Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11.Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

27/12/202018:29(Xem: 14996)
11.Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻





Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 128 về Tổ Phú Na Dạ Xa, là vị Đệ Thập Nhất Tổ theo dòng truyền thừa.

Ngài Đệ Thập Nhất tổ ra đời thế kỷ thứ năm sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn. Ngài có chí nguyện đi tu từ lúc nhỏ.
Ước nguyện của Ngài thành tựu khi Đệ thập tổ đến thuyết pháp nơi thành phố Ngài đang ở. Ngài Phú Na Dạ Xa đảnh lễ Tổ Đệ Thập Hiếp Tôn Giả và được Tổ cho xuất gia.

Tổ thứ 11 Phú Na Dạ Xa đến thành phố Ba La Nại giáo hoá, là nơi Đức Thế Tôn chuyển Pháp Luân khi Ngài thành đạo .

Ngài Phú Na Dạ Xa gặp một thanh niên đến thính pháp, Ngài có thiên nhãn biết tên của thanh niên này và sẽ là người nối truyền chánh pháp.

Người thanh niên vừa thấy Tổ thì đã bị khuất phục, đến đảnh lễ Tổ, và thưa hỏi Tổ :
- Thế nào là Phật, Tổ đáp: muốn biết Phật phải nương vào chỗ “không biết” để mà biết Phật.

Sư Phụ giải thích, ý của Tổ dạy rằng chúng ta hay nương vào “cái biết thường tình” của mình để biết là cái biết duyên theo pháp trần, vọng tưởng điên đảo (tri kiến lập tri, tức vô minh bổn), nên phải nương “không biết” là cái biết thật sự của mình để tìm đến Phật (tri kiến vô kiến, tư tức niết bàn).

Phật tánh, chơn tự tánh, thanh tịnh trong sáng luôn thường hằng bên trong của tất cả chúng sanh, không hình tướng, nhưng tỏa sáng, tự mình Biết, không Biết là do bị vô minh phiền não như áng mây che ánh sáng mặt trời.

Người thanh niên bị khuất phục, sụp lạy và được Tổ cho quy y xuất gia .

Người thanh niên ấy chính là ngài Mã Minh, về sau được Sư Phụ Phú Na Dạ Xa ấn chứng và truyền thừa làm Tổ thứ 12 của Phật Giáo Ấn Độ qua bài kệ:
Mê ngộ như ẩn hiển,
Minh ám bất tương ly,
Kim phó ẩn hiển pháp,
Phi nhất diệc phi nhị .

Sư Phụ giải thích bài kệ truyền pháp này :

Mê Ngộ như ẩn hiện
Tối sáng chẳng rời nhau
Nay trao pháp ẩn hiện
Chẳng một cũng chẳng hai
Hết Mê là Ngộ
Hết Tối là Sáng

Hơn 1000 năm sau, Lục tổ Huệ Năng cũng dạy đệ tử về ý này:

“Phiền não tức Bồ Đề
Sinh tử tức Niết Bàn”

Con kính tri ơn Sư Phụ giảng giải về dòng Pháp truyền thừa từ Sơ Tổ Ca Diếp đến ngài Đệ thập nhất tổ, Phú Na Dạ Xa.

Mỗi vị tổ xuất hiện một biệt thù bí ẩn, hành trạng độ sanh quá tuyệt vời, trí tuệ biện giải quá siêu xuất, quý ngài đã ban cho chúng sanh phàm phu chúng con những pháp vị giải thoát giúp cho đệ tử chúng con nhận ra Tâm Phật hằng có bất biến bên trong mà chúng con lâu nay quên lãng, nay được nghe, được hiểu, được từng bước khám phá ra kho báu này.

Chúng con quá sức may mắn được Sư Phụ ban cho pháp vị nhiệm mầu mỗi ngày nhất là trong mùa cách ly vì đại dịch Covid 19 này.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada).




11_TT Thich Nguyen Tang_To Phu Na Da Sa



Mê, Ngộ bất tương ly !


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ thứ mười một Phú Na Dạ Xa.
Kính đa tạ Thầy, nguyện sẽ bỏ chấp ngã vì ngộ sắc ngộ thanh như hoa trên đá ....
con đã nghe đi nghe lại hoài không chán . Kính, HH 




Tha tâm thông, túc mệnh thông nhắc đến trong pháp thoại 
Thập Tổ  tiên đoán có Thánh Nhân khi đất hoá vàng, 
Lập tức Phú Na Dạ Xa xuất hiện lẹ làng 
Sư Phụ biết ý đã cho xuất gia thọ giới 

Là người thông minh, học mau tấn tới 
Sư Phụ truyền kệ trao Chánh Pháp Nhãn tạng như sau:
      Chơn thể đã sẵn chơn,
      Bởi chơn nói có lý,
    Hội được pháp chơn nhơn,
    Không đi cũng không dừng .

