Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi Đức Phật bị sử dụng để khiêu dâm

08/04/201312:59(Xem: 4738)
Khi Đức Phật bị sử dụng để khiêu dâm

KHI ĐỨC PHẬT
BỊ SỬ DỤNG ĐỂ KHIÊU DÂM

Lời Toà Soạn: Khi phát hiện được thông tin một trang web ở Hoa Kỳ sử dụng hình đức Phật là biểu tượng trang web khiêu dâm trẻ em và các thuật ngữ Phật học quan trọng làm tiêu đề các tuyển tập ảnh khiêu dâm, phóng viên Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với thầy Thích Nhật Từ, phó thư ký HVPGVN tại TP.HCM. Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi.

Hỏi: Trong vài ngày qua, cộng đồng Phật giáo thế giới vô cùng sửng sốt trước sự kiện một trang nhà khiêu dâm ở Mỹ đã sử dụng hình ảnh đức Phật làm biểu tượng trang nhà. Là một người gắn bó với công nghệ thông tin internet từ nhiều năm, xin thầy cho biết thêm chi tiết về vấn đề này.

Vào ngày 7-1-07, khi tờ nhật báo tiếng Anh, tờ The Nationtại Bangkok, Thái Lan đưa tin rằng Bộ Công Nghệ Truyền thông và Thông tin Thái đã sử dụng bức tường lửa ngăn chặn trang nhà khiêu dâm trẻ em sử dụng hình ảnh của đức Phật với thân kim sắc làm biểu tượng của trang nhà, như một hành động xúc phạm đức Phật thì các hãng tin trên thế giới, đặc biệt là AP, đã bắt đầu nhập cuộc.

Người có công phát hiện trang nhà kém văn hoá và vô đạo đức này là một vị Sư Thái Lan, khi vị Sư này báo cho ông Ladda Tangsupachai, trưởng một trung tâm cảnh báo của bộ Văn Hoá Thái Lan biết về tình trạng đau lòng trên. Theo các thông tin ghi trên trang nhà này thì các hình ảnh trẻ em khiêu dâm xúc phạm đức Phật đã có mặt từ năm 2004, đến bây giờ mới bị phát hiện tình cờ thông qua việc tìm kiếm các thuật từ Phật giáo trên mạng!

Trang nhà này có tên gọi là “Khiêu Dâm Phật” (Buddha....)đăng ký tại bang Chicago, Hoa Kỳ, ít nhất từ năm 2004, được chia thành bốn tuyển tập ảnh khiêu dâm, bắt đầu bằng bốn thuật ngữ quan trọng nhất của Phật giáo như a) Tuyển tập ảnh đức Phật (Buddha galleries), b) Tuyển tập ảnh Niết-bàn (Nirvana galleries), c) Tuyển tập ảnh thiền định (Samadhi galleries) và d) Tuyển tập ảnh giác ngộ (Satori galleries).

Ba tuyển tập ảnh gồm có 24 hình khiêu dâm mỗi nhóm, trong khi tuyển tập ảnh cuối gồm 27 hình, mà đối tượng bán dâm và hành dâm không ai khác hơn là các trẻ em vị thành niên. Việc sử dụng hình ảnh trẻ em bán dâm và khiêu dâm là một hành động phi đạo đức và vi phạm luật pháp, cần phải được lên án và đỉnh chỉ càng sớm càng tốt. Huống hồ, mượn hình ảnh Phật (người giảng dạy các phương pháp chuyển hoá năng lực tính dục, để đảm bảo sự thanh tịnh và thánh thiện ở người tu và đảm bảo hạnh phúc gia đình khỏi đỗ vỡ và các chứng bệnh truyền nhiễm chết người HIV/AIDS) và thuật ngữ quan trọng của Phật giáo (con đường chuyển hoá tính dục) để hám lợi bằng mua bán dục trẻ em là một tội lỗi khó có thể dung tha.

