Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thảo luận về Đại Thiên (1)

08/04/201312:40(Xem: 6822)
Thảo luận về Đại Thiên (1)

Thảo luận về Đại Thiên (1)

Giác Dũng

Thân gởi Thầy Hạnh Bình, Tôi đã đọc được lá thơ của Thầy gởi cho Sư Chánh Minh và tôi trên trang Nhà Quảng Đức, www.quangduc.com. Xin chân thành cám ơn Thầy. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để chúng ta thảo luận về một vấn đề có liên quan đến Phật giáo, hoàn toàn không mang tính hơn thua. Xin Thầy cùng chia xẻ với tôi quan điểm như vậy. Bây giờ không cần mất thời giờ, tôi xin đi vào từng câu trả lời cụ thể đối với lá thơ mà Thầy gởi cho tôi.

1Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

“Thứ 6, Lời phê bình về cách nhận định tư liệu của tác giả.

Thầy Giác Dũng trích dẫn nguyên văn trong tác phẩm NC5VĐT:

“9 bộ phái này, tất nhiên mỗi phái đều có lập trường và quan điểm đặc thù của riêng mình, nhưng với nguồn tư liệu hiện có trong Phật giáo, đề cập đến quan điểm tư tưởng của 9 bộ phái này thật là hiếm hoi, có thể nói là không có.”(trích từNC5VĐT trang 147).

Từ đó dẫn đến lời phê bình:

một lần nữa, tác giảcủa Nghiên cứu đã tỏ ra quá ư là cẩu thả và lười biếng trong nghiên cứu. “Kinh Tăng nhứt a hàm”, “Ma ha tăng kỳ luật” rõ ràng thuộc Đại chúng bộ. Tại sao lại nói là không có? Chẳng lẽ trong hai tác phẩm đồ sộ thế kia lại không tìm ra được tư tưởng của Đại chúng bộ ?”.

Thật ra, đoạn trênđược trình bày trong Chương V của tác phẩm NC5VĐT, với tựa đề ‘Từ tư tưởng của Đại thiên đến tư tưởng của các phái trong Đại chúng bộ’. Với tựa đề này, tác giả (HB) xem bản “Kinh Tăng Nhất A hàm” cũng như “Ma ha Tăng Kỳ Luật” là Kinh và Luật của Phật, quan điểm trong Kinh trong Luật đó là quan điểm của Phật dù nó được kiết tập thành văn tự, trước hay sau sự việc xảy ra 5 việc của Đại Thiên, do đó dĩ nhiên không thể có sự kiện vì 5 việc của Đại Thiên mà được đức Phật giải thích trong kinh hay trong luật này. Nếu có thể xảy ra, thì nó chỉ mang ý nghĩa, các Bộ phái của Đại chúng bộ căn cứ quan điểm trong Kinh trong Luật này để lý giải cho quan điểm của Bộ phái mình mà thôi. ”

-Câu trả lời của Giác Dũng :

Tôi đồng ý với Thầy là “Kinh Tăng Nhất A hàm” cũng như “Ma ha Tăng Kỳ Luật” là Kinh và Luật của đức Phật nhưng trong qúa trình biên tập, từ khẩu truyền cho tới sau khi được ghi thành văn tự đều có sự thêm vào hoặc cắt bớt một cách có ý thức. Tôi xin trích nguyên văn đoạn sau đây của Hòa Thượng Thích Minh Châu trong tác phẩm “So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli” HT. Thích Minh Châu (1961), Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998) trên trang Nhà Quảng Đức http://www.quangduc.com/tacgia/thichminhchau.html

