Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

310. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông) 🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼

12/11/202119:02(Xem: 28242)
310. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông) 🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼


 

Thiền Sư Y Sơn (? - 1213)

(Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi
(Vào thời Vua Lý Huệ Tông)

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸


Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước-Quảng Tịnh





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Bảy, 13/11/2021 (09/10/Tân Sửu)chúng con được học về  Thiền sư Y Sơn (? - 1213) , đời thứ 19, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đây cũng là vị thiền sư cuối cùng của Thiền phái này ở Việt Nam. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 310 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cẩm tỉnh Nghệ An, dáng người xinh đẹp, nói năng hoạt bát. Thuở nhỏ, Sư học thông sách sử, thích việc giao du, rất chú ý đến kinh điển Phật.

Năm ba mươi tuổi, Sư xuất gia với một vị Trưởng lão trong làng. Sau đến kinh đô tham học với Quốc sư Viên Thông. Qua câu nói của Viên Thông, Sư ngộ được huyền chỉ.

 

Sư Phụ giải thích:

- Thiền sư Y Sơn là vị thiền sư thứ 29 cũng là vị cuối cùng của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, sau đời ngài, thiền phái này đã chấm dứt, không còn được truyền thừa nữa. Sư phụ đã xướng đầy đủ tôn hiệu của 29 vị Thiền Sư thuộc thiền phái này mà chúng con đã được học trong thời gian qua:

1/Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam

2/Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

3/Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

4/Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

5/Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở

6/Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

7/Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

8/Thiền Ông Đạo Giả, Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

9/Thiền sư Sùng Phạm, Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

10/Thiền sư Định Huệ, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

11/Thiền sư Vạn Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

12/Thiền sư Đạo Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

13/Thiền sư Thuần Chân, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

14/Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

15/Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

16/Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

17/Thiền sư Thiền Nham, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

18/Thiền sư Minh Không,Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

19/Thiền sư Khánh Hỷ, Đời thứ 14, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

20/Thiền sư Giới Không, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

21/Thiền sư Pháp Dung, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

22/Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

23/Thiền sư Chân Không,  Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

24/Thiền sư Đạo Lâm, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

25/Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

26/Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

27/Thiền sư Tịnh Thiền, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

28/Quốc sư Viên Thông, Đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

29/Thiền sư Y Sơn, Đời thứ 19, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

 

Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi phát xuất từ sơ tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài là người Ấn Độ, gia đình thuộc đạo Bà La Môn, không biết cơ duyên nào Ngài đến Trung Hoa cầu pháp, làm đệ tử và đắc pháp với Tam Tổ Tăng Xán.

Sau khi được Tổ Tăng Xán truyền tâm ấn và dạy ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi qua phương nam hoằng pháp độ chúng sanh.

Tổ Tăng Xán nổi tiếng với bài “Tín Tâm Minh” là tin vào tâm của chính có Phật mà không cần cầu tìm Phật nào khác ở ngoài tâm.

 

 

Về sau, Sư tùy phương hành hóa chí tại lợi người. Nếu được tín thí cúng dường, Sư đều để vào Phật sự. Sư thường làm văn khuyến hóa rằng:

Mến danh thích lợi, đều như bọt nước mặt ghềnh,
Cấy phước gieo duyên, trọn là trong lòng hoài bão.

(Điếu danh thị lợi, giai như thủy thượng phù âu,
Thực phước chủng duyên, tận thị hung trung hoài bão.)

 

Sư Phụ giải thích:

- Mến danh thích lợi, đều như bọt nước mặt ghềnh,

- Cấy Phước gieo duyên, trọn là trong lòng hoài bảo.

Lời khuyên của Sư rất thiết thực cách nay 800 năm vần còn nguyên vẹn ý nghĩa và gây ấn tượng cho chúng đệ tử thời nay, nghe là hiểu ngay, danh lợi như bọt nước, bong bóng nước trên mặt nước tan mất trong chớp mắt, biết vậy nên cố gắng cấy phước tu đức, gieo duyên lành để đạt tới giải thoát và giác ngộ, đó là hoài bảo của người tu.

 

Điều Sư khuyên cũng trùng hợp với lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú số 74:

“Một đường danh lợi thế gian

Một đường đưa tới Niết Bàn cao xa

Tỳ Kheo đệ tử Phật Đà

Nhủ lòng cho rõ để mà bước chân,

Đừng nên tham đắm lợi trần

Đạo mầu giải thoát chuyên tâm trau dồi”.

(Cư Sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển thơ)

 

cũng trùng hợp với điều 6 và 9 trong Luận Bảo Vương tâm muội:

* điều 6:  giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

* điều 9: thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê khởi động.


Sư phụ có kể về Hòa Thượng Hộ Tông (1893-1981) vị Tăng Thống của Phật Giáo Nguyên Thủy tại VN, ngài từng là 1 bác sĩ tài năng, đang trên đà phát triển sự nghiệp nhưng khi đọc kinh Phật, cảm nhận thế gian vô thường, lợi danh là bóng mây chìm nổi nên ngài đã xuất gia tu học và trở thành một nhà truyền giáo nổi tiếng của PGVN, ngài làm bài thơ Đường luật để tự nhắc nhở mình:

 

“Đường thế mịt mù trăm năm đầy tội

 Cửa thiền thanh tịnh muôn kiếp nên duyên”.

 

"Đường trần sao lắm cuộc bi ai

Thế sự khác nào chốn chông gai

Mịt mịt hơi sầu vòng gác tía

mù gió thảm vẻ cân đai

Trăm lo nghìn liệu gây oan trái

Năm mỏi tháng mòn vướng nghiệp tai

Đầy đủ phước hồng rồi cũng bỏ

Tội trường oan trái khổ liền tay.

Cửa Phật tháng ngày chẳng thảm ai

Thiền môn nào phải chốn chông gai

Thanh sơn đâu quản khanh cùng tướng

Tịnh thất nào hay mão với đai

Muôn thưở an vui hành Bát Chánh

Kiếp trần thong thả lánh tam tai

Nên chăng hỡi khách công hầu gẫm

Duyên kết Niết-bàn được rảnh tay".