Hỏi: Ở cuối trang khiêu dâm này có câu tuyên bố của người chủ trương rằng: “Trang nhà này không gắn liền với bất kỳ tôn giáo nào và các biểu tượng tôn giáo trong trang này chỉ để đùa cợt cho vui. Nếu bất kỳ cái gì trong trang nhà này làm thương tổn quý vị, xin quí vị hãy tắt nó. Không có đức Phật nào bị xúc phạm trong trang này.” (This site is no way associated with religion and any religious symbols on this site are just a joke. If something on this site offend you - just close it. No one Buddha was suffered from this site). Thầy nghĩ thế nào về lời tuyên bố của kẻ xúc phạm đức Phật?

Trang nhà khiêu dâm trẻ em này có gắn với tôn giáo nào, hoặc có bị tôn giáo nào giựt giây hay không thì khó có thể xác định được trong giai đoạn này. Nhưng bảo rằng “các biểu tượng tôn giáo” chỉ được sử dụng để “đùa cợt cho vui” thì thật là lời nguỵ biện của kẻ thiếu lương thiện tri thức.

Trong trang nhà này không có biểu tượng tôn giáo nào, ngoài chính hình ảnh trang nghiêm của đức Phật và các khái niệm tâm linh của Phật giáo được sử dụng cho các mục đích tiếp thị bằng ăn tiền cò thông qua giao thông truy cập mạng từ trang nhà khiêu dâm này.

Trang chủ cố tình sử dụng từ “biểu tượng tôn giáo” thay vì “hình ảnh Phật và thuật ngữ Phật học” để công khai đánh lạc hướng người có lòng tôn kính đối với đức Phật. Đức Phật nhà đạo đức và văn hoá tâm linh của nhân loại không thể là đối tượng của “Mua vui cũng được một vài trống canh.” Vấn đề chính ở đây không phải là mua vui, hay đùa cợt, mà là xúc phạm đức Phật một cách kém hiểu biết nhất và kém văn hoá nhất là tự khai tử mình khỏi thế giới văn minh hiện đại.

Theo anh Nguyên Đức Hạnh, người đã vào trang web này kiểm tra giùm tôi, thì mỗi hình trong số 99 hình khiêu dâm trong trang nhà này là một đường dẫn về một trang nhà khiêu dâm trẻ em khác. Trong các trang khiêu dâm đó lại có nhiều link về các trang khiêu dâm khác nữa. Đó là chưa nói đến 20 trang nhà khiêu dâm hàng đầu được giới thiệu ngay dưới các tuyển tập hình khiêu dâm đều có phần ăn chia giao thông truy cập với trang chủ Buddha Porn. Ngoài ra, bên dưới trang này nhà là hai link về giao thông truy cập (traffic holder), theo đó, chỉ số truy cập của trang này là 140k trong khi các trang khiêu dâm khác không xúc phạm đức Phật chỉ là 20-80k.

Mục đích tiếp thị thương mại vô đạo đức này còn thể hiện rõ, nếu ta để ý đến các máy tìm kiếm miễn phí đa dạng hiện nay trên mạng. Trang chủ trang nhà này hẳn hiểu rất rõ các khái niệm “Phật” (Buddha), “niết-bàn” (nirvana), “thiền định” (Samadhi) và “giác ngộ” (satori) là các mục từ có nhiều người tìm kiếm nhất trên internet. Người tìm hiểu Phật giáo khi tìm kiếm các mục từ vừa nêu theo tuần tự sẽ được dẫn về trang khiêu dâm trẻ em, để mời gọi mua bán để được ăn phần trăm tiền cò trên mạng. Thay vì tiếp thị bình thường như các trang nhà khiêu dâm khác thì giao thông mạng sẽ không nhiều bằng đặt tên trang nhà là Khiêu Dâm Phật và sử dụng các thuật ngữ quan trọng nhất trong Phật giáo để lạc dẫn người sử dụng các máy tìm kiếm (search engine) trên internet.

