, nhưng kinh nghiệm điều hành phật sự khá tốt, ngại lớp trẻ lên sẽ không đủ kinh nghiệm và không theo sự chỉ đạo cố vấn của các bậc thầy, nên không muốn thay đổi, cũng có thể không ngoài việc tham quyền cố vị.Từ đó, lục đục nội bộ không thể tránh khỏi.
15/10/2016(Xem: 5803)
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100 ngàn người di cư và Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.
11/10/2016(Xem: 4813)
Trong cách nhìn của một bộ phận xã hội, có một thực tế ai cũng phải công nhận rằng giới tăng sĩ là những thành phần "đi tu" có lý do, buộc phải khổ hạnh, ép xác, vừa đáng kính vừa chừng mực chỉ để gật đầu chào qua đường; khác với cách nhìn và hiểu của những Phật tửng có cầu học là kính trọng vì là một trong ba ngôi báu do chính đức Phật truyền để lại. Như vậy có hai cách nhìn bài viết này xin được tạm gọi là cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai.
07/10/2016(Xem: 4945)
Một giảng viên Đại học luật ở Hà nội, đứng lớp dạy cho sinh viên về các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa Giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bà La Môn, Đạo Hòa Hảo, Cao đài...không tôn giáo nào trúng hoàn toàn. Phật giáo truyên vào Việt Nam vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên theo truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Như vậy chùa Dâu Bắc Ninh không phải là điểm khởi đầu đạo Phật được truyền nhập như bà giảng viên dạy cho sinh viên, mà là trung tâm Luy Lâu, nơi mà Phật giáo đã phát triển vào đầu công nguyên, tức sau 300 năm khi đạo Phật đã sanh sôi nẩy nở. Thế mà bà cho là ba tông phái của đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời Bắc thuộc.( sử sách xác định Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung hoa).
27/09/2016(Xem: 17300)
Việc giải tỏa chùa Liên Trì vừa qua đã tạo nên những làn sóng trái chiều. Tuy sự việc đã rồi, cũng cần nêu lên những nhận định tương phản trong quần chúng để xã hội nắm được tính chất của vấn đề. Trên 10 năm nay, kế hoạch nhà nước xây dựng khu đô thị mới tại quận 2 đã gặp nhiều trở ngại đối với quần chúng và Tôn giáo. Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn.
22/09/2016(Xem: 6237)
NHẬN XÉT VỀ BÀI TRỞ VỀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN CHẤT ĐỂ PHỤNG SỰ NHÂN SINH CỦA THƯỢNG TỌA Thích Nhật Từ (Trả lời vấn đáp trong mùa An cư tại Tịnh xá Trung Tâm, ngày 27/5/2014) Toàn Không (Tiếp theo)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]