Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp thoại của Hòa thượng Thích Như Điển

31/03/202115:10(Xem: 11234)
Pháp thoại của Hòa thượng Thích Như Điển
ht thich nhu dien 2

Bài Pháp thoại (Dharma Talk) ngày 28 tháng 3 năm 2021 tại Chùa Beeh Low See, Singapore và Chùa Mahakaruna Buddhist Center cũng như Chùa Vihara Mahavira Graha Medan tại Indonesia.



Kính bạch chư Tôn Trưởng lão,

Cùng toàn thể Quý Thiện nam tín nữ,

Hôm nay, một lần nữa tôi lại có nhân duyên đến với Quý vị qua chương trình online nầy do Master Hui Siong đề nghị. Ngài là Phó Chủ tịch Hội đồng Tăng-già Thế giới (WBSC) World Buddhist Shanga Council, kiêm Tổng Thư ký Hoa văn và hiện đang Trụ trì những chùa nầy tại Singapore và Indonesia. Sở dĩ tôi có được nhân duyên nầy là qua sự hình thành của WBSC từ năm 1966 tại Colombo, Tích Lan và năm 1969, Hội đồng nầy đã được tổ chức Đại hội lần thứ 2 tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn, Việt Nam do Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu, người đồng sáng lập ra WBSC đứng ra tổ chức. Thuở ấy, tôi mới từ thành phố cổ Hội An vào Sài Gòn nên chưa có duyên để tham dự.

Đến năm 1989, lần đầu tiên tôi tham dự Đại hội tại Taipei, Đài Loan do sự giới thiệu của Trưởng lão Hòa thượngThích Minh Tâm; và năm 1991, Ban Chấp hành Hội đồng Tăng-già Thế giới (First Executive Committee Meeting) họp từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 4 tại Hannover, Đức Quốc. Lần nầy có Trưởng lão Hòa thượng U Ming (Ngộ Minh) đến từ Đài Loan, Chủ tịch Hội Phật giáo Tăng-già Thế giới đã hơn 80 tuổi, nhưng Ngài cũng đã chấn tích quang lâm; Trưởng lão Hòa thượng Kuak Kuang (Giác Quang) đến từ Hồng Kông; Trưởng lão Hòa thượng Liao Chung (Liễu Trung) đương kim Chủ tịch trong hiện tại và 16 vị Phó Chủ tịch của 16 nước Phật giáo trên thế giới đã hiện diện tại chùa Viên Giác Hannover; trong đó có Pháp sư Huệ Hùng cũng như Ngài Ming Kuan (Minh Quang) v.v… Bên phía Việt Nam, chúng tôi cung đón được Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu đến từ Canada; Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Vi, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiền Định, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Tâm, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Lễ đến từ Pháp Quốc; và Trưởng lão Hòa thượng Thích Mãn Giác đến từ Hoa Kỳ. Chúng tôi biết nhau qua đạo tình từ dạo ấy và từ đó đến nay hơn 30 năm, chúng tôi vẫn thường xuyên đến tham dự các kỳ Đại hội tại Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Mã Lai, Ma Cao v.v…thật là những nhân duyên thù thắng vì Phật pháp để phụng sự nhân sinh.

Đức Phật dạy rằng, mỗi chúng sanh có tất cả 404 thứ bệnh. Những bệnh thuộc về đất có 101 loại, những bệnh thuộc về nước có 101 loại, những bệnh thuộc về gió có 101 loại và những bệnh thuộc về lửa cũng có 101 loại. Đức Phật qua cái nhìn siêu việt của tuệ giác quán sát chúng sanh, Ngài đã thấy như vậy. Không biết ngày hôm nay y học phát triển rất mạnh ở mọi ngành nghề và mọi phương diện, đã tìm ra hết được 404 thứ bệnh ấy chưa? Nếu bác sĩ mà không biết được bệnh của bệnh nhân thì không thể nào kê toa cho thuốc được.

