Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸

23/10/202109:44(Xem: 25253)
Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸

Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165)
Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
(thời Vua Lý Anh Tông)

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước






Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Bảy, 20/10/2021 (19/09/Tân Sửu)chúng con được học về Trường Nguyên (1110 - 1165) đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 301 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Phan, quê ở Trường Nguyên, Tiên Du, dòng dõi theo Phật. Khi mới xuất gia thọ giáo với Thiền sư Đạo Huệ. Sau khi được Thiền Sư Đạo Huệ ấn chứng, Sư đi thẳng vào núi Từ Sơn ẩn tích. Ở đây, hàng ngày Sư mặc áo cỏ, ăn trái dẻ, làm bạn cùng suối, đá, khỉ, vượn. Suốt mười hai giờ, Sư nhồi nặn thân tâm lặng lẽ thành một mảnh. Trải qua năm, sáu năm, người đời không ai xem thấy được chỗ ảnh hưởng của Sư.

 

Sư Phụ giải thích:

- Thiền Sư Trường Nguyên là đệ tử nối pháp của thiền sư Đạo Huệ. Trường Nguyên là tên địa danh nơi quê của Sư ở. Tiên Du là tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

- Đệ tử nối pháp của thiền sư Đạo Huệ ngoài thiền sư Trường Nguyên còn có: thiền sư Tịnh Không, thiền sư Đại Xả, thiền sư Tịnh Lực, thiền sư Trí Bảo, thiền sư Nguyên Học.

- Sau khi đắc pháp, Sư vào núi Từ Sơn ẩn tích, hằng ngày chỉ ăn hạt dẻ, uống nước suối. Từ Sơn là một danh lam thắng cảnh, đời sống của Sư thật tuyệt vời, hạt dẻ cho dinh dưỡng rất tốt nhờ chứa nhiều vitamin C, chất đạm và những khoáng chất giúp cho cơ thể chống chọi các bệnh tật.

- Mỗi ngày Sư ngồi thiền mười hai giờ liền để thanh lọc thân tâm và cũng để làm gương cho hàng đệ tử về hạnh đầu đà và kiên trì tinh tấn tu tập trên núi ròng rả sáu năm dài.

 

Vua Lý Anh Tông nghe tiếng ái mộ, muốn gặp Sư mà không thể được. Vua thầm sai Phiên thần họ Lê là bạn cũ của Sư khéo dẫn dụ về triều. Họ Lê dụ được Sư về đến nhà trọ chùa Hương Sát. Sư tự hối hận, liền trốn trở về núi xưa. 

 

Sư Phụ giải thích:

- Công hạnh tu của Sư vang đến kinh thành. Vua Lý Anh Tông muốn mời Sư về triều mà không thể được. Vua sai đại thần họ Lê là bạn cũ của Sư dụ được Sư về đến chùa Hương Sát trong kinh thành.

Sau khi đàm đạo, cuối cùng vị đại thần nói thiệt. Sư hối hận, đêm khuya, Sư trốn trở về chốn u tịch của núi rừng.

 

 

Sư bảo đồ đệ:

- Hạng người thân khô tâm nguội như ta, không phải những vật phù ngụy thế gian có thể cám dỗ được. Bởi vì chí, hạnh của ta chưa thuần nên bị các thứ bẫy lồng vây khốn. 

 

Sư Phụ giải thích:

- Sư khiêm hạ tự nhận là chí hạnh của bản thân chưa thuần  nên bị vướng bẫy của người bạn họ Lê đưa ra khỏi núi, ngay khi tỉnh thức Sư nhận diện hạng người thân khô, tâm nguội như Sư thì những vật phù ngụy thế gian không thể cám dỗ Sư được.

- Thiền Sư Trường Nguyên với hạnh nguyện thoát ly sanh tử nên ngài quyết liệt chặt đứt mối họa của vòng lợi danh phù du huyền ảo của thế gian, có thể quyết định tu tập để chứng ngộ giải thoát sanh tử quan trọng hơn là dấn thấn nhập thế giúp đời cứu độ chúng sanh, vì bản thân chưa giải thoát thì lấy gì để giúp cho đời ? không giác ngộ giải thoát thì không khéo sẽ bị lợi danh cuộc đời nhấn chìm, sẽ phí phạm một đời làm thân người của ngài, cũng có thể quyết định thoát ly này cũng là một tấm gương sáng cho đệ tử noi theo.

