Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng Ni trẻ và chuyện học hành

27/08/201019:58(Xem: 4049)
Tăng Ni trẻ và chuyện học hành

sucolangmai_1Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?

ĐÁP:

Chuyện tu và học của người xuất gia trẻ vốn rất quan trọng. Bởi những thành tựu trong sự nghiệp tu học về sau phần lớn dựa trên nền tảng của sự phấn đấu, nỗ lực khi đang còn tuổi trẻ. Vì thế, ưu tư về sự tu học của cô trong hiện tại là cần thiết và thật đáng trân trọng.

Trước hết, cô phải xác định sứ mạng của người xuất gia là thượng cầu, hạ hóa hay tự độ, độ tha. Do đó, mọi sự phấn đấu của tự thân đều phải gắn liền với các tiêu chí này. Nếu đi lệch với định hướng giải thoát và độ sanh thì xem như mọi sự cố gắng của người tu sẽ chỉ là “dã tràng xe cát” mà thôi.

Là người tu Phật, điều cần yếu nhất, ưu tiên hàng đầu là học Phật để tự tu, tự độ.Học để hiểu rõ giáo lý, nắm vững phương pháp tu hành nhằm ứng dụng vào thực tiễn của tự thân để chuyển hóa phiền não. Sẽ đáng buồn và thiệt thòi cho những ai tu tập mà không am tường giáo điển cùng với các kỹ năng tu tập, thực hành thiền định. Và như thế, hiện tại cô đang theo học Phật để kiện toàn nhận thức về Phật pháp, phương thức tu hành là hoàn toàn đúng đắn.

Mặt khác, với một người xuất gia trẻ, sau khi tốt nghiệp phổ thông bước ngay vào đại học (ngoài) mà chưa trang bị một kiến thức nền về Phật học (sơ, trung cấp chẳng hạn) thì chưa hẳn đã là điều hay. Hiện khá nhiều vị bổn sư trăn trở về điều này trong việc định hướng học hành cho đệ tử và hầu hết chư vị đều cho rằng cần phải kinh qua những khóa đào tạo căn bản Phật học, sau đó mới theo học bên ngoài. Điều này thật ra cũng không mới mẻ gì bởi Luật Trường hàng, nền tảng cho mọi người xuất gia, đã khẳng định.

Như thế, việc học của cô hiện đang đi đúng hướng và con đường học hành vẫn thênh thang trước mặt. Nghĩa là sau khi học xong trung cấp Phật học, nếu muốn học thêm thì cô thi vào học viện Phật giáo và sau đó có thể theo học thạc sĩ hay tiến sĩ ở nước ngoài hoặc vào một đại học nào đó vẫn chưa muộn.

Nhưng cô phải luôn tâm niệm rằng sự học hành (đạo lẫn đời) chỉ là phương tiện để trợ duyên cho tu tập, là thứ yếu; tu hành, chuyển hóa tự thân mới là điều chính yếu.Thực tế cho thấy, một người tu có thể không có những học vị cao nhưng nhờ công năng tu hành vẫn tu tập, hoằng hóa, độ sanh hiệu quả.

Ngoài ra, cần phải giữ lập trường trước dư luận, khen chê. Không ai hiểu rõ và thương mình bằng chính mình, vì thế tự thân phải biết chọn lựa và quyết định cho tương lai tu học của chính mình theo Chánh pháp. Chúng tôi nghĩ rằng, chỉ cần thông suốt giáo điển và phát triển công phu, dụng công tu tập thực sự thì (trong chừng mực nào đó) đã đầy đủ phương tiện tự độ và độ tha. Tất nhiên, có thêm kiến thức thế học để trợ duyên thì càng tốt.

