Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thảo luận về Đại Thiên (1)

08/04/201312:40(Xem: 6801)
Thảo luận về Đại Thiên (1)

Thảo luận về Đại Thiên (1)

Giác Dũng

Thân gởi Thầy Hạnh Bình, Tôi đã đọc được lá thơ của Thầy gởi cho Sư Chánh Minh và tôi trên trang Nhà Quảng Đức, www.quangduc.com. Xin chân thành cám ơn Thầy. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để chúng ta thảo luận về một vấn đề có liên quan đến Phật giáo, hoàn toàn không mang tính hơn thua. Xin Thầy cùng chia xẻ với tôi quan điểm như vậy. Bây giờ không cần mất thời giờ, tôi xin đi vào từng câu trả lời cụ thể đối với lá thơ mà Thầy gởi cho tôi.

1Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

“Thứ 6, Lời phê bình về cách nhận định tư liệu của tác giả.

Thầy Giác Dũng trích dẫn nguyên văn trong tác phẩm NC5VĐT:

“9 bộ phái này, tất nhiên mỗi phái đều có lập trường và quan điểm đặc thù của riêng mình, nhưng với nguồn tư liệu hiện có trong Phật giáo, đề cập đến quan điểm tư tưởng của 9 bộ phái này thật là hiếm hoi, có thể nói là không có.”(trích từNC5VĐT trang 147).

Từ đó dẫn đến lời phê bình:

một lần nữa, tác giảcủa Nghiên cứu đã tỏ ra quá ư là cẩu thả và lười biếng trong nghiên cứu. “Kinh Tăng nhứt a hàm”, “Ma ha tăng kỳ luật” rõ ràng thuộc Đại chúng bộ. Tại sao lại nói là không có? Chẳng lẽ trong hai tác phẩm đồ sộ thế kia lại không tìm ra được tư tưởng của Đại chúng bộ ?”.

Thật ra, đoạn trênđược trình bày trong Chương V của tác phẩm NC5VĐT, với tựa đề ‘Từ tư tưởng của Đại thiên đến tư tưởng của các phái trong Đại chúng bộ’. Với tựa đề này, tác giả (HB) xem bản “Kinh Tăng Nhất A hàm” cũng như “Ma ha Tăng Kỳ Luật” là Kinh và Luật của Phật, quan điểm trong Kinh trong Luật đó là quan điểm của Phật dù nó được kiết tập thành văn tự, trước hay sau sự việc xảy ra 5 việc của Đại Thiên, do đó dĩ nhiên không thể có sự kiện vì 5 việc của Đại Thiên mà được đức Phật giải thích trong kinh hay trong luật này. Nếu có thể xảy ra, thì nó chỉ mang ý nghĩa, các Bộ phái của Đại chúng bộ căn cứ quan điểm trong Kinh trong Luật này để lý giải cho quan điểm của Bộ phái mình mà thôi. ”

-Câu trả lời của Giác Dũng :

Tôi đồng ý với Thầy là “Kinh Tăng Nhất A hàm” cũng như “Ma ha Tăng Kỳ Luật” là Kinh và Luật của đức Phật nhưng trong qúa trình biên tập, từ khẩu truyền cho tới sau khi được ghi thành văn tự đều có sự thêm vào hoặc cắt bớt một cách có ý thức. Tôi xin trích nguyên văn đoạn sau đây của Hòa Thượng Thích Minh Châu trong tác phẩm “So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli” HT. Thích Minh Châu (1961), Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998) trên trang Nhà Quảng Đức http://www.quangduc.com/tacgia/thichminhchau.html