  

Nghe ta nói kệ đây:

Viên hầu bão tử qui thanh chướng,
Tự cổ Thánh Hiền một khả lượng.
Xuân lai oanh chuyển bách hoa thâm,
Thu chí cúc khai một mô dạng.

 

HT Thanh Từ dịch:

 

Khỉ vượn bồng con lại núi xanh,
Từ xưa Hiền Thánh không mối manh.
Xuân về oanh hót trong vườn uyển,
Thu đến cúc cười mất dáng hình.

 

Sư Phụ giải thích:

- Khỉ vượn bồng con lại núi xanh,

Loài khỉ vượn nương náu yên vui nơi chốn núi rừng và cũng là bạn thân của Sư trong sáu năm.

- Từ xưa Hiền Thánh không mối manh.

Từ xưa nay, trong Hiền Thánh không có chỗ tìm dấu tích.

- Xuân về oanh hót trong vườn uyển,

Thu đến cúc cười mất dáng hình.

Thiền sư không bị cảnh buồn vui của thế gian bám dính cũng như “Thu đến cúc cười mất dáng hình”

 

Sư Phụ kể giai thoại của Thiền Sư Hương Hải (1627-1715) trả lời cho vua Lê Dụ Tông thuộc thời Hậu Lê khi vua hỏi về “thâm ý của Phật Tổ là gì”, Thiền Sư Hương Hải đọc lại 4 câu kệ của Thiền Sư Thiên Y Nghĩa Hoài (993-1064) thuộc đời nhà Tống bên Trung Hoa

Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

 Nhạn vô di tung chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

 

Nghĩa là:

“Nhạn bay trên không 

Bóng chìm đáy nước.

Nhạn không Ý để dấu

Nước không Tâm lưu bóng”

 

Hoặc bản dịch của Hoàng Nguyên Chương:

Nhạn bay qua mãi tầng không

Bóng chìm đáy nước một dòng lạnh trôi.

Nhạn không để dấu mình soi

Nước không lưu ảnh nhạn rơi vào lòng.

 

 

Sư Phụ giải thích yếu nghĩa của bốn câu kệ:

Nhạn là hiện thực, bóng nhạn dưới nước chỉ là ảo ảnh, không thực, khi nhạn bay qua, bóng nhạn dưới nước biến mất, vì nước không lưu lại dấu tích và khoảng trời không chỉ còn là bầu trời xanh, cũng không có dấu hình gì của con nhạn.

Nước biểu trưng cho chân tâm Phật tánh của chúng sanh. Thâm ý của Phật Tổ như Nước không lưu dấu con nhạn bay qua, tâm thức của hành giả mỗi ngày đều có 7 con nhạn: Mừng-Giận-Thương-Sợ-Yêu-Ghét-Muốn bay qua bay lại nhưng đừng để nó lưu lại dấu tích nào trên tâm thức, cũng bầu trời xanh luôn rực sáng không lưu lại một dấu tích nào.

 

Sư thường bảo mọi người:

- Lạ thay! Lạ thay! Tại sao các chúng sanh này có đủ trí tuệ Như Lai, mà ngu si mê hoặc chẳng thấy chẳng biết. Ta thường đem đạo lý dạy dỗ, khiến họ lìa hẳn vọng tưởng chấp trước trong tự thân, mà thấy trí tuệ rộng lớn Như Lai của mình, được lợi ích an lạc.

 

Sư Phụ giải thích:

- Thiền Sư Trường Nguyên nhắc lại lời trên của Đức Thế Tôn dạy trong kinh Hoa Nghiêm, rằng tất cả chúng sanh đều có đủ trí tuệ Như Lai đức tướng, nhưng tự thân không nhận ra.

 

- Kinh Thắng Man nói đây là Thanh Tịnh Pháp Thân. Chúng sanh vì không có công đức trang nghiêm nên Pháp thân không thể hiển lộ. Pháp thân là tự tánh thanh tịnh, là Chân tâm Phật tánh hằng có trong tất cả chúng sanh. Muốn pháp thân hiển bày thì phải có đủ công đức trang nghiêm ngang qua hành lục độ vạn hạnh hay áp dụng thiền chỉ, thiền quán và thiền na.

- Hành giả muốn vãng sanh về cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà thì phải trước phải tự trang nghiêm bản thân mình. Kinh Duy Ma Cật nói: “Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh”, có nghĩa là “khi nào tâm mình thanh tịnh thì cõi Phật sẽ thanh tịnh”.