HT Viên Minh đã tán dương công đức của đời Ngài Hộ Tông trong ngày cung tống kim quan trà tỳ như sau:

 

“Người đi còn lại nụ cười,

Cho yêu thương nối tình người ngàn sau

Cho cây đơm lá xanh màu,

Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung”.

 

 

Sư trụ trì tại chùa Đại Bi, tràng Đại Thông, hạt Long Phước. Về già lại dời đến chùa Nam-mô, làng Yên Lãng trụ trì. Sư từng dạy môn đồ:

- Các ngươi nên biết, Như Lai thành đẳng Chánh giác, đối tất cả nghĩa không còn chỗ nào quán sát, đối với pháp bình đẳng không có nghi hoặc, không tâm không tướng, không đi không dừng, không lường không ngằn, xa lìa hai bên, trụ ở trung đạo, vượt ngoài tất cả văn tự, truyền được tất cả chúng sanh lượng đẳng thân, được tất cả tam giới lượng đẳng thân, được tất cả Phật lượng đẳng thân, được tất cả ngôn ngữ lượng đẳng thân, được chân như lượng đẳng thân, được pháp giới lượng đẳng thân, được hư không giới lượng đẳng thân, được vô ngại giới lượng đẳng thân, được tất cả nguyện lượng đẳng thân, được tất cả hạnh lượng đẳng thân, được tất cả tịch diệt lượng đẳng thân.

 

Sư Phụ giải thích:

 - Sư Phụ giải thích “Lượng Đẳng Thân” là thân tướng của hành giả ngang bằng với lượng của pháp giới, tất cả pháp hữu vi và vô vi; người đã thấy tánh, giác ngộ và giải thoát thì trong và ngoài đều đồng đẳng với nhau, một là tất cả, tất cả là một. Trong kinh Hoa nghiêm quyển 52 (bản 80 quyển), khi đức Như lai thành Chánh giác thì Ngài có đủ 13 Lượng đẳng thân là: Nhất thiết chúng sinh lượng đẳng thân, Nhất thiết pháp lượng đẳng thân, Nhất thiết sát lượng đẳng thân, Nhất thiết tam thế lượng đẳng thân, Nhất thiết Phật lượng đẳng thân, Nhất thiết ngữ ngôn lượng đẳng thân, Chân như lượng đẳng thân, Pháp giới lượng đẳng thân, Hư không giới lượng đẳng thân, Vô ngại giới lượng đẳng thân, Nhất thiết nguyện lượng đẳng thân, Nhất thiết hạnh lượng đẳng thân và Tịch diệt Niết bàn giới lượng đẳng thân.

Lượng là hạn lượng, Đẳng là đồng đều, ngài Y Sơn làu thông tư tưởng kinh Hoa Nghiêm, và đưa ra 13 Lượng đẳng thân này để khuyến giáo hàng đệ tử tinh tấn tu tập để chuyển ngũ uẩn thân thành lượng đẳng thân của Đức Thế Tôn.

Tịch diệt là chỗ cuối cùng, chỗ tốt ráo, là Niết Bàn không còn nghiệp sanh tử.

 

Sư Phụ giải thích bài Mông Sơn thí thực cúng cháo ở chùa vào mỗi chiều là lấy từ kinh Hoa Nghiêm, để khai thị cho chúng sanh bị chết bất đắc kỳ tử trở thành những cô hồn, đang lang thang vất vưởng, khi nghe bài kệ này họ sẽ thức tỉnh để tìm đường đi tái sanh:

 

“Mãnh Hỏa diệm diệm chiếu thiết thành,

Thiết thành lý diện nhiệt cô hồn,

Cô hồn nhược yếu sanh tịnh độ,

Thính tụng Hoa Nghiêm bán kệ kinh:

Nhược nhơn dục liễu tri,

Tam thế nhứt thiết Phật,

Ưng quán pháp giới tánh,

Nhứt thiết duy tâm tạo.”

 

HT Huyền Tôn dịch là:

“Lửa hừng hực nóng đỏ thiết thành
Trong thành sắt nóng đốt cô hồn
Cô hồn nếu muốn sanh Tịnh Độ

Tin nghe nửa kệ Hoa Nghiêm Kinh:

Nếu người muốn biết rõ
Ba đời các đức Phật
Nên quán tánh pháp giới

Tất cả do tâm tạo”.

 

Hành giả hay bản thân cô hồn phải chánh niệm tỉnh giác để “quán tánh của pháp giới”, tánh của pháp giới tức là chỉ ngay thể tánh của tâm mình, không phải quán pháp giới ở bên ngoài, vì sao ? vì từ ngay lúc ban đầu do vọng tâm, vọng niệm mà bản thân mình đã tạo nghiệp, rồi nghiệp này đưa mình đi tái sanh luân hồi trong các cõi giới: địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh…nay có cơ may nghe bài kệ Kinh Hoa Nghiêm này lập tức quay trở về để quán chiếu tâm mình để tự chuyển từ vọng tâm đến với chơn tâm, khi có chơn tâm rồi, tự thân mình sẽ giải thoát khỏi ngục tù của tử sinh.

 

 

 

Sư nói kệ:

Như Lai thành chánh giác,
Tất cả lượng bằng thân.
Xoay lại chẳng xoay lại,
Trong mắt con ngươi nằm.

Chân thân thành vạn tượng,
Vạn tượng thành chân thân.
Cung trăng cành quế đỏ,
Quế đỏ tại một vầng.

 

Sắp tịch, Sư gọi môn đồ bảo: “Ta chẳng trở lại cõi này nữa.” Khi ấy, cây hoa trước nhà tự nhiên rụng bông, chim yến chim sẻ kêu vang bi thảm suốt ba tuần không dừng. Khi đó, nhằm ngày 18 tháng 3, năm thứ ba niên hiệu Kiến Gia (1213), Sư an lành thị tịch.