Sau khi thành đạo dưới cội bồ-đề, Đức Phật đã tư duy rất nhiều về nỗi khổ của nhân sinh. Sau đó, Ngài đi về hướng Varanasi bên cạnh sông Hằng đã dùng liệu pháp Tứ diệu đế để độ cho 5 anh em Kiều-trần-như và liệu pháp nầy mãi cho đến hôm nay tất cả các truyền thống của Phật giáo như Nam tông, Bắc tông và Kim Cang thừa vẫn đang ứng dụng để trị liệu cho muôn loài. Đó là Khổ, đó là Tập, đó là Diệt và đó là Đạo - con đường đưa đến cảnh giới giải thoát an lạc hoàn toàn.

Trong Kinh tạng Nam truyền có nói về “nhận thức quán-mười liệu pháp chánh niệm” (Meditation on Perception- Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness do Đức Phật dạy cho Tôn giả A-nan khi thấy Tỳ-kheo Girimananda bị bệnh. Đức Phật không đích thân đến, khi Ngài đang ở tại Savatti, mà Ngài truyền dạy cho Tôn giả A-nan mang 10 phép quán nầy đến cho Thầy Girimananda. Sau khi nghe Tôn giả A-nan tuyên thuyết lại lời Phật dạy, Tỳ-kheo Girimananda đã hết bịnh. Vậy bịnh do thân làm khổ lụy, nhưng nhờ tâm làm chủ quán niệm về 10 phép quán nầy một cách triệt để, nên bệnh duyên lại được khỏi. Đây là một loại pháp dược dùng để trị liệu cho cả thân lẫn tâm, đặc biệt cho những vị xuất gia. Người tại gia chắc chắn cũng có thể thực hành quán niệm như thế để chữa lành được bệnh tật của mình, nhưng đòi hỏi phải có việc dụng công miên mật qua phép quán nầy thì mới mong chữa lành khỏi những căn bệnh của thân cũng như của tâm.

Đức Phật cũng đã dạy trong Luận A-tỳ-đàm về việc thành lập thế giới rằng: Thế giới nầy và nhiều thế giới khác đều được thành lập bởi nghiệp lực của chúng sanh và phải trải qua 4 giai đoạn chính. Đó là thành, trụ, hoại và diệt. Cũng trong 4 giai đoạn nầy mỗi thế giới có tuổi thọ dài lâu hay ngắn ngủi là do phước báu hay hành nghiệp của những chúng sanh trong thế giới ấy tạo nên. Mỗi một thế giới như thế khi đã được thành tựu phải chịu qua 3 lần của Tiểu tam tai và 3 lần của Đại tam tai. Ba lần của Tiểu tam tai đó là: chiến tranh, đói khát và dịch bệnh. Con người lo tranh giành với nhau từ chuyện ăn uống đến địa vị, tiền của, tư tưởng với nhau, nên bắt đầu đi gây hấn với các nước lân bang. Việc nầy trong chúng ta nhiều người đã kinh qua.

Từ kết quả của chiến tranh, lúc nào cũng có một bên thắng trận và một bên thua trận. Dẫu thắng hay thua thì bên nào cũng có người chết một cách oan uổng bởi những người hiếu chiến. Sau khi chấm dứt chiến tranh là sự nghèo đói xảy ra khắp nơi. Kết quả của chiến tranh thời đệ nhất thế chiến (1914-1918) hay đệ nhị thế chiến (1939-1945), nhiều người đói khổ lầm than, không bút mực nào tả xiết nổi hết cái khổ đau của kiếp con người. Chiến tranh chấm dứt, bệnh tật lại hoành hành và thế giới lại lâm vào những tình trạng bi thương khác nữa. Chết vì dịch bệnh, vì đói khát, vì nghèo túng v.v…

Thời kỳ Đại tam tai sẽ xảy ra sau thời kỳ Tiểu tam tai. Đó là: nước biển sẽ dâng cao hết cõi dục giới nầy, lửa sẽ đốt cháy trong lòng đất làm cho đất phải vỡ tung ra, gió sẽ mang từng mảnh đất trôi theo nước, di chuyển về nơi vô định. Cuối cùng trên những mảng đất còn sót lại ấy, một số người còn phước báu nên được sống sót và nhiều người trong họ biết nói đến đạo đức, lòng tin cũng như phát tâm quy y Tam bảo v.v…thế giới mới sẽ được tái tạo dựng. Thời gian không hạn định là bao lâu, bởi vì tất cả những họa phước nầy đều do con người gây ra thì chính chúng ta phải gánh lấy hậu quả vậy.