 

-Chơn tâm, Phật tánh, Như Lai Tạng, Phật tri kiến là những từ khác nhau những đồng nghĩa là cùng chỉ cho trí tuệ Như Lai đức tướng của chúng sanh, đó là hạt châu trong chéo áo của người cùng tử mà Kinh Pháp Hoa hay ví dụ, nó luôn thường hằng lặng lẽ  nhưng bị che lấp bởi vô minh tham ái. Dùng công đức tu tập giúp loại bỏ vô minh, tham ái, phiền não thì hạt châu Pháp thân sẽ hiển lộ.

Sư phụ nhắc thêm về Phật tri kiến trong Kinh Pháp Hoa: tri là Biết,  kiến là Thấy, Phật là lẽ Thật. Phật tri kiến là Thấy Biết như Thật. Thấy biết như thật là cái thấy viên mãn, cái thấy không còn có hai bên, khác với cái thấy thường ngày của chúng sanh, lúc nào cái thấy của chúng ta cũng xoay quanh: có không, phải trái, thiện ác, thương ghét.v.v….v.v…. ngày nào có cái thấy hai bên là còn đối đãi, còn đối đãi là còn thị phi, còn thị phi là còn tranh chấp rồi dẫn đến khổ đau, sanh tử luân hồi. Vượt qua đối đãi là vượt qua nhị biên, hành giả sẽ bước vào cửa bất nhị, đó chính là  Niết Bàn, vô sanh bất tử. “Trong cái thấy chỉ có cái thấy” là chìa khoá vàng vào cửa bất nhị.

 

Đến ngày 7 tháng 6 niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ ba (1165, thời vua Lý Anh Tông), Sư có chút bệnh, nói kệ dạy chúng:

Tại quang tại trần,
Thường ly quang trần,
Tâm phủ trừng triệt,
Dữ vật vô thân.
Thể ư tự nhiên,
Ứng vật vô ngân,
Tông tượng nhị nghi,
Đào thải nhân luân.
Đình độc vạn vật,
Dữ vật vi xuân,
Tác vũ thiết nữ,
Đả cổ mộc nhân.

 

 

Ở chỗ bóng trần,
Thường lìa bóng trần,
Tâm phủ lóng tột,
Cùng vật không thân.
Thể vốn tự nhiên,
Hiện vật không thiên,
Tài bằng trời đất,
Vượt cả nhân luân.
Dưỡng nuôi muôn vật,
Cùng vật làm xuân,
Đứng múa gái sắt,
Đánh trống người cây.

Nói kệ xong, Sư viên tịch, thọ năm mươi sáu tuổi.

 

Sư Phụ giải thích:

- Ở chỗ bóng trần 

Thường lìa bóng trần

Bóng trần là chỗ ánh sáng chiếu qua khe cửa thấy bụi trong ánh sáng cũng như những phiền não nhiễm ô thường xuất hiện trong tâm, phải nhờ trí tuệ giúp lìa những phiền não nhiễm ô này.

-Tâm phủ lóng tột

Cùng vật không thân

Tâm phủ trùm lên cả trời đất.

- Thể vốn tự nhiên 

Hiện vật không thiếu

Tâm thể luôn sẵn có không tỳ vết.

- Đứng múa gái sắt

Đánh trống người cây

 

Sư Phụ giải thích, cô gái bằng sắt, người bằng gỗ tuy bất động nhưng làm thật nhiều, không có chuyện gì mà không làm được là: nhờ từ trí tuệ Ba la mật lưu xuất ra.

Nghĩa thứ 2 nhưng quan trọng của thiền ngữ “cô gái bằng sắt đứng múa và người gỗ đánh trống” là cái không thật có trên đời, thiền sư nói ra để giúp cho hành giả bặt dứt vọng tưởng suy lường, vì còn khởi nghĩ để suy lường là còn phiền não.

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Trường Nguyên do Thượng Tọa Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

Xuất gia học đạo hướng chân miền
Đạo Huệ thầm trao ấn chứng thiền
Ẩn tích rừng sâu gìn tổ ấn
Mai danh núi thẳm giữ tâm nguyền
Thanh nhàn năm tháng xa trần cấu
Lặng lẽ bốn mùa lánh thế duyên
Danh lợi chẳng màn vui nhật nguyệt
Một đời đạo nghiệp sáng chân nguyên

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Trường Nguyên. Hạnh tu của Sư rất chuyên cần, sau khi được ấn chứng, Sư vào núi rừng ngồi thiền mười hai giờ mỗi ngày suốt sáu năm liền. Sư rất chân thật, Sư thố lộ chí hạnh chưa thuần nên bị bạn dụ về kinh thành, và khi biết được Sư liền dứt khoát trốn trở về và Sư cho lời khuyên: “…lìa hẳn vọng tưởng chấp trước trong tự thân, mà thấy trí tuệ rộng lớn Như Lai của chính mình, để được lợi ích an lạc.”

