Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duy Tuệ - bản sao của Thanh Hải

09/05/201103:30(Xem: 5091)
Duy Tuệ - bản sao của Thanh Hải
Duy Tuệ - bản sao của Thanh Hải
với nhiều cải biên nguy hiểm
Minh Thạnh

blankDuy Tuệ đẩy mức độ công kích Phật giáo lên rất cao so với Bà Thanh Hải, cực đoan hơn, quá khích hơn. Ông Duy Tuệ không chỉ muốn leo lên mức “minh sư thời đại” như bà Thanh Hải, mà muốn “thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, bôi đen quá khứ, phỉ nhổ truyền thống, phủ nhận Phật giáo cả trong hiện tại lẫn lịch sử.

Với những ý kiến khác nhau trong dư luận đang lên cao trước hiện tượng Duy Tuệ phỉ báng, đả kích Đức Phật, Phật pháp và Tăng Ni, không chỉ bằng những bài nói từ hải ngoại trên trang web của ông ta, mà ngang nhiên bằng sách xuất bản hợp pháp trong nước, có bạn đọc phản hồi trên mạng nêu nghi vấn, phải chăng bản thân tác giả Duy Tuệ có thế lực rất lớn trong nước, hay tác giả này có được một sự bảo trợ mạnh mẽ nào đó, nên đã là một hiện tượng cá biệt? Bài viết này, từ vấn đề nêu trên, sẽ tìm câu trả lời, mà trước hết qua việc so sánh hiện tượng Duy Tuệ với hiện tượng Thanh Hải (chúng tôi sẽ so sánh chi tiết với hiện tượng Lý Hồng Chí – Pháp Luân công trong một bài khác).

Chúng tôi nghĩ rằng, hiện tượng Duy Tuệ không phải là do cá nhân ai đó bao che, “chống lưng”, mà thực ra, vì ông ta chỉ mới hiện nguyên hình trong thời gian gần đây, và cũng không phải nhiều người biết. Duy Tuệ là một bản photocopy từ Thanh Hải, nhưng bản photocopy đó chưa chạy hết quy trình sao chụp của nó. Cho nên, mới có sự lầm lẫn, như sách Duy Tuệ được bày bán trong chùa, một số người được đặt “Phật tâm danh” vẫn nghĩ ông ta là một tu sĩ Phật giáo, với cái đầu cạo tóc, mặc áo tràng nâu, áo tràng vàng… không khác gì một vị sư.

Vì thế, thực chất của vấn đề là tác giả Duy Tuệ đã đánh lừa được một số người. Người ủng hộ ông ta và số người theo ông ta nhận Phật Tâm danh, đăng ký tham gia vào tổ chức Đại Gia Minh Triết không ít, do ông ta chưa hiện hẳn nguyên hình.

Riêng tác giả bài viết này, lần đầu tiên thấy hình Duy Tuệ chỉ cách đây 5 tháng, vẫn hỏi với sự kính trọng, rằng “thầy tu ở chùa nào vậy?”. Mua được quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, người viết bài này vẫn còn trân trọng đặt nó vào tủ kinh sách, như những quyển sách Phật giáo đáng quý khác. Cho đến khi đọc hết ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, người viết bài này mới vỡ lẽ ra, và sau đó, mới thấy hết được tầm mức quan trọng của vấn đề.

Chính ra, đưa đến sự kiện Duy Tuệ gây bức xúc dư luận như hiện nay là do đệ tử của Duy Tuệ đã giới thiệu cho chúng tôi quyển““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” và các trang web của tác giả này để chúng tôi nghe các bài nói của ông. Nếu chỉ biết tác giả Duy Tuệ qua hình ảnh không khác người tu sĩ Phật giáo, hay đọc những quyển sách khác của Duy Tuệ xuất bản vào thời gian trước, chắc hẳn, Duy Tuệ, đối với tôi vẫn là một tác giả khác, hoàn toàn khác, đạo đức và đáng kính.

Quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, chẳng qua, là một vụ “lọt lưới” biên tập. Duy Tuệ còn thản nhiên nói những nội dung trong quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” với Tăng Ni Phật tử (theo như quyển sách, là Tăng Ni Phật tử chùa Phù Châu), thì đối với biên tập viên một nhà xuất bản không phải chuyên về tôn giáo, mọi việc sẽ còn dễ lầm lẫn đến mức nào, nhất là ông ta dàn trải lời lẽ đả kích ra nhiều vị trí tách rời trong quyển sách.

1. Đến đây, chúng ta có thể chỉ ra “định dạng” photocopy đầu tiên của ông Duy Tuệ từ Bà Thanh Hải. Cả hai cùng đả kích Phật giáo, nhưng họ chỉ làm việc đó sau khi thu phục được một số đệ tử nhất định, hầu hết là từ tín đồ Phật giáo hay những người chịu ảnh hưởng Phật giáo. Việc làm đó là để gây lòng tin trước cái đã (kẻ lừa đảo nào cũng thế!). Bà Thanh Hải cũng đả kích đức Phật, đạo Phật, nhưng cũng gài rải rác vào những bài giảng trong các tiết mục “Lời pháp cam lồ” hay “Giữa Vô thượng sư và đệ tử” trên Supreme Master Television, sau khi làm như là bà tán thán Đức Phật, Đạo Phật…

Chẳng hạn, sau khi ca ngợi Đức Phật là bậc toàn trí, đại giác, là vị minh sư, thì lại tiếp ngay rằng bà ấy nói đó là vị minh sư của thời cổ đại, phục vụ chúng sinh thời cổ đại, do đó, ngày nay phải thọ tâm ấn ở minh sư hiện đại (tức Supreme Master). Hay, sau khi bà ta giảng về ngày trước nên niệm Phật, thì dạy tiếp rằng ngày nay thì niệm “Nam mô Thanh Hải Vô thượng sư” đều được “cứu rỗi và giải thoát” (câu này in trang trọng giữa trang 9 quyển sách Bí quyết để được tức khắc khai ngộ hiện đời giải thoát, quyển 1, in ở “Taiwan R.O.C”).

Duy Tuệ cũng làm như thế, rải đều các lời đả kích Đức Phật, Phật giáo, Tăng Ni ra khắp quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, cũng như đối với các bài thuyết giảng phổ biến qua mạng, xuất bản thành dĩa hay USB. Trong sách, thì mỗi đoạn khoảng vài ba câu. Trong bài giảng thì dài hơn, có thể thành một đoạn vài phút, nhưng sau đó lại nói ngay qua chuyện khác.

Các nhà xuất bản ở Việt Nam, khi có sự cố “thủng lưới” biên tập, thường đều cố gắng cho qua, tránh sự phiền phức. Theo chúng tôi, có thể chỉ có vậy, không hẳn Duy Tuệ được sự bảo trợ của ai đó mới xuất bản được sách như thế. Nếu dùng tiền chạy thuốc được, thì Bà Thanh Hải chắc chắn là có khả năng tài chính hơn ông Duy Tuệ rất nhiều. Thế mà có làm gì được đâu?

2. Bà Thanh Hải tự xưng là “Vô thượng sư”, hay thông dụng hơn, bằng tiếng Anh là “Supreme Master”, là vị giác ngộ thời hiện đại, tự chụp ảnh, quay phim mình làm hoạt động quan hệ công chúng ban đầu từ pháp tướng Ni, sau đó chuyển thành pháp tướng Bồ Tát Quan Thế Âm (song song với việc phô diễn đủ loại thời trang). Bản photocopy, ông Duy Tuệ thì dùng từ “Master”, dịch sang tiếng Việt có phần khiêm tốn hơn: “Đạo sư”. Cũng phải chịu thế, vì ông Duy Tuệ là hậu bối, xưng hiệu sau Bà Thanh Hải có gần 20 năm, việc dùng y khuôn danh xưng cũng kỳ, nên sửa đi chút đỉnh.

3. Như đã nói, cả ông Duy Tuệ và bà Thanh Hải đều khởi sự từ hình tướng tu sĩ Phật giáo. Bà Thanh Hải trong những năm 1980 là một ni cô, ông Duy Tuệ, còn không được biết đã thọ giới hay chưa nhưng vẫn có lúc vẫn đóng bộ hình tướng tăng.