 

 

Sư Phụ giải thích:

 

Thiền Sư Y Sơn để lại cho đời bài kệ thị tịch quá hay, ngài muốn nhắc nhở chúng đệ tử là chân như, tánh giác lúc nào cũng ở trong thân ngũ uẩn của chúng ta cũng giống như con ngươi nằm trong tròng con mắt, như cây quế nằm giữa cung trăng vậy, luôn luôn có sẵn ở đó mà chúng ta không hề biết. Sư phụ kể câu chuyện hai mẹ con, mẹ đi làm, dặn con trai ở nhà nấu cơm chờ mẹ về ăn; mẹ đi làm rồi, đến giờ nấu cơm chú bé xuống bếp phát hiện lửa trong bếp đã tắt, chú lấy giấy mồi qua nhà hàng xóm xin lửa, nhưng mang lửa ra khỏi nhà thì bị gió thổi tắt, năm lần bảy lượt vẫn không mang lửa về được; đến trưa bà mẹ đi làm về vẫn chưa có cơm. Bà Mẹ thấy tội nghiệp cho con trai và nhắc con rằng “sao con không chịu mồi lửa từ cây đèn trên bàn thờ của Cha con ?”, khi nghe lời này của Mẹ, người con trai mới thức tỉnh và thưa rằng “Mẹ ơi, nếu con sớm biết sớm đèn là lửa thì con đã nấu cơm chín từ lâu rồi”.

Ở đây chúng ta cũng vậy, nếu mọi người sớm biết trong thân ngũ uẩn này có tánh giác thì chúng ta đã thành Phật lâu rồi. 

 

 

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Y Sơn do Thượng Tọa Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:


Dáng vẻ khôi ngô tánh thiện lương

Nói năng hoạt bát sử kinh thông
Xuất gia tinh tấn gìn tâm sáng
Học đạo siêng năng dưỡng đức trong
Huyền chỉ thừa đương nên nghiệp tổ
Diệu cơ tỏa chiếu rạng tông phong
Khai tâm mở tánh truyền chân đạo
Đức sáng Y Sơn tỏa ngát hương

Ngát hương lan khắp đạo chân truyền
Dắt kẻ mê lầm hướng bến thiêng
Bát Nhã khai thông hiển thật tướng
Đại Bi thấm nhuận trải thanh miền
Thiền phong mát dịu lan nhân thế
Tuệ nhật ngời trong chiếu chúng duyên
Cảm đức hoa, chim đều luyến mộ
Thiền môn một thuở tỏa hương nguyền..!

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Y Sơn.  Sự ngộ đạo của Sư rất đơn giản khi nghe qua một câu nói của quốc sư Viên Thông, và Sư truyền đạo cũng rất nhẹ nhàng là chân như tự tánh ở ngay trong con ngươi chỉ cần xoay lại tự tâm là nhận ra tất cả pháp giới đồng với  thân ngũ uẩn của chúng ta, là Niết Bàn tự tánh, bất sanh bất diệt.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).

 




310_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Y Son


Thiền Sư Y Sơn (? - 1213)

(Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi
(Vào thời Vua Lý Huệ Tông)

Kính dâng Thầy lời trình pháp về Thiền Sư Y Sơn sau khi được nghe những lời giảng trong bài pháp thoại quá tuyệt vời này . Kính bạch Thầy đây không phải là lần đầu mà với 310 bài pháp thoại về Tổ Sư Thiền rồi, tất cả có lẽ đã được xuất phát từ tâm huyết của Thầy nên mỗi mỗi bài pháp thoại đều súc tích và sâu sắc... lại truyền cảm đến hội chúng những gì Thầy muốn truyền trao ...LÀM SAO ĐẾN ĐƯỢC CHỖ RỐT RÁO . Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân Thầy , HH

Lịch sử truyền thừa của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến Thiền Sư Y Sơn là chấm dút nhưng ảnh hưởng tư tưởng từ Sơ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi vẫn còn thật sâu đậm .

Kính đa tạ Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng đã giúp tìm về nguồn cội sau loạt bài Tổ Sư Thiền kéo dài hơn 310 bài pháp thoại từ các vị Tổ Sư của Ấn, Trung và Việt Nam trong suốt mùa đại dịch và đã ôn nhắc cho chúng đệ tử những chi tiết đã được giảng từ trước về Thiền phái như sau :

“Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi là dòng dõi Bà La Môn, gốc ở Nam Thiên Trúc, vân du qua Trung Hoa; vào năm Nhâm Ngọ (562) niên hiệu Đại Kiến thứ sáu nhà Trần thì đến Trường An. Vào năm 574 khi Phật giáo bị Võ Đế đàn áp, ông đi về đất Nghiệp (Hồ Nam). Hồi đó, tổ thứ ba của Thiền tông Trung Hoa là Tăng Xán đang tị nạn ở đây, ẩn tại núi Tư Không Lời khuyên mau đi về phương Nam của Tam Tổ xuất phát từ một sự thật rằng, phương Bắc đang bị Chu Võ Đế đàn áp Phật Giáo, chỉ có phương Nam là yên bình cho người tu hành đạo và có thể là một lời gửi gắm của Tam Tổ cho Ngài đi tới truyền đạo của mình ở phương Nam. Và cũng là một là một đại duyên cho Phật Giáo Việt Nam vì đây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ.vì Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ mà ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa.

Sau đây là bảng liệt kê mười chín thế hệ của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi:

Thế hệ thứ nhất: Tỳ Ni Đa Lưu Chi (mất năm 594).

Thế hệ thứ hai: Pháp Hiền (mất năm 626).

Thế hệ thứ ba: Huệ Nghiêm, người truyền pháp cho Thanh Biện của thế hệ thứ tư. Huệ Nghiêm là một trong 300 học trò của Pháp Hiền, sống đồng thời với Pháp Đăng, trước vốn đã là thầy của Thanh Biện. Huệ Nghiêm ở chùa Sùng Nghiệp, còn Pháp Đăng ở chùa Phổ Quang. Có thể Pháp Đăng cũng là học trò của Pháp Hiền.