Vấn đề đâu đơn giản ở chỗ “Nếu bất kỳ cái gì trong trang nhà này làm thương tổn quý vị, xin quí vị hãy tắt nó. Không có đức Phật nào bị xúc phạm trong trang này.” Người có lương tri thật sự phải thấy được rằng chỉ có người vô đạo đức mới trục lợi bằng cách làm thương tổn niềm tin tôn giáo và hình ảnh văn hoá lớn như đức Phật. Nhưng y lại không biết rằng trong các nghiệp xấu thì nghiệp thương tổn đức Phật lại là nghiệp xấu nặng nhất mà y phải gánh chịu không chỉ đời này mà còn nhiều đời kiếp về sau.

Hỏi: Làm thế nào để ngăn chặn các tình huống xúc phạm đến đức Phật và đạo Phật một cách kém văn hoá như trang chủ của trang Buddha Porn?

Về phương diện pháp lý và kỷ thuật, chúng ta không thể nào cấm đoán và tiêu huỷ các trang nhà xúc phạm đức Phật và đạo Phật, khi chúng có trụ sở không gian ảo tại một quốc gia khác và không thuộc về quyền quản lý của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng ba cách sau đây:

1) Giải pháp ngoại giao: Lãnh đạo Phật giáo cao nhất của từng quốc gia cần gởi thư đến ông đại sứ Mỹ tại nước mình để yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ can thiệp và giúp đỡ bằng cách ra lệnh huỷ bỏ trang nhà đó trên internet.

Kinh nghiệm cho thấy, vào năm 2004, khi một công ty thời trang áo tắm đặt tại Hoa Kỳ in hình ảnh Phật và bồ-tát Quan Âm trên các loại áo tắm hai mãnh của phụ nữ, HT. Thích Hiển Pháp đã gởi thư cho đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Kết quả là công ty thiết kế đã xin lỗi Phật giáo và ngưng phát hành các sản phẩm áo tắm xúc phạm đến đức Phật. Tôi hy vọng rằng lần này lãnh đạo của Phật giáo sẽ làm tương tự, để hạn chế một cách tối đa sự thương tổn văn hoá Phật giáo mà kẻ kinh doanh thấp kém đã không màng đến khi quá hám lợi.

2) Giải pháp thưa kiện: Nếu biện pháp ngoại giao này công thành công, nghĩa là các đại sứ Mỹ tại các nước không hợp tác và hỗ trợ, thì giáo hội Phật giáo ở các nước cần khởi đơn kiện người chủ trương trang nhà khiêu dâm bằng tên đức Phật ra toà.

Ngày 8-1-07, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, ông Khunying Dhipavadee Meksawan, cho biết Bộ Ngoại giáo Thái Lan sẽ liên lạc với người chủ quản trang nhà này để cảnh báo trước khi dùng đến luật pháp khởi kiện, nếu trang chủ ngoan cố.

3) Giải pháp bức tường lửa: Nếu hai pháp nên trên không thành công thì các quốc gia Phật giáo cần sử dụng bước tường lửa để ngăn chặn sự truy cập. Bộ trưởng bộ Công Nghệ Truyền thông và Thông tin Thái Lan, ông Sitthichai Pookaiyaudom đã ra lệnh khoá trang nhà này ở Thái Lan kể từ ngày 7-1-07 phát hiện ra nó. Hy vọng các chức trách Việt Nam áp dụng giải pháp của Thái Lan để người Việt Nam khỏi phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng này.

Tôi cho rằng chỉ khi nào các hành động kém đạo đức và phi văn hoá này được “giáo dục” một cách thích đáng thì những kẻ ngông cuồng tương tự sẽ sợ hãi mà không dám tạo nghiệp xấu đối với đức Phật, một cực trọng tội về nhân quả.

Thầy vừa cho biết Thái Lan đã ngăn chặn trang nhà khiêu dâm này. Đất nước có trên 90% dân số là Phật tử này có nỗ lực nào khác để ngăn chặn các trang web đồi truỵ không?

Theo nguồn tin của Vụ Quan Hệ thuộc Tổng cục tin tức quốc gia Thái, Bộ trưởng bộ Công Nghệ Truyền Thông và Thông Tin Thái Lan, ông Sitthichai cho biết Bộ này sẽ thành lập một bộ phận kỷ thuật phối hợp với Uỷ ban Viễn thông quốc gia Thái Lan và Cảnh Sát Hoàng gia Thái để tìm kiếm và đóng cửa các trang web xúc phạm đức Phật và đạo Phật, nếu các trang chủ của chúng sống và đang tồn tại trên đất nước này.

