Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?

27/08/201020:03(Xem: 4434)
Tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
phat-va-tang-doanTôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?

Tăng đoàn(Sangha) là những người từ bỏ mái gia đình, sống đời sống độc thân, phát nguyện sống trong tinh thần hoà hợp và thanh tịnh, để hỗ trợ cho nhau thực hiện đời sống giải thoát và lý tưởng giác ngộ. Một tăng đoàn tối thiểu phải gồm bốn vị tỳ kheo, dưới bốn vị không thể gọi là tăng đoàn hoặc ba vị tỳ kheo và một vị sa di cũng không thể gọi là tăng đoàn được. Tăng đoànhay còn gọi là Tăng giàlà một trong Tam Bảo tức ba ngôi báu biểu hiện sự có mặt của Phật giáo và là những người trực tiếp thay đức Phật truyền giới pháp cho cả tăng lẫn cư sĩ Phật tử tại gia. Năm vị tôn giả, dược biết đến là năm anh em Kiều Trần Như là tăng đoàn đầu tiên của Phật giáo.

Ngày nay đạo Phật ở Hoa Kỳ, tuy cũng có những người xuất gia, thọ giới Tỳ kheo, lập thành tăng đoàn nhưng số này không nhiều so với thành phần Phật tử tại gia. Do khuynh hướng thế tục hóa tâm linh và ý tưởng đem đạo Phật vào đời, đạo Phật ở Hoa Kỳ cho đến nay chủ yếu là của những người cư sĩ tại gia. Phần lớn họ chọn lựa cuộc sống có vợ chồng con cái, sinh hoạt trong môi trường gia đình và ngoài xã hội. Họ thường không gia nhập hay phụ thuộc vào một ngôi chùa hay một tổ chức giáo hội do một hay nhiều vị Sư lãnh đạo vì lý do nào đó, mà chỉ gắn kết với nhau, cùng nhau tu tập qua một tổ chức, nhóm tu học hay hiệp hội không vụ lợi do chính họ (các cư sĩ) tổ chức lấy. Họ quan niệm tất cả những đệ tử của Đức Phật đều có Phật tánh và bình đẳng như nhau trên phương diện tâm linh. Một số cư sĩ còn đi xa hơn nữa là không quy y Tam bảo mà chỉ quy y Nhị Bảo. Do vậy nên mới có hiện tượng “Tăng đoàn” cư sĩ hay “Tăng thân” cư sĩ như hiện nay tại Hoa Kỳ.

Tưởng cũng cần nói thêm ở đây, từ “tăng thân” là một thuật ngữ Phật học mới do Thiền sư Làng Mai sáng tạo cũng đồng nghĩa với danh từ “tăng đoàn”. Thiền sư Làng Mai chủ trương phải có một cộng đồng xuất gia (tức tăng thân hay tăng đoàn) vững mạnh và cho rằng “để cho giới cư sĩ Phật Tử lớn mạnh thì cần phải có một truyền thống người xuất gia vững mạnh đi song song”.

Để trả lời câu hỏi thứ hai của độc giả là một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn được không, chúng tôi xin nhường phần trả lời này cho một vị giáo sư đại học tại San Francisco State University: Cư sĩ Ron Epstein, như bài viết dưới đây:

Điều Gọi Là Tăng Đoàn Cư Sĩ tại Hoa Kỳ
Ron Epstein

Nhiều Phật tử mới tại Hoa Kỳ đang phổ biến tư tưởng cho rằng họ là một tăng đoàn và phong trào tăng đoàn cư sĩ là sự thích ứng đúng đắn của Phật Giáo vào hoàn cảnh Hoa Kỳ. Tư tưởng kỳ lạ và nguy hiểm này từ đâu đến?

Theo truyền thống, Tăng đoàn được xem là ngôi báu thứ ba trong Tam bảo – Phật, Pháp và Tăng – là nền tảng của Phật Giáo. Tăng đoàn nói lên cộng đồng những tu sĩ tăng ni thọ cụ túc giới (toàn giới) cống hiến cuộc đời, dành toàn thời gian, cho con đường Phật Đạo. Trong cả hai truyền thống Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) và Nam tông (Nguyên thủy), những giới luật liên hệ điều hành đời sống của công đồng Tăng đoàn hầu như đều giống nhau. Những giới luật nầy bảo đảm cuộc sống trong sạch, tuyệt dục, và xa rời những dục vọng thế gian. Trong Phật giáo Nam tông và Bắc tông, những vị Thầy vĩ đại và những Đại sư giác ngộ hầu như đều chỉ từ Tăng đoàn mà ra. Đã từng có một ít nam nữ cư sĩ Phật giáo giác ngộ trong quá khứ, nhưng họ không người nào là không hết lòng hộ trì Tăng đoàn như là nền tảng của một công đồng Phật giáo rộng lớn hơn.

