Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về giới cấm không được ca hát và xem nghe

27/08/201019:35(Xem: 5396)
Về giới cấm không được ca hát và xem nghe
Van_nghe_Cuoi_khoa (2)Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy. (Hà Xuân Tiến & Nguyễn Chí Thanh, Huế; [email protected])

Đúng là giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và cố đi xem nghe. Tám giới Bát quan trai và mười giới Sa di, Sa di ni có giới điều quy định cụ thể về vấn đề này. Nhưng đồng thời trong nghi lễ Phật giáo và trong sinh hoạt tu học của Tăng Ni, Phật tử thì âm nhạc, ngâm vịnh, ca hát v.v… được vận dụng phổ cập xem như một phương tiện tu tập, hành đạo. Và hai việc này thoạt nhìn có vẻ như chống trái hoặc mâu thuẫn nhau nhưng thật ra đều hợp lý theo quy chuẩn Chánh pháp.

Trước hết, giới cấm không được ca hát và cố đi xem nghe nhằm trợ duyên cho người tu giữ vững chánh niệm, không bi lụy, đau thương bởi các lời ca tình tứ, ủy mỵ; không loạn động, phấn khích, cuồng nhiệt và bị cuốn theo các âm thanh kích động…, bởi điều đó chỉ làm tăng trưởng ái dục, phóng dật thân tâm, thậm chí rơi vào lãng quên, đánh mất mình. Hiện phần lớn những hoạt động thu hút sự chú ý của con người đều tập trung vào hai phương diện nghe, nhìn.

Âm thanh (nghe), sắc tướng (nhìn) là hai trần cảnh hấp dẫn, dễ tiếp xúc nhất và chi phối sự tập trung mạnh mẽ nhất. Những điều mắt thấy, tai nghe trong hiện tại luôn có tác dụng suy tưởng hoài niệm về quá khứ hay dự phóng tương tai hoặc lãng quên cả hiện tại. Tuy nó vẫn có những giá trị riêng trong cuộc sống nhưng đối với người thực tập chánh niệm là một sự tai hại, bị phân tán, không thể tập trung để hướng đến nhất tâm. Vì thế, Đức Phật đã thiết chế giới cấm không được ca hát và cố đi xem nghe những loại hình “văn nghệ đứt ruột”, kích động, tăng trưởng tham dục… nhằm thiết lập định tĩnh, an tịnh cho đời sống tu tập, thăng hoa tuệ giác và tâm linh.

Nhưng mặt khác, âm nhạc và ca hát nếu biết khai thác và ứng dụng theo chiều hướng thăng hoa lại trở thành phương tiện hỗ trợ cho tu tập và hành đạo rất tích cực. Thời Phật tại thế, sau các pháp thoại chư Thiên thường tấu nhạc cúng dường, tán thán Thế Tôn, ca ngợi Tam bảo. Trong các kinh điển Bắc truyền như kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, luận Đại trí độ v.v… việc dùng âm nhạc để cúng dường rất phổ biến. Trong lễ nghi Phật giáo, âm nhạc là một phần quan trọng của Lục cúng (hương, hoa, đăng, đồ, quả, nhạc).

Tuy nhiên, âm nhạc Phật giáo luôn giàu có tố chất thiền vị, ca từ trang nghiêm, ý tứ hướng thiện có tác dụng chuyển hóa, thức tỉnh nhân tâm. Như âm nhạc trong thế giới Tịnh độ của Phật A Di Đà, mỗi lần nhạc trỗi lên, thúc đẩy và nhắc nhở chúng sanh “niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng” (kinh A Di Đà). Luận Đại trí độ xác định âm nhạc là một trong những phương tiện giáo hóa hữu hiệu: “Bồ tát muốn thanh tịnh cõi Phật, cần phải cầu được âm thanh hay. Chúng sanh nghe được âm thanh thiền vị ấy mà tâm được an lạc, vì tâm an lạc nên việc giáo hóa được dễ dàng”.

