Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về giới cấm không được ca hát và xem nghe

27/08/201019:35(Xem: 5397)
Về giới cấm không được ca hát và xem nghe
Van_nghe_Cuoi_khoa (2)Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy. (Hà Xuân Tiến & Nguyễn Chí Thanh, Huế; [email protected])

Đúng là giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và cố đi xem nghe. Tám giới Bát quan trai và mười giới Sa di, Sa di ni có giới điều quy định cụ thể về vấn đề này. Nhưng đồng thời trong nghi lễ Phật giáo và trong sinh hoạt tu học của Tăng Ni, Phật tử thì âm nhạc, ngâm vịnh, ca hát v.v… được vận dụng phổ cập xem như một phương tiện tu tập, hành đạo. Và hai việc này thoạt nhìn có vẻ như chống trái hoặc mâu thuẫn nhau nhưng thật ra đều hợp lý theo quy chuẩn Chánh pháp.

Trước hết, giới cấm không được ca hát và cố đi xem nghe nhằm trợ duyên cho người tu giữ vững chánh niệm, không bi lụy, đau thương bởi các lời ca tình tứ, ủy mỵ; không loạn động, phấn khích, cuồng nhiệt và bị cuốn theo các âm thanh kích động…, bởi điều đó chỉ làm tăng trưởng ái dục, phóng dật thân tâm, thậm chí rơi vào lãng quên, đánh mất mình. Hiện phần lớn những hoạt động thu hút sự chú ý của con người đều tập trung vào hai phương diện nghe, nhìn.

Âm thanh (nghe), sắc tướng (nhìn) là hai trần cảnh hấp dẫn, dễ tiếp xúc nhất và chi phối sự tập trung mạnh mẽ nhất. Những điều mắt thấy, tai nghe trong hiện tại luôn có tác dụng suy tưởng hoài niệm về quá khứ hay dự phóng tương tai hoặc lãng quên cả hiện tại. Tuy nó vẫn có những giá trị riêng trong cuộc sống nhưng đối với người thực tập chánh niệm là một sự tai hại, bị phân tán, không thể tập trung để hướng đến nhất tâm. Vì thế, Đức Phật đã thiết chế giới cấm không được ca hát và cố đi xem nghe những loại hình “văn nghệ đứt ruột”, kích động, tăng trưởng tham dục… nhằm thiết lập định tĩnh, an tịnh cho đời sống tu tập, thăng hoa tuệ giác và tâm linh.

Nhưng mặt khác, âm nhạc và ca hát nếu biết khai thác và ứng dụng theo chiều hướng thăng hoa lại trở thành phương tiện hỗ trợ cho tu tập và hành đạo rất tích cực. Thời Phật tại thế, sau các pháp thoại chư Thiên thường tấu nhạc cúng dường, tán thán Thế Tôn, ca ngợi Tam bảo. Trong các kinh điển Bắc truyền như kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, luận Đại trí độ v.v… việc dùng âm nhạc để cúng dường rất phổ biến. Trong lễ nghi Phật giáo, âm nhạc là một phần quan trọng của Lục cúng (hương, hoa, đăng, đồ, quả, nhạc).

Tuy nhiên, âm nhạc Phật giáo luôn giàu có tố chất thiền vị, ca từ trang nghiêm, ý tứ hướng thiện có tác dụng chuyển hóa, thức tỉnh nhân tâm. Như âm nhạc trong thế giới Tịnh độ của Phật A Di Đà, mỗi lần nhạc trỗi lên, thúc đẩy và nhắc nhở chúng sanh “niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng” (kinh A Di Đà). Luận Đại trí độ xác định âm nhạc là một trong những phương tiện giáo hóa hữu hiệu: “Bồ tát muốn thanh tịnh cõi Phật, cần phải cầu được âm thanh hay. Chúng sanh nghe được âm thanh thiền vị ấy mà tâm được an lạc, vì tâm an lạc nên việc giáo hóa được dễ dàng”.

