Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện du học tại Úc

14/06/201100:32(Xem: 7415)
Chuyện du học tại Úc
Uni_Latrobe

Chuyện du học tại Úc
Bài của Thích Nguyên Tạng

LTS: Đại đức Thích Nguyên Tạng là cộng tác viên của Báo Giác Ngộ từ năm 1990, Đại đức định cư tại Melbourne, Úc châu từ năm 1998, từ đó đến nay, Đại đức vẩn thường xuyên gởi bài cộng tác với báo. Đại đức hiện là phó trụ trì tu viện Quảng Đức và là chủ biên trang nhà Phật học, www.quangduc.com. Bài viết sau Đại đức chia sẻ một số thông tin về việc du học ở Úc.

GN


Tôi đến Úc giữa năm 1998, không theo diện du học mà được bảo lãnh theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion). Mình hiện là phó trụ trì tu viện Quảng Đức tại Melbourne, nơi có khoảng 50.000 người Việt định cư.

Ngoài công tác chuyên môn của một Tăng sĩ, hiện tại mình đang theo học năm thứ 2 cử nhân ngành social work tại Đại học Latrobe (http://www.latrobe.edu.au. Sau khi tốt nghiệp ngành này, có thể làm việc cho các bộ, sở Chính phủ (Government Departments), bệnh viện và trung tâm sức khỏe cộng đồng (Public Hospitals and Community Health Centres) cơ sở tôn giáo và trung tâm phúc lợi xã hội (Religious and Community Welfare Agencies); chính quyền địa phương (Local Government).....


Social work là loại hình công việc phổ biến tại Úc, giúp cải thiện đời sống của xã hội, làm việc trực tiếp với mọi người ở mọi tầng lớp, đặc biệt là các cộng đồng di dân đến từ các quốc gia thứ ba, họ cần nhiều sự giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần, người làm công tác xã hội phụ trách những phần việc rất mênh mông để giúp đỡ cho họ ổn định cuộc sống trong giai đoạn đầu mới định cư. Đối với người tu sĩ PG ở nước ngoài, hiện tại ngành học này tương đối phù hợp với tinh thần nhập thế của Phật giáo. Ngoài việc học, mình còn làm việc trong Chaplaincy Department của Chính phủ Úc, để đi thăm bệnh nhân, tù nhân và trường học theo định kỳ hàng tháng, để giảng dạy giáo lý. Mỗi tôn giáo đều có đại diện để làm công tác này, giảng dạy, an ủi, cầu nguyện cho những tín đồ theo đức tin của riêng mình.


Có nhiều bạn viết mail hỏi thăm về vấn đề tôn giáo học ở Úc, nhân đây xin vắn tắt như sau. Về ngành học Tôn giáo so sánh (Comparative Religion), tất nhiên có đề cập đến Phật giáo trong chương trình học. Hiện tại tại tiểu bang chúng tôi ở chỉ có một đại học duy nhất dạy ngành này là Deakin University (http://www.deakin.edu.au) cách chỗ chúng tôi ở khoảng hơn 1 giờ lái xe, hơi bất tiện trong việc đi lại, nhưng bạn có thể chọn học chương trình hàm thụ (Correspondence course), tức chỉ nhận tài liệu từ nhà trường, ở nhà đọc, nghiên cứu và viết essay và gởi qua bưu điện. Mỗi học kỳ, mình làm 3 bài essay, mỗi bài trung bình từ 2 đến 4 ngàn từ. Từ nước ngoài bạn có thể học theo cách này. Mọi chi tiết xin liên lạc về: Deakin Uni, Geelong Campus, 1 Gheringhap St, Geelong, Vic 3217. Tel: 61. 03. 5227 2333; Email: [email protected].

V
ngành Phật học (Buddhist studies), do nhiều yêu cầu, từ năm 2003 trở đi, Đại học Latrobe tại Melbourne sẽ bắt đầu cung cấp ngành cao học và tiến sĩ Phật học và tôn giáo cho những nghiên cứu sinh có nhu cầu, đặc biệt dành cho sinh viên ngành Châu Á học (Asian studies). Để vào được ngành này, thí sinh phải có bằng cử nhân loại giỏi về ngành trực thuộc như Châu Á học, Triết Đông, Thần học, Tôn giáo học, Ngôn ngữ học... Điều kiện bắt buộc đương sự, ngoài Anh văn, phải thông thạo hai cổ ngữ quan trọng cho ngành này là Pali, Sanskrit. Nếu như không biết hai ngôn ngữ này từ trước, đương sự có thể học 1 khóa từ 6 tháng đến 1 năm tại Phân khoa Asian studies. Về học phí cho ngành cao học và tiến sĩ Phật học, toàn thời 3 năm là 36.000 đô-la Úc. Nếu bạn muốn đăng ký và hỏi thêm các chi tiết, xin liên lạc: Dr. Greg Bailey, Asian Studies Program, Faculty of Humanities and Social Sciences, Latrobe University, Vic 3086. Tel: 61. 03. 9479 21 34; Email: [email protected]; Website: http://www.latrobe.edu.au/humanities.