Làm thế nào những cư sĩ lại có thể tạo thành Tăng đoàn? Đây là trường hợp vì chỉ có một ít hiểu biết nên là điều nguy hiểm. Họ nghe rằng trong Phạn ngữ Sanksrit chữ tăng đoàn (sangha) có nghĩa là cộng đồng và tự bảo nhau là chúng ta là cộng đồng, do đó chúng ta nên gọi chúng ta là Tăng đoàn.
Tại sao họ lại bỏ qua ý nghĩa truyền thống của Tăng đoàn trong Phật giáo? Tại sao họ tìm cách giành lấy vai trò của tăng ni mà không cần gánh vác những quyết tâm, thệ nguyện và trách nhiệm? Đây là trường hợp của một cái thấy ban đầu đúng lại đưa đến kết luận sai vì thiếu những thông tin chính xác.

Hầu hết những người trong phong trào tăng đoàn cư sĩ được giới thiệu về Phật giáo qua các Trung tâm Thiền Hoa kỳ (Zen Centers) tự xem là truyền thống Thiền tông Nhật bản, thuộc Phật giáo Đại thừa Bắc tông. Họ thấy rằng những người thầy trong tông này, cả người Nhật và người Hoa kỳ, đều kết hôn và trong nhiều trường hợp có lối sống cách xa sự mộc mạc và thanh tịnh.

Điều đó đánh thức họ rằng không có lý do gì để họ ủng hộ những người được gọi là tu sĩ hay tăng sĩ mà lối sống của những người này không thật sự cao thượng hơn hay đáng tán dương hơn lối sống của họ. Điều này thật hợp lý.

Nhưng như vậy, thay vì ủng hộ một Tăng đoàn đích thật, họ lại tự dựng họ lên thành tăng đoàn. Họ không nhận thức được rằng truyền thống Thiền Nhật bản (Japanese Zen) của họ là xuất xứ từ Thiền Trung hoa (Chinese Chan) (Zen - Thiền - là lối phát âm của Nhật bản) và các dòng Thiền Trung hoa có thể truy ra gốc rễ từ Ấn độ và cuối cùng đến đức Phật.

Họ không biết rằng tất cả các Đại Thiền sư Nhật bản đều ủng hộ mạnh mẽ truyền thống tu viện từng hiện hữu tại Ấn độ và Trung hoa như là điều tuyệt đối thiết yếu cho sự sống còn của truyền thống Thiền Nhật bản. Họ không nhận thức được rằng chỉ đến năm 1868, chỉ cách nay hơn một trăm năm, chính phủ Nhật bản đã đóng cửa tất cả các Tu viện Phật giáo và đẩy các tăng ni hoàn tục. Lý do xóa bỏ Tăng đoàn đích thật tại Nhật bản là lý do chính trị, và không người nào tại Nhật cố gắng lý giải trên cơ sở tôn giáo. Tăng đoàn chỉ đơn giản không bao giờ được tái lập tại đó.

Hầu hết mọi người trong phong trào tăng đoàn đều có ý định tốt, nghĩ rằng họ đang xây dựng Phật giáo Hoa kỳ thật sự. Không may là họ không biết rằng, trong suốt quá trình lịch sử, bất cứ nơi nào có tăng đoàn vững mạnh và thanh tịnh thì Phật giáo thịnh hành, và bất cứ nơi nào tăng đoàn yếu kém và băng hoại, thì Phật giáo suy đồi. Bằng cách tự dựng mình lên thành tăng đoàn, thay vì khuyến khích, giúp đỡ, và ủng hộ Tăng đoàn đích thật, họ không những đã không giúp xây dựng Phật giáo Hoa kỳ, mà còn trực tiếp đối nghịch và phá hoại nó nữa. Những người có thiện ý này cần tìm hiểu thêm về các truyền thống của mình, để họ có thể hiểu về những nguy hại họ đang gây ra, để thay đổi lại, và đi vào con đường Chánh đạo.

