Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam

12/09/201503:04(Xem: 4502)
Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam
syria_boy_death 
Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam




Một bức ảnh gây xúc động thế giới. Xúc động vì mái tóc đen mướt của em. Vì chiếc áo đỏ, quần xanh em mặc. Vì đôi giày em mang. Cứ như em vừa ăn mừng sinh nhật thứ ba cùng bố mẹ. Và nhất là cái dáng em nằm nghiêng nghiêng trên bờ cát. Nếu không có những ngọn sóng lừng lững đang tiến vào bờ, cứ tưởng như em đang nằm ngủ.

Mà em đang ngủ thật, một giấc ngủ dài không bao giờ thức dậy nữa.

Từ bức ảnh này, người ta ồn ào lên tiếng nguyền rủa bọn buôn người, kết án chính phủ các nước giàu có châu Âu đã không tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ. Đài truyền hình Việt Nam cũng lớn tiềng, bảo phải tìm cho ra cội nguồn của cuộc khủng hoảng nói trên, truy tìm thủ phạm của những kẻ đã khiến hàng vạn người liều chết vượt biên.

Bọn buôn người thì đã rõ. Đó là hai tên Syria, chở đến 18 người trên chiếc thuyền chỉ vừa đủ chỗ cho 12 người. Khi sóng to gió lớn, chúng đã đeo áo phao nhảy khỏi thuyền bơi vào bờ, bỏ mặc cho thuyền chìm.

Còn thủ phạm chính là tổng thống Al- Assad của Syria, kẻ đã dùng quân đội, pháo binh, máy bay và cả vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình đòi phải hắn từ chức. Tòng phạm là Nga, chồng lưng trong bao nhiêu năm và giờ đây đang lén lút gửi quân sang trợ giúp. Man rợ hơn nữa là phiến quân Hồi giáo IS với những cuộc thảm sát kinh hoàng.

Biết đi là chắc chết, nhưng không thể không đi. Cũng như những thuyền nhân Việt Nam 40 năm trước. Những năm ấy, trên các bãi biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine… biết bao nhiêu xác những em bé miền nam Việt Nam đã phải trôi dạt như em bé Syria. Những xác trẻ thơ bụng ỏng xanh xao, áo quần rách rưới khiến người ta kinh hãi chứ không thương cảm.

blank
Bác sĩ người Pháp đang bế một em bé thuyền nhân Việt Nam lên tàu của Pháp. Ảnh: Corbis

Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé Việt Nam, giống như em bé châu Phi đói lã bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác.

Đài truyền hình bảo cuộc di cư hiện tại là đông đảo nhất sau thế chiến thứ hai. Có thật vậy chăng? Hay đó chính là cuộc di cư của hai triệu người miền nam Việt Nam vượt biển sau mùa xuân đại thắng?

Những người Lybia, Syria, Liban và cả châu Phi nghèo đói chẳng ai phải trốn tránh công an, chẳng ai phải vào tù nếu đi không lọt, chẳng ai phải bị lấy mất nhà cửa ruộng đất, chẳng ai bị nguyền rủa là phản quốc. Họ ra đi giữa ban ngày ban mặt, mang theo tiền bạc mà không bị trấn lột. Khi may mắn dạt vào các đảo ở Hy Lạp, dù nước này suýt vỡ nợ, vẫn không cho quân đội và cảnh sát xua đuổi như ở các nước Malaysia, Thái Lan… Họ được tiếp tế lương thực, được cho tạm trú trước khi từng đoàn lũ lượt sang các nước Serbia, Croatia để vào các nước Áo, Đức.

Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó.

Tôi không chối cãi họ là những kẻ khốn khổ. Nhưng được bỏ nước mà đi như họ, đi một cách tự do cùng vợ con, chắc miền nam chỉ còn lại những trụ đèn*.

blank
Hình ảnh được các hoạ sỹ vẽ lại để đánh động lương tâm con người. Nguồn: boredpanda

Em bé Syria ơi, thật tội nghiệp cho em, nhưng dẫu sao em cũng đã được chết để lên nước Trời, ở đó em sẽ bay lượn giữa muôn ngàn vì sao. Nơi bãi cát em nằm sẽ có những bó hoa yêu thương để sóng mang đi. Tối đến sẽ có hàng trăm ngọn nến được thắp lên để sưởi ấm cho linh hồn em.Trong khi đó, những đứa bé miền nam Việt Nam, nếu không vào trong bụng cá tối tăm thì cũng thối rữa trong các hố rác dơ bẩn, không có được một nắm đất để yên nghỉ. Suốt 40 năm qua những linh hồn bé bỏng mong manh ấy vẫn lang thang giữa muôn ngàn sóng gió trùng khơi mịt mùng.