Tình hình sinh viên Việt Nam đang du học tại Úc, hiện có trên dưới 5.000 người Việt đang theo học ở các đại học lớn trên khắp xứ Úc, phần lớn đều theo học các ngành quản trị kinh doanh (business administration), điện toán (computer), kế toán (accountant)... Thủ tục xin đi du học khá đơn giản, nếu có thân nhân ở Úc thì nhờ họ tìm đại học thích hợp cho mình, mỗi tiểu bang đều có trường đại học nổi tiếng, ví dụ như tại tiểu bang Victoria, Đại học Melbourne nổi tiếng về luật (law), Swinburn nổi tiếng về computer, Monash Uni là ngành y (medicine), Latrobe Uni là ngành social work, RMIT là các ngành về kỹ sư (engineering).....

Sau khi chọn được trường, mình gởi thư đăng ký khóa học. Các thủ tục cần thiết và quan trọng nhất là đầy đủ tài chánh và khả năng Anh văn (do Trung tâm Giáo dục Australia (Australian Education Centre/AEC) tại VN kiểm tra và cấp giấy chứng nhận), nên biết rằng ngoài việc kiểm tra, AEC còn cung cấp các dịch vụ tư vấn có chất lượng cho sinh viên VN muốn sang Úc du học, họ giúp đỡ trực tiếp hoặc qua sách báo, tài liệu và sử dụng công nghệ hiện đại như Internet, CD-ROM và băng video. Muốn biết thêm chi tiết về dịch vụ của AEC hoặc các thông tin chi tiết về các ngành học, học phí tại Úc, bạn có thể liên lạc AuseducaỴnetnam.org.vn (Hà Nội) hoặc [email protected] (thành phố Hồ Chí Minh ) Tel: 84-8 829 6035 ). http://www.isc-ukeas.com/ucstudy-TongQuan.php

Trước khi gởi đơn đăng ký, trong sổ bank của mình phải có đầy đủ tiền học phí và chi phí ăn ở của ba năm học (tùy theo ngành mình chọn, có ngành 1, 2 cho đến 4 năm), ví dụ nếu mỗi năm tổng chi phí các thứ là 20.000 Úc kim thì trong bank account phải có đủ 60.000 Úc kim; bước tiếp theo gởi thư xin du học đến đại học mình chọn, thư gởi đăng ký gồm có : toàn bộ bằng cấp về học lực, kể cả khả năng Anh ngữ, giấy chứng nhận về khả năng tài chánh của sinh viên, sau đó đại học này gởi cho mình một thư chấp thuận (admission letter), nếu họ xét thấy các điều kiện mình hội đủ. Tiếp đó liên lạc xin visa du học với Đại sứ quán Úc tại Hà Nội (8 Đào Tấn, quận Ba Đình, Tel: (4) 831-7755; Fax: (4) 831-7711 ) hoặc Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP Hồ Chí Minh 20th Floor, Vincom Center, 47 Ly Tu Trong Street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam. Telephone: +84 8 35218 100, Facsimile: +84 8 35218 101. Các hồ sơ cần thiết để xin visa gồm có: hộ khẩu, chứng minh nhân dân, lý lịch, hộ chiếu (do Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh VN cấp), giấy chứng nhận tài chánh, các bằng cấp về học lực và khả năng Anh ngữ, chi phiếu lệ phí visa 300 Úc kim. Tất cả các tài liệu trên đều dịch sang Anh ngữ trước khi gởi đi. Nếu không có gì trở ngại, sau 3 tháng mình sẽ có visa để đến Úc du học.

Hiện tại Chính phủ Úc đang gặp khó khăn về người tị nạn, nên chính sách di dân ngày càng hạn chế, do vậy quá trình xét đơn và cấp visa rất gắt gao, nếu họ khả nghi mục đích du học của mình, mình sẽ được gọi phỏng vấn.

Về cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Úc, phần lớn đến đất nước này vào cuối những năm bảy mươi, tính đến nay có khoảng 200.000 người Việt định cư tại xứ sở này, tập trung nhiều nhất là hai thành phố Sydney và Melbourne. Có khoảng 12 tờ tuần báo, 10 chương phát thanh tiếng Việt, và 2 chương trình truyền hình tiếng Việt để phục vụ cho cộng đồng. Về Phật giáo VN thì đang từng bước hòa nhập và phát triển tại Úc. Tính đến nay, có khoảng bảy mươi Tăng Ni người Việt và trên ba mươi tự viện VN trên khắp châu Úc và New Zealand. Theo cái nhìn của người bản xứ là PGVN rất khác biệt và phong phú hơn so với các hội PG sắc tộc khác có mặt tại Úc. Đó là sự hòa hợp độc đáo giữa ba tông phái khác nhau là Mahayana, Theravada và Khất sĩ, cũng như Thiền tông và Tịnh Độ tông. Một nét đặc thù khác của PGVN tại Úc, là mỗi chùa đều có tổ chức Gia đình Phật tử (hiện có 13 GĐPT, và khoảng 1000 huynh trưởng và đoàn sinh trên khắp nước Úc) và mở trường Bồ Đề dạy Việt ngữ, giúp cho thế hệ trẻ VN sanh tại Úc biết rõ và duy trì ngôn ngữ và nền văn hóa của mình.