3. Sự kế thừa tổ vị :

Trong đồ biểu ở trang 18 của quyển sách nhan đề "Đại thừa (Mahàyàna) và sự liên hệ với Tiểu thừa (Hìnayàna)", Ma Ha Ca Diếp được xem là sơ tổ (àcariya) của Nhất thiết hữu bộ (Sarv.), Xá Lợi Phất Sàriputta được xem là sơ tổ (àcariya) của Thượng tọa bộ (Ther.). Dữ kiện này thêm vững chắc khi hai nhà Phật học Buston và Tàranàtha(31)cho chúng ta biết Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) giao phó sự lãnh đạo tăng già cho A Nan (Ànanda), trong khi Buddhaghosa(32)đưa ra một bản kê những luận sư (àcariyas) A tỳ đàm (Abhidhamma) khởi từ Xá Lợi Phất (Sàriputta). Chúng ta thấy trong kinh tạng chữ Hán (C. S.) số 26 rằng Xá Lợi Phất (C: Shê-li-tzu, P: Sàriputta) gọi Đại Ca Diếp (C: Ta-chia-yeh, P: Mahàkassapa) là Tôn giả (C: Tsun-che, P: Bhante), còn Đại Ca Diếp gọi Xá Lợi Phất là hiền giả (C: Hsien-che, P: Àvuso) (C số 184, vii, 35a, 10-11). Nhưng trong bản Pali, Xá Lợi Phất (Sàriputta) gọi Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) là hiền giả (Àøvuso) và Ma Ha Ca Diếp cũng gọi Xá Lợi Phất với danh xưng ấy (Àvuso). Sự khác nhau về danh từ xưng hô này, chứng tỏ kinh Trung a-hàm chữ Hàn (CMA) thuộc truyền thống Nhất thiết hữu bộ (Sarv.), một truyền thống tôn Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) làm sơ tổ, trong khi Trung bộ kinh Pali (PMN) thuộc truyền thống Thượng tọa bộ (Ther.) vốn xem Xá Lợi Phất là bậc thầy cao hơn cả Ma Ha Ca Diếp. Sự kiện này càng rõ rệt hơn khi ta thấy bản kinh Pali số 111, Anupadasutta, hoàn toàn bị gạt bỏ trong tất cả kinh A-hàm (Àgama),(33)vì trong kinh ấy đức Phật đã tán dương Trưởng lão Xá Lợi Phất (Sàriputta) như sau: (đoạn này khá dài nên người viết bài này không trích tiếp. Thầy có thể đọc tiếo trên mạng).

Như vậy, nếu như chấp nhận quan điểm của Thầy rằng “Đại Thiên là Tổ lãnh đạo Đại Chúng Bộ” thì chắc chắn với hai bộ vừa kinh và vừa luật đó, ít nhiều chúng ta cũng tìm thấy được một vài thêm thắt để nâng cao gía trị vị Tổ lãnh đạo của mình. Nếu như không tìm thấy một ghi chép hay một chỉ dẫn nào về nhân vật Đại Thiên trong Kinh Tăng Nhứt A Hàm và trong Luật Ma Ha Tăng Kỳ thì quan điểm cho rằng “Đại Thiên là Tổ lãnh đạo Đại Chúng Bộ” của Thầy cần xem lại.

(2)Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

“Thứ 8, Thầy Giác Dũng so sánh 4 bản dịch nhằm hủy bỏ nhân vật Đại Thiên sau Phật Niết bàn 100 năm.

Trong bài viết của mình Thầy Giác Dũng phê bình:

“…Hoàn toàn sai lầm. Một cách viết hết sức cẩu thả, không thể chấp nhận trong nghiên cứu! Như tôi sẽ trình bày cặn kẽ dưới đây, có sự khác nhau giữa bốn dịch bản này về nhân vật Đại Thiên và điều quan trọng hơn, chính sự khác nhau đó đã làm sụp đổ hoàn toàn giá trị của Nghiên cứu.” (trang….)

Căn cứ lời phê bình này, chúng ta thử tìm hiểu về phương pháp tìm tư liệu, phân tích và đánh giá tư liệu của Thầy, cũng như mục đích của nó như thế nào! Ngang qua công việc thực tế mà Thầy đã trình bày trong bài viết của mình, quả thật Thầy đã trích dịch 4 dịch bản khác nhau, cả bản Hán ngữ và Tạng ngữ. Theo sự sắp xếp thứ tự của Thầy, chúng ta thấy: 1. Bản Tây Tạng là “Gshung lugs kyi bye brag bkod pa'i 'khor lo”, do hai ngài: Dharmàkara và Bzang Skyong dịch từ Sanskrit sang tiếng Tây Tạng, 2. “Thập Bát Bộ Luận” (十八部論), do Ngài Chân Đế dịch, 3. “Bộ Chấp Dị Luận” (部執異論), cũng do Ngài Chân Đế dịch, 4. “Dị Bộ Tông Luân Luận” (異部宗輪論), do Ngài Huyền Trang dịch. Thầy (GD) cũng đã dịch 4 bản này sang Việt ngữ, đó là những đoạn có liên quan đến 5 việc và 5 việc của Đại Thiên. Đặc biệt, riêng bản Tây Tạng, Thầy lại trích nguyên cả tiếng Tây Tạng bằng phiên âm La tinh. Tôi đọc tới đây cảm thấy choáng váng, vì mình không biết tiếng Tây Tạng, làm sao có thể nói chuyện với Thầy, nhưng cũng may Thầy biết tôi không biết tiếng Tây Tạng, cho nên đã dịch sang tiếng Việt. Như vậy, nếu ai không biết tiếng Tây Tạng như tôi thì mình tạm thời cứ tin vào bản dịch của Thầy làm việc là được rồi.