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).

 




301_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Truong Nguyen

Thiền Sư Trường Nguyên (1110 - 1165)
Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

(Vào thời Vua Lý Anh Tông)


Kính dâng Thầy bài viết về Thiền Sư Trường Nguyên. Kính bạch Thầy thật ngưỡng mộ trí vô sư của Thầy qua lời kinh Thắng Man và nguyên tác bài thơ Ảnh trầm Hàn thủy của Thiền Sư Thiên Y Nghĩa Hoài mà sách vở trên mạng hiện nay vẫn cho đó là của Thiền Sư Hương Hải và con thật xúc động và trân quý lời dạy của Thầy khi ban tặng chìa khoá vàng để đi vào Quốc độ Niết Bàn Thanh tịnh ngay tại đây và bây giờ ...Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH



Là một trong sáu đệ tử nối pháp của Thiền Sư Đạo Huệ, sau khi được ấn chứng, đã đi vào núi ẩn tích sống đời khiêm tốn với khoảng thời gian khá lâu (6 năm ) làm bạn với khỉ vượn và thiền định 12 giờ mỗi ngày ..

Có thể nói ....nhờ  thiền định thường xuyên nên tâm linh càng sâu sắc hơn nhiều người khác, mặt khác nhờ xa cách trần tục, không bị rơi vào cái bẫy tham sân si mà vướng vòng danh lợi  , nhờ ẩn tu nên Thiền  Sư Trường Nguyên có trái tim khiêm tốn, thành thật, yêu người, nên dù THÂN KHÔ TÂM NGUỘI vẫn chưa trọn vẹn thấy Tánh, tuy vậy sau khi bị dẫn dụ về triều song.... nhờ túc duyên nhiều đời học Phật,lại được yếu chỉ của minh sư   “Loạn ly lan rộng, ái chừ, từ đó mà đến.”nên đã trốn thoát trở về lại sự tĩnh lặng nơi  am tranh của mình mà để lại bài thi kệ tuyệt tác được Thi đàn thời Lý Trần ghi lại như sau : 

Khỉ vượn bồng con lại núi xanh,
Từ xưa Hiền Thánh không mối manh.
Xuân về oanh hót trong vườn uyển,
Thu đến cúc cười mất dáng hình.

(Viên hầu bão tử qui thanh chướng,

Tự cổ Thánh Hiền một khả lượng.

Xuân lai oanh chuyển bách hoa thâm,

Thu chí cúc khai một mô dạng.)

Bài thi kệ  tiêu biểu cho phong thái của một bậc Thánh Hiền, nhưng Thánh hiền trong đời không dễ gì tìm gặp vì các vị đã không dính kẹt vào ái nhiễm nên không để lại dấu tích .

Thật thú vị làm sao khi thi kệ này đã được Giảng Sư TT.Thích Nguyên Tạng  so sánh một cách tuyệt vời khi nói đến tâm thức của một hành giả khi đã thoát ra được thất tình lục dục giữa chốn hồng trần qua bài "Ảnh Trầm Hàn  Thủy "nguyên tác của Thiên Y Nghĩa Hoài sau đó Thiền Sư Hương Hải mượn lời thơ này để trả lời câu hỏi về đại ý Phật Pháp của Vua Lê Dụ Tông.

Nhạn quá  trường giang
Ảnh trầm hàn  thủy
Nhạn vô di ảnh  chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm

( dịch nghĩa : Nhạn bay qua sông bóng tin đáy nước - Nhạn không có ý định để lại hình bóng mình trên nước mà nước cũng chẳng muốn lưu ảnh nhạn vào tâm ) 

Lời giải thích này của Giảng Sư quá rõ khi ví dụ Nhạn là những phiền não đến đi trong vài khoảnh khắc , chỉ có bản tâm mới rỗng lặng, trong lành 

Nhạn bay qua trời, ta cho đó là THỰC.

Nhạn tiêu biểu cho thất tình Đau đớn, buồn rầu, tủi hổ, hờn giận, mừng vui, thất vọng, tuyệt vọng, công hầu khanh tướng–tất cả chỉ là những đám mây qua trời, trong khoảnh khắc

Ảnh nhạn bay dưới nước, ta cho đó là ẢO ẢNH.

Nhưng nhạn bay rồi, không còn dấu tích, chỉ còn khoảng trời KHÔNG. 

