Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

03/04/202211:24(Xem: 9590)
39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
***


Cảnh Giới Bất Nhị.

 

 

Đây là bài pháp thoại giải thích nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn và được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 30/7/2020 trong mùa đại dịch COVID-19

 

 

Nhị đế dung thông

Nhị chướng quyên trừ

Nhị chấp vĩnh đoạn

Nhập chấp nhị môn.

HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ma ha tát. (1 lạy)

 

Dung thông hai đế chân và tục,

Dứt hai chướng phiền não, sở tri,

Đọan trừ hai chấp ngã và pháp,

Chứng nhập vào cảnh giới “bất nhị”.

HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi. (1 lạy)

 

 

Kính bạch Giảng Sư,

Bốn câu kệ trong nghi thức cả một đời tu ... khó thực hiện!

Phiền não ẩn tàng từ vô thỉ đến nay

Bản ngã hình thành, tồn tại...

....để gây ra điều xấu ác không hay,

Bất nhị pháp môn ...khi bặt dứt phân biệt đối đãi!

 

Nguyện cầu chóng có được...

 ...trí tuệ Ngài Văn Thù ..tránh mọi sợ hãi

Tâm thức không bị  pháp trần, cảnh duyên... động lay

Bản thể chân như...vốn tự Không xưa nay.

 Kính trình pháp sau nhiều lần tư duy Sở Tri Chướng!

 

 

 

Như lời dạy của Giảng Sư từ lúc khởi đầu ….

Đây là lời kệ dạy cho những người đã đi vào hàng Bồ Tát, trình độ thuộc về Tâm chứng có nghĩa là cảnh giới của những người hoắt nhiên thấy được Bổn Tâm xưa nay vốn tự Không như Lục Tổ Huệ Năng khi được Ngũ Tổ khai thị Kinh Kim Cang đến câu “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm” đã thốt lên:

 

Hà kỳ tự tánh bổn tự thanh tịnh

Hà kỳ tự tánh bổn tự sanh diệt

Hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc

Hà kỳ tự tánh bổn tự vô động điệu

Hà kỳ tự tánh năng sanh vạn pháp

 

Dịch:

 

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp

 

Trong ấy bổn lai không có 2 pháp đối đãi như các Bồ tát trong phẩm 9 của Kinh DUY MA CẬT “Nhập pháp môn bất nhị” được diễn tả như rằng …. cuối cùng người thành tựu Bất Nhị pháp môn …thì tâm thức sẽ không còn động lay trước mọi cảnh duyên, không còn động lay trước mọi vạn pháp.

Như vậy Bất Nhị là cặp phạm trù đối đãi của thế gian đã được các bậc tu hành làm cho tịch diệt trong tâm thức khi thành tựu pháp môn này.

 

Hơn thế nữa trong câu đảnh lễ Hoà Thượng đã dùng hình ảnh Đức Đại Trí Văn Thù “Thầy của ba đời Chư Phật” như nghi đảnh lễ Tứ Thánh buổi khuya mà Giảng Sư đã tụng đọc giới thiệu:

 

Tam thế Như Lai chi đạo sư

Trí nguyện quảng đại nan tư nghì

Vô biên sát hại vi quốc độ

Đương lai Phổ Kiến thiện thệ tôn

 

Dịch:

Thầy của Chư Phật trong 3 đời

Trí tuệ rộng lớn khó dùng lời

Thế giới mười phương nơi cư trú

Sẽ làm Phổ Kiến Phật …vị lai.

 

Nhờ vậy GS đã cho biết sơ lược về tiền thân của Đức Đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, vị Bồ Tát tượng trung cho Trí Tuệ thường hộ trì cho Đức Phật Thích Ca, Ngài chính là Thái Tử con vua Vô Tránh Niệm, và Vị Vua Vô Tránh Niệm này lại là tiền thân của Đức Phật A Di Đà Giáo Chủ cõi Tây Phương Cực Lạc.

 

Nào... cùng vào trong từng ý nghĩa mỗi câu kệ đã được giải thích tường tận cho chúng đệ tử hiểu rõ thêm thế nào là NHỊ ĐẾ DUNG THÔNG.