Thật ra, 4 dịch bản này, tác giả của NC5VĐT cũng đã đề cập trong tác phẩm của mình[1],nhưnng chỉ vì trong lúc viết không tìm được dịch bản của tiếng Tây Tạng, nên không dám đưa vào danh sách thảo luận, chỉ đề cập đến tên của bìa sách mà thôi. Đây là một việc làm thiếu sót, cần rút kinh nghiệm. ”

-Câu trả lời của Giác Dũng :

Thưa Thầy, tác phẩm “Nghiên cứu 5 việc của Đại Thiên ”in năm 2006 không thấy tên của dịch bản tiếng Tây Tạng là gì. Vì cũng có liên hệ đến các câu hỏi sau nên xin hỏi Thầy tên dịch bản Tây Tạng mà Thầy định giới thiệu cùng chung với ba bản Hán dịch của Dị Bộ luận hệ là gì? Thầy có thể cho biết được không ạ?

3Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm này ( : “Không có nhân vật Đại Thiên vào khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt”(ở lời kết), chỉ có một nhân vật Đại Thiên được xuất hiện vào khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt, mà Thầy gọi là “phân phái ngọn”. Phần trong ngoặc kép này là Giác Dũng copy từ đoạn trên xuống, hy vọng không đi ngược lại với ý nghĩa của câu văn) là hợp lý thì một số vấn đề hoài nghi được đặt ra: Trong 2 bản Hán dịch của Ngài Chân Đế (1 người) đều không đề cập nhân vật Đại Thiên sau Phật nhập diệt 100 năm, nhưng tất cả 3 bản dịch đều đề cập đến nguyên nhân dẫn đến nội bộ Tăng già phân chia chính là do ‘5 việc’, nội dung và ý nghĩa của 5 việc này cũng chính là nội dung ý nghĩa của5 việc Đại Thiên. Thế thì vấn đề được đặt ra là:

-Nếu 5 việc sau là do Đại Thiên tạo, còn 5 việc trước do ai tạo ra ?

-Tại sao 2 sự kiện cách nhau đến 100 năm mà nội dung và ý nghĩa của vấn đề lại giống nhau ?

-Sự giống nhau đó có ý nghĩa gì?

-Nếu Thầy phủ nhận Đại Thiên không phải là tác giả của 5 việc sau Phật Niết bàn 100 năm, thì ít ra Thầy cũng phải lý giải nhân vật nào đã đưa ra 5 việc này chứ. Không thể chỉ có 5 việc mà không có người tạo việc. Chúng ta không thể giải quyết theo cách sợ nhà mình nhơ đem rác đổ ngoài đường.

- Câu trả lời của Giác Dũng :

Đáng ra Thầy không nên đưa câu : “Chúng ta không thể giải quyết theo cách sợ nhà mình nhơ đem rác đổ ngoài đường.” này vào đây vì nó không được nghiêm túc và cũng không giúp ích cho cuộc thảo luận của chúng ta. Đúng là khi gặp một trường hợp như thế chúng ta phải đưa ra nhiều giả thuyết như trên và có thể nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề. Câu Thầy ghi :”Không thể chỉ có 5 việc mà không có người tạo việc.” là đúng nhưng không thể đơn giản nói là tìm được tác gỉa của 5 việc đâu thưa Thầy. Thí dụ các câu ca dao tục ngữ của Việt Nam, rõ ràng phải có tác gỉa nhưng bây giờ kêu nghiên cứu để đi tìm tác gỉa của ca dao tục ngữ Việt Nam thì tôi thấy không đơn giản.

4Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

“Trở lại vấn đề, còn lại bản dịch của Tây Tạng mà Thầy Giác Dũng đã đưa ra trong bài phê bình của mình, với tôi đây là một tư liệu mới, tôi sẽ nghiêm túc nghiên cứu tư liệu này. Trong đó, điểm đặc biệt mà tôi chú ý là vấn đề niên đạicủa các sự kiện lịch sử, nó không khác bản Hán dịch, nhất là bản dịch của Chân Đế cũng ghi sự kiện tranh cãi về 5 việc xảy ra vào năm 100 năm sau Phật Niết bàn, và 200 năm sau Phật Niết bàn lại xảy ra sự tranh cãi về 5 việc do Đại Thiên tạo ra, đồng thời sự kiện xuất hiện vua A dục cũng vào sau năm 100 năm. Những sử liệu được ghi lại trong dịch bản này cũng khác với những gì mà các học giả thường trích dẫn từ bản dịch của Tạng ngữ. Như Lamotte và Andre Bareau đã trích dẫn. Như vậy, phải chăng Tạng ngữ có hai dịch bản? Để trả lời cho câu hỏi này, hiện tại trong tay tôi có một bản dịch khác với bản của Thầy đã đề cập. Bản này có tựa đề là: “Dhe-a Tha-Dad-par Byed-pa Dan Rnam-par-bCad-pa” vốn được dịch từ Phạn văn: “Nikayabheda-vibhangavyŒkhyŒna”, sau đó được 2 người Nhật tên là 寺本婉雅平松友嗣dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Nhật và chú thích, với tựa đề là “Dị Bộ Tông Tinh Thích” (異部宗精釋)[2]. Điều làm tôi ngạc nhiên là tạo sao thầy đi học ở Nhật lại học ngành Phật học mà không biết bản dịch này?”

- Câu trả lời của Giác Dũng :

Thưa Thầy, câu : “Điều làm tôi ngạc nhiên là tạo sao thầy đi học ở Nhật lại học ngành Phật học mà không biết bản dịch này?”này cũng không nghiêm túc. Lần sau xin Thầy đừng hỏi như vậy nữa nếu Thầy thật tâm muốn thảo luận một vấn đề mang tính học thuật. Câu này có cùng một nội dung với câu trả lời số 2 của tôi, tôi xin lập lại, trong phần giới thiệu một dịch bản bằng tiếng Tây Tạng và ba dịch bản Hán văn của hệ thống Dị Bộ Tôn Luân Luận thì phần dịch bản bằng tiếng Tây Tạng bây giờ chắc Thây đã có tư liệu trong tay, vậy Thầy đã quyết định giới thiệu dịch bản nào chưa ạ?

Hôm nay tôi tạm dừng ở đây. Chúng ta thảo luận ngắn gọn nếu tườntg tận, thấu đáo được vấn đề rồi thì chúng ta sẽ sang phần khác. Trong bức thư Thầy gởi cho tôi, còn nhiều điều tôi cần thảo luận trao đổi với Thầy nhưng chúng ta có thể làm từ từ để vừa đọc, vừa còn có thời giờ suy ngẫm.

Chúc Thầy vạn an./.

KT, 19/1/2008

Giác dũng



[1]Hạnh Bình, “Nghiên Cứu về 5 việc của Đại Thiên”, NXB Tôn Giáo Hà Nội năm 2006, trang 17~18.

[2]寺本婉雅等編譯註《異部宗精釋》(Rất tiếc, bản dịch này là bản photo lại của 1 người bạn tặng, không thấy nhà XB và năm xuất bản).