Đó là TÂM.( bản tâm ) Bản chất của TÂM ta là không, là rỗng lặng.

Mọi điều ta cho là THỰC hay ẢO ẢNH đều chỉ là ảnh hình trong khoảnh khắc.

Chỉ có khoảng KHÔNG là tồn tại vĩnh viễn.

Là một người trình pháp, sau khi nghe pháp thoại và đọc qua hành trạng thiền Sư Trường Nguyên qua tác phẩm Thiền Sư Việt Nam của Đại trưởng Lão HT Thích Thanh Từ , người viết rất tâm đắc khi được Giảng sư  luận giải về bài Kệ thị tịch mà hai câu cuối đã diễn tả cái Diệu dụng nhiệm mầu của Thể tánh chân thật ( trí tuệ Bát Nhã ) như một chìa khoá vàng để bước vào cửa BẤT NHỊ PHÁP MÔN ( Kiến như thị, Văn như thị ...... Vô vi nhi vô bất vi ) 

Ở chỗ bóng trần,
Thường lìa bóng trần,
Tâm phủ lóng tột,
Cùng vật không thân.
Thể vốn tự nhiên,
Hiện vật không thiên,
Tài bằng trời đất,
Vượt cả nhân luân.
Dưỡng nuôi muôn vật,
Cùng vật làm xuân,
Đứng múa gái sắt,
Đánh trống người cây.

(Tại quang tại trần,

Thường ly quang trần,

Tâm phủ trừng triệt,

Dữ vật vô thân.

Thể ư tự nhiên,

Ứng vật vô ngân,

Tông tượng nhị nghi,

Đào thải nhân luân.

Đình độc vạn vật,

Dữ vật vi xuân,

Tác vũ thiết nữ,

Đả cổ mộc nhân.)

Kính mời quý đạo hữu cùng đọc lời giảng của HT Thích Thanh Từ : 

“Tại quang tại trần, thường ly quang trần”. 

Ở chỗ áng sáng bụi trần thường lià ánh sáng bụi trần. Tại sao ở trong ánh sáng ở trong bụi trần mà thường lià ánh sáng thường lià bụi trần ? Ví dụ khoảng hư không trong nhà này, sáng sớm ánh sáng mặt trờ chiếu vào, nhìn khoảng không chúng ta thấy có bụi bặm lăng xăng. Bụi thì xao động mà ánh sáng và hư không thì không động. 

Ánh sáng và bụi ở trong hư không, nhưng hư không không phải là ánh sáng không phải là bụi, nó không rời ánh sáng và bụi. Nếu nó là ánh sáng thì khi ánh sáng hết hư không cũng mất, Nếu hư không là bụi thì bụi hết thì hư không cũng không còn. Hư không trước sau vẫn là hư không. 

Ánh sáng suyên qua thì thấy có ánh sáng, nhờ có ánh sáng nên thấy bụi lăng xăng. Có ánh sáng có bụi, nhưng ánh sáng và bụi không phải là hư không. Hư không trùm cả ánh sáng và bụi, nhưng không phải ánh sáng không phải bụi, 

“Tâm phủ trần triệt, dữ vật vô thân”. 

Tâm phủ lóng tột, cùng vật không thân. Tức là tâm tư chúng ta lóng lặng cùng  tột thì không còn dính kẹt với sự vật bên ngoài.

Tóm lại, từ câu kệ thứ nhất đến câu này, Ngài chỉ cho thấy nơi mỗi người có tâm thể không phải là sắc chất (bụi) không phải là tinh thần (ánh sáng). Ngay trong thân sắc chất này  có phần tinh thần (vọng tưởng), tâm thể chân thật không phải sắc chất cũng không phải tinh thần (vọng tưởng). Như vậy khi lóng lặng vọng tưởng tâm an định không còn dính mắc nơi thân cảnh thì thể chân thật hiện bày.

“Thể ư tự nhiên, ứng vật vô ngân”. 

Tâm thể đó không ai làm ra, nó sẵn vậy, nó ứng hiện ra muôn vật mà không có tỳ vết. 

Ví dụ như hình ảnh ở ngoài hiện trên mặt gương, chúng ta nhìn gương thấy ảnh người ảnh cảnh. Khi ảnh người ảnh cảnh không còn, chúng ta nhìn vào gương. Thấy mặt gương nguyên vẹn không có tỳ vết gì cả. 