Đức Phật và chư vị Bồ-tát giống như một vị lương y, biết chữa bịnh cho thuốc, nhưng nếu chúng ta không chịu uống thuốc thì lỗi ấy không phải do bác sĩ, mà là do người bệnh vậy. Nếu người bệnh viện dẫn lý do, nào là thuốc đắng, nào là thuốc cay, chát v.v… không thể dùng được, thì căn bệnh kia cứ mãi kéo dài trong vô tận. Điều ấy có nghĩa là nghiệp bất thiện của chúng sanh có cơ hội chiếm cứ thân cũng như tâm của chúng sanh nhiều hơn; nên phải cần thời gian trị liệu lâu dài hơn nữa.

Kinh Phật cũng dạy rằng: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”; có nghĩa là: những vị Giác ngộ biết chắc một điều là nhân nầy xấu, nên không bao giờ lầm lỡ gây ra. Trong khi đó chúng sanh chúng ta hầu như không quan tâm đến việc gây nhân, mà chỉ sợ kết quả. Điều nầy đi ngược lại lời Phật dạy và chư vị Bồ-tát. Bởi vì nếu cái nhân gây ra trong hiện tại tốt, thì cái quả chắc chắn không thể xấu được. Đa phần chúng ta chỉ sợ quả đến, chứ ít ai cố gắng hiểu và thực hành lời dạy của chư Phật một cách rốt ráo để đoạn trừ vô minh sanh tử trong nhiếu đời nhiều kiếp khi gây ra nhân.

Từ tháng 2 năm 2020 đến nay đã hơn một năm rồi, cả thế giới hơn 7 tỷ người, không ai là không nghe hay không biết đến con Corona virus nầy. Trên từ các bậc giáo chủ của các tôn giáo, dưới cho đến bàng dân thiên hạ cũng như những trẻ thơ còn nhỏ dại cũng chẳng thể thoát ra khỏi được lưỡi hái của tử thần, trong khi ai cũng sợ chết. Bây giờ là tháng 3 năm 2021 riêng tại xứ Đức nầy có đến 70.000 người chết vì Covid-19 và hơn 2 triệu người bị nhiễm bệnh. Tổng thống Đức Steimeier kêu gọi dân chúng lấy ngày 18 tháng 4 làm ngày tưởng niệm cho những người mất vì Covid Pandemie trong thời gian qua. Thế giới thì vô số trường hợp bi thương hơn, vì nhà thương không còn giường cho người bệnh nằm nữa. Oxygen cũng đang thiếu trầm trọng như ở Jordan trong mấy ngày nay. Những nước giàu có nhưng có số dân ít thì được tim chủng ngừa Covid-19 trước nên đã được an tâm phần nào, còn đa phần những nước đông dân như Ấn Độ, Trung Hoa, Indonesia v.v… là cả một vấn đề khó giải quyết của chính quyền sở tại.

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2021 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được chích ngừa thuốc chống lại Covid-19 lần thứ nhất tại một bệnh viện ở vùng Dharamsara và 2 tuần sau đó, Ngài được chích mũi thứ 2 để ngừa bệnh. Báo chí, truyền thông đã đưa tin về việc nầy-. Ngài cũng khuyên là tất cả mọi người cũng nên chích ngừa để dịch bệnh đỡ lây lan qua cho những người khác.

Theo thông tin của những giới chức y tế, họ cho biết rằng, con vi khuẩn nầy nếu đem nhốt trọn vào một nơi thì thể tích của nó chưa bằng một lon Coca Cola. Thế mà nó đã làm cho thế giới đảo điên không ít. Suốt một năm trời trôi qua, thế giới đang đứng trước những tình huống khó khăn như chưa bao giờ xảy ra sau đệ nhị thế chiến. Con em không được đi đến trường học, cha mẹ không có việc làm, ông bà sống cô đơn buồn tủi, vì không được con cháu viếng thăm. Máy bay ít chuyến, xe hơi, tàu lửa, tàu thủy bị hạn chế tối đa. Những nơi tập trung đông đúc như trước đây bị giới hạn rất nhiều; nghĩa là chỉ được tập trung theo lời khuyến cáo của chính phủ và bộ y tế. Ngay cả nhà thờ, Mooschee, chùa viện, thánh thất v.v… cũng phải chịu chung với số phận nầy.