Đôi hàng thăm bạn và chia sẻ một ít thông tin về chuyện du học ở Úc, mong sẽ giúp được bạn. Nhân mùa Phật Đản trở về, xin cầu chúc bạn và gia đình luôn được an lành trong hồng ân của Đức Phật.

Bài đã đăng trên Tuần báo Giác Ngộ, số Phật đản PL. 2546 . TL: 2002

Uni_Latrobe_2aĐại học Latrobe

Uni_Latrobe
Đại học Latrobe
Uni_Latrobe_2
Đại học LatrobeUni_Latrobe_3
Đại học Latrobe

Uni_melbourne_1Đại học Melbourne

Uni_melbourne_2
Đại học Melbourne Uni_melbourne_3Uni_monash_1Uni_monash_2Uni_monash_3Uni_monash_4Uni_RMIT_1Uni_RMIT_2Uni_swinburn_1Uni_swinburn_4Uni_Victoria_1Uni_Victoria_3

Các tài liệu khác

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP DU HỌC ÚC

Course packaging là gì?

Một du học sinh vào Úc có thể chỉ xin visa cho một khóa học chính (main course) của mình hoặc có thể xin visa cho một “gói” gồm 2 khóa học trở lên. Gói này gồm các khóa học kết hợp, nối tiếp nhau để dẫn đến khóa học có trình độ cao nhất là khóa học chính. Các khóa dẫn đến khóa học chính gọi là Preliminary course(s). Các gói khóa học này gọi là course packaging.

Các gói khóa học thường thấy ở học sinh Việt Nam như:
- Khóa tiếng Anh (ELICOS) + Một/Vài Khóa trung học (Lớp 10, 11 và 12)
- Khóa tiếng Anh (ELICOS) + Một/Vài Khóa Cao đẳng nghề VET (Certificate IV, Diploma, Advanced Diploma + Khóa đại học (Year 1, 2, 3)
- Một/Vài Khóa Cao đẳng nghề VET (Diploma, Advanced Diploma) + Khóa đại học (Year 3)
- Khóa tiếng Anh (ELICOS) + các Khóa đại học (Year 1,2,3) + Khóa Master (by course work)
- Khóa Graduate Diploma + Khóa Master by research
- ……

Mức độ xem xét visa cả gói sẽ căn cứ vào mức độ xem xét visa cao nhất trong gói khóa học đó (Không tính các khóa tăng cường tiếng Anh ELICOS).

Ví dụ: một học sinh Việt Nam đăng ký một gói khóa học gồm: Khóa tiếng Anh + Khóa Dự bị đại học Foundation studies + Các khóa đại học Năm 1-2 và 3

Vậy mức độ xem xét visa của học sinh này: Assement Level 1 (căn cứ vào khóa có mức độ xem xét visa cao nhất trong gói là Khóa đại học)

Đối với học sinh Việt Nam, lợi ích của việc học trung học tại Úc trước khi vào đại học là gì?

Trả lời: Hơn 95% các trường phổ thông tại Úc có các khóa học nghề cho học sinh bậc senior secondary (Year 11, Year 12). Điều này cho phép học sinh phổ thông vừa học để lấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học (Senior Secondary Certificate), vừa có thể được trang bị những kiến thức, kỹ năng thực tế nghề nghiệp để thành một thực tập sinh, một người đi làm bằng cách tham gia các đường dẫn hướng nghiệp. Các học sinh quốc tế, trong đó có Việt Nam, cũng có thể chọn đường dẫn này để chuyển tiếp vào đại học sau đó (như đã trình bày ở phần trên). Đây là một lợi ích căn bản của việc học trung học tại Úc.

Ngoài ra, cấu trúc chương trình học quốc gia của Úc tập trung phát triển các kỹ năng, kiến thức, thái độ và giá trị của học sinh trong 8 lãnh vực học tập: Tiếng Anh; toán; khoa học tự nhiên; công nghệ; khoa học xã hội và môi trường; giáo dục y tế và thể chất; các sinh ngữ khác; và mỹ thuật. Về công nghệ, Úc đặc biệt chú trọng đến việc giảng dạy công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường phổ thông và những kỹ năng ứng dụng các công nghệ này vào đời sống. Vì vậy, các trường phổ thông tại Úc đều được trang bị rất tốt và đầy đủ các máy tính, những đường truyền dữ liệu kỹ thuật số và truyền thông, phim ảnh và truyền hình, các vật liệu CD-Rom, điểm tiếp cận internet… Tín hiệu vệ tinh vươn tới tận những địa phương xa xôi. Những yếu tố này giúp các trường phổ thông tại Úc được xếp vào hàng đầu thế giới trong việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Như vậy, rõ ràng một học sinh Việt Nam học trung học tại Úc sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp thu và phát triển kỹ năng học tập giúp đạt kết quả học tập tốt và do đó sẽ có nhiều cơ hội được nhận thẳng vào các đại học danh tiếng hơn.