Thế hệ thứ tư: Thanh Biện (mất năm 686).

Thế hệ thứ năm: Một người, khuyết lục.

Thế hệ thứ sáu: Một người, khuyết lục.

Thế hệ thứ bảy: Long Tuyền, chùa Nam Dương.

Thế hệ thứ tám: Định Không (mất năm 808) và hai người khuyết lục.

Thế hệ thứ chín: Thông Thiện và hai người khuyết lục, trong số này có thể có Phù Trì chùa Long Thọ, thầy của Pháp Thuận.

Thế hệ thứ mười: La Quý An (mất năm 936), Pháp Thuận (mất năm 991), Mahamaya (mất năm 1029) và một người khuyết lục (có thể là Vô Ngại, thầy của Sùng Phạm).

Thế hệ thứ mười một: Thiền Ông (mất năm 979), Sùng Phạm (mất năm 1087) và hai người khuyết lục (có thể là Trí Hiền, giáo sư của Đạo Hạnh và Pháp Bảo, thầy của Thuần Chân).

Thế hệ thứ mười hai: Vạn Hạnh (mất năm 1018), Định Tuệ (mất năm?), Đạo Hạnh (mất năm 1112), Trì Bát (mất năm 1117), Thuần Chân (mất năm 1101) và hai vị khuyết lục.

Thế hệ thứ mười ba: Huệ Sinh (mất năm 1063), Thiền Nham (mất năm 1163), Minh Không (mất năm 1141), Bản Tịch (mất năm 1140) và hai người khuyết lục (có thể là Pháp Thông bạn đồng môn của Huệ Sinh và Biện Tài, giáo sư của Khánh Hỷ).

Thế hệ thứ mười bốn: Khánh Hỷ (mất năm 1142) và bốn vị khuyết lục trong đó có thể là Tính Nhãn và Tính Như, hai người bạn đồng môn, và Quảng Phúc, thầy của Giới Không.

Thế hệ thứ mười lăm: Giới Không (mất năm?), Pháp Dung (mất năm 1174) và một người khuyết lục, có lẽ là Thảo Nhất chùa Tĩnh Lự, thầy của Chân Không.

Thế hệ thứ mười sáu: Trí (mất năm?), Chân Không (mất năm 1100), Đạo Lâm (mất năm 1203).

Thế hệ thứ mười bảy: Diệu Nhân (mất năm 1113), Viên Học (mất năm 1136), Tĩnh Thiền (mất năm 1193) và một người khuyết danh, có lẽ là Viên Học, người đã chỉ dạy Viên Thông.

Thế hệ thứ mười tám: Viên Thông (mất năm 1151) và một người khuyết lục,

Thế hệ thứ mười chín: Y Sơn (mất năm 1213) và một người khuyết lục.

Qua những bài được Thiền Sư Y Sơn giảng dạy cho môn đồ tăng sinh , ta có thể thấy ảnh hưởng tư tưởng về kinh luận thì Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thiên trọng về Mật giáo, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thọ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ. ......

Riêng Thiền Sư Y Sơn là thế hệ sau cùng lại tiếp thu ảnh hưởng của Hoa Nghiêm một cách rõ ràng hơn trong lúc trú trì tại chùa Đại Bi và chùa Nam Mô

Bài kệ HOÁ VẬN thượng đường giảng giải về tính chất nội dung của kinh Hoa Nghiêm : nhất thiết duy tâm tạo - một là tất cả, tất cả là một (có nghĩa là Hành giả quán chiếu hợp thể ngũ uẩn của mình đến khi thấy được sự có mặt của cái nhất thể thực tại nơi thân mình, mình cùng với sự sống của đại thể thực tại là một. Trả năm uẩn về thì tự ngã không còn nữa. Vũ trụ vạn hữu đang nuôi dưỡng hợp thể ngủ uẩn từng giây từng phút, tự ngã chỉ là hợp thể ngũ uẩn đó chứ không còn là gì khác và hợp thể ngũ uẩn đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành, tồn tại và hoại diệt của vạn hữu trong vũ trụ.)

( trích đoạn tại chùa Đại Bi, tràng Đại Thông, hạt Long Phước. Về già lại dời đến chùa Nam Mô, làng Yên Lãng trụ trì.

Sư từng dạy môn đồ:

- Các ngươi nên biết, Như Lai thành đẳng Chánh Giác,

đối tất cả nghĩa không còn chỗ nào quán sát,

đối với pháp bình đẳng không có nghi hoặc,

không tâm không tướng, không đi không dừng, không lường không ngằn, xa lìa hai bên, trụ ở trung đạo, vượt nhị bên

vượt ngoài tất cả văn tự, truyền được tất cả chúng sanh lượng đẳng thân, được tất cả tam giới lượng đẳng thân, được tất cả Phật lượng đẳng thân,

được tất cả ngôn ngữ lượng đẳng thân, được chân như lượng đẳng thân, được pháp giới lượng đẳng thân, được hư không giới lượng đẳng thân, được vô ngại giới lượng đẳng thân, được tất cả nguyện lượng đẳng thân, được tất cả hạnh lượng đẳng thân, được tất cả tịch diệt lượng đẳng thân

Sư lại nói kệ

(Như Lai thành chánh giác,

Nhất thiết lượng đẳng thân.

Hồi hỗ bất hồi hỗ,

Nhãn tình đồng tử thần.

Chân thân thành vạn tượng,

Vạn tượng thành chân thân.

Nguyệt điện vinh đan quế,

Đan quế tại nhất luân.)

HT Thích Thanh Từ dịch

Như Lai thành chánh giác,

Tất cả lượng bằng thân.

Xoay lại chẳng xoay lại,

Trong mắt con ngươi nằm

Chân thân thành vạn tượng

Vạn tượng thành chân thân.

Cung trăng cành quế đỏ,

Quế đỏ tại một vầng.

Phạm tú Châu dịch

Một thực thân thành nghìn tướng sắc,

Dẫu muôn nghìn cũng tức chân thân.