 

Theo đó ĐẾ có nghĩa là Chân Lý mà trong Phật Pháp có hai Đế được biểu trưng cho Tục Đế và Chân Đế.

Nhưng hai Đế này không thể tách rời nhau mà phải dung thông dù Tục Đế chỉ là chân lý tương đối theo thế tục khác với Chân Đế là chân lý tuyệt đối của xuất thế gian.

 

Lục Tổ Huệ Năng từng dạy:

 

Phật Pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác

Ly thế gian mịch bồ đề

Kháp nhu cầu thố giác

 

Dịch:

Phật Pháp trên thế gian

Không thể rời thế gian

Nếu rời thế gian tìm giác ngộ

Giống như tìm sừng thỏ

 

Thế thì NHỊ CHƯỚNG NGUYÊN TRỪ thì phải hiểu thế nào?

Đó là Phiền não chướng và Sở Tri chướng đã cản ngăn chúng ta theo đuổi tu tập để được giác ngộ giải thoát ... dù chúng ta còn có Nghiệp chướng nữa.

 

Chướng là gi? Chính là sự ngăn che cản trở đến bản tánh của chúng ta. Trong khi bản tánh chân thật của chúng ta vốn nó tự đầy đủ vô lượng trí tuệ và đức năng thanh tịnh vô cùng như Lục Tổ đã chứng ngộ khi xưa.

 

Phiền não chướng (Chướng ngại do phiền não làm ra), mà Phiền não là những hiện tượng tâm lý xấu làm động cơ cho con người gây ra đau khổ triền miên không phút giây nào tỉnh thức từ những căn bản phiền não như (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Biên kiến, Giới cấm thủ) và 20 tùy phiền não đi theo căn bản phiền não này (Phẩn, Hận, Phú, Não, Hại, Kiêu, Cuống, Siểm, Vô Tàm, Vô Quý, Trạo Cử, Hôn Trầm, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất Chánh Tri,)

 

Riêng Sở tri chướng (Chướng ngại do kiến thức gây nên) là Sở Tri phát xuất những quan điểm, sự hiểu biết, quan niệm được thu thập từ học hỏi đọc sách...dù chúng rất cần cho một người tu học để đạt đến trí tuệ.

 Nhưng chính vì cứ khư khư ôm giữ lấy những kiến thức này mà ngủ quên vì thỏa mãn, mà không chịu tìm cách phá vỡ vượt thoát được vòng sinh tử luân hồi, giải quyết được khổ đau của cảnh giới Ta Bà này nên chúng đã tạo nên bao điều phiền não kéo theo.

 

Vì vậy mà Đức Phật đã dạy rằng "những điều mà mình học được chỉ là chiếc ghe khi đã sang được bờ kia rồi hãy để nó lại đừng mang theo bên mình nữa”.

 

Nhưng có điều lạ rằng hai thứ chướng này luôn ở trạng thái vi tế và luôn liên kết nhau, một khi phiền não chướng được tiêu trừ thì sở tri chướng cũng biến mất theo. 

 

 Người nghe đến đây lại được Giảng Sư giải thích tiếp về NHỊ CHẤP VĨNH ĐOẠN tức là phải làm sao đoạn diệt được Chấp Ngã và Chấp Pháp.

 

– “Con người vì vô minh cho nên có hai thứ chấp: chấp ngã và chấp pháp.

— Đó là hai nguyên nhân chính gây ra phiền não và khổ đau của cuộc đời”.

 

Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau,

chúng ta sẽ tìm được an lạc hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại.

 


Thế nào là “chấp ngã”?

Chấp ngã có hai phần: vật chất và tinh thần. Về vật chất, chúng ta chấp cái thân xác này do tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa,) hòa hợp hoặc thất đại thêm (Không, Kiến, Thức) là của mình,

Do đó đưa đến về mặt tinh thần ta có khái niệm về một cái Tôi hay gọi là Bản ngã để nhìn nhận bản thân này là một cá thể riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Và cứ thế sống với cái Tôi của mình.

Thế nào là “chấp pháp”?