Trong xu thế học hành tưng bừng và sôi động của những người xuất gia trẻ hiện nay là một tín hiệu đáng mừng về mặt tri thức nhưng điều đó chưa phản ánh rõ rệt cũng như khẳng định thành tựu Giới- Định-Tuệ, sự nghiệp then chốt của người học Phật. Một người xuất gia trẻ cần phải xác định mục tiêu và lập trường tu học của mình là giác ngộ, giải thoát và hoằng hóa, lợi sanh. Trong đó, Giới-Định-Tuệ là định hướng, tiêu điểm để phấn đấu, hướng đến và thành tựu.

Một khi đã nắm vững mục đích, con đường tu tập rồi thì chuyện học gì, lúc nào, ở đâu hay bổ trợ, kiện toàn các pháp phương tiện nói chung là tùy duyên. Con đường tu học của mỗi người tùy theo nhân duyên và nghiệp lực mà có khác nhau nhưng không ngoài mục tiêu giải thoát. Cô đã xác định được con đường và hướng đi đúng đắn cho chính mình, vậy thì cứ vững tin và tiến bước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2017(Xem: 6361)
Nếu những ai yêu thích thể loại nghệ thuật dân tộc Hát Bội thì hẳn biết có bốn thể loại được chia ra theo các cụm chủ đề; đó là Tuồng Đồ, Tuồng Pho, Tuồng Truyện và Tuồng hài dân gian. Ngoài Tuồng Hài Dân Gian còn lại ba thể lọai trên ai cũng đều biết tích truyện lẫn kết cuộc vở diễn, thậm chí biết luôn từng tính cách nhân vật khi họ vửa xuất hiện bên phải cánh gà sân khấu qua gương mặt hóa trang và bộ y phục đang mặc trên người. Ấy vậy mà vẫn làm say đắm biết bao nhiêu khán giả nhiều thế hệ qua chưa hề biết nhàm chán. Bộ môn nghệ thuật Hát Bội là viên ngọc quý của dân tộc bởi nó đã đi trước mọi thời đại do tính chất đặc thù mà phương Tây gọi là "Sân Khấu Ước Lệ", một sân khấu chọn cái tiêu biểu để nói cái bao quát, vượt ra xa mấy chục mét vuông của sàn diễn.
31/05/2017(Xem: 4364)
"Hiến chương" là các luật lệ, quy định mang tính cơ bản của một tổ chức . Quy định những nguyên tắc và thể lệ chung trong một tổ chức... 1.- Hiến chương của Phật giáo là cương lĩnh của một Giáo hội, quy định quyền hạn, trách nhiệm cho các ban ngành từ Trung ương xuống đến cấp hạ tầng. Quốc gia có Hiến pháp, Tôn giáo có Hiến chương, tổ chức có nội quy, Tăng đoàn có thanh quy giới luật...Tất cả các thành viên nằm trong khuôn khổ của tổ chức đều phải tuân thủ chấp hành nghiêm túc. Giáo hội trang nghiêm - thanh tịnh -ổn định và phát triển đều nhờ vào việc thực thi nghiêm túc, đúng, trong khuôn khổ của Hiến chương và Quy chế hoạt động.
28/05/2017(Xem: 6984)
Bà hiện sống trong một căn phòng sáng sủa và thoáng mát, nơi bà có thể đọc, lướt mạng và vẽ lên những điều trái tim bà nói. Bà tự hào rằng cậu con trai duy nhất và ba cháu đều đã hoặc đang theo học sau đại học. Bà Lê Thi hiện đã hoàn thành hơn 2.000 bức tranh (mà bà thích giữ lại hơn là bán) và viết khoảng 50 cuốn sách cũng như hồi ký. Nhưng bà vẫn không có ý định dừng lại. Dự án lớn tiếp theo của bà là phần tiếp theo của cuốn sách Vòng xoáy cuộc đời.
17/05/2017(Xem: 12592)
Người tu cần sự minh triết và cẩn trọng trong khi tiếp nhận Phật pháp, để phân biệt đúng sai và lệch lạc. Hãy xem đoạn văn sau đây của người sáng lập Cư xá Phật giáo và Hội Phật giáo Luân-đôn (Christmas Humphreys, The Buddhist Way of Life, p. 100):