Khởi thủy của âm nhạc Phật giáo là hình thức kệ tụng mà Thế Tôn thường áp dụng khi thuyết pháp, rồi các Tỷ kheo cũng thường trùng tụng (đọc kinh) các pháp cú, Phật thoại ấy, gọi là thanh bái. Kế đến là hình thức Phạm bái, dùng khúc điệu thanh tịnh để đọc kinh, tán thán Phật, Bồ tát và ca ngợi công đức Tam bảo. Từ đó hình thành nền âm nhạc Phật giáo, thịnh hành trong nghi lễ và pháp hội.

Tùy theo văn hóa, truyền thống của mỗi vùng, miền, quốc gia mà có nền âm nhạc Phật giáo khác nhau. Những nhạc khúc thiền vị du dương, giai điệu trầm bổng trong thang âm điệu thức tán tụng có khả năng chuyển hóa lòng người. Việc hòa xướng Phạm âm (tụng tán kinh Phật), tạo nên Hải triều âm có thể khiến cho vọng niệm tiêu tan, tâm thần thư thái, tĩnh tại như vào thiền định sẽ giúp con người hướng thiện, xa rời điều ác, tịnh hóa thân tâm.

Và như thế, việc ngày nay ứng dụng tân nhạc, hát xướng đạo ca, ngâm vịnh kinh Phật… vào trong các sinh hoạt tu tập, nghi lễ, văn nghệ quần chúng của Tăng Ni, Phật tử là sự kế thừa, phát huy âm nhạc Phật giáo vốn có từ thời Thế Tôn. Hình thức “hát kinh” (phổ nhạc kinh Phật) hiện đang được chư Tăng và các nhạc sĩ, nghệ sĩ Phật tử tích cực cống hiến cùng với thiền ca, đạo ca sẽ góp phần làm phong phú thêm cho âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Nền âm nhạc Phật giáo cổ truyền được ứng dụng trong nghi lễ từ bao đời nay đã góp phần không nhỏ trong việc hoằng pháp, lợi sanh. Hy vọng, âm nhạc Phật giáo hiện đại sẽ được phát huy và cùng song hành với lễ nhạc để dẫn dắt, khai thị người mê quay về với chánh đạo.

