Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm, ngài thuộc đời thứ chín sau lục tổ Huệ Năng, và là vị Tổ thứ năm thuộc thiền phái Lâm Tế.
Thiền Sư Tỉnh Niệm gần gũi với chúng đệ tử thời nay vì ngài là hành giả của kinh Pháp Hoa, ngài quê ở Lai Châu xuất gia ở chùa Nam Thuyền ở quê nhà.
Đầu bản kinh Pháp Hoa có bài kệ tán dương công đức tụng kinh Pháp Hoa rất hay, chính vì bài kệ này dẩn ngài vào kinh Pháp Hoa. Ngài tâm đắc kinh Pháp Hoa và tụng thuộc lòng kinh Pháp Hoa nên ngài còn được gọi là Niệm Kinh Pháp Hoa.
Nhân duyên ngộ đạo với thiền sư Tỉnh Niệm cũng nhờ Sư phụ Phong Huyệt Diên Chiểu nhắc lại sự kiện niêm hoa vi tiếu trên Linh Thứu Sơn, nơi Phật giảng Kinh Pháp Hoa.
Sư Phụ kể về Hoà Thượng Trí Hữu, Thầy Bổn Sư của HT Bảo Lạc, mỗi ngày thọ trì kinh Pháp Hoa, thọ trì xong, ngài đốt trên đầu một liều hương để cúng dường, khi trên đầu không còn chỗ đốt nữa, ngài đốt hương trên tay và sau cùng là đốt luôn 1 ngón tay. Có người hỏi Hoà Thượng đốt có nóng không, Hoà Thượng trả lời, nếu nóng thì đừng đốt, đừng theo hạnh của Hòa Thượng. Bồ Tát Quảng Đức cũng là hành giả kinh Pháp Hoa, đã vị pháp thiêu thân để bảo vệ Chánh Pháp.
Thiền Sư Tỉnh Niệm là hành giả kinh Pháp Hoa, khi tới học pháp với thiền sư Phong Huyệt Diên Chiểu, ngài vẫn tiếp tục trì kinh Pháp Hoa. Thiền sư Phong Huyệt cử làm chức tri khách.
Một hôm, lúc thiền sư Tỉnh Niệm hầu quạt thiền sư Phong Huyệt, thiền sư Phong Huyệt khóc than rằng "bất hạnh, tông Lâm Tế đến đời ta không tìm được người có khả năng tiếp nối ngọn đèn Chánh pháp". Ngài nhắm vào thiền sư Tỉnh Niệm.
Ngài Tỉnh Niệm thưa: "bạch Sư Phụ con xem trong đại chúng có người có khả năng".
TS Phong Huyệt bảo: "người thông minh thì nhiều nhưng người ngộ tánh thì không có".
Ngài Tỉnh Niệm thưa: "Sư Phụ xem con có làm được không".
TS Phong Huyệt nói :"ta trông mong ở con đã lâu nhưng e ngại con đắm nhiểm không rời Kinh Pháp Hoa".
Sư phụ giải thích: Kinh chỉ là phương tiện, là chiếc bè đưa chúng ta qua bờ bên kia, bờ giác ngộ rốt ráo, qua bờ rồi thì bỏ chiếc bè lại. Như thiền ngữ ‘lấy chốt tháo chốt’, đã tháo chốt rồi thì bỏ chốt luôn.
Như lời Đức Phật nói, trong 45 năm ta chưa nói một lời nào, liễu đạt đạo rốt ráo, không còn chấp lời của Đức Phật nữa.
TS Phong Huyệt thượng đường và nhắc lại việc Thế Tôn dùng con mắt như hoa sen xanh nhìn xem đại chúng, bèn hỏi: "Chính khi ấy hãy bảo Đức Thế Tôn đã nói cái gì ? "
Sư Tỉnh Niệm bèn phủi áo đi ra.
TS Phong Huyệt ném cây gậy trở về phương trượng. Vị Thị giả chạy theo sau thưa: "Sư huynh Niệm Pháp Hoa vì sao không đáp lời của Hòa thượng?"
TS Phong Huyệt đáp: "Niệm Pháp Hoa đã hội rồi".