Về phương diện vật chất, chúng ta chấp mọi thứ có hình tướng như cái nhà này, cái xe này là của mình. Về tinh thần, chúng ta chấp mọi thứ, mọi việc, mình làm, mình nói, mình nghĩ, cái gì của mình cũng là đúng, là nhất. Ai có ý kiến khác là không đúng, là sai. Chúng ta thường cho là người khác lúc nào cũng phải suy nghĩ giống như mình, nên khi có người phát biểu khác đi, chúng ta khó chấp nhận,

Tôi cũng tâm đắc khi Giảng sư nhắc lai lời Cụ Bà Tâm Thái (mẫu thân GS) rằng “Ngã là Ta đây!”, Có nghĩa là khẳng định chính mình khẳng định cái Tôi của mình. Trong khi Đức Phật trong kinh Pháp Cú thứ 62 trong phẩm “Ngu” phẩm thứ 5 trong kinh Pháp Cú:

“Con tôi, Tài sản tôi,

Người ngu sinh ưu não

Tự ta, Ta không có

Con đâu? Tài sản đâu?”

Và cũng trong phẩm này, đức Phật chỉ ra rằng khi nào nhận ra được cái Ngã là không có thì:

Người ngu biết mình ngu

Như vậy thành có trí

Người ngu nhận mình trí

Thật xứng gọi chí ngu!

(Pháp cú 63)


Và phần khó nhất cũng là đúc kết 3 câu kệ trên và nhiệm vụ của người muốn giác ngộ  đế chứng nhập Cảnh Giới Bất Nhị là NHẬP CHẤP NHỊ MÔN.

Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên (phân biệt đối đãi). Thế giới đó bị hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Con người sống trong thế giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen sai lầm về nhận thức, khách quan và đưa đến hậu quả tai hại, đó là khổ, sinh tử luân hồi.

Phải biết rằng với phút giây rõ biết hiện tiền ngay đây và bây giờ phiền não tức bồ đề, khổ đau là hạnh phúc, sanh tử là Niết bàn, thì Tự tánh Di Đà – Duy Tâm Tịnh độ có nghĩa là PHI NHẤT, BẤT PHI NHỊ.

 

Giảng Sư đã dẫn dụ bài thơ Cư Trần Lạc Đạo của Vua Trần Nhân Tông, theo đó Ngài đã nhận ra  được hai mặt trong cuộc đời đó là: “Chân đế và tục đế” hay nói cách khác dễ hiểu hơn là “sự và lý” có mối liên hệ hữu cơ không tách rời, cũng là nói lên sự tự tại giải thoát của người giác ngộ:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền

Dịch

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói ăn khát uống mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”

Và khi Lục Tổ chứng ngộ được Tự tánh vốn Thanh Tịnh chính là lúc Ngài đang sống trong cảnh giới Bất Nhị vậy.  Nói tóm lại Bất Nhị là cặp phạm trù đối đải của thế gian mà ai khi đạt đến mức tu chứng giác ngộ thì sự phân biệt nhị nguyên này lập tức đã đoạn diệt, dung thông chân đế và tục đế  và lẽ tất nhiên cũng không còn chấp ngã, chấp pháp thì lấy đâu có phiền não chướng và sở tri chướng.

Kính tri ân Giảng Sư đã trình bày chi tiết nghi thức quá cao siêu và sâu sắc, ý nghĩa súc tích và hàm chứa những pháp môn tu học cần phải công phu suốt cả một đời.   

 

 

Lời kết:

 

Kính bạch Giảng Sư,

 

Đúng như cổ nhân có nói …” Nghe nhiều là cách tốt nhất để học hỏi, là con đường để phát sinh trí tuệ”. Nhưng nghe cũng cần có những kỷ năng đó là chú tâm, nghe sâu và phải có một sự thưởng thức được niềm hoan hỷ khi hiểu thấu rõ được bài pháp thoại một cách tường tận nghĩa là phải trầm ngâm tư duy cho đến khi nó chín…. (nghĩa là hiểu rõ mọi bề).