4. Cả hai Supreme Master Ching Hai và Master Duy Tuệ, đều tự tuyên bố tự xưng tụng mình đã được chứng ngộ. Một điều đáng lưu ý, là điều này đều diễn ra sau khi cả hai đến Ấn Độ. Bà Thanh Hải tự quảng bá trên Supreme Master Television là tu ở tận Hy Mã Lạp Sơn. Còn ông Duy Tuệ thì cũng cho biết trong những quyển sách của mình là đã đến các Phật tích ở Ấn Độ tu học.

5. Ông Duy Tuệ cũng học ở bà Thanh Hải cách thu phục quần chúng bằng thiền. Ở Bà Thanh Hải là “Supreme Master Meditation” và thêm vào đó là “Quán âm pháp”. Còn ở ông Duy Tuệ là “Thiền Minh Triết” và “Duy Tuệ học” (sau này có chuyển đổi để khiêm tốn hơn thành “môn học Duy Tuệ”). Cả hai đều muốn tạo ra một thứ I – xùm (“-ism”, nghĩa là chủ nghĩa mới, phương pháp tu tập mới, đương nhiên là để tiến tới tôn giáo mới).

6. Bà Thanh Hải lập tổ chức “The Supreme Master Meditation Association”, từ đó đưa đến bản photocopy “Đại Gia đình Minh Triết” của ông Duy Tuệ, cùng một mô thức. Ở đây, lập tổ chức nhưng ông Duy Tuệ không dùng danh xưng “hiệp hội”, “hội”, hay “tổ chức” (association) vì ắt gặp phải những quy định trong hoạt động hội tại Việt Nam. Nên ông ta lách, thành “Đại gia đình”. Tuy nhiên, về bản chất, mục tiêu của 2 tổ chức đều là như nhau, đều để tập họp tín đồ.

7. Bà Thanh Hải, về cơ bản, không sáng tạo được giáo lý riêng. Cách làm để có nội dung thuyết giảng là lấy một số yếu tố cơ bản trong giáo lý Phật giáo, cố gắng trộn lẫn với một số tín điều tương đối có giá trị nhất định trong các tôn giáo khác, diễn đạt lại bằng các hình thức mới, cố ý “lạ hóa”, dùng các từ ngữ khác, “xào nấu” cho khác đi…, rồi làm như là phát hiện riêng (tất nhiên là không bao giờ cho biết xuất xứ gốc). Thực chất, đây là một dạng đạo văn, đánh cắp nội dung, đánh cắp ý tưởng. Ông Duy Tuệ cũng làm như thế.

8. Tìm mọi cách, khai thác mọi tình huống để khẳng định mình, để đánh bóng, đề cao tên tuổi mình. Có khi hết sức lộ liễu, trần trụi, thô lỗ, có khi kín đáo, khéo léo… Cả hai Thanh Hải và Duy Tuệ đều rất thường dùng ngôi thứ nhất số ít “tôi” trong các bài nói, với sự xác quyết, nhấn mạnh cao độ về mình. Việc đề cao, sùng bái cá nhân rất rõ, đến mức, nếu mất đi nhân vật chủ chốt, thì các tổ chức và các hoạt động có thể coi như không còn. Cả hai đều như thế ở tổ chức của họ, không thấy nhân vật số 2, người cấp phó, nhân vật truyền thừa hay một tập thể người cấp dưới phụ trách điều hành.

9. Trong cái cách đề cao cá nhân như thế, Bà Thanh Hải rất quan tâm đến việc sử dụng ảnh chụp và video clip để quảng bá hình ảnh của bà. Trong việc làm này, y phục, việc chăm chút trang điểm son phấn, tóc tai, cả đồ trang sức, hậu cảnh và nghệ thuật chụp ảnh, quay phim để làm nổi bật chân dung hết sức được chú ý. Đây cũng là cách làm thường thấy ở các ca sĩ, diễn viên muốn tự lăng xê, làm ngôi sao. Ông Duy Tuệ cũng bắt chước theo hướng như vậy.
Chúng ta cứ quan tâm quan sát ảnh chụp của ông ta đưa lên mạng internet hay bìa sách thì sẽ thấy rõ điều đó. Nó được xử lý rất cẩn thận, trau tria. Tuy nhiên, ông Duy Tuệ chỉ mới đầu tư nhiều cho hình ảnh, trong khi mảng video clip còn kém xa bà Thanh Hải.