Nên đạo đức trọng trách giáo hoá rất cao
Ngàn vạn người có đến năm trăm chứng Thánh 

Thành Ba La Nại nhắc lời Phật  huyền ký về túc mạng,  
Nhân vật xuất hiện nêu rõ ....tên Mã Minh 
Sư Phụ chỉ trò đừng có mạn khinh, 
Nghĩa cưa đã bị nghĩa cây .... nhân của... Xẻ !

Vị trưởng giả mừng vui được thắng nghĩa ...lặng lẽ 
Thông điệp Ngài muốn gửi lại chúng sinh 
Hãy tìm Phật Tánh ẩn hiện trong vô  minh
Mê, Ngộ bất tương ly là như thế ! 

Đa tạ Giảng Sư ... một chuyện Bách Dụ được kể !
Cùng bao thuật xử thế trong dân gian 
Đừng nương gá vào sắc, thanh. ...bình an, 
Nguyện kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết (*)

Bài pháp thoại giúp con bỏ...... tâm sanh diệt 
Kính đa tạ và tri ân Thầy ! 

Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hương 


____________
(*) Con cảm ơn TT Giảng Sư đã đọc lại cho chúng đệ tử nghe
2 câu thơ lừng danh của Thiền Sư Phù Dung: 

Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết

Ngộ sắc ngộ thinh như thạch thượng tài hoa.


Có nghĩa là:
"Thấy lợi thấy danh như bụi rơi vào tròng con mắt.

Gặp sắc nghe tiếng cũng như trồng hoa trên tảng đá"



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2016(Xem: 22299)
Published on Jul 24, 2016 Nguyên tác "The Buddha and His Teachings" - Buddhist Publication Society, Sri Lanka Tác giả: Đại Đức Narada Maha Thera Phạm Kim Khánh dịch Việt - http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&... Tiểu sử Đại Đức Narada Maha Thera - 00:00 Lời mở đầu - 2:56 Lời tác giả - 22:58 Phần I - Đức Phật [01] Từ Đản sanh đến Xuất gia - 26:53 [02] Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả - 50:44 [03] Đạo Quả Phật - 1:15:55 [04] Sau khi Thành Đạo - 1:36:34 [05] Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp - 1:49:53 [06] Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp đầu tiên - 2:17:00 [07] Truyền bá Giáo Pháp - 3:06:31 [08] Đức Phật và Thân quyến (I) - 3:33:44 [09] Đức Phật và Thân quyến (II) - 4:07:15 [10] Những người Chống Đối và những vị Đại Thí Chủ - 4:41:24 [11] Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa - 5:32:51 [12] Con Đường Hoằng Pháp - 5:58:06 [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật - 6:32:55 [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn - 6:42:39 (Để nghe các chương tùy thích, xin vui lòng Cli
01/07/2016(Xem: 14561)
Giáo Lý Duyên Khởi - Hòa Thượng Thích Chơn Thiện thuyết giảng
31/05/2016(Xem: 13278)
Nẻo Vào Thiền Tập (bài giảng tại Lễ Phật Đản 2640 Tổ chức tại Chùa Tây Tạng - Bảo Tháp Đại Từ Bi, Bendigo, Victoria, Australia, ngày 28-5-2016) Giảng Sư: SC Thích Nữ Huyền Đạo Phiên dịch Anh Ngữ: Từ Phúc
16/12/2015(Xem: 7732)
Video giảng pháp: Đổi Mới, bài giảng của HT Bảo Lạc
07/12/2015(Xem: 9791)
Tìm hiểu về Xá Lợi Phật, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng
02/12/2015(Xem: 23587)
Audio: Hạnh Nguyện Phổ Hiền Chủ giảng: ĐĐ Nguyên Tạng - ĐĐ Tâm Minh
13/09/2015(Xem: 19359)
LỜI NÓI ĐẦU Câu hỏi vượt thời gian... Đời là bể khổ... Nhận diện khổ đau Những nguyên nhân sâu xa Vì sao tôi khổ Chuyển hoá khổ đau Tứ diệu đế Thực hành chân lý thứ nhất: Khổ đế Thực hành chân lý thứ hai: Tập đế Thực hành chân lý thứ ba: Diệt đế Thực hành chân lý thứ tư: Đạo đế 1. Thực hành Chánh kiến 2. Thực hành Chánh tư duy 3. Thực hành Chánh ngữ 4. Thực hành Chánh nghiệp 5. Thực hành Chánh mạng 6. Thực hành Chánh tinh tấn 7. Thực hành Chánh niệm 8. Thực hành Chánh định Trình tự thực hành
13/08/2015(Xem: 7065)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội chớ không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống này, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo phải phân rành vấn đề tội phước.
01/06/2015(Xem: 40801)
Sổ Tay Dưỡng Sinh Oshawai (hướng dẫn phương pháp ăn gạo lứt muối mè)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]