Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

119. Tôn Giả A Nan (Nhị Tổ), Đệ Nhất Đa Văn

17/12/202020:42(Xem: 15931)
119. Tôn Giả A Nan (Nhị Tổ), Đệ Nhất Đa Văn
 




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 112, Tôn Giả A Nan, Đệ nhất Đa văn và cũng là đệ nhị Tổ Sư Thiền Tông Ấn-Hoa.

Mở đầu, Sư phụ đã xướng bài kệ tán thán công đức của Ngài như sau:

"Đa văn chúng trung xưng đệ nhất
Chứng đạo thân ly tứ oai nghi
Kiết tập Như Lai chánh pháp tạng
Vĩnh tác nhơn thiên độ thế sư"

Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch nghĩa Việt:

“Nghe nhiều nhớ kĩ nhất tăng đoàn
Chứng đạo tợ như bốn oai nghi
Kết tập Tạng Kinh không thiếu sót
Vĩnh viễn làm Thầy độ nhân thiên

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Đệ nhất Đa Văn Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả

Sư phụ khuyên quý Phật tử nên học thuộc lòng bài kệ này và xướng lên mỗi khi đảnh lễ Tôn Giả A Nan mỗi ngày khi tụng kinh để tạ ơn Ngài, vì không có ngài thì không có ai nói lại Kinh điển cho chúng ta học và tu.

Ngài A Nan là em ruột của Đề Bà Đạt Đa, bà con chú bác của Đức Phật. Ngài A Nan ra đời vào đêm Đức Phật thành đạo, năm ấy Đức Thế Tôn đã 35 tuổi rồi. Do duyên lành từ nhiều đời, Ngài A Nan xuất gia theo Phật. Ngài có tướng hảo quang minh mà Bồ tát Văn-Thù đã có lời khen tặng qua bài kệ:


"Tướng như thu mãn nguyệt
Nhãn tợ thanh liên hoa
Phật pháp như đại hải
Lưu nhập A-Nan tâm"

Có nghĩa nghĩa là:

"Tướng như trăng thu đầy,
Mắt biếc tợ sen xanh,
Phật pháp rộng như biển,
Đều rót vào tâm A-Nan".

Sư phụ có kể câu chuyện về nhân vật "đối lập" với Ngài A Nan là ngài Châu Lợi Bàn Đặc, là người nổi tiếng là “học đâu quên đó”, vị này có người anh ruột, cũng xuất gia theo Phật, rất Thông minh, học đâu nhớ đó. Một hôm vua Ba Tư Nặc thỉnh Đức Phật và tăng đoàn vào cung để cúng dường trai tăng, anh trai của Ngài không cho Ngài tham dự, vì tội không thuộc Kinh, ngài bị phạt phải ở nhà. Biết được câu chuyện này, nên Đức Phật an ủi Ngài Châu Lợi Bàn Đặc và trao truyền bí quyết "học nhanh thuộc bài", bằng cách cho Ngài một cái khăn và bảo Ngài dùng khăn lau bụi trong tăng xá, tay lau bụi và miệng đọc đi đọc lại 4 chữ "phất trần trừ cấu", có nghĩa là “Phủi bụi trừ dơ”, bụi bên ngoài là Sự và bụi bên trong là Lý, tức là chỉ cho bụi tham, bụi sân, bụi si, bụi phiền não, bụi vô minh..v.v… nhờ bí quyết này mà cuối cùng ngài Châu Lợi Bàn Đặc đã đắc quả A La Hán ngay trong lúc lau bụi. Trong khi Ngài A Nan tuy đa văn, thông minh, lừng danh là “nghe nhiều nhớ nhiều nhất Tăng đoàn”, nhưng chỉ chứng quả A La Hán sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.