3. Sự kế thừa tổ vị :

Trong đồ biểu ở trang 18 của quyển sách nhan đề "Đại thừa (Mahàyàna) và sự liên hệ với Tiểu thừa (Hìnayàna)", Ma Ha Ca Diếp được xem là sơ tổ (àcariya) của Nhất thiết hữu bộ (Sarv.), Xá Lợi Phất Sàriputta được xem là sơ tổ (àcariya) của Thượng tọa bộ (Ther.). Dữ kiện này thêm vững chắc khi hai nhà Phật học Buston và Tàranàtha(31)cho chúng ta biết Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) giao phó sự lãnh đạo tăng già cho A Nan (Ànanda), trong khi Buddhaghosa(32)đưa ra một bản kê những luận sư (àcariyas) A tỳ đàm (Abhidhamma) khởi từ Xá Lợi Phất (Sàriputta). Chúng ta thấy trong kinh tạng chữ Hán (C. S.) số 26 rằng Xá Lợi Phất (C: Shê-li-tzu, P: Sàriputta) gọi Đại Ca Diếp (C: Ta-chia-yeh, P: Mahàkassapa) là Tôn giả (C: Tsun-che, P: Bhante), còn Đại Ca Diếp gọi Xá Lợi Phất là hiền giả (C: Hsien-che, P: Àvuso) (C số 184, vii, 35a, 10-11). Nhưng trong bản Pali, Xá Lợi Phất (Sàriputta) gọi Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) là hiền giả (Àøvuso) và Ma Ha Ca Diếp cũng gọi Xá Lợi Phất với danh xưng ấy (Àvuso). Sự khác nhau về danh từ xưng hô này, chứng tỏ kinh Trung a-hàm chữ Hàn (CMA) thuộc truyền thống Nhất thiết hữu bộ (Sarv.), một truyền thống tôn Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) làm sơ tổ, trong khi Trung bộ kinh Pali (PMN) thuộc truyền thống Thượng tọa bộ (Ther.) vốn xem Xá Lợi Phất là bậc thầy cao hơn cả Ma Ha Ca Diếp. Sự kiện này càng rõ rệt hơn khi ta thấy bản kinh Pali số 111, Anupadasutta, hoàn toàn bị gạt bỏ trong tất cả kinh A-hàm (Àgama),(33)vì trong kinh ấy đức Phật đã tán dương Trưởng lão Xá Lợi Phất (Sàriputta) như sau: (đoạn này khá dài nên người viết bài này không trích tiếp. Thầy có thể đọc tiếo trên mạng).

Như vậy, nếu như chấp nhận quan điểm của Thầy rằng “Đại Thiên là Tổ lãnh đạo Đại Chúng Bộ” thì chắc chắn với hai bộ vừa kinh và vừa luật đó, ít nhiều chúng ta cũng tìm thấy được một vài thêm thắt để nâng cao gía trị vị Tổ lãnh đạo của mình. Nếu như không tìm thấy một ghi chép hay một chỉ dẫn nào về nhân vật Đại Thiên trong Kinh Tăng Nhứt A Hàm và trong Luật Ma Ha Tăng Kỳ thì quan điểm cho rằng “Đại Thiên là Tổ lãnh đạo Đại Chúng Bộ” của Thầy cần xem lại.

(2)Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

“Thứ 8, Thầy Giác Dũng so sánh 4 bản dịch nhằm hủy bỏ nhân vật Đại Thiên sau Phật Niết bàn 100 năm.

Trong bài viết của mình Thầy Giác Dũng phê bình:

“…Hoàn toàn sai lầm. Một cách viết hết sức cẩu thả, không thể chấp nhận trong nghiên cứu! Như tôi sẽ trình bày cặn kẽ dưới đây, có sự khác nhau giữa bốn dịch bản này về nhân vật Đại Thiên và điều quan trọng hơn, chính sự khác nhau đó đã làm sụp đổ hoàn toàn giá trị của Nghiên cứu.” (trang….)

Căn cứ lời phê bình này, chúng ta thử tìm hiểu về phương pháp tìm tư liệu, phân tích và đánh giá tư liệu của Thầy, cũng như mục đích của nó như thế nào! Ngang qua công việc thực tế mà Thầy đã trình bày trong bài viết của mình, quả thật Thầy đã trích dịch 4 dịch bản khác nhau, cả bản Hán ngữ và Tạng ngữ. Theo sự sắp xếp thứ tự của Thầy, chúng ta thấy: 1. Bản Tây Tạng là “Gshung lugs kyi bye brag bkod pa'i 'khor lo”, do hai ngài: Dharmàkara và Bzang Skyong dịch từ Sanskrit sang tiếng Tây Tạng, 2. “Thập Bát Bộ Luận” (十八部論), do Ngài Chân Đế dịch, 3. “Bộ Chấp Dị Luận” (部執異論), cũng do Ngài Chân Đế dịch, 4. “Dị Bộ Tông Luân Luận” (異部宗輪論), do Ngài Huyền Trang dịch. Thầy (GD) cũng đã dịch 4 bản này sang Việt ngữ, đó là những đoạn có liên quan đến 5 việc và 5 việc của Đại Thiên. Đặc biệt, riêng bản Tây Tạng, Thầy lại trích nguyên cả tiếng Tây Tạng bằng phiên âm La tinh. Tôi đọc tới đây cảm thấy choáng váng, vì mình không biết tiếng Tây Tạng, làm sao có thể nói chuyện với Thầy, nhưng cũng may Thầy biết tôi không biết tiếng Tây Tạng, cho nên đã dịch sang tiếng Việt. Như vậy, nếu ai không biết tiếng Tây Tạng như tôi thì mình tạm thời cứ tin vào bản dịch của Thầy làm việc là được rồi.