Gần đây, 15,000 trang nhà có nội dung tương tự như trang Khiêu Dâm Phật đã bị chính quyền đóng cửa, để đảm bảo giá trị văn hoá và đạo đức của Phật giáo, nhằm đảm bảo hạnh phúc và an sinh xã hội Thái Lan. Để làm việc này một cách có hiệu quả, ông yêu cầu tất cả người sử dụng internet phải kịp thời báo cáo cho cảnh sát internet nếu phát hiện những trang nhà nào có dụng ý xúc phạm đức Phật và đạo Phật, để kịp thời ngăn cấm sự hoạt động của nó, trước khi nó ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người.

Ngày 10-1-07

THÁI LAN:

CHÍNH PHỦ THÁI LAN KÊU GỌI PHẬT TỬ LÊN ÁN WEBSITE CÓ NỘI DUNG ĐỒI TRỤY MANG HÌNH ẢNH PHẬT GIÁO.

Hôm thứ Hai, ngày 08-1-2007, chính phủ Thái Lan đã ngăn chặn đường dẫn truy cập vào một website có nội dung khiêu dâm, đồi trụy lấy hình ảnh đức Phật làm “logo” biểu tượng cho giao diện của nó, và chính phủ cũng kêu gọi Phật tử khắp nơi trên thế giới lên án mạnh mẻ đến trang web này.

Trang web Buddha... cóxuất xứ từ Chicago, Hoa Kỳ đăng tải những hình ảnh quan hệ dâm dục bên dưới một hình ảnh đức Phật đang tĩnh tọa. Những hình ảnh khiêu dâm này được phân thành nhiều loại theo các thuật ngữ của Phật giáo khác nhau như “Buddha Galleries”, “Nirvana Galleries”, và “Satori Galleries”…

Ông Ladda Tangsuphachai,một viên chức của Bộ văn hóa nói: “Chắc chắn điều này đã đi qua khỏi ranh giới trong một xã hội với 90% trong số 65 triệu dân theo Phật giáo. Trang web này sẽ bị Bộ thông tin khóa cổng sau khi các viên chức văn hóa nêu lên. Chúng tôi kêu gọi Phật tử trên thế giới gửi thư phản đối chủ nhân của trang web này”.

Thông qua qua đại sứ quán Hoa Kỳ ở Thái Lan, Bộ ngoại giao đang yêu cầu chủ nhân trang website tháo gỡ tất cả những tượng Phật và thuật ngữ Phật giáo ra khỏi website. Ông Ladda nói thêm:“ Tôi không biết mục đích của họ làm như thế để làm gì, nhưng tôi cho rằng họ không ý thức được đó là điều không thể chấp nhận trong nền văn hóa của chúng ta”.

Thích Quảng Đạt dịch.
( Theo www.cbc.ca/cp/Oddities/0108/K010804AU.htmlngày 8-1- 2007)