Ngài A Nan có tính cẩn trọng nên ngài được hai vị Sư huynh là Tôn giả Mục Kiều Liên và Xá Lợi Phất đề cử làm thị giả 20 năm cuối đời của Đức Phật, Ngài A Nan đưa ra năm điều thỉnh nguyện nếu được chọn làm thị giả hầu Phật, 5 điều ấy là:

1- không mặc y của Đức Phật cho
2- không nhận thức ăn của Phật
3- không đi theo tham dự chỗ Đức Phật được mời.
4- Có quyền chọn thứ tự người đến gặp Phật để thỉnh pháp
5- xin Phật từ bi nói lại thời pháp lúc A Nan vắng mặt.

Đức Thế Tôn đã từ bi hứa khả chấp thuận 5 điều thỉnh nguyện trên và cho ngài A Nan làm thị giả Đức Phật đến cuối đời.

Một lần nọ tại thành Xá Vệ, Ngài A Nan đi khất thực một mình, lúc khát nước, Ngài ghé vào giếng nước xin nước uống, cô gái giai cấp hạ tiện Ma Đăng Già thấy Ngài quá đẹp, đem lòng si mê và muốn chiếm hữu ngài. Mẹ của cô gái thương con mà bất chấp thủ đoạn, bà mẹ bèn dùng bùa chú của Tiên Phạm Thiên khiến Ngài bị mê hoặc và đi theo cô gái về nhà. Đức Phật quán chiếu và cho người đi cứu giải đưa A Nan về tịnh xá. Cô Ma Đăng Già đi theo và được Đức Phật giáo hoá cho xuất gia và cô chứng quả A La Hán trước Ngài A Nan. Câu chuyện ly kỳ gây cấn này có kể rõ trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Ngài A Nan được tôn vinh là Sơ Tổ của Ni giới, vì Ngài có công thưa thỉnh Đức Thế Tôn cho hàng nữ giới xuất gia. Bà Ma ha Ba Xà Ba Đề, là kế mẫu của Đức Phật, cùng công chúa Da Du Đà La và 500 tỳ nữ đi bộ từ thành Ca Tỳ La Vệ đến thành Tỳ Xá Ly, đến tận nơi đây để cầu xin Đức Phật cho xuất gia, vào khoảng 15 năm sau khi Đức Phật thành đạo. Đức Phật không chấp nhận vì lý do bối cảnh văn hóa và giai cấp xã hội Ấn Độ lúc đó chưa cho phép.

Nhưng Ngài A Nan cảm thương thân phận của người nữ phải chịu nhiều sự bấy công, nên nhiều lần kính xin và được Đức Phật chấp nhận với điều kiện là Ni chúng phải thực thi đầy đủ “Bát Kỉnh Pháp” như sau:


1/Tỳ kheo ni dầu 100 tuổi hạ, thấy vị Tỳ kheo tăng mới thọ giới, cũng phải đứng lên tiếp đón lễ bái và trải tòa sạch sẽ mời ngồi.
2/ Tỳ kheo ni không được chê bai mắng nhiếc Tỳ kheo tăng.
3/ Tỳ kheo ni không được cử tội, nói lỗi của Tỳ kheo tăng, ngược lại Tỳ kheo tăng được quyền nói lỗi của Tỳ kheo ni.
4/ Thức xoa ma na ni học giới xong, nên theo chúng tăng cầu thọ đại giới.
5/ Tỳ kheo ni phạm tội tăng tàn, nên phải nửa tháng ở hai bộ tăng hành pháp ma na đỏa.
6/ Tỳ kheo ni nên trong nửa tháng theo Tỳ kheo tăng cầu thọ học.
7/ Tỳ kheo ni không được an cư ở nơi không có Tỳ kheo tăng mà an cư.
8/ Tỳ kheo ni An cư kiết hạ xong, nên ở trong chúng Tỳ kheo tăng cầu xin 3 việc để tự tứ sám hối.
( lược theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang tập 1 trang 574)