Thật ra, 4 dịch bản này, tác giả của NC5VĐT cũng đã đề cập trong tác phẩm của mình[1],nhưnng chỉ vì trong lúc viết không tìm được dịch bản của tiếng Tây Tạng, nên không dám đưa vào danh sách thảo luận, chỉ đề cập đến tên của bìa sách mà thôi. Đây là một việc làm thiếu sót, cần rút kinh nghiệm. ”

-Câu trả lời của Giác Dũng :

Thưa Thầy, tác phẩm “Nghiên cứu 5 việc của Đại Thiên ”in năm 2006 không thấy tên của dịch bản tiếng Tây Tạng là gì. Vì cũng có liên hệ đến các câu hỏi sau nên xin hỏi Thầy tên dịch bản Tây Tạng mà Thầy định giới thiệu cùng chung với ba bản Hán dịch của Dị Bộ luận hệ là gì? Thầy có thể cho biết được không ạ?

3Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm này ( : “Không có nhân vật Đại Thiên vào khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt”(ở lời kết), chỉ có một nhân vật Đại Thiên được xuất hiện vào khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt, mà Thầy gọi là “phân phái ngọn”. Phần trong ngoặc kép này là Giác Dũng copy từ đoạn trên xuống, hy vọng không đi ngược lại với ý nghĩa của câu văn) là hợp lý thì một số vấn đề hoài nghi được đặt ra: Trong 2 bản Hán dịch của Ngài Chân Đế (1 người) đều không đề cập nhân vật Đại Thiên sau Phật nhập diệt 100 năm, nhưng tất cả 3 bản dịch đều đề cập đến nguyên nhân dẫn đến nội bộ Tăng già phân chia chính là do ‘5 việc’, nội dung và ý nghĩa của 5 việc này cũng chính là nội dung ý nghĩa của5 việc Đại Thiên. Thế thì vấn đề được đặt ra là:

-Nếu 5 việc sau là do Đại Thiên tạo, còn 5 việc trước do ai tạo ra ?

-Tại sao 2 sự kiện cách nhau đến 100 năm mà nội dung và ý nghĩa của vấn đề lại giống nhau ?

-Sự giống nhau đó có ý nghĩa gì?

-Nếu Thầy phủ nhận Đại Thiên không phải là tác giả của 5 việc sau Phật Niết bàn 100 năm, thì ít ra Thầy cũng phải lý giải nhân vật nào đã đưa ra 5 việc này chứ. Không thể chỉ có 5 việc mà không có người tạo việc. Chúng ta không thể giải quyết theo cách sợ nhà mình nhơ đem rác đổ ngoài đường.

- Câu trả lời của Giác Dũng :

Đáng ra Thầy không nên đưa câu : “Chúng ta không thể giải quyết theo cách sợ nhà mình nhơ đem rác đổ ngoài đường.” này vào đây vì nó không được nghiêm túc và cũng không giúp ích cho cuộc thảo luận của chúng ta. Đúng là khi gặp một trường hợp như thế chúng ta phải đưa ra nhiều giả thuyết như trên và có thể nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề. Câu Thầy ghi :”Không thể chỉ có 5 việc mà không có người tạo việc.” là đúng nhưng không thể đơn giản nói là tìm được tác gỉa của 5 việc đâu thưa Thầy. Thí dụ các câu ca dao tục ngữ của Việt Nam, rõ ràng phải có tác gỉa nhưng bây giờ kêu nghiên cứu để đi tìm tác gỉa của ca dao tục ngữ Việt Nam thì tôi thấy không đơn giản.

4Nguyên văn của Thầy Hạnh Bình :