Khởi thủy của âm nhạc Phật giáo là hình thức kệ tụng mà Thế Tôn thường áp dụng khi thuyết pháp, rồi các Tỷ kheo cũng thường trùng tụng (đọc kinh) các pháp cú, Phật thoại ấy, gọi là thanh bái. Kế đến là hình thức Phạm bái, dùng khúc điệu thanh tịnh để đọc kinh, tán thán Phật, Bồ tát và ca ngợi công đức Tam bảo. Từ đó hình thành nền âm nhạc Phật giáo, thịnh hành trong nghi lễ và pháp hội.

Tùy theo văn hóa, truyền thống của mỗi vùng, miền, quốc gia mà có nền âm nhạc Phật giáo khác nhau. Những nhạc khúc thiền vị du dương, giai điệu trầm bổng trong thang âm điệu thức tán tụng có khả năng chuyển hóa lòng người. Việc hòa xướng Phạm âm (tụng tán kinh Phật), tạo nên Hải triều âm có thể khiến cho vọng niệm tiêu tan, tâm thần thư thái, tĩnh tại như vào thiền định sẽ giúp con người hướng thiện, xa rời điều ác, tịnh hóa thân tâm.

Và như thế, việc ngày nay ứng dụng tân nhạc, hát xướng đạo ca, ngâm vịnh kinh Phật… vào trong các sinh hoạt tu tập, nghi lễ, văn nghệ quần chúng của Tăng Ni, Phật tử là sự kế thừa, phát huy âm nhạc Phật giáo vốn có từ thời Thế Tôn. Hình thức “hát kinh” (phổ nhạc kinh Phật) hiện đang được chư Tăng và các nhạc sĩ, nghệ sĩ Phật tử tích cực cống hiến cùng với thiền ca, đạo ca sẽ góp phần làm phong phú thêm cho âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Nền âm nhạc Phật giáo cổ truyền được ứng dụng trong nghi lễ từ bao đời nay đã góp phần không nhỏ trong việc hoằng pháp, lợi sanh. Hy vọng, âm nhạc Phật giáo hiện đại sẽ được phát huy và cùng song hành với lễ nhạc để dẫn dắt, khai thị người mê quay về với chánh đạo.