Một câu chuyện khác về cuộc đời của Tôn giả A Nan. Một đêm nọ, Ngài nằm mơ có thấy những giấc mộng lập lại nhiều lần. Ngài thỉnh Phật giải thích giúp:
1- Mặt trời, mặt trăng rớt xuống sông, bầu trời đen tối. Đức Phật lý giải là khi Đức Phật nhập Niết Bàn, thế giới này mất đi ánh sáng của mặt trời, mặt trăng.
2- Y áo treo lên cành cây, điềm báo là chúng đệ tử mai sau chỉ học và không hành trì.
3- Tỳ kheo khổ cực, y áo rách rưới. Đức Phật cho biết về sau chư tỳ kheo có gia đình, vợ con.
4- Heo rừng đến đào phá cây trầm hương bị ngã xuống, là điềm báo chư tỳ kheo không tu, chi lo buôn thần, bán thánh.
5- Voi con không nghe lời voi mẹ, chạy chơi và bị rớt xuống hố chết ngổn ngang, là điềm báo trong tương lai, Phật tử không còn tin vào giáo lý nhân quả.
6- Con sư tử to lớn bị trùng trong thân sư tử bò ra cắn phá, là chỉ cho tình cảnh Phật giáo trong tương lai bị tan rả do chính người đệ tử Phật phá đạo mình.

Ngài A Nan thỉnh Đức Thế Tôn nói lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn, Ngài A Nan bạch rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn! Con có 4 thắc mắc, xin Thế Tôn chỉ giáo:

Thứ nhất: Sau khi Thế tôn vào Niết Bàn, chúng con nhận ai làm thầy?
Thứ hai: Sau khi Thế Tôn Niết Bàn, chúng con an trụ vào đâu?
Thứ ba: Sau khi Thế tôn Niết Bàn, làm sao hàng phục kẻ dữ?
Thứ tư: Sau khi kiết tập kinh điển, nên để lời gì đầu mỗi kinh?

Đức Thế Tôn tuần từ giải đáp:

- Thứ nhất: hãy lấy Ba La Đề mộc xoa (giới luật) làm thầy.
- Thứ hai: Hãy an trú vào tứ niệm xứ (quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã)
- Thứ ba: Hãy dùng phép "mặc tẩn" (làm lơ, không giao thiệp, luận bàn) để điều phục kẻ dữ.
- Thứ tư: Đầu mỗi câu kinh ghi bằng câu: "Như thị ngã văn" (Tôi nghe như vầy) mà kiết tập kinh điển.


Tôn Giả A Nan trụ thế 120 năm, chuẩn bị vào niết bàn nhưng lúc ấy hai nước Ma Kiệt Đà và Tỳ Xá Ly đang xung đột biên giới với nhau, ngài quyết định viên tịch giữa dòng sông để hai bên không tranh chấp nữa. Lúc ra đến giữa sông tôn giả nói lớn:

- Vì hai nước bất hòa, hai bên còn oán hận nhau ta không biết nên Niết bàn ở nước nào cho hợp lẽ. Do đó, ta xét thấy ra giữa sông nhập diệt là giải pháp công bằng nhất. Ta cầu mong hai nước chấm dứt chiến tranh và thiết lập hòa bình cho nhân dân hai nước được an vui.

Nói xong, Ngài bay lên hư không, dùng lửa tam muội tự thiêu thân, Xá lợi của Ngài được cho hai nước xây tháp tôn thờ. Một tháp xây ở giảng đường Đại Long phía Bắc Tỳ Xá Ly. Một tháp được xây cạnh Tịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà. Nhờ sự thị hiện niết bàn của Tôn giả A Nan mà hai nước hóa giải hận thù, chấm dứt chiến tránh, nhân dân 2 quốc gia này đời đời nhớ ơn Ngài.

Sư phụ và phái đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức có phước duyên đã đến đây đảnh lễ Bảo Tháp Ngài A Nan tại thành Tỳ Xá Ly 4 lần vào các năm 2006, 2008, 2011 và 2016.