“Trở lại vấn đề, còn lại bản dịch của Tây Tạng mà Thầy Giác Dũng đã đưa ra trong bài phê bình của mình, với tôi đây là một tư liệu mới, tôi sẽ nghiêm túc nghiên cứu tư liệu này. Trong đó, điểm đặc biệt mà tôi chú ý là vấn đề niên đạicủa các sự kiện lịch sử, nó không khác bản Hán dịch, nhất là bản dịch của Chân Đế cũng ghi sự kiện tranh cãi về 5 việc xảy ra vào năm 100 năm sau Phật Niết bàn, và 200 năm sau Phật Niết bàn lại xảy ra sự tranh cãi về 5 việc do Đại Thiên tạo ra, đồng thời sự kiện xuất hiện vua A dục cũng vào sau năm 100 năm. Những sử liệu được ghi lại trong dịch bản này cũng khác với những gì mà các học giả thường trích dẫn từ bản dịch của Tạng ngữ. Như Lamotte và Andre Bareau đã trích dẫn. Như vậy, phải chăng Tạng ngữ có hai dịch bản? Để trả lời cho câu hỏi này, hiện tại trong tay tôi có một bản dịch khác với bản của Thầy đã đề cập. Bản này có tựa đề là: “Dhe-a Tha-Dad-par Byed-pa Dan Rnam-par-bCad-pa” vốn được dịch từ Phạn văn: “Nikayabheda-vibhangavyŒkhyŒna”, sau đó được 2 người Nhật tên là 寺本婉雅平松友嗣dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Nhật và chú thích, với tựa đề là “Dị Bộ Tông Tinh Thích” (異部宗精釋)[2]. Điều làm tôi ngạc nhiên là tạo sao thầy đi học ở Nhật lại học ngành Phật học mà không biết bản dịch này?”

- Câu trả lời của Giác Dũng :

Thưa Thầy, câu : “Điều làm tôi ngạc nhiên là tạo sao thầy đi học ở Nhật lại học ngành Phật học mà không biết bản dịch này?”này cũng không nghiêm túc. Lần sau xin Thầy đừng hỏi như vậy nữa nếu Thầy thật tâm muốn thảo luận một vấn đề mang tính học thuật. Câu này có cùng một nội dung với câu trả lời số 2 của tôi, tôi xin lập lại, trong phần giới thiệu một dịch bản bằng tiếng Tây Tạng và ba dịch bản Hán văn của hệ thống Dị Bộ Tôn Luân Luận thì phần dịch bản bằng tiếng Tây Tạng bây giờ chắc Thây đã có tư liệu trong tay, vậy Thầy đã quyết định giới thiệu dịch bản nào chưa ạ?

Hôm nay tôi tạm dừng ở đây. Chúng ta thảo luận ngắn gọn nếu tườntg tận, thấu đáo được vấn đề rồi thì chúng ta sẽ sang phần khác. Trong bức thư Thầy gởi cho tôi, còn nhiều điều tôi cần thảo luận trao đổi với Thầy nhưng chúng ta có thể làm từ từ để vừa đọc, vừa còn có thời giờ suy ngẫm.

Chúc Thầy vạn an./.

KT, 19/1/2008

Giác dũng



[1]Hạnh Bình, “Nghiên Cứu về 5 việc của Đại Thiên”, NXB Tôn Giáo Hà Nội năm 2006, trang 17~18.

[2]寺本婉雅等編譯註《異部宗精釋》(Rất tiếc, bản dịch này là bản photo lại của 1 người bạn tặng, không thấy nhà XB và năm xuất bản).