(Giác Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2017(Xem: 8557)
Sáng nay, Jan. 8.2017, tình cờ tôi đọc được trên Google bài [ Sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” bị cấm ra mắt tại Đường sách ...] (b). Quý vị có thể đọc thêm cuốn “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ”, tác giả là ông Nguyễn Đình Đầu, người viết cẩu thả vô trách nhiệm, mà tôi đã từng biết qua một số bài ông ta viết về Đắc Lộ, Nguyễn Trường Tộ….trước đây. Nay lại được Giáo sư Sử học Phan Huy Lê (5.7.2016) trong Lời Giới Thiệu cuốn sách mới của ông Nguyễn Đình Đầu, đã thăng ông ta lên hàng “Học Giả”. thay vì cẩu thả vô trách nhiệm. Đó cũng là chuyện lạ của “Thế kỷ” nầy và của một Gs sử học có tên quen thuộc.
22/12/2016(Xem: 28805)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
14/12/2016(Xem: 4738)
Việc xử lý như thế cũng hợp tình hợp lý. Đây là lần đầu tiên GH có cách xử lý nghiêm túc, nhưng lại nghiêm túc đối với một tu sĩ vô danh, trong khi còn rất nhiều vụ nổi bậc không kém, một clip đưa hình ảnh tu sĩ mặc áo hậu vàng, tay cầm micro, tay cầm ly rượu hát chung thỉnh thoảng va chạm với cô gái, cũng có clip một vị mặc bộ đồ vàng ngắn hát bài"chim trắng mồ côi" lưu lại nhiều ưu tư cho quần chúng tín đồ, đến độ, mọi người cứ nghĩ - đó là hiện tượng như bao nhiêu hiện tượng xã hội, Phật giáo Việt Nam bây giờ là thế! Những năm trước, một tu si có pháp danh P.N cũng trình diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn trên diễn đàn công cộng tại Đà Lạt. Việc tu sĩ ngày nay có khuynh hướng âm nhạc không ít, nhưng phải xét đến nhiều khía cạnh để có thể chấp nhận, du di hay tuyệt cấm theo giáo luật.
14/12/2016(Xem: 4815)
Chuyện của thế gian, chuyện của ngoại đạo, người luôn tự nhận đang học đòi chánh pháp luôn biết phân biệt đúng sai, và nếu có hành động thì dùng chánh tri kiến Phật để quán tưởng. Nếu người đi trước có sai, kẻ hậu sinh ắt nhận ra ngay để còn biết tránh xa lối mòn ấy mà không giẫm bước thêm một lần thứ hai. Lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của một tầng lớp, chủng loại chúng sanh cao cấp có tư duy, còn biết đứng bằng hai chân.
03/11/2016(Xem: 5285)
Trên con đường tu tập, kể cả pháp hành Tôn giáo cũng như pháp hành tâm linh, "sám hối" là cách cơ bản giải quyết những sai phạm đã qua và ngăn ngừa sai quấy phạm phải sắp tới.Đôi khi, có người chọn cách "sám hối" làm pháp hành trì thường nhật để phát khởi lòng từ và thúc liễm thân tâm thường nhật.
03/11/2016(Xem: 4413)
Chỉ còn vài tháng nữa, bước qua 2017, là năm mà GHPGVN tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8. BTS các Tỉnh Thành, quận Huyện đều tổ chức đại hội để hoàn chỉnh nhân sự trong nhiệm kỳ mới trước khi cử Đại biều ra Hà Nội tham dự. Thế nhưng, những năm gần đây, vấn đề bổ sung nhân sự tại một số địa phương từ cấp Tỉnh Thành đến quận huyện đều gặp phải một số vấn đề bất ổn. 1/ BTS cũ muốn lưu nhiệm nhân sự cũ. Một số BTS, tuy hàng giáo phẩm và chức sắc quá tuổi quy định, nhưng kinh nghiệm điều hành phật sự khá tốt, ngại lớp trẻ lên sẽ không đủ kinh nghiệm và không theo sự chỉ đạo cố vấn của các bậc thầy, nên không muốn thay đổi, cũng có thể không ngoài việc tham quyền cố vị.Từ đó, lục đục nội bộ không thể tránh khỏi.
15/10/2016(Xem: 5818)
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100 ngàn người di cư và Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.
11/10/2016(Xem: 4837)
Trong cách nhìn của một bộ phận xã hội, có một thực tế ai cũng phải công nhận rằng giới tăng sĩ là những thành phần "đi tu" có lý do, buộc phải khổ hạnh, ép xác, vừa đáng kính vừa chừng mực chỉ để gật đầu chào qua đường; khác với cách nhìn và hiểu của những Phật tửng có cầu học là kính trọng vì là một trong ba ngôi báu do chính đức Phật truyền để lại. Như vậy có hai cách nhìn bài viết này xin được tạm gọi là cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai.
07/10/2016(Xem: 4969)
Một giảng viên Đại học luật ở Hà nội, đứng lớp dạy cho sinh viên về các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa Giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bà La Môn, Đạo Hòa Hảo, Cao đài...không tôn giáo nào trúng hoàn toàn. Phật giáo truyên vào Việt Nam vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên theo truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Như vậy chùa Dâu Bắc Ninh không phải là điểm khởi đầu đạo Phật được truyền nhập như bà giảng viên dạy cho sinh viên, mà là trung tâm Luy Lâu, nơi mà Phật giáo đã phát triển vào đầu công nguyên, tức sau 300 năm khi đạo Phật đã sanh sôi nẩy nở. Thế mà bà cho là ba tông phái của đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời Bắc thuộc.( sử sách xác định Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung hoa).
27/09/2016(Xem: 17311)
Việc giải tỏa chùa Liên Trì vừa qua đã tạo nên những làn sóng trái chiều. Tuy sự việc đã rồi, cũng cần nêu lên những nhận định tương phản trong quần chúng để xã hội nắm được tính chất của vấn đề. Trên 10 năm nay, kế hoạch nhà nước xây dựng khu đô thị mới tại quận 2 đã gặp nhiều trở ngại đối với quần chúng và Tôn giáo. Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]