10. Cả 2 đều cố gắng khai các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet để triển khai hoạt động. Sách tuy cũng được chú ý, nhưng thường được dùng để thể hiện họ như một tác gia có “trí tuệ”, “uyên bác”. Sách được dùng nhiều trong giai đoạn đầu. Đối với bà Thanh Hải là vào cuối thập niên 1990, còn ông Duy Tuệ thì trong giai đoạn hiện nay. Nhưng cũng phải thấy rằng việc triển khai “giáo lý”, hoạt động và vận động, thu nhận tín đồ bằng các phương tiện gián tiếp như internet, sách vở, báo chí… là đặc điểm chung của những tôn giáo mới.

11. Nếu Bà Thanh Hải chú trọng quảng bá cho sự “gia trì” của bà đối với những người thu phục, thì ông Duy Tuệ cũng thế, mặc dù cái chất tâm linh ở ông có vẻ ít hơn về mức độ. Ông Duy Tuệ không bảo những người quy phục niệm ‘Nam mô Đạo sư Duy Tuệ” kiểu “Nam mô Thanh Hải Vô thượng sư” để được gia trì, nhưng ông khuyến khích trưng bày ảnh ông, đeo ảnh nhỏ của ông trên ngực để được may mắn (!?).

12. Bà Thanh Hải và ông Duy Tuệ ít công khai kêu gọi ủng hộ tài chính trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng hoạt động kinh tài rất mạnh với nhiều cơ sở, hình thức kinh doanh. Bà Thanh Hải mở hệ thống nhà hàng chay, chế tác để bán với giá cao những sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức, y phục mang dấu ấn của bà, tổ chức bán sách, bán dĩa DVD, văn hóa phẩm… . Những tác phẩm được nói là của bà sáng tác gồm cả… tác phẩm hội họa, âm nhạc, điêu khắc!

Ông Duy Tuệ thì chỉ mới tổ chức bán sách, dĩa, có mở rộng sang kinh doanh sản phẩm điện tử như loa, ampli, USB… Giá thành sản phẩm bán ra hầu như là cao, vì kèm thương hiệu liên hệ với thương hiệu “Vô thượng sư”, “đạo sư”, được hiểu ngầm là người mua phải chịu giá cao để ủng hộ, thay vì đóng tiền ủng hộ trực tiếp.

13. Theo cách thiết lập quan hệ trực tiếp giữa người lãnh đạo tôn giáo mới với tín đồ, ở bà Thanh Hải có “truyền tâm ấn”, còn người theo ông Duy Tuệ thì có “Phật tâm danh”. Đây thực sự là hình thức kết nạp thành viên vào tổ chức, nhưng trực tiếp từ người lãnh đạo, không ở cấp cơ sở. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu những nét chính về những gì mà ông Duy Tuệ và photocopy lại từ bà Thanh Hải chắc chắn là sẽ chưa đầy đủ. Bạn đọc có thể góp ý kiến bổ sung.

Cái mà ông Duy Tuệ cải biên, là Bà Thanh Hải về cơ bản không nhắm đến mục tiêu hoạt động công khai về mặt tư tưởng ở Việt Nam (dù là có thể có cố gắng nhưng không thành công), còn ông Duy Tuệ thì vẫn cố đeo đuổi mục tiêu trên. Tại Việt Nam, bà Thanh Hải dùng một hệ thống nhà hàng chay, cơ sở sản xuất thực phẩm chay để ẩn lậu các hoạt động có tính chất tư tưởng, “tâm linh”, còn chính các hoạt động tư tưởng, tâm linh, hiệp hội thì lén lút. Trong khi đó, ông Duy Tuệ thì cố gắng triển khai các hoạt động tư tưởng, “tâm linh” một cách công khai, hợp pháp. Đây là điều mà ông Duy Tuệ thành công hơn so với bà Thanh Hải, dù cả hai đều ở nước ngoài chỉ đạo hoạt động từ xa.