Dĩ nhiên để chọn lựa như vậy thì gia đình phải có đủ điều kiện tài chánh để cho học sinh đó học trung học tại Úc, ít nhất là từ năm lớp 11, hay lớp 10 và sau đó là 3 năm đại học. Riêng chi phí học trung học tại Úc bao gồm học phí và phí sinh hoạt trung bình là từ 20,000-25,000 AUD/năm

Có bao nhiêu sinh viên và học sinh Việt Nam đang theo học và nghiên cứu tại Australia?

Hàng năm có hơn 180.000 sinh viên quốc tế từ hơn 80 nước tới nhập học ở các trường Úc. Hiện tại sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu ở Úc lên tới gần 4000 người.

Tôi cần chi bao nhiêu cho một khóa học Ôxtrâylia?

Học phí cho các khóa học đại học tại Úc vào khoảng 18000 - 25000 AUD/năm.

Học phí cho các khóa học sau đại học tại Úc vào khoảng 22000 - 35000 AUD/năm.

Chi phí ăn ở khác nhau giữa các thành phố, trung bình vào khoảng 12000-15000 AUD/năm

Tôi có thể có cơ hội nhận học bổng không?

Có, một số trường cấp một số học bổng cho sinh viên quốc tế nhưng chủ yếu cho sinh viên sau đại học.
Ngoài học bổng các cá nhân trường, hàng năm chính phủ Ôxtrâylia tài trợ 150 suất học bổng của Chương trình Hợp tác Phát triển và một số học bổng khác cho sinh viên Việt Nam.

Nhà trường xét đơn nhập học của tôi dựa trên tiêu chí nào?

Bạn cần đáp ứng một số tiêu chuẩn về trình độ học vấn và tiếng Anh do nhà trường đề ra. Các tiêu chuẩn này được thông báo trong sách hướng dẫn của trường. Kết quả học tập và nội dung học tập là hai tiêu chí xét tuyển quan trọng nhất.

Tôi có thể vừa học, vừa làm việc được không?

Được, các sinh viên quốc tế có visa sinh viên được phép làm việc tối đa 40 tiếng/2 tuần trong thời gian học và làm việc trọn ngày trong các kỳ nghỉ.

Tôi có thể ở đâu khi học tập trên đất nước Ôxtrâylia?

Có một số hình thức nhà cho sinh viên như sau:

  • Thuê chung căn hộ với một nhóm sinh viên khác (Shared house)
  • Ở chung với gia đình người Ôxtrâylia (Homestay)
  • Ký túc xá (Residential College) và Nội trú (Boarding)
  • Nhà trọ (Hostel)

Các trường đại học Ôxtrâylia có các cơ sở ở Việt Nam không?

Một số trường đại học Ôxtrâylia có cơ sở giảng dạy và tổ chức các khóa đào tạo ở Việt Nam chẳng hạn như trường đại học RMIT ở Thành phố Hồ Chí Minh, và trường Đại học Công nghệ Swinburne. Bạn có thể tra cứu Website của các trường để tìm hiểu thông tin về các khóa đào tạo từ xa của họ.

Bằng Graduate Diploma là gì, tại sao không học thạc sĩ mà phải học Graduate Diploma?

Tại Ôxtrâylia, bằng cấp được thống nhất theo một khung bằng cấp quốc gia để người học có thể dễ dàng chuyển đổi cũng như các trường dễ dàng trong việc quản lý. Với các bằng sau đại học gồm có: Chứng chỉ sau đại học (Graduate certificate), Bằng sau đại học (Graduate Diploma), Bằng Thạc sĩ (Master Degree), Bằng Danh dự (Honour), Bằng Tiến sĩ (PhD/ Doctorate).

Vậy bằng Graduate Diploma là một loại bằng cấp sau đại học trong khung bằng cấp thống nhất của Ôxtrâylia. Đối với một số ngành học, sinh viên có thể chọn Graduate Diploma như là bước chuyển tiếp, có thể học lên tiếp thạc sĩ cũng được, có thể ra đi làm và về sau học tiếp cũng được chấp nhận.

Các trường khai giảng thời gian nào trong năm?

Hầu hết các trường đại học, trung học và dạy nghề bắt đầu khóa học vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Trong năm học sẽ có một kỳ nghỉ đông dài khoảng một tháng và một tuần nghĩ giữa mỗi kỳ học. Một số khóa học tại trường đại học và cao đẳng có khai giảng thêm một lần vào khoảng tháng 7.

Tôi muốn làm nghiên cứu sinh tại Ôxtrâylia. Có thể cho tôi biết về lĩnh vực nghiên cứu tại Ôxtrâylia như thế nào?

Các trường đại học tại Ôxtrâylia đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Khoảng 25% các hoạt động nghiên cứu và phát triển và 60% các nỗ lực nghiên cứu cơ bản là do các trường đại học đóng góp. Hiện có khoảng 35 trung tâm gồm các Trung Tâm Nghiên Cứu đặc biệt và các Trung Tâm Giảng Dạy và Nghiên Cứu Trọng Điểm có cơ sở chính tại các trường đại học. Ngoài ra Ôxtrâylia còn có khoảng 67 Trung Tâm Nghiên Cứu Hợp Tác. Chính phủ Úc dự kiến đầu tư khoảng 2,9 tỷ đô la Úc trong 5 năm tới cho chương trình Hỗ trợ năng lực Úc (Backing Australia"s Ability) nhằm tăng cường khả năng nghiên cứu tại các trung tâm này.