Một số nước tại Âu Châu, Mỹ Châu, Á Châu, Úc Châu và Phi Châu đã bắt đầu chích ngừa cho những người lớn tuổi trên 80, rồi trên 70 và những nhân viên làm việc trong các bệnh viện v.v…Thế nhưng, tiến độ rất chậm chạp, ai cũng mong đến phiên mình được chích ngừa. Rồi ai cũng sẽ được chích hết, nhưng chắc rằng phải đến cuối năm 2021 nầy mới mong thế giới sẽ trở lại sinh hoạt bình thường như trước đây.

Đứng trước tình hình khủng hoảng của thế giới như vậy, Phật giáo đã làm được gì cho những người bị bệnh hiểm nghèo? Dĩ nhiên là có rất nhiều việc mà Phật giáo đã làm. Ví dụ như cấp phát khẩu trang miễn phí, làm bệnh viện dã chiến giúp các chính quyền sở tại, cho Phật tử làm thiện nguyện trong các bệnh viện, giúp đi chợ mua thực phẩm cho những người già không có ai chăm sóc, giúp trẻ em an tâm ở nhà với cha mẹ, khi cha mẹ cũng như con cái phải đối diện với nhau hằng ngày trong một khung cảnh gia đình chật hẹp; nên đã phát sinh ra nhiều cú sốc tâm lý và chư Tăng Ni cũng như Phật tử khắp nơi đã vận dụng khả năng hiện có của mình để trợ lực với chính quyền sở tại, nhằm ngăn chặn sự lây lan được nhiều chừng nào thì tốt chừng ấy.

Tại nước Đức nầy, một số cơ sở như Kindergarten, trường học, chợ búa, tiệm hớt tóc v.v…đã được mở cửa lại từng phần tùy theo số người nhiễm bịnh tại vùng đó cao hay thấp. Cũng có nơi mở cửa xong, sự lây lan nhiều hơn xưa thì chính quyền lại ra lệnh phải cách ly xã hội trở lại. Như vậy, đúng là một cái vòng lẩn quẩn. Khi người ta bị trói buộc thì người ta luôn muốn được cởi trói; và khi được tự do rồi, con người không tuân thủ luật lệ của sự tự do; nên pháp luật sẽ ràng buộc con người trở lại như xưa. Cứ thế và cứ thế, thế giới nầy sinh diệt biến dị qua 4 giai đoạn của thành, trụ, hoại, không là như vậy.

Người Phật tử chúng ta luôn biết rằng, Đức Phật chế giới ra cho người xuất gia hay tại gia không phải là sự hù dọa hay sự cưỡng ép, mà việc giữ giới là một sự phòng hộ cho thân cũng như tâm của chúng ta không dễ bị phạm phải và nếu có phạm thì cũng dễ chữa lành. Vì nước sông có thể rửa sạch được vết nhơ trên thân thể cũng như giặt sạch được áo quần, nhưng tội lỗi thì chỉ có sự sám hối, ăn năn chừa đổi những lỗi lầm của chúng ta đã gây tạo trong đời nầy hay nhiều đời về trước, thì thế giới nầy mới sáng sủa hơn, tật bịnh sẽ ít còn ngự trị trên thế gian nầy nữa.

Dẫu cho cơn bịnh nặng nào rồi cũng sẽ hết, nhường chỗ cho sự an vui và hạnh phúc cận kề; nhưng sự an ổn ấy có được kéo dài tuổi thọ bao lâu đều là do chính mỗi người trong chúng ta thực hiện; chứ không phải do ở những vị bác sĩ tài giỏi kia. Ngay như Đức Phật, một bậc Thầy được xưng là Vô thượng Y vương, nhưng Ngài cũng sẽ không cứu được hết tất cả chúng sanh khỏi bịnh khổ, nếu chính chúng ta không chịu uống thuốc để trừ khổ kia.

