Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814 ) Vị Thiền Sư đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng

22/11/202019:39(Xem: 15114)
Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814 ) Vị Thiền Sư đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng






Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải, là vị Thiền Sư đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng .

Từ thuở bé, Ngài theo mẹ đến chùa lễ Phật, Ngài chấp tay chiêm ngưỡng tôn tượng Phật, và thấy tôn tượng khuôn diện cũng giống người, Ngài thưa với mẹ là về sau Ngài sẽ làm Phật .

Về sau, Ngài phát tâm xuất gia, làm đệ tử của Ngài Mã Tổ Đạo Nhất. Ngài có giới hạnh cao nên được cử làm thị giả theo hầu Tổ Đạo Nhất .

Ngài được Mã Tổ ấn chứng khi Tổ chỉ đàn vịt trời đang bay (bạch SP con không được hiểu chỗ này về sự chứng đắc tánh nghe tánh thấy thường hằng bất biến của Ngài Bách Trượng khi Ngài trả lời với Sư Phụ Mã Tổ).

Tổ Bách Trượng đã chứng đắc có thần thông ứng cơ giáo hoá độ cho súc sanh.

Ngài đã độ cho một vị Tăng bị hoá kiếp làm chồn 500 đời vì đã nói sai một câu “bậc đại tu hành không bị nhân quả chi phối”.
Tổ Bách Trượng đã khai thị 1 câu nói đúng:”Bậc đại tu hành không mê lầm về nhân quả".

Và vị Tăng từ thời Đức Phật Ca Diếp đã liễu tri, thoát khỏi thân chồn, sụp lạy tạ ơn Tổ và mong Tổ cho làm lễ tang của mình như 1 vị tăng.

Một vị Tăng đến thưa hỏi Tổ Bách Trượng, thể nào là pháp yếu đại thừa đốn ngộ.

Tổ Bách Trượng dạy :”Phải dứt sạch các duyên, các dính mắc, các tình cảm, các ngũ dục, bát phong ...thì được tự tại giải thoát như vầng trăng sáng Phật tánh hằng luôn có trong chân tâm được hiển lộ ra khi mây mờ của tham, sân, si ...tan biến.

Tổ Bách Trượng đã để lại cho trong nhà Thiền, nội quy đầu tiên trong chùa, đó là bộ sách “Bách Trượng Thanh Quy" rất thiết yếu, làm chỉ chuẩn cho thiền môn về sau.

Ngài là vị Tổ nổi tiếng với câu châm ngôn “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” tức là "một ngày không làm, một ngày không ăn".

Bạch Sư Phụ, mỗi ngày chúng con đều được ân hưởng một bài pháp Phật do SP miệt mài không ngừng nghỉ, truyền đạt Chân Tâm, Phật Tánh xuyên suốt của các vị Tổ theo chiều dài của thời gian từ Đức Thế Tôn, khắp xứ sở từ Ấn, Trung, Nhật, Hàn và đến Việt Nam .

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)
 

120_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hoai Hai




Tâm địa nhược không,
Tuệ Nhật tự chiếu ! 
Con kính gửi bài thơ này sau khi nghe đi nghe lại pháp thoại lần thứ ba ( 21/10/2020 )
hy vọng con đã hiểu được những gì Thầy muốn truyền trao cho đại chúng. Kính đa tạ



Nghe pháp thoại Tổ Bách Trượng nhiều lý thú, 
Ba năm thị giả, được hỏi “ Bánh là cái gì”?
Véo mũi thật đau “ Nói vịt trời bay qua đi “ 
Khóc thảm thiết động tác giả.... chờ ấn chứng 


Khế hội  ... rồi cười ... cuốn chiếu, phất tử đứng ! 
Trăm trượng cao núi Đại Hùng giảng đạo thành danh 
“Cái Thấy bằng Thầy còn kém nửa công đức tranh”
Chuyện “Ông già Chồn” không lầm nhân quả ! 


Bách Trượng thanh quy khởi đầu thiền môn giáo hoá 
Một ngày không làm, một ngày không ăn !
Ngũ  dục, bát phong... buông chớ đừng tăng 
“Tâm địa nhược không, Tuệ Nhật tự chiếu!”


Lời giảng siêu thâm, đốn ngộ đại thừa pháp yếu!
Muốn giải thoát cần dứt sạch các duyên 
Thôi hết muôn việc không phược ...sẽ an yên 
Giáo lý thượng thừa ... không ác, không thiện! 


Soi mình theo mỗi câu kinh mà uyển chuyển!
Độ tha nhân... sau việc tự độ mình 
Tâm không thu nhiếp khi đối cảnh sinh 
Ngưỡng phục Giảng Sư ... truyền sở hành, sở học !


Huệ Hương 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2014(Xem: 12416)
Thuyết luân hồi và Phật Giáo tây phương - FULL (Đọc Truyện Đêm) Nguyên tác: Martin Willson Việt dịch: Thích Nguyên Tạng Ấn hành: NXB Phương Đông Người đọc: Tâm Kiến Chánh Thực hiện: Lotus Productions
14/03/2014(Xem: 33029)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
12/03/2014(Xem: 28009)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
11/12/2013(Xem: 23240)
Audio: Chân hạnh phúc, bài giảng của Thầy Nhttp://quangduc.com/a51712/audio-chan-hanh-phucguyên Tạng
06/12/2013(Xem: 22176)
"Tịnh Độ ở đâu " bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng tại Thiền Viện Minh Quang trong Khóa An Cư Kiết Đông, tối 1-7-2013
14/08/2013(Xem: 32381)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
21/06/2013(Xem: 19641)
Vạn Hạnh xưa và nay bài viết của TT Nguyên Tạng (Diễn đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]