Để làm được điều này ông Duy Tuệ thời kỳ đầu (khoảng 2006) thì viết sách “tâm linh”, trông có vẻ như là sách Phật giáo (chưa đả kích Phật giáo), còn giai đoạn gần đây gia tăng màu sắc sách “kỹ năng sống”, sách “học làm người” cho những tác phẩm phát hành trong nước, để lồng vào đó những đòn đả kích Phật giáo. So với việc Bà Thanh Hải phải đưa lậu sách in từ Đài Loan vào Việt Nam, thì rõ ràng ông Duy Tuệ với sách in trong nước đã vượt bà Thanh Hải ở mặt này.

Tuy nhiên, trong một vài năm, sự hiện diện về hoạt động tư tưởng và “tâm linh” của Bà Thanh Hải không cần đến việc phổ biến công khai sách vở, băng dĩa bài giảng, vì bà có kênh truyền hình Supreme master TV phủ sóng Việt Nam bằng sóng Ku (thu dễ dàng chỉ bằng một anten parabol nhỏ đường kính 0,6 m, thiết bị giá thành rất thấp). Nhưng hiện nay, đài truyền hình này đã ngưng hoạt động, có lẽ vì vấn đề kinh phí. Như thế, không loại trừ việc Bà Thanh Hải trở lại học tập cách làm của ông Duy Tuệ, tìm cách phổ biến sách vở, băng dĩa công khai tại Việt Nam.