Khác nào quế tốt muôn phần,

Nghìn thu vẫn ở giữa vầng trăng trong.

Ngô Hà Anh Khôi

Đạo kia chỉ một trên đời

Muôn hình biến hoá đổi dời mà ra

Quế dù to, nhỏ, non, già,

Trăng kia là đạo, thoát ra thế nào ?

Hơn thế nữa tuy cuối đời thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã cách xa từ năm 562 đến 1213 nhưng ảnh hưởng của Tín Tâm Minh từ Tổ Tăng Xán vẫn còn chỉ rõ mục đích cứu cánh của sự giác ngộ cho đời sau

Các nhà nghiên cứu cho rằng Tín Tâm Minh của Tăng Xán chịu ảnh hưởng rất nhiều của giáo lý Hoa Nghiêm và Tam Luận. Đối với vấn đề hữu thể và vô thể, kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka) đi từ nguyên lý duyên sinh (sự sinh diệt của hiện tượng tùy thuộc nhiều điều kiện) đến nguyên lý trùng trùng duyên khởi (các điều kiện liên hệ nhau lớp này sang lớp khác đi về vô tận) để kết luận rằng một là tất cả và tất cả là một, siêu việt một lần các quan niệm hữu, vô, nhất nguyên và đa nguyên. Tư tưởng Tam Luận là kết quả hệ thống tư tưởng hóa tư tưởng Bát Nhã do Long Thọ và Đề Bà ở thế kỷ thứ hai xiển dương trong ba bộ luận là Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận. Tư tưởng này mang màu sắc một biện chứng pháp nhằm đến đánh đổ và vô lý hóa mọi quan niệm về hữu, vô, sinh, diệt, v.v… mở đường cho trí tuệ phi khái niệm tức là vô phân biệt trí.

Lời đầu tiên trong Tín Tâm Minh

Chí đạo vô nan

Duy hiềm giản trạch .......

Và lời cuối

....Tín tâm bất nhị

Bất nhị tín tâm

Có nghĩa là giác ngộ (tức là bồ đề) như một cái gì không thể dùng lời nói và chữ viết để diễn tả được: “Văn Thù Sư Lợi ơi, bồ đề siêu việt ngôn ngữ, siêu việt văn tự, không cần điểm tựa”.

Kinh điển là thánh giáo, tinh yếu của thánh giáo là tâm ấn; tâm ấn do đó cũng siêu việt kinh điển và thánh giáo.

Chính căn cứ trên điểm này mà Bồ Đề Đạt Ma, hồi mới qua Ngụy, đã tuyên bố rằng tuệ giác của ông “được truyền lại độc lập với kinh giáo, không căn cứ trên văn tự, đi thẳng vào tâm người, thấy được tự tính và thành Phật” (giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật).

Thiền không bị ràng buộc vào ngôn ngữ văn tự nhưng thiền ở Việt Nam chưa từng có thái độ ruồng bỏ khinh khi văn tự: trong thiền môn, kinh điển vẫn thường được đem ra nghiên cứu giảng dạy. Có điều là trong khi giảng dạy kinh điển, các thiền sư luôn luôn nhắc rằng thiền giả không nên ràng buộc trong ngôn ngữ và khái niệm.

Kinh điển là những phương tiện giúp người thiền giả hành đạo: Mục đích của thiền giả là giác ngộ chứ không phải chứa chất kiến thức. Cái biết giác ngộ khác với cái biết khái niệm.

Dù vậy Bồ Đề Đạt Ma qua Ngụy vào khoảng đầu thế kỷ thứ sáu; tuy tuyên bố như vậy nhưng ông vẫn đem bên mình một bản kinh Lăng Già mà ông trao lại cho Huệ Khả, và Huệ Khả trao lại cho Tăng Xán. Tỳ Ni Đa Lưu Chi khi đến Giao Châu lấy làm căn bản cho sự hành thiền ở đây.

Kính xin được trích đoạn định nghĩa về Tánh giác và Vô Thượng chánh đẳng Chánh Giác trong thiền môn và trong kinh Hoa nghiêm để thay lời kết .

Tánh giác là tâm Phật, tâm chân thật có sẵn nơi mỗi chúng ta, muốn nhận ra được tánh giác phải lặng hết tất cả vọng tưởng đảo điên. Lặng hết vọng tưởng rồi là hết niệm. Hết niệm là dừng nghiệp. Dừng nghiệp là giải thoát khỏi mọi trói buộc phiền não., từng phút giây ta sống trong cái chân thật thì tâm an lạc giải thoát, đảm bảo làm chủ được vấn đề sinh tử.

Phật nói là: “Ai có tâm thì đều có thể thành Vô thượng Bồ-đề”. Như vậy rõ ràng muốn giác ngộ thì từ nơi tâm giác chứ không thể tìm ở đâu khác. Mỗi người hãy khéo soi trở lại tự tâm mình để tìm giác ngộ mới là chân thật, là con đường đi chính xác, càng lo tìm bên ngoài thì càng tìm càng xa. Cho nên, cổ đức có một bài kệ nhắc cho tất cả:

Ngã tâm bổn dữ Phật tâm tề
Khoáng kiếp phiêu trầm chỉ vị mê
Bồ-đề Phạn ngữ, Đường ngôn giác
Tâm tịch như tri thị Bồ-đề.

Dịch:

Tâm ta tâm Phật vốn không hai
Nhiều kiếp nổi chìm bởi tại mê
Bồ-đề tiếng Phạn, Đường gọi giác
Tâm tịch mà tri ấy Bồ-đề.

Cổ đức dạy là tâm ta tâm Phật vốn không có hai. Phật cũng từ tâm mà giác ngộ thành Phật. Như vậy tâm thể của chúng ta với tâm thể của Phật vốn không hai, nhưng chỉ vì mê mà thành có sai khác. Phật thì giác ngộ được tâm thể còn chúng ta thì quên tâm đó mà theo trần nên có sai khác. Rồi chính vì sai khác đó nên cứ mê lo chạy tìm cầu bên ngoài, mà càng chạy tìm bên ngoài thì càng mê nên gọi là “vác Phật đi cầu Phật”.