--o0o--
Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2011(Xem: 7458)
Tôi đến Úc giữa năm 1998, không theo diện du học mà được bảo lãnh theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion). Mình hiện là phó trụ trì tu viện Quảng Đức tại Melbourne, nơi có khoảng 50.000 người Việt định cư. Ngoài công tác chuyên môn của một Tăng sĩ, hiện tại mình đang theo học năm thứ 2 cử nhân ngành social work tại Đại học Latrobe (http://www.latrobe.edu.au. Sau khi tốt nghiệp ngành này, có thể làm việc cho các bộ, sở Chính phủ (Government Departments), bệnh viện và trung tâm sức khỏe cộng đồng (Public Hospitals and Community Health Centres) cơ sở tôn giáo và trung tâm phúc lợi xã hội (Religious and Community Welfare Agencies); chính quyền địa phương (Local Government).....
26/05/2011(Xem: 4734)
Qua thời gian lâu dài, Thích Trí Quang vẫn là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lí luận rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng. Bài viết này cho rằng cả hai lối lí giải ấy đều không có tính thuyết phục. Như nhiều giới chức Hoa Kì đã kết luận đúng đắn ngay trong thời gian cuộc chiến còn diễn ra, không ai có bằng chứng vững chắc để nói được rằng Trí Quang là một công cụ của cộng sản hay chí ít là có thiện cảm với những mục tiêu của Hà Nội hay Mặt trận Dân tộc Gỉải phóng Miền Nam (MTDTGPMN). Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Trí Quang với giới chức Mĩ thì rõ ràng là, Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mĩ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Q
16/05/2011(Xem: 6311)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
11/05/2011(Xem: 6377)
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi. 2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.
09/05/2011(Xem: 5633)
Duy Tuệ đẩy mức độ công kích Phật giáo lên rất cao so với Bà Thanh Hải, cực đoan hơn, quá khích hơn. Ông Duy Tuệ không chỉ muốn leo lên mức “minh sư thời đại” như bà Thanh Hải, mà muốn “thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, bôi đen quá khứ, phỉ nhổ truyền thống, phủ nhận Phật giáo cả trong hiện tại lẫn lịch sử.
12/04/2011(Xem: 4926)
‘ Tôi muốn biết Thượng đế đã tạo nên thế giới này như thế nào.’- Einstein ‘Tôi không cần đến giả thiết này’- Pierre Laplace trả lời Napoleon Bonaparte
25/03/2011(Xem: 5108)
Bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay học thuyết nào xuất hiện trên đời, cũng đều có lập trường, tư tưởng và mục đích riêng. Mỗi trường phái đều có nhận xét, đánh giá của mình về các trường phái khác. Ở đây, bằng cái nhìn của một người theo đạo Phật, chúng ta thử phân tích đường lối hành đạo của giáo phái Thanh Hải. Điều đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu là Pháp Môn Quán Âm của họ.
10/03/2011(Xem: 4702)
Tác phẩm "The Buddhist Conquest of China", xuất bản từ năm 1959, cũng đủ chứng tỏ tác giả, Erik Zurcher, là một trong vài sử gia sáng giá nhất của Tây phưông về Phật giáo, nhất là về Phật giáo Trung Quốc. Dưới đây là một bài tham luận của ông tại hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Pháp Quốc Học hội (Collège de France) (*2), ngày 23 và 25.2.1988 (*3). Bị chinh phục bởi kiến thức quảng bác và cách so sánh rất tinh tế của tác giả, giúp thấy được những khác biệt nền tảng trong quá trình phổ biến và phát triển của Phật giáo và của Catô giáo tại Trung Quốc, nên dịch ra đây với hy vọng người đọc sẽ rút ra được những điều bổ ích. Đây là bản hiệu chính của bản dịch tháng 5.1993 (đã đăng trên Bông Sen Âu châu, tháng 6.1993).
08/03/2011(Xem: 6271)
Thế giới đang chuyển mình để bước vào thế kỷ 21. Giáo hội Thiên Chúa La Mã cũng đang chuyển mình để Bước qua ngưỡng cửa hy vọng. Sự chuyển mình của Giáo Hội La Mã đã khởi sự từ đầu thập niên 60 dưới triều đại Giáo Hoàng John 23 bằng Đại hội Công Đồng Vatican 2 vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Giáo Hoàng này là một người có tinh thần canh tân và là người nhìn xa trông rộng. Ngài được bầu lên thay Giáo Hoàng Pius 12 vào ngày 28 tháng 10 năm 1958 khi đó đã 76 tuổi. Đúng ba tháng sau ngày nhậm chức, vào ngày 25-1-1959 Ngài công bố ba quyết định lớn: 1- Mở một hội nghị của giáo khu La Mã thuộc Tòa thánh. 2- Mở một cuộc hội nghị Công Giáo toàn thế giới (Công Đồng Vatican 2). 3- Tổng xét lại các nghi thức phụng vụ.
24/02/2011(Xem: 8005)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]