Cũng vậy, tâm thể chúng ta ứng vật hiện hình đủ thứ, mà không hiện tượng nào làm cho nó tỳ vết, cho nên :

“Tông tượng nhị nghi, đào thải nhân luân”. 

Làm nên trời đất, loại bỏ loài người. Nghĩa là một bên làm nên, một bên loại bỏ, ý nói rằng nó trùm cả trời đất và loài người, không có cái gì ngoài nó.

“Đình độc vạn vật, dữ vật vi xuân”. Ngăn độc cho vạn vật, cùng vật làm xuân. Nghĩa là tâm thể này không phá hoại sự vật mà còn làm cho vạn vật càng thêm tươi tốt. 

Ở đây Ngài muốn diễn tả cho chúng ta thấy tâm thể không những làm nên con người mà còn bao trùm cả trời đất, nó là cái thể của nhân loại, của muôn vật chứ không  riêng của một ai.

“Tác vũ thiết nữ, đả cổ mộc nhân”. 

Cô gái bằng sắc đứng múa, người bằng gỗ đánh trống. Gái sắc làm sao biết múa, người gỗ làm sao biết đánh trống ? 

Vật vô tri mà có động tác là ngầm ý nói đến diệu dụng nhiệm màu của thể chân thật, hay nói Bát Nhã vô tri mà vô bất tri. Bát Nhã chỉ cho thể chân thật. “

Vô tri) là không biết mà (Vô bất tri) là không có cái gì không biết. Gái sắc và người gỗ là vô tri mà múa và đánh trống được là vô sở bất tri, đó là theo lý Bát Nhã. 

Đứng về mặt chân không diệu hữu mà nói, thì gái sắc và người gỗ là thể chân không, biết múa và biết đánh trống là diệu hữu. Ngay nơi thể chân không có cái diệu hữu. Chân không diệu hữu không rời nhau. Đó là giảng theo kinh. 

Nếu giảng theo thiền thì gái sắc biết múa và người gỗ biết đánh trống là câu nói phi lý, giống như câu thần chú, nói để người nghe không còn suy nghĩ phân biệt. Không suy nghĩ phân biệt mới hợp với thể chân thật. Hai câu này cho chúng ta thấy người xưa dùng từ ngữ rất là kỳ đặc chúng ta nghe thấyb lạ lùng. Chính cái kỳ đặc lạ lùng đó, khiến người nghe có căn cơ nhạy bén, lãnh hội được chỗ cứu cánh chân thật.

Lời kết : 

Kính đa tạ Giảng Sư , Ngài đã giải thích từng đoạn trong hành trạng Thiền Sư đã truyền trao cốt tủy và thâm yếu nghĩa lý ....Chỉ  với một lời giảng dạy cho chúng đệ tử của Thiền Sư Trường nguyên , được trích dẫn từ Kinh Hoa Nghiêm ....Giảng Sư đã chỉ rõ thế nào là thể tánh tịnh minh, bản tâm thanh tịnh mà Kinh Pháp Hoa gọi là Phật tri Kiến , - kinh Lăng Già gọi là Như Lại Tạng - kinh Thắng Man gọi là Pháp thân 

.....để từ đó kính xin mời nghe ...Đại sư Ấn Thuận đã chỉ dạy: 

"Pháp thân tức Như Lai tạng thì tất cả chúng sanh đều có đầy đủ. Nhưng vì chúng sanh không có công đức trang nghiêm, nên Pháp thân chưa thể hiện bày. Còn Bồ Tát phát Bồ đề tâm tu hạnh tự lợi lợi tha, nghĩa là vì trang nghiêm Pháp thân Nhất thừa"

Đức Như Lai có đủ năng chứng trí và sở chứng lý, nên nói cho cùng thì phải đạt đến cảnh giới của Như Lai mới rốt ráo. 

Kỳ thực, cứu cánh chơn như thì thường hằng bất biến, nên trí huệ và công đức vô biên cũng không lìa chơn thật, tức là năng lực công đức thù thắng mà tất cả chúng sanh xưa nay vốn sẵn có. 