Trình độ tiếng Anh như thế nào để có thể vào học chương trình thạc sĩ tại các trường đại học Ôxtrâylia?

Để có thể vào học ngay chương trình sau đại học ở Ôxtrâylia, đa số các khóa học đều đòi hỏi sinh viên phải có trình độ tiếng Anh loại giỏi trở lên, tương đương với IELTS 6,5 hoặc TOEFL 580 với điểm viết khoảng 4,5 trở lên. Một số khóa học về luật, y khoa...có thế đòi hỏi trình độ Anh văn cao hơn nữa. Một số trường đại học có trung tâm Anh văn của họ thì sinh viên sau khi học hết lớp Anh văn cao nhất ở đó sẽ có thể được chấp nhận vào thẳng mà sinh viên không cần phải thi một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nào.
Nếu sinh viên có trình độ Anh văn còn thấp, họ có thể đăng ký để sang học thêm Anh văn tại các trung tâm dạy Anh văn tại Ôxtrâylia.

Tôi đã tốt nghiệp đại học hơn 10 năm nay rồi và đang đi làm, trong 10 năm qua tôi không đi học, điều này có là trở ngại khi tôi muốn sang Ôxtrâylia học tiếp thạc sĩ không?

Việc đi làm trong 10 năm qua đã giúp bạn rất nhiều trong tích lũy kinh nghiệm và điều này không hề ảnh hưởng tới việc xin visa đi học tiếp chương trình sau đại học.

Tôi tốt nghiệp đại học gần 10 năm trước ngành cơ khí, nhưng tôi lại làm việc về kinh doanh trong phòng Marketing của một doanh nghiệp nhà nước. Tôi muốn học thạc sĩ về kinh doanh thì có được chấp nhận không?

Hệ thống giáo dục đào tạo của Ôxtrâylia xem xét kinh nghiệm làm việc là một yếu tố quan trọng góp phần ra quyết định tiếp nhận sinh viên. Vì vậy, nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong nghề kinh doanh thì bạn hoàn toàn có khả năng được tiếp nhận vào học sau đại học tại các trường ở Ôxtrâylia cho dù bạn học đại học ngành kỹ thuật.

Thạc sĩ theo tín chỉ là gì? Nó khác gì với thạc sĩ nghiên cứu về thủ tục, điều kiện nhập học? Bằng cấp của 2 loại thạc sĩ tín chỉ và thạc sĩ nghiên cứu khác nhau thế nào?

Trong các chương trình thạc sĩ tại Ôxtrâylia, có 2 loại chương trình, thạc sĩ học theo tín chỉ (Master by course work) và thạc sĩ nghiên cứu (Master by research). Chương trình thạc sĩ tín chỉ sẽ có một số môn học và có thể sẽ có một bài tiểu luận tốt nghiệp ngắn (thesis). Mỗi môn học hay bài luận sẽ tương ứng với một số tín chỉ nhất định (credit point). Sinh viên lấy đủ tín chỉ cho chương trình thạc sĩ sẽ được cấp bằng. Trong chương trình thạc sĩ theo tín chỉ, sinh viên phải học một số môn bắt buộc (core subjects) và môn lựa chọn (selectives). Việc thiết kế chương trình này cho phép sinh viên được học một số môn tự chọn tùy theo định hướng của mỗi sinh viên. Chương trình thạc sĩ theo tín chỉ thường được sinh viên Việt Nam theo học.

Thạc sĩ nghiên cứu thường được lựa chọn khi sinh viên đã có sẵn đề tài nghiên cứu. Sinh viên sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi một giáo sư và hầu như không phải lên lớp dự giảng. Bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu sẽ được xem như hoàn tất chương trình. Luận văn bậc thạc sĩ không dài như bậc tiến sĩ và không đòi hỏi nội dung phải hoàn toàn sáng tạo.

Về điều kiện nhập học, ngoài những điều kiện thông thường, thạc sĩ nghiên cứu còn đòi hỏi phải có đề cương của đề tài dự định nghiên cứu. Thông thường, thạc sĩ tín chỉ sẽ khai giảng 2 lần/ năm: tháng 3 và tháng 7. Thạc sĩ nghiên cứu có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào giáo viên hướng dẫn.

Tôi tốt nghiệp đại học dân lập, vậy có thể theo học chương trình thạc sĩ ở Ôxtrâylia được không?

Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học dân lập, nếu muốn xin học thẳng vào thạc sĩ thì sẽ không được chấp nhận. Tuy vậy, sinh viên có thể lựa chọn cách khác đó là xin học Graduate Diploma. Sau khi đã hoàn tất chương trình Graduate Diploma loại khá (credit) trở lên thì có thể học tiếp từ 1 đến 2 học kỳ nữa (tùy chương trình) để hoàn tất và lấy bằng thạc sĩ.

Tôi muốn đi du học tại Úc, nhưng tôi không biết nên bắt đầu như thế nào?