Lời cuối, chúng tôi xin niệm ân Master Hui Siong rất nhiều. Nếu không có Ngài thì chúng tôi không có cơ hội để gặp gỡ gián tiếp Quý Phật tử người Hoa, người Indonesia, người Mã Lai, người Singapore, người Việt v.v… trên một diễn đàn online như thế nầy. Nếu có được phần phước báu lợi lạc nào qua việc nghe pháp nầy, chúng tôi xin hồi hướng lên Tam bảo chứng minh và gia hộ cho tất cả Quý Ngài cùng Quý vị luôn được an vui, hạnh phúc và cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nạn dịch Covid-19 sớm được tiêu trừ để người người được an cư lạc nghiệp.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma Ha Tát.

(English version)







***

facebook-1


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2016(Xem: 22030)
Published on Jul 24, 2016 Nguyên tác "The Buddha and His Teachings" - Buddhist Publication Society, Sri Lanka Tác giả: Đại Đức Narada Maha Thera Phạm Kim Khánh dịch Việt - http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&... Tiểu sử Đại Đức Narada Maha Thera - 00:00 Lời mở đầu - 2:56 Lời tác giả - 22:58 Phần I - Đức Phật [01] Từ Đản sanh đến Xuất gia - 26:53 [02] Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả - 50:44 [03] Đạo Quả Phật - 1:15:55 [04] Sau khi Thành Đạo - 1:36:34 [05] Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp - 1:49:53 [06] Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp đầu tiên - 2:17:00 [07] Truyền bá Giáo Pháp - 3:06:31 [08] Đức Phật và Thân quyến (I) - 3:33:44 [09] Đức Phật và Thân quyến (II) - 4:07:15 [10] Những người Chống Đối và những vị Đại Thí Chủ - 4:41:24 [11] Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa - 5:32:51 [12] Con Đường Hoằng Pháp - 5:58:06 [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật - 6:32:55 [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn - 6:42:39 (Để nghe các chương tùy thích, xin vui lòng Cli
01/07/2016(Xem: 14520)
Giáo Lý Duyên Khởi - Hòa Thượng Thích Chơn Thiện thuyết giảng
31/05/2016(Xem: 13245)
Nẻo Vào Thiền Tập (bài giảng tại Lễ Phật Đản 2640 Tổ chức tại Chùa Tây Tạng - Bảo Tháp Đại Từ Bi, Bendigo, Victoria, Australia, ngày 28-5-2016) Giảng Sư: SC Thích Nữ Huyền Đạo Phiên dịch Anh Ngữ: Từ Phúc
16/12/2015(Xem: 7667)
Video giảng pháp: Đổi Mới, bài giảng của HT Bảo Lạc
07/12/2015(Xem: 9767)
Tìm hiểu về Xá Lợi Phật, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng
02/12/2015(Xem: 23443)
Audio: Hạnh Nguyện Phổ Hiền Chủ giảng: ĐĐ Nguyên Tạng - ĐĐ Tâm Minh
13/09/2015(Xem: 19267)
LỜI NÓI ĐẦU Câu hỏi vượt thời gian... Đời là bể khổ... Nhận diện khổ đau Những nguyên nhân sâu xa Vì sao tôi khổ Chuyển hoá khổ đau Tứ diệu đế Thực hành chân lý thứ nhất: Khổ đế Thực hành chân lý thứ hai: Tập đế Thực hành chân lý thứ ba: Diệt đế Thực hành chân lý thứ tư: Đạo đế 1. Thực hành Chánh kiến 2. Thực hành Chánh tư duy 3. Thực hành Chánh ngữ 4. Thực hành Chánh nghiệp 5. Thực hành Chánh mạng 6. Thực hành Chánh tinh tấn 7. Thực hành Chánh niệm 8. Thực hành Chánh định Trình tự thực hành
13/08/2015(Xem: 7028)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội chớ không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống này, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo phải phân rành vấn đề tội phước.
01/06/2015(Xem: 40734)
Sổ Tay Dưỡng Sinh Oshawai (hướng dẫn phương pháp ăn gạo lứt muối mè)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]