Điều đó như kinh này nói là Như Lai tạng, tức là Phật tánh. Như Lai tạng tức Không tánh của tất cả pháp, tức Diệt đế là nơi nương tựa và phát sanh của công đức thù thắng. Mọi người đều có Như Lai tạng, nên mọi người đều có thể thành Phật. Từ cảnh trí cứu cánh của Như Lai truy cầu căn nguyên, tức để chỉ bày Như Lai tạng là chỗ sở y cứu cánh của Như Lai. Như sông dài rộng lớn, nếu cứ một mạch theo dòng tìm nguồn thì có thể phát hiện được chỗ phát nguyên của sông. Mọi người đều có Như Lai tạng, chỉ cần xứng tánh thì trí năng công đức của Như Lai tạng sẽ dẫn phát khai triển, tức đạt Như Lai. Như Lai là cứu cánh. Bởi do tất cả chúng sanh đều có Như Lai tạng, nên tất cả chúng sanh đều bình đẳng, và rốt cùng tất cả đều thành Phật. Tư tưởng “Chơn thường diệu hữu bất không” này được thể hiện và phát huy đến cực điểm trong khắp điển Đại thừa

Kính trân trọng, 



Kính ngưỡng Thiền Sư Trường Nguyên ...

...một trong sáu đệ tử nối pháp Minh Sư Đạo Huệ 

Pháp hiệu đơn giản ....tên làng địa danh  (1)

Sau khi được ấn chứng ...ẩn tu đạm bạc nhiều năm (2) 

Nhờ truyền thống gia đình theo Phật ... THÂN KHÔ, TÂM NGUỘI! 



Tuy bị dẫn  dụ về triều ...dứt khoát vào phút cuối (3) 

Thường khuyên rằng : vòng danh lợi chớ dấn thân (4) 

Khi công hạnh chưa đủ ...cần rèn luyện nội tâm 

Phong thái bậc thánh hiền ... biểu hiện qua thi kệ (5) 



Dạy chúng  trích dẫn Hoa Nghiêm kinh, quá tinh tế (6) 

Tất cả chúng sinh ....Trí tuệ Như Lai nơi mình 

Lìa vọng tưởng chấp trước...Tâm hư không hoàn sinh 

TUỲ KỲ TÂM TỊNH TỨC PHẬT ĐỘ TỊNH  ! 



Kính đa tạ Giảng Sư ...nhiều tên gọi Phật tri kiến (7)

Trong đó Pháp thân hiển bày nhờ công đức trang nghiêm(8)

Bố thí nhẫn nhục , nhu hoà, tinh tấn, tham thiền 

Phật là Lẽ Thật , Thấy và  Biết như Thật 



Kính tri ân Giảng Sư .....ngầm trao tặng, ban phát  

Chìa khoá vàng  ...dùng mở BẤT NHỊ PHÁP MÔN 

Kiến như  thị, Văn như thị ....niệm niệm nhuần ôn 

Không còn đối đãi phân biệt, vọng chấp ....GIẢI THOÁT 

Bài kệ thị tịch ...chiêm nghiệm hai câu cuối DIỆU LỰC VÔ TÁC (9) 

Chân không diệu hữu không tách rời nhau

Vô vi nhi vô bất vi ...đạo lý thâm sâu 

Cứu cánh chân thật ...nằm trong ngôn ngữ Thiền ...kỳ đặc ! 



Nam Mô Thiền Sư Trường Nguyên tác đại chứng minh 

Huệ Hương 

Melbourne 23/10/2021 



 Chú thích : 

(1) 

Sư họ Phan, quê ở Trường Nguyên, Tiên Du, dòng dõi theo Phật. Khi mới xuất gia thọ giáo với Thiền sư Đạo Huệ.

(2). 

Sau khi được Đạo Huệ ấn chứng, Sư đi thẳng vào núi Từ Sơn ẩn tích. Ở đây, hàng ngày Sư mặc áo cỏ, ăn trái dẻ, làm bạn cùng suối, đá, khỉ, vượn. Suốt mười hai giờ, Sư nhồi nặn thân tâm lặng lẽ thành một mảnh. Trải qua năm, sáu năm, người đời không ai xem thấy được chỗ ảnh hưởng của Sư.

(3) 

Vua Lý Anh Tông nghe tiếng ái mộ, muốn gặp Sư mà không thể được. Vua thầm sai Phiên thần họ Lê là bạn cũ của Sư khéo dẫn dụ về triều. Họ Lê dụ được Sư về đến nhà trọ chùa Hương Sát. Sư tự hối hận, liền trốn trở về núi xưa. 

(4) 

Sư bảo đồ đệ:

- Hạng người thân khô tâm nguội như ta, không phải những vật phù ngụy thế gian có thể cám dỗ được. Bởi vì chí, hạnh của ta chưa thuần nên bị các thứ bẫy lồng vây khốn. 

(5)

Khỉ vượn bồng con lại núi xanh,
Từ xưa Hiền Thánh không mối manh.
Xuân về oanh hót trong vườn uyển,
Thu đến cúc cười mất dáng hình.