----o0o---

Xem thư trả lời của Thích Hạnh Bình

----o0o---

Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2024(Xem: 173)
Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.
20/12/2024(Xem: 708)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
09/11/2024(Xem: 699)
Sự hiện diện Phật giáo Việt Nam tại Mỹ đã có hơn nửa thế kỷ, gắn liền với dòng chảy của lịch sử tỵ nạn và di dân sau chiến tranh và các biến cố chính trị. Trong suốt thời kỳ đầu, nhiều vị Tăng Ni đến Mỹ trong bối cảnh tị nạn, tuổi đã cao và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào xã hội mới do rào cản ngôn ngữ, văn hóa. Điều này đã dẫn đến một hình thức hoằng pháp tập trung chủ yếu vào cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhiều Tăng Ni trẻ đến từ Việt Nam và Ấn Độ thông qua các chương trình du học thậm chí có những vị có học vị tiến sĩ, và qua chương trình định cư Mỹ bằng visa tôn giáo EB-4. Những vị này đến Mỹ với một nền tảng học thuật và sứ mệnh hoằng pháp cho mọi chúng sinh, nhưng thực tế họ lại dường như bị lôi cuốn vào việc xây dựng chùa to, tượng lớn mà lãng quên trọng trách xiển dương Phật pháp đến cộng đồng người bản xứ.
03/11/2024(Xem: 491)
Gia đình Phật tử cần cái Dũng ở mỗi một Huynh trưởng. Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi.
03/11/2024(Xem: 488)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vai trò và trách nhiệm của các thành viên chủ chốt như Tổng thư ký, Phó Trưởng Ban Điều Hành và Chủ tọa có thể được phân định rõ ràng để bảo đảm buổi họp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của từng vị trí.
03/11/2024(Xem: 480)
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh là cấp trại huấn luyện cao nhất trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), với mục đích đào tạo những Huynh Trưởng đầy đủ tài và đức để tiếp nối truyền thống di sản và lãnh đạo tổ chức trong tương lai. Các Huynh Trưởng tham dự trại này không chỉ là những người đã gắn bó với GĐPT từ thuở nhỏ, từ Oanh Vũ đến ngành Thiếu, ngành Thanh, và đã trải qua các trại huấn luyện cấp I và cấp II, mà còn là những cá nhân đã khẳng định phẩm chất, năng lực và sự hy hiến của mình cho tổ chức qua nhiều năm tháng sinh hoạt. Do đó, thành phần Ban Quản Trại cho trại Vạn Hạnh cần được chọn lựa kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng truyền thừa tốt nhất có thể, đúng với tinh thần và tôn chỉ của tổ chức.
03/11/2024(Xem: 529)
Câu chuyện tự do ngôn luận dẫn đến cuồng ngôn dường như vẫn là một câu chuyện dài với những cá nhân ảo tưởng sức mạnh quyền lực trên không gian mạng, kèm theo đó là một tâm lý bất ổn, thậm chí không được bình thường, nếu không có sự can thiệp kịp thời và một đời sống tinh thần an ổn. Ngày 01/11/2024, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng với những lời lẽ nặng nề, thô thiển nhằm công kích và xúc phạm nhắm vào công dân Lê Anh Tú (còn gọi là sư Thích Minh Tuệ) và nhiều người khác, với khẩu khí hằn học đầy tính sân si, bà Nguyễn Phương Hằng dùng những ngôn từ như “mày, tao” khi nhắc về sư Minh Tuệ, sau đó, bà quy kết sư Minh Tuệ bằng lối lập luận vô cùng thiển cận, phàm phu, mang quan điểm cá nhân, thiếu hiểu biết để chà đạp danh dự, nhân phẩm người khác.
02/11/2024(Xem: 533)
Gia Đình Phật Tử là một tổ chức bất vụ lợi được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và tự giác của các thành viên. Mục tiêu chính của tổ chức là “Đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.” Sứ mệnh này không chỉ giúp các thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp mà còn lan tỏa giá trị của Phật pháp vào cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.
02/11/2024(Xem: 467)
Khái niệm “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman nhấn mạnh sự kết nối toàn cầu nhờ những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện toán và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các tổ chức như Gia Đình Phật Tử (GĐPT) khi thực hiện sứ mệnh của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để GĐPT phát triển và duy trì tính phù hợp trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, điều quan trọng là phải có một tầm nhìn xa và một cách tiếp cận thực tế về cách tổ chức để Ban Hướng Dẫn Gia Đình Ph ật Tử Việt Nam trên Thế Giới(G ĐPTVNTTG) có thể đối mặt với thách thức này:
01/11/2024(Xem: 391)
Việc thành lập Hội Đồng Quản Trị Huynh Trưởng trong Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một sáng kiến chiến lược nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao về lãnh đạo, đạo đức, và sự trong sạch của tổ chức. Hội đồng này, gồm những anh chị huynh trưởng mẫu mực và chí công vô tư, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn của mình. Bài tiểu luận này sẽ khám phá vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, và tính độc lập của hội đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong GĐPT.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]