Khi nào chúng ta nhận và sống được tánh giác mới không bị chi phối bởi ngoại duyên. Sở dĩ mình còn bị trần cảnh chi phối là do còn lầm mê, còn vô minh dày đặc. Vì vậy các cảnh duyên, sự kiện chung quanh kéo lôi mình như chơi. Đôi khi sự việc không đáng gì hết mà nó vẫn kéo lôi, làm cho ta mắc mứu chạy ngược chạy xuôi. Bây giờ làm sao để không bị chi phối? Trước nhất là tỉnh giác. Tỉnh là không lầm, giác là biết.

Chỉ cần " Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy" trong sát na đầu tiên khi mắt tiếp xúc với cảnh trần , chính là cội nguồn uyên nguyên của vũ trụ ,

Kính tri ân lời dạy của Giảng Sư ...đại dụng hiện tiền của tất cả người con Phật là kéo dài được khoảnh khắc của sát na đầu tiên ấy không để cho tạp niệm khởi lên là tịch diệt, là Niết Bàn, là chỗ đến rốt ráo của Tổ Sư Thiền

Kính trân trọng



Kính ngưỡng Thiền Sư Y Sơn, hoài bảo trọn vẹn (1)

Triệt ngộ Nhất Chân Pháp giới từ kinh Hoa Nghiêm (2)

Nhất là lời dạy Sư Phụ Viên Thông ....diệu huyền (3)

Tuỳ phương hành hoá ...

....xem danh lợi như bọt nước !

Kính đa tạ Giảng Sư ...

...gương các bậc hiền triết ngày trước

Ý từ kệ 75 Pháp Cú, Trưởng Lão Hộ Tông (4)

Cung Oán ngâm khúc, Thượng sĩ Tuệ Trung (5)

Lời khai thị hương linh và Mông Sơn thí thực (6)

Nhất thiết duy tâm tạo ..nhưng sát na đầu uy lực (7)

Kính tri ân Giảng Sư chuyện mồi lửa ...ẩn dụ tuyệt vời (8)

Tánh giác là gì ...dại dụng hiện tiền rõ sáng ngời

"Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy "... kéo dài khoảnh khắc ấy

Cộ nguồn uy quyền của vũ trụ phát sinh từ đấy !

Học được từ Ngài .... xoay lại nơi chính mình.

Không còn trở lại cõi này ....Đạt Vô Sinh (9)

Vạn vật chung quanh chùa Nam Mô....bày tỏ (10)

Minh tâm kiến tánh ....đừng hướng ra ngoài để tìm giác ngộ!

Nam Mô Thiền Sư Y Sơn tác đại chứng minh !

Huệ Hương

Melbourne 13/11/2021


Chú thích :

(1) , Sư tùy phương hành hóa chí tại lợi người. Nếu được tín thí cúng dường, Sư đều để vào Phật sự. Sư thường làm văn khuyến hóa rằng:

Mến danh thích lợi, đều như bọt nước mặt ghềnh,
Cấy phước gieo duyên, trọn là trong lòng hoài bão.

(Điếu danh thị lợi, giai như thủy thượng phù âu,
Thực phước chủng duyên, tận thị hung trung hoài bão.)

(2)

Sư từng dạy môn đồ:

- Các ngươi nên biết, Như Lai thành đẳng Chánh Giác,

đối tất cả nghĩa không còn chỗ nào quán sát,

đối với pháp bình đẳng không có nghi hoặc

không tâm không tướng, không đi không dừng, không lường không ngằn, xa lìa hai bên, trụ ở trung đạo, vượt nhị bên

vượt ngoài tất cả văn tự, truyền được tất cả chúng sanh lượng đẳng thân, được tất cả tam giới lượng đẳng thân, được tất cả Phật lượng đẳng thân, ( trích kinh Hoa Nghiêm )

được tất cả ngôn ngữ lượng đẳng thân, được chân như lượng đẳng thân, được pháp giới lượng đẳng thân, được hư không giới lượng đẳng thân, được vô ngại giới lượng đẳng thân, được tất cả nguyện lượng đẳng thân, được tất cả hạnh lượng đẳng thân, được tất cả tịch diệt lượng đẳng thân.

Mà toàn bộ đại kinh Hoa Nghiêm chính là giảng đề mục gồm bảy chữ của tên kinh . Đại Phương Quảng là Lý, là Minh tâm kiến tánh. Phật Hoa Nghiêm là Sự, là Nhất chân pháp giới, Phật là chánh báo của Nhất chân pháp giới, Hoa Nghiêm là y báo của Nhất chân pháp giới, cả hai là y chánh trang nghiêm quả địa của Như Lai. Tóm lại, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là Nhất chân pháp giới, nhưng do chúng sanh mê mờ rồi chuyển hóa thành nội thập pháp giới. Mê ngộ không hai, "Một niệm giác chính là Phật, là Bồ-tát; một niệm mê chính là phàm phu

(3)

Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cẩm tỉnh Nghệ An, dáng người xinh đẹp, nói năng hoạt bát. Thuở nhỏ, Sư học thông sách sử, thích việc giao du, rất chú ý đến kinh điển Phật.

Năm 30 tuổi, Sư xuất gia với một vị trưởng lão trong làng. Sau đến kinh đô tham học với Quốc sư Viên Thông. Qua câu nói của Viên Thông, Sư ngộ được huyền chỉ.

Trong hành trạng của Quốc Sư Viên Thông:

( Quốc sư Viên Thông thường nói

- Việc trị loạn còn ở các quan, được lòng người thì trị an, mất lòng người thì loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh, vì dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lý do như thế, không phải tại ngay một sớm một chiều, mà nguyên do của nó phát từ từ đã lâu lắm vậy.