20/04/2017(Xem: 5483)
Tinh hoa văn hóa dân tộc đất nước Việt nam chính là truyền thống đạo đức là nét đẹp tinh thần của cha ông ta ngày xưa. Nay đã biến dạng quá nhiều bởi do thiếu hiểu biết và trình độ nhận thức về văn hóa đạo đức lành mạnh. Di sản tinh thần của một dân tộc thể hiện rõ nhất qua các lễ hội văn hóa được thông qua các vị anh hùng xen lẫn tín ngưỡng dân gian. Các anh hùng dân tộc là thuốc thử màu bộc lộ tâm lý của một dân tộc. Qua cách chọn lựa và tôn vinh các anh hùng, các dân tộc tiết lộ những giá trị mà mình ôm ấp. Nếu chúng ta thay đổi cách nhận định anh hùng dân tộc thì đồng thời chúng ta cũng thay đổi các giá trị nền tảng của xã hội ta, chúng ta sẽ thay đổi cách suy nghĩ và hành động và do đó thay đổi số phận của chúng ta ngày càng sống tốt hơn.
16/04/2017(Xem: 5248)
Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có. Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh. Sự sống trên thế gian này với thiên hình vạn trạng, phức tạp, đa năng, đa dạng, muôn hình muôn vẻ, khi thế này lúc thế khác và vô cùng mầu nhiệm.
26/03/2017(Xem: 4521)
Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của Thầy Nguyễn Xuân Thu, Giáo sư giảng dạy ở Úc, một tác giả quen thuộc của Báo điện tử Giáo dục Việt am. Ở bài viết này, với kinh nghiệm của mình, ông có quan điểm về khung cơ cấu giáo dục quốc dân trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục. Tòa soạn trân trọng gửi tới bạn đọc bài viết này. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (Khung cơ cấu) được ban hành bằng Quyết định số 1981/QĐ-TTg, ngày 18/10/2016 [1]. Đây là một cái khung hy vọng sẽ là nền tảng cho nỗ lực cải tổ giáo dục Việt Nam nhằm đưa đất nước đến một trình độ phát triển ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
26/03/2017(Xem: 4711)
Chả ai lạ gì, trong cuộc sống, xã hội ngày càng tiến bộ thì thế giới hoang tưởng ngày càng rộ nở.Hoang tưởng thuộc dạng tâm thần phân liệt. Có những hoang tưởng đưa đến điên loạn, cũng có những hoang tưởng biến kẻ đó thành người kiệt xuất, thiên tài, đóng góp cho xã hội nhiều công trình tuyệt trác.
25/03/2017(Xem: 7724)
Còn nhớ nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, mỗi khi có tác phẩm nào nội dung liên quan đến Phật giáo thì phía bộ phận quản lý đều yêu cầu tác giả hoặc nhà xuất bản phải trình qua phía văn hóa, hoằng pháp Phật giáo để có phê duyệt rõ ràng, thì mới được cấp giấy phép thực hiện và phát hành rộng rãi. Quy định chặt chẽ ấy đã giúp và hỗ trợ Phật giáo rất nhiều trong việc hạn chế được những sai phạm vô tình hay hữu ý hiểu sai về Phật giáo. Việc làm tích cực này hiện nay đã không còn thấy nữa. Vì vậy từ khi thấy có xuất hiện quyển sách "Tranh Nhân Quả" do Sư Thầy Thích Chân Quang biên soạn
08/02/2017(Xem: 13850)
Xưa nay KINH DỊCH thường được xem là sáng tác của Trung Hoa. ngộ nhận này kéo dài hơn 2500, nay phải được thay đổi cách nhìn để phù hợp với sự thực của lịch sử. KINH DỊCH LÀ SÁNG TÁC CỦA VIỆT NAM, TRUNG QUỐC CHỈ CÓ CÔNG QUẢNG DIỄN VÀ PHỔ BIẾN.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]