 

Đó là lý do bài này con phải tìm tư liệu thêm về “Sở Tri chướng” … một chướng ngại mà con tin là con đang vướng mắc nên con rất đồng ý khi cho rằng: Sở tri chướng được xem như  chướng ngại vi tế hơn hết, là cội nguồn của phiền não chướng. Bởi vì sự bám víu vào những cái cụ thể hóa từ những hiện tượng bên ngoài thực sự do tưởng tượng tạo ra, rồi khái niệm hóa và phân biệt phát khởi trong tâm, khiến đưa đến ngạo mạn, vô minh, và tà kiến.

Sau đó dựa vào những sai lầm này trong nhận thức, con người dấn mình vào những hành động ô nhiễm, như sân, tham, v.v. là những thứ góp phần tạo ra phiền não chướng.

 

Sau bài pháp thoại tuyệt vời này con nguyện sẽ khắc phục và hạ thủ công phu trỡ về thực tại hiện tiền và sẽ hết khổ vì hiểu rằng thật là điều phi lý hết sức khi con cứ muốn mọi vật trên đời này phải là tuyệt đối, và khao khát nhiều điều hướng đến sự tuyệt đối. Do đó cái khổ cốt lõi nằm trong tư duy, cách nghĩ của con. Cho nên nó chính là một cái sở tri chướng căn bản trong tinh thần của con từ trước đến nay.

 

Kính chúc sức khỏe Giảng Sư và kính mong sẽ được nghe nhiều bài pháp thoại súc tích và sâu sắc mà con tin chắc Ngài đã tận dụng hết quảng kiến đa văn của mình để phục vụ chúng sinh thật hoàn hảo hầu được cúng dường đến Chư Phật và luôn xứng đáng là Trưởng Tử Như Lai vì đã thành tựu Bất Nhị Pháp Môn.

 

Kính trân trọng,

 

Bạn có mừng khi nghe....

 “ Của Báu trong nhà thôi tìm kiếm”

Như viên ngọc vẫn nằm trong chéo áo tự năm nào

Dụ trong kinh Pháp Hoa ...nay hiểu rõ làm sao,

Còn khổ não do vì còn nhị chướng và nhị chấp.

 

Sẽ không còn hạ liệt khi nghĩ mình căn cơ thấp!

Phật pháp tại thế gian..tu tập thập thiện trước tiên

Tiệm tu nhiều năm khi hội đủ nhân duyên

Sẽ có một ngày...hoắt nhiên không phân biệt đối đãi!

 

Kính tri ân Giảng Sư..

“Cái Tôi” là ai?... Bà già hay em gái?

Tìm hoài tìm mãi mấy tuổi... kiếp luân hồi

Chỉ là hợp thể ngũ uẩn tạo Danh và Sắc...mà thôi

Thật chí lý khi chiêm nghiệm lời thuyết giảng.

 

Rằng: “Sắc như tụ mạt, Thọ như phù bào

Tưởng là giả ảo, Hành như ba tiêu

Và Thức là huyễn pháp”...tìm bao giờ ra chân tướng!

Hãy vĩnh viễn đoạn diệt...

.... gặp Bất Nhị pháp môn...tuyệt diệu thâm, cao!

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

 

 

Huệ Hương kính trình pháp.

 

 


 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2024(Xem: 3875)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 2947)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
16/08/2024(Xem: 3340)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
23/12/2022(Xem: 20989)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
30/03/2022(Xem: 6053)
Kể từ khi vào chùa (1964) cho đến nay (2022) cũng gần 60 năm ròng rã như thế, những người xuất gia như chúng tôi, bất kể là lớn nhỏ, già trẻ ở trong chùa, khi ngày 14 hay 30 âm lịch đến (nếu tháng thiếu thì ngày 29) mọi người đều cạo tóc, tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị cho buổi chiều hoặc buổi tối trong những ngày nầy để lễ bái Sám Hối hồng danh chư Phật. Nhưng tại sao lại phải lễ vào những ngày nầy mà không lễ vào những ngày không phải trăng tròn cũng như trăng khuyết? Đây là một câu hỏi cũng có rất nhiều người đặt ra và sự trả lời có rất nhiều cách.
26/03/2022(Xem: 15787)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 22389)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 36564)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 22749)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
30/11/2021(Xem: 31836)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]