Bạn có thể đi theo dạng học bổng của các trường đại học hay của chính phủ Úc, hoặc du học tự túc nếu bạn và gia đình bạn có đủ khả năng tài chính để tài trợ cho bạn. Để đi du học tại Úc, việc quan trọng bạn cần phải làm là xin Visa sinh viên tại đại sứ quán Úc.

Bạn cũng nên có kế hoạch là bạn sẽ học ở tiểu bang nào, bạn sẽ học ở trường nào và bạn sẽ học ngành gì. Sau đó bạn cần liên hệ với nhà trường để lấy giấy xác nhận nhập học để nộp lên đại sứ quán. Khi bạn đã nhận được Visa rồi, thì bạn có thể yên tâm mua vé máy bay và thu xếp chỗ ở tại Úc.

Em sang Thụy Sỹ học về ngành QT DL & KS được 2 năm , bây giờ em đã về VN và muốn sang Úc học tiếp ngành này thì những gì em đã học được ở Thụy Sỹ có được chấp nhận bên Úc không ?

Bằng cấp em học tại Thụy Sỹ là bằng cấp quốc tế và trên thực tế em có thể được chuyển tiếp qua Úc học tiếp tục ngành này, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào yêu cầu của từng trường và phụ thuộc vào kết quả học tập của em tại Thụy Sỹ để nhà trường phía Úc xem xét cụ thể là em có thể được chuyển tiếp chương trình hay không.

Em đang là sinh viên năm thứ 4 ngành quản lý đất đai, muốn học lên cao học ở Úc. Vui lòng giúp em tìm thông tin về ngành học, về trường nào đào tạo, điều kiện ra sao?

Em có thể học lên Cao học tại Úc các khóa học về Master of Enviromental Management hoặc Master of Agricultural Studies. Theo học các khóa học này, Em sẽ có thể lựa chọn các chuyên ngành về Quản lý Đất đai, Nguồn nước, Rừng, Khoáng sản hay Tài nguyên biển.

Các khóa học Thạc sỹ về ngành Agricultural Studies thông thường đòi hỏi bạn phải tốt nghiệp Đại học với một chuyên ngành có liên quan đến Agriculture. Còn các khóa học về Environemtal Management thường chỉ đòi hỏi bạn tốt nghiệp một văn bằng Đại học bất kì tại Việt Nam.

Điều kiện về Anh ngữ để vào các khóa học Thạc sỹ tại các trường Đại học Úc là IELTS 6.5 hoặc TOEFL tương đương. Em có thể tham khảo một số trường đại học sau: University of Queensland, University of Syney, University of New England, University of Adelaide, University of Western Australia , Griffith University

Vui lòng cho em biết việc chứng minh tài chính du học Úc có khó không ạ?

Theo chính sách mới của Cơ quan Di trú Úc có hiệu lực từ ngày 26/03/2012, hồ sơ xin visa của sinh viên Việt Nam tới 41 trường Đại học nằm trong danh sách ưu tiên và các trường liên kết được xét visa ở cấp độ 1, mức xét visa thấp nhất với thời gian xét ngắn (khoảng 1 tuần) và yêu cầu về hồ sơ chứng minh tài chính đơn giản (chỉ cần sổ tiết kiệm và giấy cam kết bảo lãnh tài chính của người bảo trợ), không yêu cầu chứng minh nguồn gốc thu nhập.

Với hồ sơ xét visa Úc, sinh viên không phải phỏng vấn hay đương sự phải tự nộp hồ sơ như khi xin visa Mỹ hay Pháp. Các tổ chức tư vấn du học có thể thay mặt sinh viên nộp hồ sơ cho Cơ quan Di trú Úc. Đây là 1 trong những thuận lợi nữa giúp sinh viên không phải đối mặt với sự thẩm tra trực tiếp từ nhân viên xét duyệt visa.

Em phải làm gì nếu không hội đủ các điều kiện tuyển sinh vào Đại học ở Úc?

Nếu chưa hội đủ trình độ Anh ngữ, bạn có thể ghi danh theo học những khóa tiếng Anh được giảng dạy quanh năm, để có thể tiếp tục con đường học vấn tại Úc. Tất cả các trường đại học tại Úc đều có các trung tâm Anh ngữ hoặc liên kết với các trung tâm chuyên đào tạo Anh ngữ.

Trong trường hợp không hội đủ điều kiện về học lực để học Đại học, bạn có thể theo học các khóa Dự bị đại học (Foundation Studies) để chuẩn bị cho việc học ở bậc đại học, đồng thời ghi danh giữ chỗ trước khóa học mà bạn dự định theo đuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể học Diploma sau đó liên thông lên thẳng năm 2 bậc Đại học cùng chuyên ngành nếu kết quả học tập đáp ứng được yêu cầu của trường. Ban nên liên hệ với văn phòng chúng tôi để thêm về điều kiện tuyển sinh trước khi nộp đơn xin học.

Tôi học ban xã hội gồm môn toán, Anh văn, văn thì có thể theo học ngành thương mại ở Úc được không? Chương trình học ở Úc về ngành thương mại có khác với chương trình Việt Nam không?