Bạch Sư Phụ, mỗi ngày Sư phụ ban cho một sự tích kỳ diệu của Tôn Giả A Nan, một đại đệ tử của Phật, con ước mong được đi hành hương ít nhất một lần nữa để biết trân quý kính, chiêm Bái những đền thờ của các vị tổ mà những lần đi hành hương trước kia, con không có ấn tượng thiêng liêng về thần lực của Đức Phật và tất cả Thánh chúng vẫn luôn thường còn nơi Đất thiêng xứ Ấn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Dệ tư Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).




73_TT Thich Nguyen Tang_Ton Gia A Nan (1)

  Nhị Tổ Thiền Tông Ấn Độ
 ( Ngài A Nan - Đa Văn Đệ Nhất) 

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi được
nghe pháp thoại Ngài Ạ Nan . Kính tri ân Thầy, HH


Chào đời ngày Phật thành đạo... mang tên Khánh Hỷ !
Thông minh hảo tướng, em ruột Đề Bà Đạt Đa 
Hai mươi lăm tuổi Ngài mới xuất gia
Làm thị giả ...được Phật khen hoàn hảo ! 

Bốn điều kiện khi được tuyển chọn ...Đức độ, tiết tháo !
Bồ tát thị hiện bị bùa  yêu Ma đăng Già 
 Nhờ vậy Kinh Lăng Nghiêm .... thuyết giảng dạy ta 
Nhĩ  căn viên thông ...Tánh Nghe hằng hữu ! 

Bảy điềm ác mộng ...dự báo kiếp nạn che phủ 
Như là ...phá giới, toàn lý thuyết chẳng thực hành, 
Nhân quả chẳng tin, nội bộ cấu xé tan tành 
Không phải Tà Đạo, " SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC “

 Hàng Ni giới xưa nay một lòng ngưỡng phục 
Chấp nhận Bát kỉnh pháp ... Kiều Di Mẫu khiêm nhu 
Thất chúng thời Đức Phật ... từ đấy cùng tu 
A La Hán Quả... lần lượt chứng đắc! 

Riêng Ngài A Nan còn chút vướng mắc,  
Phật nhập Niết Bàn  ...chỉ mới Tu Đà Hoàn 
Ngày kết tập kinh điển lần đầu ...quá ngỡ ngàng 
Buông hết vọng tưởng ... hoàn thành sứ mạng ! 

Được Ngài Ca Diếp ... trao Chánh Pháp Đại Nhãn Tạng 
Nối pháp ... rồi truyền cho Thương Na Hoà Tu 
Đệ tử có thần thông ...tiên núi Tuyết xa mù 
Trăm hai mươi tuổi viên tịch bằng hỏa thiêu tam muội !!

Cung kính ngưỡng mộ ....Thánh Tăng đại bi đến phút cuối ! 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Huệ Hương 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2024(Xem: 4695)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 3388)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
16/08/2024(Xem: 3878)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
23/12/2022(Xem: 22432)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
30/03/2022(Xem: 6139)
Kể từ khi vào chùa (1964) cho đến nay (2022) cũng gần 60 năm ròng rã như thế, những người xuất gia như chúng tôi, bất kể là lớn nhỏ, già trẻ ở trong chùa, khi ngày 14 hay 30 âm lịch đến (nếu tháng thiếu thì ngày 29) mọi người đều cạo tóc, tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị cho buổi chiều hoặc buổi tối trong những ngày nầy để lễ bái Sám Hối hồng danh chư Phật. Nhưng tại sao lại phải lễ vào những ngày nầy mà không lễ vào những ngày không phải trăng tròn cũng như trăng khuyết? Đây là một câu hỏi cũng có rất nhiều người đặt ra và sự trả lời có rất nhiều cách.
26/03/2022(Xem: 16252)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 22957)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 37198)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 23290)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
30/11/2021(Xem: 32796)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]