Việc cải biên, mà theo chúng tôi là rất nguy hiểm, nằm ở chỗ ông Duy Tuệ đẩy mức độ công kích Phật giáo lên rất cao so với Bà Thanh Hải, cực đoan hơn, quá khích hơn. Ông Duy Tuệ không chỉ muốn leo lên mức “minh sư thời đại” như bà Thanh Hải, mà muốn “thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, bôi đen quá khứ, phỉ nhổ truyền thống, phủ nhận Phật giáo cả trong hiện tại lẫn lịch sử.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2024(Xem: 1284)
“Thật-giả” nghe có vẻ như lẫn lộn và khó phân biệt nhưng không phải vậy, nó chỉ khó phân biệt khi chúng ta chỉ mới nhìn thoáng qua mà chưa có thời gian tiếp cận và thử thách, một khi đã có dấu chân của thời gian cùng với sự nhìn nhận từ vô số con người thì thật giả đều sẽ bị phơi bày, dù là sự ngụy trang tinh xảo nhất, thế nên người chân tu sẽ không bao giờ phải sợ hãi trước bất kỳ điều gì, họ sẽ luôn bình thản đón nhận mọi sóng gió, thị phi, bởi họ có tâm bồ đề kiên cố, có như vậy họ mới là thạch trụ minh sư soi sáng cho tầng tầng lớp lớp phật tử đi theo. Ngược lại, người chưa có tâm tu hành thật sự sẽ dễ dàng bị chao đảo trước những làn sóng thị phi, họ sẽ cất công tìm mọi cách che chắn cho mình rồi từ đó lại có những hành động nhất thời làm mất đi hình ảnh, mất đi sự uy nghiêm, vững chãi.
08/03/2024(Xem: 655)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
23/02/2024(Xem: 485)
Tôi viết bài này với tư cách là một tu sĩ Phật giáo cấp cao người Mỹ gốc Do Thái, người đã cực kỳ đau khổ trước cuộc tấn công quân sự của Israel vào người dân Gaza. Tôi nhìn thấy chiến dịch này có lẽ là cuộc khủng hoảng đạo đức bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Những trận bom dữ dội, số người chết tăng không ngừng, cuộc phong tỏa chết chóc đối với những nhu yếu phẩm thiết yếu, trận hủy diệt sinh mạng của những người vô tội - tất cả những sự kiện này đốt cháy ý thức đạo đức như một bàn ủi nóng đỏ và đòi hỏi một tiếng hét lớn từ sâu thẳm tâm hồn: “Trời ơi, hãy dừng lại đi!” Thực vậy, với giọng điệu kín đáo của mình, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) đã đưa ra một tiếng hét như vậy, nhưng nó như dường đã bị rơi bỏ đối với những tai điếc.
25/07/2023(Xem: 1598)
Trong số những lý do Tổng thống Nga Vladimir Putin viện dẫn, qua diễn văn dài trên đài phát thanh truyền hình Nga chiều tối ngày 21 tháng 2 năm 2022 để chuẩn bị và biện minh cho cuộc tấn công vào Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngoài những lý do chính trị và quân sự, còn có lý do tôn giáo, gọi là để “bênh vực Giáo hội Chính thống Nga tại Ukraine bị chế độ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy áp bức”.
14/04/2023(Xem: 4130)
Xưa nay ngoài chư Tăng đắp y vàng, tín đồ phật tử chỉ mặc áo tràng, khất sĩ gọi là áo giới để phân biệt tôn ti.Người Tàu có nhóm đạo tràng cho cư sĩ đắp y nâu, cũng thâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa phổ biến trong các chùa. Giờ đây lại xuất hiện một nữ cư sĩ đắp y vàng, vài ba vị nam cạo đầu đắp y ngồi làm Duy na duyệt chúng trong buổi lễ do vị nữ cư sĩ đắp y vàng làm chủ lễ. Mọi người tôn xưng là sư phụ; xuất hiện tại một ngôi chùa tại miền Bắc Trung Việt.
25/02/2023(Xem: 1356)
Giá trị của một Tôn giáo, không chỉ nhìn vào số lượng tín đồ, nhìn vào cơ cấu tổ chức hay vào mức độ phát triển,thậm chí thời gian tồn tại. Mỗi Tôn giáo có một quy luật, một giáo chế để củng cố tổ chức; giới luật dành cho tu sĩ càng khắc khe,thì thân hành càng hiển lộ uy đức, phước tướng càng phát sanh.
03/11/2021(Xem: 3718)
Đoạn tuyệt với Facebook để vun xới tình người Facebook do Mark Zuckerberg sáng lập năm 2004 khi đang theo học năm thứ hai Đại học Harvard. Zuckerberg ra mắt Công ty Facebook năm 2012 ở vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành và trở thành tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới được nằm trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất toàn cầu. Facebook hiện có 2.7 tỷ người tham gia. The Forbes xếp Mark Zuckerberg hạng 5 trong tốp 10 tỉ phú hàng đầu với tổng số tài sản lên tới 97 tỷ USD.
16/06/2021(Xem: 12674)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
26/04/2021(Xem: 4449)
Dịch Covid-19 "càn quét" Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh viện không còn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng.
16/04/2021(Xem: 5035)
Từ chuyện bộ phận có trách nhiệm, một vài địa phương đưa ra yêu cầu những ai muốn khai tôn giáo là Phật giáo trong thủ tục Căn Cước Công Dân (CCCD), phải có giấy chứng nhận là tín đồ mới được chấp nhận. Đây là một chuyện lạ gây ra nhiều thắc mắc trong giới Phật tử, vì từ trước đến nay chưa thấy xảy ra. Ngay cả trong thời gian còn nhiều lo toan, từng bước ổn định và hoàn thiện bộ máy hành chính và quản lý nội chính sau năm 1975, điều này vẫn chưa xảy ra. Nếu ai đến khai vào mục tôn giáo là không tôn giáo hay có tôn giáo là Phật giáo, thì bộ phận chuyên trách vẫn ghi vào theo lời khai ấy. Thí dụ người viết bài này làm thủ tục xin cấp Chứng Minh Nhân Dân (CMND) tại Sở Công An TP.HCM (ảnh 1-xem biên nhận), ngày 16/05/1978, tôi vẫn ghi rõ ràng tôn giáo là Phật giáo mà không ai làm khó dễ gì. Thời gian sau đó sau một vài lần cấp mới, gần nhất là ngày 26/03/2011 làm lại, tôi vẫn ghi Tôn giáo Phật đàng hoàng (ảnh) mà vẫn không thấy có một cản ngại nào. Đó mới là chuyện bình thường (ảnh 2-
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567