(Viên hầu bão tử qui thanh chướng,

Tự cổ Thánh Hiền một khả lượng.

Xuân lai oanh chuyển bách hoa thâm,

Thu chí cúc khai một mô dạng.)

(6) Sư thường bảo mọi người:

- Lạ thay! Lạ thay! Tại sao các chúng sanh này có đủ trí tuệ Như Lai, mà ngu si mê hoặc chẳng thấy chẳng biết. 

Ta thường đem đạo lý dạy dỗ, khiến họ lìa hẳn vọng tưởng chấp trước trong tự thân, mà thấy trí tuệ rộng lớn Như Lai của mình, được lợi ích an lạc.

(7) 

Kinh Lăng Nghiêm thể tánh tịnh minh, bản tâm thanh tịnh

Kinh Pháp Hoa gọi là Phật tri Kiến 

kinh Lăng Già gọi là Như Lại Tạng

kinh Thắng Man gọi là Pháp thân 

(8)

Pháp thân tức Như Lai tạng thì tất cả chúng sanh đều có đầy đủ. Nhưng vì chúng sanh không có công đức trang nghiêm, nên Pháp thân chưa thể hiện bày. Còn Bồ Tát phát Bồ đề tâm tu hạnh tự lợi lợi tha, nghĩa là vì trang nghiêm Pháp thân Nhất thừa"

Đức Như Lai có đủ năng chứng trí và sở chứng lý, nên nói cho cùng thì phải đạt đến cảnh giới của Như Lai mới rốt ráo. 

(9) 

Ở chỗ bóng trần,
Thường lìa bóng trần,
Tâm phủ lóng tột,
Cùng vật không thân.
Thể vốn tự nhiên,
Hiện vật không thiên,
Tài bằng trời đất,
Vượt cả nhân luân.
Dưỡng nuôi muôn vật,
Cùng vật làm xuân,
Đứng múa gái sắt,
Đánh trống người cây.

(Tại quang tại trần,

Thường ly quang trần,

Tâm phủ trừng triệt,

Dữ vật vô thân.

Thể ư tự nhiên,

Ứng vật vô ngân,

Tông tượng nhị nghi,

Đào thải nhân luân.

Đình độc vạn vật,

Dữ vật vi xuân,

Tác vũ thiết nữ,

Đả cổ mộc nhân.)

Đứng về mặt chân không diệu hữu mà nói, thì gái sắc và người gỗ là thể chân không, biết múa và biết đánh trống là diệu hữu. Ngay nơi thể chân không có cái diệu hữu. Chân không diệu hữu không rời nhau. Đó là giảng theo kinh. 



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam

thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2021(Xem: 22582)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
03/08/2021(Xem: 18155)
Chủ đề: Thiền Sư Viên Chiếu (999-1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 267 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 03/08/2021 (25/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenT... https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
02/08/2021(Xem: 18679)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
02/08/2021(Xem: 17014)
Pháp thoại khai thông sáng đạo vàng Trang nhà Quảng Đức tỏa hương trang Giảng sư Nguyên Tạng khơi đèn tuệ Viện chủ Tâm Phương mở pháp tràng Phật tử năm châu nương học pháp Tăng ni bốn biển tán ca dương Huân tu định tuệ noi gương đức Hạnh nguyện vun trồng tâm rạng quang…!
02/08/2021(Xem: 14578)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
31/07/2021(Xem: 25549)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
29/07/2021(Xem: 21222)
Chủ đề: Thiền Sư Thiền Lão (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 265 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/07/2021 (20/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
27/07/2021(Xem: 25633)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
24/07/2021(Xem: 11145)
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Giọng tụng: TT Thích Phổ Hương)
24/07/2021(Xem: 24047)
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp tóm tắt những gì con đã nghe và thu nhận được qua bài pháp thoại và mục vấn đáp tuyệt vời hôm nay để từ đó chúng đệ tử biết được thêm Thầy đã lãnh hội được từ Sư Ông Thích Như Ý, Sư Phụ Chơn Kiến và Sư Huynh Thích Tâm Hải về Quy Sơn Cảnh Sách và lại được hữu duyên cùng Cố Hội Chủ GHPGVNTN tại hải ngoại Úc và Tân Tây Lan -Thích Như Huệ trà đạo mỗi buổi sáng mà nhắc lại từng ý nghĩa câu văn trong Quy Sơn Cảnh Sách . Kính đảnh lễ Thầy, kính tán dương công Đức và kính tri ân Thầy, HH
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]