Trời đất không thể làm nóng lạnh ngay, ắt phải dần dần từ Xuân sang Thu; nhân quân không thể làm trị loạn ngay, ắt phải dần dần từ thiện ác. Các thánh vương đời xưa biết thế, nên bắt chước trời tu đức sửa mình, bắt chước đất chăm tu đức để an dân. Sửa mình là cẩn thận bên trong, run sợ như giẫm đi trên lớp băng mỏng. Yêu dân là kính cẩn công chúng, nơm nớp như cầm roi nắm cương ngựa. Được như thế thì đâu mà chẳng hưng; nếu trái lại thì đâu mà chẳng vong. Lý do hưng vong từ từ như thế.)

(4)

Kệ Pháp cú 75 do cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao dịch

Một đường danh lợi thế gian

Một đường đẫn đến Niết Bàn cao xa

Tỳ kheo, đệ tử Phật Đà

Nhủ lòng cho rõ để mà bước chân

Đừng nên tham đắm lợi trần

Đạo mầu giải thoát chuyên tâm trau dồi

Và câu chuyện Trưởng Lão Hộ Tông ( một bác sĩ thú y và xuất gia tại Cambodia và trỏ về sáng lập Phật Giáo Nguyên Thủy tại miền Nam Việt Nam )

......

Sau đó, nhờ vị trụ trì chùa Phó Vua Sãi giải thích, giải nghĩa ngài mới hiểu Bát Chánh Đạo và tạm thời hiểu luôn cả Tứ Diệu Đế. Hân hoan, vui sướng, ngài đã làm được 2 bài thơ Luật Đường với niêm luật, đối vận chỉn chu…như báo triệu đời sống xuất gia:

Đường Thế Mịt Mù, Trăm Năm Đầy Tội
Cửa Thiền Thanh Tịnh, Muôn Kiếp Nên Duyên

Đường trần sao lắm cuộc bi ai
Thế sự khác nào chốn chông gai
Mịt mịt hơi sầu vòng gác tía
Mù mù gió thảm vẻ cân đai
Trăm lo nghìn liệu gây oan trái
Năm mỏi tháng mòn vướng nghiệp tai
Đầy đủ phước hồng rồi cũng bỏ
Tội trường oan trái khổ liền tay.
Cửa Phật tháng ngày chẳng thảm ai
Thiền môn nào phải chốn chông gai
Thanh sơn đâu quản khanh cùng tướng
Tịnh thất nào hay mão với đai
Muôn thuở an vui hành Bát Chánh
Kiếp trần thong thả lánh tam tai
Nên chăng hỡi khách công hầu gẫm
Duyên kết Niết-bàn được rảnh tay.

Trưởng Lão Viên Minh được ngài tín nhiệm di chúc thừa kế chùa Bửu Long đã xúc động cảm tác 4 câu thơ nghe rất nhẹ nhàng mà thâm viễn dường bao:

“Người đi còn lại nụ cười,
Cho yêu thương nối tình người ngàn sau;
Cho cây đơm lá xanh màu,
Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung”.

Các vị đồng phạm hạnh thường nhắc đến những đức tính của ngài mà chỉ những ai có ba-la-mật sâu dày mới có được:

(5) Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều

Mùi phú quý nhử mồi danh lợi

Bả vinh hoa lừa gã công khanh

Giấc Nam Khả khéo bất bình

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không !

Tuệ Trung Thượng Sĩ :

Danh lợi chưa từng xen giấc mộng ....

(6) Lời khai thị cho hương linh và thân nhân

Hữu sanh hữu tử hữu luân hồi

Vô sanh vô tử vô khứ lại

Sinh tử khứ lại đô thị mộng

Tất phao trần thế thượng liên đài

Lời đọc khi cúng cháo buổi chiều của Mông Sơn thí thực

.....Hỡi uổng tử hồn oan phưởng phất

Noi tâm lành của Phật làm gương

Ta bà cực khổ trăm đường

Mau tu thì được Phật thương độ trì. (o)

Hỡi hương hồn chết chìm đáy biển

Và bao người ngộ độc bỏ thân

Nghe chuông thức tỉnh dần dần

Đừng ham danh lợi phù trần nhiễu nhương.

(7)

Chân thân thành vạn tượng ( nhất thiết duy tâm tạo )

Vạn tượng thành chân thân.

Cung trăng cành quế đỏ,

Quế đỏ tại một vầng.

Chân thân thành vạn tượng,

Vạn tượng thành chân thân.

Nguyệt điện vinh đan quế,

Đan quế tại nhất luân.

Tánh giác là sát na đầu tiên khi mắt tiếp xúc với cảnh sắc "Trong cái thấy chỉ là cái Thấy " Vậy thì Bāhiya và Malunkyaputta đã thấy được điều gì trong lời Phật dạy để đưa đến kết quả giác ngộ? Câu “trong cái thấy chỉ là cái cái thấy” thực sự mang ý nghĩa gì?

Nó mang ý nghĩa là thấy mà không có sự bóp méo dữ liệu, không thêm không bớt gì cả. Tâm lý học hiện đại biết rằng, những gì chúng ta chú ý đến như “thấy” đã biến dạng, bóp méo bởi những ham muốn và ác cảm của mình. Tiến trình bóp méo này xẩy ra trước khi có sự nhận thức. Ở trong tiềm thức. Thật không thể nào thấy được tiến trình này khi nó đang xảy ra. Chúng ta chỉ có thể suy ra. Chúng ta phát giác ra rằng những ưa thích của mình đã tô điểm dữ liệu để chỉ đem vào tâm những gì mình muốn thấy, trong khi những ghét bỏ từ chối không cho tâm truy cập những gì mà mình không muốn thấy. Những gì chúng ta thấy hiếm khi chỉ đơn thuần là cái thấy. Những gì chúng ta thấy bằng sự chú ý đơn thuần ít khi nào là sự thật. Sự vật không phải là vậy mà chỉ dường như là vậy.

Ta phải luôn nhớ rằng: Những đám mây không phải là bầu trời, và không “thuộc về” bầu trời. Chúng chỉ lơ lửng giữa từng không, và đi qua với kiểu hơi lố bịch, không lệ thuộc vào đâu. Nhưng chúng không bao giờ có thể để dấu vết làm lấm lem nền trời.