Không một cánh hoa!

Không một ngọn nến!

Ngay cả một bài kinh siêu độ cũng không, dù là đang rằm tháng bảy!

Thương thay!

4/9/2015
Khuất Đẩu

[*] Trụ đèn đi không được, chứ đi được nó cũng đi (vượt biên) - Trần Văn Trạch

- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150906/khuat-dau-tu-hinh-anh-em-be-syria-nghi-den-nhung-em-be-mien-nam-viet-nam#sthash.aksvPx74.dpuf
888


Aylan 1

Xem tiếp

Ý kiến bạn đọc
13/09/201513:29
Khách
Ai đã từng là người vượt biển sẽ hiểu được tâm trạng ray rức này. Đất nước tôi, dân tộc tôi đã tạo nghiệp gì mà sao vẫn thảm sầu đen tối. Xin thành tâm cầu nguyện bồ tát quan thế âm thương xót cho dân tộc này và những em bé đáng thương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2012(Xem: 11633)
Cái gọi là Đường Lưỡi Bò Nghe thật lạ, không vô Cũng không phải dưới đất chui lên Cũng không phải trên trời rớt xuống...
28/07/2012(Xem: 12070)
Biển Đông dậy sóng Đang đe dọa Việt Nam cùng Đông Nam Á Đường Lưỡi Bò là lưỡi hái xâm lăng...
19/07/2012(Xem: 4673)
Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh con người và con vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ và tươm tất hơn một số con người, lại cũng có số người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó [nước từ bi] tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ nhô cao hơn (được ví như cõi vật và các loài khác).
15/07/2012(Xem: 5567)
Trong tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số đặc biệt 144 - 145, ra ngày 1-1-2012, có đăng bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn, một bài viết có nhiều điểm liên quan đến vấn đề phiên dịch kinh điển. Với vai trò của một nhà nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo trong nhiều năm, tác giả Đào Nguyên đã nhận thấy bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn có một số điểm cẩn phải trao đổi. Nhân đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Nguyên đến quý bạn đọc.
10/07/2012(Xem: 4416)
Từ lâu, khi viết về các vương quốc ở Ấn Độ thời Phật, các học giả đã chú ý đến các yếu tố “dân chủ”trong chế độ các nưóc ấy. Tôi đọc, nhưng thú thực không hào hứng mấy, cứ nghĩ chuyện ấy đã thuộc quá khứ xa xăm. Lý thuyết mà không có thực tế diễn ra trước mắt thì chỉ thỏa mãn được cái đầu, không làm rung động trái tim. Máu tôi chỉ thực sự nóng lên từ khi tôi theo dõi cuộc tranh đấu cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và sau đó tìm đọc những tác phẩm của bà. Bà đã làm sống lại lý thuyết, bà thở với lời Phật, tranh đấu với hồn Phật.
02/07/2012(Xem: 6003)
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
14/05/2012(Xem: 9529)
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
12/04/2012(Xem: 4082)
Bài viết này không đưa ra một đề xuất nào, đối với bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ thử dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng Duy Tuệ vẫn tiếp tục diễn biến. Việc dự đoán như sẽ được trình bày dưới đây là không mấy khó khăn khi căn cứ trên những gì đã diễn ra, với giấy trắng mực đen, rành rành trên những trang của quyển sách có nhan đề ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiều lầm sau hàng ngàn năm” (sau đây gọi tắt là “Ta là ai?”).
22/03/2012(Xem: 4018)
Những bức hình giúp bạn nhận ra triết lý cuộc sống.
19/03/2012(Xem: 4495)
*Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500) Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời tượng pháp. *Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ mạt pháp. *Mạt Pháp thời kỳ : Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại Mười Ngàn Năm (10.000). Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn. Ngày nay, Tuợng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567