Sư phụ giải thích: TS Phong Huyệt ném gậy là ấn chứng cho ngài Tỉnh Niệm thừa kế.
Sư Phụ giải thích thời Đức Phật thuyết pháp dùng tiếng phạm âm. Tiếng phạm âm của Đức Phật trên vang tới trời hữu đỉnh, ngài Mục Kiều Liên đã thử bay lên vẫn còn nghe được, dưới xuống tận địa ngục a tỳ, nơi nào có chúng sanh là có phạm âm, có Phật tánh, loài rắn rết mọi loài đều có Phật tánh.
Ngài Tỉnh Niệm giảng tất cả kinh điển dạy là giúp ta trở lại nhận ra ông Phật của mình, thì mới là vô sự nếu không là đa sự.
Chư thượng tọa chớ hét cuồng hét loạn, phải làm chủ bản thân mình, đừng để khách trần, âm thanh sắc tướng làm chủ mình. Nghe một câu chuyện mà giữ tâm mình bình thản không suy nghĩ, không lo sợ là an lạc như nhiên.
Sư có làm bài kệ nói về yếu chỉ tông phong Lâm Tế, là hành giả phải vượt qua sự đối đãi sang hèn, trí ngu, thành thị thôn quê trong đời sống, mà phải nhận thức ngay nơi mình đang ở bây giờ và tại đây là giờ phút tuyệt vời của chúng ta.
Đời nhà Tống niên hiệu Thuần Hoá, năm 992, giờ ngọ, ngày 4 tháng chạp, Sư thượng đường nói bài kệ, dự báo trước một năm sau sư sẽ viên tịch để đệ tử chuẩn bị tinh thần.
Sư Phụ giải thích bài kệ ngài nói lên cái thao thức đối với các đệ tử, lăng xăng lộn xộn là tạo lỗi nhiều như cát sông Hằng. Muốn không tạo lỗi thì đừng lăng xăng, phải làm chủ sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần.
Đến ngày dự báo trước, mặt trời vừa sáng, Ngài ngồi yên viên tịch, thọ thế 68 tuổi đời, môn đồ làm lễ trà tỳ, và xây tháp cúng dường.
Ngài Tỉnh Niệm có nhắc tới Bồ Tát Quán Âm, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Văn Thù trong lời đi chúc để lại, và khuyên chúng đệ tử phải nương vào hạnh của các Bồ Tát mà tu tập.
Sư Phụ giải thích: Bồ Tát Văn Thù là chỉ cho căn bản trí (vô sư trí) như vàng còn trong quặng, còn Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Phổ Hiền là chỉ cho hậu đắc trí, như vàng được đúc thành phẩm nhẫn, dây chuyền rồi, là dụng của căn bản trí.
Người đệ tử Phật nương vào tu tập mười hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền để đạt đến giác ngộ. Bồ Tát Di Lặc là vô phân biệt trí, chuyển thức thành trí. Bồ Tát Di Lặc được xem là Tổ sư của tông duy thức truyền dạy cho đại sư Vô Trước lập ra tông Duy Thức, hướng dẫn cho chúng ta tu tập chuyển thức thành trí:
Chuyển tiền ngũ thức(mắt tai mũi lưỡi thân ý) thành sở tác trí.
Chuyền ý thức thành diệu quang sát trí.
Chuyển mạt na thức thành bình đẳng thánh trí.
Chuyển A lại gia thức, thành đại viên cảnh trí, cuối cùng thành Vô phân biệt trí là đạt tới giác ngộ và giải thoát.
Kinh bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về sự đạt ngộ rất kỳ đặc của Thiền Sư Tỉnh Niệm, nói lên yếu chỉ của tông Lâm Tế, là tự tại làm chủ mình ngay bây giờ và tại đây, là giờ phút đẹp nhất, và sự ra đi của ngài cũng rất tự tại, Sư cho biết trước một năm, đúng ngày Sư tự tại an nhiên thị tịch.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
( Hỏi là ở chỗ đáp- Đáp là ở chỗ hỏi .
Ngài Thủ Sơn Tĩnh Niệm ...đời thứ chín sau Lục Tổ !