The So-Called Lay "Sangha" in America
by Ronald Epstein (Upasaka I Guorong)
Originally published in Vajra Bodhi Sea, v. 16, ser. 38, no. 188, Jan. 1986, p. 18.
(Chinese translation published in Wan-fo Ch'eng, Sept. 1985, p. 18.)


Many of America's new Buddhists are spreading the idea that they are a "sangha" and that their lay "sangha" movement is the correct adaptation of Buddhism to the American scene. Where does this peculiar and dangerous idea come from?
Traditionally the Sangha is considered the third of the Three Jewels---Buddha, Dharma, and Sangha--which are the foundation of Buddhism. Sangha refers to the community of fully ordained monks (Bhikshus) and nuns (Bhikshunis) who de-vote their lives, full-time, to the Buddhist Path. In both Northern (Mahayana) and Southern (Theravada) Buddhism, the moral relations governing the life of the Sangha community are practically identical. They insure a lifestyle that is pure, celibate, and free from worldly desires. In both Northern and Southern Buddhism, the great teachers and enlight-ened masters have come almost exclusively from the Sangha. There have been a few enlightened Buddhist laymen and laywomen in the past, but not one of them failed to wholeheartedly support the Sangha as the foundation of the larger Buddhist community.

How can laypeople constitute a "sangha"? This is a case of a little knowledge being a dangerous thing. They hear that the Sanskrit word sangha means community and say to themselves: we are a community, so we should call ourselves "sangha."
Why do they ignore the traditional meaning of Sangha within Buddhism? Why do they try to usurp the roles of the monks and nuns without taking on their commitment, vows, and responsibilities? This is a case of an initially valid insight leading to wrong conclusions because of lack of correct information.

Most of those in the lay "sangha" movement were introduced to Buddhism through American Zen Centers that see themselves in the tradition of the Japanese Zen schools, which belong to Northern, Mahayana, Buddhism. They see that the teachers in those schools, both Japanese and American, are married and in many cases lead lives that are far from being austere and pure. It strikes them that there is no reason for them to support these so-called "priests" or "monks" whose way of life is not really superior or more laudable than their own. That makes sense. But then, instead of supporting a real Sangha, they set them-selves up as "sangha."

They don't realize that their own Japanese Zen tradition was derived from Chinese Ch'an (Zen being the Japanese pronunciation) and that the lineages of Chinese Ch'an are traced back to India and ultimately to the Buddha. They don't know that all the great Japanese Zen masters strongly supported the monastic traditions as they existed in India and China as being absolutely essential to the survival of the Japanese Zen tradition. They don't realize that it was only in 1868, a little over a hundred years ago, that the Japanese government closed all Buddhist monasteries and sent all the monks and nuns back to lay life. The reason for abolishing the real Sangha in Japan was political, and no one in Japan has ever tried to justify it on religious grounds. The Sangha was simply never reestablished there.

Most of the people in the lay "sangha" movement are well-meaning, thinking that they are building a truly American Buddhism. Unfortunately, they are unaware that, throughout history, wherever the Sangha has been strong and pure, Buddhism has flourished, and wherever the Sangha is weakened and corrupt, Buddhism decays. By setting themselves up as "sangha," instead of encouraging, aiding, and supporting the real Sangha, they are not only failing to help build American Buddhism, but are directly opposing and undermining it. These well-meaning people should educate themselves about their own traditions, so that they can understand the harm they are doing, change their ways, and enter the right Path.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2015(Xem: 7206)
Trong một thập niên qua, trong hàng chục bài pháp thoại cho Tăng Ni và Phật tử đăng trên trang nhà Chùa Giác Ngộ[1] và trang nhà Youtube[2], tôi thường khẳng định rằng khái niệm “84,000 pháp môn” là do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, chứ trên thực tế, đức Phật chỉ truyền bá con đường duy nhất là Tứ thánh đế, mà cốt lõi là nhận diện khổ đau, truy tìm nguyên nhân của nỗi khổ, niềm đau và thực tập bát chính đạo để đạt được niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại này.
24/02/2015(Xem: 18058)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6117)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10394)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7889)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6374)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22520)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11188)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5907)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5314)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]