Ngành học về thương mại tại Úc thường chỉ đòi hỏi bạn phải có kiến thức nhất định về môn Toán mà thôi, vì vậy nếu bạn đã học ban xã hội bao gồm Toán, Anh Văn và Văn thì bạn hoàn toàn có thể theo học các chương trình về thương mại tại Úc.

Chương trình học về thương mại tại các trường Đại học ở Úc rất linh hoạt, bạn có thể tự thiết kế chương trình học cho mình miễn sao phù hợp với yêu cầu của khoa học và yêu cầu của trường.

Thông thường để tốt nghiệp chương trình Cử nhân về Thương mại tại Úc bạn cần phải hoàn tất 24 môn học trong vòng 3 năm. Trong 24 môn học này sẽ có những môn học bắt buộc về ngành thương mại mà bất cứ sinh viên nào khi học ngành này đều phải học.

Ngoài ra, bạn sẽ có những môn học về chuyên ngành của mình, ví dụ như bạn chọn chuyên ngành về tài chính thì bạn sẽ phải học những môn bắt buộc của lĩnh vực tài chính.

Cuối cùng, bạn sẽ có những môn học tự chọn theo ý thích của bạn. Những môn học tự chọn không nhất thiết phải nằm trong lĩnh vực về thương mại hoặc kinh tế, bạn có thể chọn những môn học tự chọn trong các lĩnh vực khác như khoa học, kỹ thuật, v. v... nhằm giúp chương trình học của bạn phong phú và có thể giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Em đang học lớp 10 và có ý định đi học tiếp THPT tại Úc. Xin vui lòng cho em biết những điều kiện sau:

a. Điểm trung bình môn trong năm học lớp 10?
b. Chứng chỉ bằng tiếng Anh hoặc trình độ tiếng Anh tối thiểu?
c. Những môn học khi trường xét tuyển hay chú ý đến và khi đã nhận được sự đồng ý của trường để học tập tại đó thì em phải đăng kí học những môn học bắt buộc nào?
d. Học sinh Việt Nam khi đi du học tại Úc thì thường hay đăng kí học những môn nào ?
e. Thời gian học tại Úc có khác biệt gì so với Việt Nam?

Để có thể được nhận vào học chương trình Trung Học tại Úc, bạn cần có trình độ học lực từ Trung bình khá trở lên (trên 5.0). Học sinh theo học các chương trình Trung học tại Úc không nhất thiết cần phải có IELTS. Thông thường trước khi vào học chương trình Trung học chính khóa, bạn sẽ tham gia các khóa học Anh ngữ tăng cường dành cho học sinh Trung học (English for High School Preparation). Bạn cần đăng ký học chương trình này với số tuần Anh ngữ tối thiếu là 20 tuần và tối đa là 40 tuần.

Chương trình Trung học từ lớp 11 trở đi mang tính định hướng cao - “phân ban” nhằm chuẩn bị tốt cho học sinh trước khi bước vào bậc Đại học. Kết quả tốt nghiệp lớp 12 (Tú Tài) tại Úc sẽ được dùng để xét tuyển vào Đại học.

Thông thường đối với học sinh quốc tế, hai môn học bắt buộc sẽ là Toán và Anh văn.

Tùy theo dự định của bạn về ngành học ở bậc Đại học, bạn sẽ được trường tư vấn chọn môn học phù hợp. Chẳng hạn, nếu chọn các khóa học về kỹ thuật, bạn cần học thêm môn Lý và Hóa. Nếu chọn các khóa học về y, nha, dược hay khoa học về sức khỏe bạn cần học thêm môn Hóa và Sinh.

Thời gian học tại Úc có khác so với chương trình học tại Việt Nam. Chương trình Trung học bắt đầu vào cuối tháng Giêng. Một năm học được chia làm 4 kỳ học. Mỗi kỳ học kéo dài 10 tuần và sau mỗi kỳ học bạn sẽ được nghỉ 2 tuần giữa các kỳ học.

http://gse-beo.edu.vn/index.php?lang=0&module=au&cat=23


Khóa học & Trường học

Nhân viên tư vấn của IDP là những nhà tư vấn du học hàng đầu, mang đến cho bạn những lời khuyên công tâm và chuyên nghiệp trong việc chọn trường và khóa học phù hợp, dựa trên thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, ngân sách dành cho du học, địa điểm học mong muốn đến và những yếu tố khác.

Đăng ký nhập học

Văn phòng IDP có đầy đủ mẫu đơn xin học và tài liệu của tất cả các trường. Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm về du học Úc sẽ hướng dẫn bạn làm hồ sơ và chứng thực hồ sơ cho bạn. Tư vấn viên sẽ gửi hồ sơ sang trường và theo dõi hồi âm của nhà trường giúp bạn.

Bạn sẽ được mời tới các hội thảo để trực tiếp trao đổi với đại diện các trường, những người sẽ xem xét hồ sơ và quyết định liệu bạn có đáp ứng yêu cầu của khoá học. Hơn thế, tại các hội thảo này bạn còn có cơ hội thảo luận về cấu trúc chương trinh học và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

Phản hồi từ trường

Bạn sẽ được nhận thư trả lời của trường trong khoảng 4 - 8 tuần sau khi nộp đơn xin nhập học. Khi trường đồng ý tiếp nhận, bạn sẽ được nhận thư mời nhập học. Trong một số trường hợp, đại diện của một số trường có thể xem xét hồ sơ của bạn và cấp thư nhập học cho bạn ngay tại buổi phỏng vấn hoặc hội thảo do chúng tôi tổ chức.