----o0o---

Xem thư trả lời của Thích Hạnh Bình

----o0o---

Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2024(Xem: 444)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), Huynh trưởng phải trải qua bốn trại huấn luyện để có được bốn cấp: Tập, Tín, Tấn, và Dũng. Các cấp bậc này không chỉ phản ánh sự trưởng thành cá nhân của huynh trưởng mà còn thể hiện sự cống hiến và trách nhiệm đối với tổ chức. Trong đó, Cấp Tấn và Cấp Dũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức, đặc biệt trong việc đối phó với sự thịnh-suy của tổ chức từ cấp đơn vị đến trung ương.
26/10/2024(Xem: 427)
Trong bối cảnh của Gia Đình Phật Tử, khái niệm lãnh đạo và hướng dẫn có thể có sự giao thoa, hay tương tác với nhau nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu tập thể lãnh đạo trong Gia Đình Phật Tử có đi xa khỏi tinh thần hướng dẫn hay không.
26/10/2024(Xem: 487)
Bạn mong muốn xây dựng một kết nối vững chắc hơn với con tuổi teen và giao tiếp với sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn? Hãy đến với Hội thảo Giao Tiếp Chánh Niệm, nơi bạn sẽ học cách giao tiếp một cách bình tĩnh, rõ ràng và trọn vẹn, ngay cả trong những tình huống khó khăn. Hội Thảo sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, October 26, 2024 from 2PM-4PM tại 12072 Knott Street. Unit A. Garden Grove, CA 92841
26/10/2024(Xem: 857)
Trong bất kỳ tổ chức nào, và Gia Đình Phật Tử không ngoại lệ, tính minh bạch và cởi mở là rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào tổ chức và sự tin cậy giữa tất cả các thành viên. Để bồi dưỡng tinh thần minh bạch, khách quan, việc phổ biến biên bản họp một cách rộng rãi và kịp thời là điều cần thiết. Cách làm này không chỉ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nhận được thông tin kịp thời mà còn tạo ra một môi trường cởi mở và có trách nhiệm giải trình.
26/10/2024(Xem: 749)
Trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam, vai trò của Liên Đoàn Trưởng (LĐT) là vô cùng quan trọng đối với sự thành công và sức sống của toàn bộ tổ chức. Tương tự như nền móng của một tòa nhà nguy nga vậy, sức mạnh của một đơn vị tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tiến bộ của các cấp Miền và Trung ương. Một đơn vị vững mạnh sẽ củng cố Ban Hướng Dẫn Miền, từ đó giúp Ban Hướng Dẫn Trung Ương phát triển và lớn mạnh. Vì vậy, sứ mệnh mà Liên Đoàn Trưởng đảm nhận không chỉ có ý nghĩa đối với đơn vị mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả tổ chức.
24/10/2024(Xem: 871)
Bài viết xin kính dành cho những người cùng tần số và đồng cảm được những thao thức về niềm tin, bổn phận và trách nhiệm của một người Phật Tử trước một xã hội đầy thách thức của một thời đại AI đang thống lĩnh khi mà có những người vẫn tự xem mình là một Phật tử, không đọc kinh điển, giáo lý, nhưng có thể ngay lập tức nhận được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về tín ngưỡng của mình bằng lời bình luận đại diện tôn giáo hữu ích này của AI trên điện thoại của họ.
15/10/2024(Xem: 805)
“Cuồng ngôn” là một trong những cụm từ ngày nay xuất hiện khá nhiều ở một số thành phần có thói quen sử dụng ngôn ngữ vượt quá sự thật, mang tính đề cao giá trị bản thân hoặc công kích người khác quá đà với sự trợ giúp từ mạng xã hội. Cuồng ngôn xuất phát từ tâm lý tự tin vào bản thân một cách thái quá hoặc bản chất tham – sân – si còn quá nặng, điều đó sẽ hình thành trong suy nghĩ và bộc phát thành lời nói. Ngày nay, nhiều người lợi dụng mạng xã hội để thể hiện bản chất cuồng ngôn như một thói quen, sở thích mà nhìn chung chỉ mang lại hiệu ứng tiêu cực nhiều hơn tích cực.
19/07/2024(Xem: 876)
Có lẽ một lúc nào đó khi tầng nhận thức của chúng ta được nâng cao theo quá trình tiến hoá của sự tu tập, khiến cho lời khai thị đã chấn động, và tự nhiên khiến chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề đang được đề cập một cách sâu sắc hơn nhiều trong khi tâm linh là một lĩnh vực sâu và cần thời gian rất dài để khai sáng. Và người viết cũng từng được dạy rằng: “Trong vấn đề tu tập hãy dùng trí tuệ mình để tìm Phật chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy, vì thực tế tuy chúng ta cần nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, nhưng chúng ta sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ với vị trí trí của mình ở tầng nhận thức nào.”
03/07/2024(Xem: 1539)
Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển bản thân, tìm hiểu và học hỏi những gì hợp nhất, cần nhất, tốt nhất cho chính mình. Nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu này, năm nay một chương trình rất thú vị được tổ chức ngay trong những ngày tới. Với chủ đề “Ươm Mầm Thiện Nhân”, trại hè Phật Giáo tổ chức tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen mong muốn tạo môi trường sinh hoạt hè bổ ích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là gieo thiện duyên để các em biết đến Đạo Phật và được trải nghiệm tu học Phật Pháp, tiếp thu những giá trị tốt đời đẹp đạo mà Đức Phật đã tìm ra và để lại cho chúng ta để ứng dụng vào đời sống học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
30/06/2024(Xem: 954)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp. Nhưng mấy lúc gần đây nhân lỗi lầm của một hai vị sư khi thuyết pháp đã dấy lên một làn sóng nói rằng Phật Giáo tiêu ma rồi, thời mạt là đây chứ còn đâu nữa khiến hàng Phật tử hết sức dao động và lo lắng. Thế nhưng tại sao giữa thời mạt pháp mà: -Chùa Hoằng Pháp, Chùa Giác Ngộ liên tục tổ chức các khóa tu hoặc thuyết pháp hoặc giao lưu, xuất gia gieo duyên cho vài ngàn người, có khi lên tới cả chục ngàn bao gồm quý vị cao niên, thanh viên sinh viên và trẻ em?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]