(Giác Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2016(Xem: 6261)
NHẬN XÉT VỀ BÀI TRỞ VỀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN CHẤT ĐỂ PHỤNG SỰ NHÂN SINH CỦA THƯỢNG TỌA Thích Nhật Từ (Trả lời vấn đáp trong mùa An cư tại Tịnh xá Trung Tâm, ngày 27/5/2014) Toàn Không (Tiếp theo)
15/09/2016(Xem: 5498)
Dưới đây là thư trả lời người đạo hữu thân thiết Nguyên Hoàng - Lê Văn Kim trong vấn đề mang tính thời sự đất nước đang đứng trước vấn nạn biển đông do người anh em láng giềng Trung Quốc hăm he. Qua đó có nhiều ý kiến muốn lật lại toàn bộ ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc đối với Phật Giáo Việt Nam (PGVN) chúng ta. Mỗi người mỗi ý và mỗi trình độ khác nhau nhìn nhận vần đề, việc để đánh đuồi một con chuột mà không làm đổ bể những lọ hoa quý lại đang lo ngại hơn cà!
12/09/2016(Xem: 4563)
1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, 2- Chớ có tin vì nghe truyền thống, 3- Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, 4- Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, 5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, 6- Chớ có tin vì đúng theo một lập trường, 7- Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, 8- Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, 9- Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, 10- Chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v..
01/09/2016(Xem: 7714)
Chúng tôi hân hạnh được Cư Sĩ Phạm Nguyên Khôi trong nhóm Thân Tâm An Lạc tại vùng Bắc California Hoa Kỳ gửi cho bài “TRỞ VỀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN CHẤT ĐỂ PHỤNG SỰ NHÂN SINH” của Thượng Tọa Thích Nhật Từ viết ngày 27 tháng năm năm 2014, và có lời yêu cầu: “Xin vui lòng cho biết ý kiến về bài này​”. Nhận thấy bài viết năm câu Hỏi tự Đáp của Thượng Tọa Thích Nhật Từ không những có liên quan đến nền Phật Giáo Việt Nam trong nước mà cũng liên quan đến Phật Giáo Việt Nam ở Hải ngoại, nên chúng tôi theo từng đoạn mà Thượng Toạ Thích Nhật Từ nêu ra để có ý kiến nhận xét hầu góp phần nền tảng cho đường lối của Phật Giáo Việt Nam. Chúng tôi dùng chữ “nhận xét” mà không dùng chữ “phản biện” nói lên ý nghĩa của bài viết mang tính cách xây dựng, những gì đúng thì đồng ý, những gì không đúng thì viết lời nhận xét biện giải. Chúng tôi dùng chữ nghiêng cho lời của tác giả Thích Nhật Từ, chữ đứng là ý kiến nhận xét bàn luận, chúng ta cùng lần lượt phân tích từng điểm dưới đây. Bắc California ngày 28 tháng
21/08/2016(Xem: 8225)
Mùa Vu Lan năm nay, có nhiều việc bất thường, vui cũng nhiều mà buồn không ít. Cũng như Tổng Thống Obama qua Việt Nam, không ai rũ ai, thế mà cùng nhau đứng dưới mưa đón chào TT Obama một cách nhiệt thành, trái với chuyến đi của Tập Cận Bình một cách lặng lẽ, buộc các bé học sinh phải phe phẩy cờ một cách buồn bã. Cũng thế, từ Bắc chí Nam, từ Cao nguyên đến đồng bằng, từ thành thị đến thôn quê, mọi người đi chùa ồ ạt một cách bất thường vào mùa Vu Lan năm nay.
26/07/2016(Xem: 101992)
Nhóm hoạt động mang tên Tây Tạng Tự do (The Free Tibet) có trụ sở tại Luân Đôn (Anh quốc) cho biết, Trung Quốc đã và đang bắt đầu phá dỡ các nơi lưu trú của Học viện Phật giáo Larung Gar, một trong những trung tâm đào tạo Phật học lớn nhất ở Tây Tạng. Cũng theo nguồn tin này, việc phá dỡ tại học viện đã bắt đầu từ hôm thứ Tư qua (ngày 20-7) và nhiều Tăng Ni đang sống trong khuôn viên học viện bị trục xuất ra khỏi đây. Việc phá dỡ này là theo lệnh của chính quyền địa phương được ban hành hồi tháng rồi “nhằm mục đích cắt giảm số lượng Tăng Ni lưu trú trong học viện xuống còn khoảng 5.000 người”.
23/07/2016(Xem: 7369)
Lịch sử thường bị hiểu sai do người nghiên cứu thiếu sử liệu, mang tính chính trị thời đại, bạn bè, nặng cảm tình tôn giáo hoặc thiếu lương tâm trách nhiệm với “sản phẩm” của mình. Vì thế, mấy thập niên qua người ta vinh danh nhiều kẻ đáng lên án và lên án kẻ cần được vinh danh. Ông Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), Trần Lục, Trương Vĩnh Ký và Ngô Đình Diệm thuộc thành phần cần lên án, nhưng ít nhiều, lại được vinh danh, do có người vì mặc cảm tôn giáo, óc địa phương và hoặc bất chấp những sự kiện xác tín của lịch sử.
21/05/2016(Xem: 10808)
Úc Châu biểu tình chống Formosa và cầu nguyện cho VN
19/05/2016(Xem: 31641)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
13/05/2016(Xem: 9778)
Thứ Bảy 14/05/2016, CĐNVTD tại 3 tiểu bang Victoria, NSW và Nam Úc đồng loạt tổ chức Lễ Thắp Nến, tiếp sức và đồng hành với người dân trong nước lên tiếng trước thảm trạng môi trường Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]