Dịch vụ trợ giúp visa

Trong thời gian chờ thư mời của trường, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn hoặc người bảo lãnh tài chính của các bạn các thủ tục liên quan đến hồ sơ xin visa. Sau khi các bạn đã nhận được thư mời, nhân viên tư vấn sẽ giúp hoàn thiện hồ sơ xin visa trước khi nộp lên Văn phòng Di trú quốc tế (cơ quan nhận hồ sơ visa do Đại sứ quán Úc uỷ quyền).

Nộp tiền học phí và bảo hiểm y tế

Đối với một số loại visa sinh viên (visa phổ thông, đại học, sau đại học, thạc sĩ nghiên cứu và tiến sĩ), người nộp đơn phải đóng tiền học phí và bảo hiểm y tế (cho toàn bộ thời gian học) trước cho trường để có được thư nhập học chính thức (eCOE) nộp cùng hồ sơ xin visa. Tư vấn viên của IDP sẽ hướng dẫn và cung cấp giấy tờ cần thiết để học sinh hoặc người bảo lãnh tài chính có thể làm thủ tục chuyển đóng học phí và bảo hiểm y tế tại ngân hàng.

Đối với các loại visa sinh viên khác (visa học tiếng Anh, dự bị, cao đẳng), việc đóng học phí và bảo hiểm y tế có thể thực hiện sau khi hồ sơ visa của học sinh đã được Đại sứ quán Úc sơ duyệt. Tư vấn viên của chúng tôi sẽ thông báo cho học sinh hoặc người bảo lãnh tài chính thời gian cần chuyển đóng học phí và bảo hiểm y tế.

Thư chấp nhận học chính thức

Khi bạn chấp thuận thư mời học, nhà trường sẽ yêu cầu bạn đóng toàn bộ học phí tiếng Anh, học phí một kỳ (hoặc khoản đặt cọc) của khoá chính và bảo hiểm y tế của toàn bộ chương trinh học. Các chi phí này sẽ được yêu cầu chuyển trực tiếp cho trường bằng chuyển khoản hoặc hối phiếu hoặc bằng thẻ tín dụng. Nhân viên tư vấn sẽ chuyển bằng chứng của việc chuyển tiền (Lệnh chuyển tiền/hối phiếu/chi tiết thẻ tín dụng) cùng thư chấp thuận của các bạn sang trường.

Sau khi nhận các tài liệu trên, nhà trường sẽ cấp Thư chấp nhận học chính thức cho bạn. Thư này khẳng định bạn đã được nhận vào học và đồng thời xác nhận bạn đã hoàn thành thủ tục tài chính. Thư chấp nhận học chính thức cần thiết cho việc xin visa.

http://www.vietnam.idp.com/du_h%E1%BB%8Dc_%C3%BAc/d%E1%BB%8Bch_v%E1%BB%A5/kh%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc__tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_h%E1%BB%8Dc.aspx


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 5230)
Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.
13/10/2010(Xem: 6044)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
02/10/2010(Xem: 5284)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS Éditions Brepols, Paris. 1996 Người dịch : VĨNH AN nhà XUẤT BẢN: THIỆN TRI THỨC, 2003 Một Viễn Cảnh Phật Giáo Về Những Lời Dạy của Đức Giêsu
02/10/2010(Xem: 5668)
Trong bài tham luận ngắn này, người viết giới thiệu khái quát về truyền thống khất thực như một pháp tu trong Phật giáo, thông qua đó phân tích hiện tượng khất thực phi pháp của những kẻ ăn xin giả dạng người tu, làm hoen ố truyền thống tâm linh của Phật giáo. Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận tệ nạn này. Đồng thời, đề nghị giải pháp ngăn chận tình trạng “khách không mời mà đến” làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của các ngày kỷ niệm tổ sư khai sáng các chùa và các lễ cúng dường trai tăng nói chung.
30/09/2010(Xem: 6473)
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm.
08/09/2010(Xem: 4966)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc...
06/09/2010(Xem: 4464)
Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan. 1) Xã hội phát triển theo xu hướng nam nữ bình quyền. Đài Loan đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á và đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phát triển từ phương tây, do đó trong xã hội ngày nay quyền bình đẳng luôn được phụ nữ Đài Loan vận động và tranh đấu. Phong trào nữ quyền ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu nhất định. Nữ giới dần có địa vị cao trong mọi lĩnh vực của xã hội. Quan điểm "nam nữ bình quyền" đã được tuyệt đại đa số quần chúng ủng hộ và nó cũng tác động vào sau cánh cổng chùa đến tầng lớp ni giới của Đài Loan.
04/09/2010(Xem: 12370)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 4354)
Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với Ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh pháp trong hệ thống kinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa Tăng Ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô Ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạng xóa bỏ điều này.
30/08/2010(Xem: 3761)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]