Vậy thì Phật tính ấy đích thực nằm ở đâu? Nó nằm ngay nơi bản chất của tâm, cái tự tính được ví như bầu trời ấy. Hoàn toàn cởi mở, tự do, vô biên, Phật tính ấy thực đơn giản, tự nhiên như nhiên tới nỗi không bao giờ có thể trở thành phức tạp, hư hỏng, hay bị nhiễm ô; nó thuần khiết tới nỗi vượt ngoài cả ý niệm dơ sạch. Nhưng nói về bản chất của tâm ví như bầu trời ấy chỉ là một ẩn dụ để giúp ta bắt đầu tưởng tượng được tính chất vô biên bao trùm tất cả của nó; vì Phật tính có một tính chất mà bầu trời không có được, đó là tính sáng chói của tỉnh thức.

(8)

Câu chuyện kể về đứa trẻ không tìm được lửa để nấu nửa cơm cho mẹ và than

NẾU CON BIẾT CÂY ĐÈN LÀ LỬA, CƠM ĐÃ CHÍN TỪ LÂU RỒI

Giảng Sư chỉ dạy

NẾU CHÚNG TA BIẾT MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ TÁNH GIÁC TRONG TA THÌ TA ĐÃ THÀNH PHẬT LÂU RỒI

(9) Như Lai thành chánh giác,

Tất cả lượng bằng thân.

Xoay lại chẳng xoay lại,

Trong mắt con ngươi nằm.( chỉ cho tánh giác của chúng ta )

Sắp tịch, Sư gọi môn đồ bảo: “Ta chẳng trở lại cõi này nữa." Vì Ngài đã nhận ra Tánh Giác của mình

(10 ” Khi ấy, cây hoa trước nhà tự nhiên rụng bông, chim yến chim sẻ kêu vang bi thảm suốt ba tuần không dừng. Khi đó, nhằm ngày 18 tháng 3, năm thứ ba niên hiệu Kiến Gia (1213), đời vua Lý Huệ Tông .Sư an lành thị tịch.




🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

thieu lam tu

Trở về Mục Lục Bài giảng của

TT Nguyên Tạng về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
facebook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2021(Xem: 24873)
Thiền Sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 293 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 02/10/2021 (26/08/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
30/09/2021(Xem: 27648)
292. Thiền Sư Viên Học (1073 - 1136), đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Thần Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 292 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 30/09/2021 (24/08/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.faceb
28/09/2021(Xem: 23632)
Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba, 28/09/2021, chúng con được học về Thiền Sư Ni Diệu Nhân, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 291 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Bà tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên Vua gả cho người họ Lê, làm quan Châu mục ở Chân Đăng. Chồng mất, bà tự thệ thủ tiết không chịu tái giá. Sư Phụ giải thích: - Theo tài liệu của Hoà Thượng Thanh Từ quá ngắn gọn, Sư Phụ sưu tầm trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và những tài liệu về lịch sử Việt Nam được ghi rõ: *Ngài Phụng Càng Vương là Lý Nhật Trung là em ruột của thái tử Lý Nhật Tôn, là con vua Lý Thái Tông. *Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Th
26/09/2021(Xem: 22272)
Tin vào Ta tránh được Nghiệp ám ảnh ! Kính bạch Thầy sau khi nghe pháp thoại nhiều lần con đã hết bị ám ảnh về nghiệp số an bày, vì Ngài Giáo thọ Sư Sán Nhiên đã đưa ra những kinh nghiệm trong đời hoằng pháp và của người thân trong gia đình Sư giúp học nhân tự mình chuyển hoá nghiệp dần dần trong đời sống hàng ngày và tích lũy được cho ngày vị lai . Kính dâng Thầy bài thơ như những bài trình pháp . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH
25/09/2021(Xem: 24178)
1/Thiền Sư Đạo Lâm (? - 1203), đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 2/ Giải đáp thắc mắc: Thế nào là Ngoan Không ? Xây Tháp, Đúc Tượng có đúng với Chánh Pháp không ? Đây là Thời Pháp Thoại thứ 290 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy 25/09/2021 (19/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/09/2021(Xem: 26226)
Thiền Sư Chân Không (1046–1100, đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Nhân Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 289 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 23/09/2021 (17/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Webs
21/09/2021(Xem: 24746)
Thiền Sư Trí Thiền, đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 288 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 21/09/2021 (15/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
20/09/2021(Xem: 15340)
Vô Minh và Ái Dục (bài của Sư Sán Nhiên)
18/09/2021(Xem: 27612)
Thiền Sư Bổn Tịnh (1100-1176) Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (từ thời Vua Lý Nhân Tông đến thời Vua Lý Cao Tông) Kính dâng Thầy bài trình pháp rất khiêm nhượng so với bài pháp thoại của Thầy về Thiền Sư Bổn Tịnh đời thứ 9 thiền phái Vô Ngôn Thông quá súc tích và sâu sắc tuyệt vời mà trình độ con vẫn chưa thể catch-up . Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân những gì Thầy đã chỉ ra tông chỉ của Đạo Phật " Trong cái thấy chỉ là cái thấy " và tâm từ bi của Thầy cũng nguyện như Ngài là dùng phương tiện dẫn dắt chúng đệ tử đồng vào Phật Đạo . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Lịch sử Tổ Sư Thiền trải dài nhiều thế kỷ từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Việt Nam nhưng mãi đến thế kỷ thứ 12 này chúng ta mới tìm gặp trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam một vị Thiền sư có tâm đại bi cao quý và quảng đại đã dõng mãnh phát lời đại nguyện tuyệt diệu để lại cho đời sau . Đó là Thiền Sư Bổn Tinh ( đời thứ chín , thiền phái Vô Ngôn Thông ) " Sư thường phát đại nguyện: - Nguyện con đời đờ
16/09/2021(Xem: 22415)
Thiền Sư Bảo Giám, Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Triều Đại Vua Lý Anh Tông (1138-1175) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 286 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 16/09/2021 (11/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]