Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Ngày hai mươi ba

07/05/201311:47(Xem: 6919)
23. Ngày hai mươi ba

GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY

Một bài giảng khúc chiết về con đường đạt đến giác ngộ

(Liberation in the Palm of Your Hand-

Aconcise discourse on the path to enlightenment)

Pabongka Rinpoche

Edited by Trijang Rinpoche

Translated by Michael Richards

Thích Nữ Trí Hảidịch

--- o0o ---

PHẦN NĂM

PHẠM VI LỚN

NGÀY HAI MƯƠI BA

Kyabje Pabongka Rinpoche kể một mẫu chuyện để giúp chúng tôi khởi động lực. Ngài trích dẫn Tsongkapa vua Pháp vĩ đại:

Khi hiểu đúng những điểm này

Về nòng cốt của đạo lộ,

Thì hãy độc cư và phát triển

Sức mạnh của tinh tấn;

Không bao lâu người sẽ hoàn tất hi vọng vĩnh cửu.

Ngài nhắc lại các tiêu đề đã bàn hôm qua và tiếp tục.

a-3. Làm thế nào để tu tập kim cang thừa

Như tôi đã nói, khi đã đạt vài kinh nghiệm của sự từ bỏ Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình, bấy giờ bạn nên cố mà kinh nghiệm về tâm bồ đề qua Phạm Vi Lớn nếu thành công, thì hãy nỗ lực đạt đến sự xác tín về tánh không, sau đó bạn phải đi vào các mật điển. Nhưng nếu khởi sự thực hành mật tông mà không có những chuẩn bị như thế, thì việc tu tập không trở thành những phương tiện cho bạn đạt giải thoát, hay dẫn đến vô thượng bồ đề. Có nguy cơ lớn là mật tông sẽ vô ích đối với bạn, và cũng nguy hiểm như việc một đứa bé cỡi một con ngựa bất kham. Nếu bạn đạt tuệ giác về ba nòng cốt của đạo lộ rồi mới đi sâu vào các mật điển thì chắc chắn bạn sẽ có lợi vì nhanh chóng phi thường của nó.

Mật giáo còn hi hữu hơn cả chư Phật. Nhờ con đường này mà bạn có thể đạt cảnh giới hợp nhất của bậc Vô học trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi. Bởi thế đương nhiên là bạn nên tu luyện trong đạo lộ này. Nhưng thật không đầy đủ nếu chỉ thọ vài pháp tiểu quán đảnh về Hayagrìva. Kim cương thủ, vân vân, chỉ để khỏi bị vài hoàn cảnh không may. Bạn phải thọ cả bốn pháp quán đảnh một cách thích đáng và thuần tịnh - đó là vào mandala của một thần bảo hộ như Heruka, Yamàntaka hay Guyasamàja, từ một bậc thầy mật tông (kim cang sư ) đủ tư cách. Bốn pháp quán đảnh này chắc chắn sẽ gieo cho bạn hột giống của bốn thân Phật về sau. Và điều thật có ý nghĩa là phải giữ những giới đã thọ trong khi quán đảnh như là giữ tròng con mắt, và thực hành những gì đã tu học trong bài giảng sâu xa về hai giai đoạn. Khi ấy sự tu tập của bạn sẽ bao quát toàn bộ giáo lý.

Toàn đạo lộ kinh giáo và mật giáo phải được hiểu trọn vẹn để bạn biết rõ từng bước trên con đường. Đạo lộ khởi đầu bằng sự kính thờ một bậc thầy, lên tột đỉnh là sự hợp nhất của bậc Vô học. Tuy nhiên, khi có nhiều đệ tử chưa khai đạo vào các mật điển, thì theo tục lệ, người ta chỉ bàn sơ qua những tiêu đề về cách tu tập kim cang thừa.

b. Cách huấn luyện bốn nhiếp sự để làm thuần dòng tâm thức đệ tử.

Trang nghiêm kinh của Maitreya nói:

Bốn nhiếp sự là:

Bố thí, để chúng sẽ thọ giáo;

Ái ngữ, để chúng sẽ theo ta;

Lợi hành, làm lợi ích chúng;

Và hãy thực hãnh những gì ta giảng.

[CT của DG: Điều thứ tư trong bốn nhiếp sự này hơi khác với những gì Phật tử Việt thường học: “đồng sự” là cùng làm một việc với người để giáo hóa họ, Ba nhiếp sự trước không có gì khác]

Khi chư Bồ tát muốn lợi ích hữu tình, họ sử dụng bốn cách để làm thuần dòng tâm thức của chúng. Bạn cũng phải làm lợi ích hữu tình bằng bốn cách ấy.

Cách thứ nhất: Những người thông thường dễ bị lôi cuốn bằng những quà cáp vật chất; bởi thế muốn đưa họ vào các giai đoạn của đạo lộ, trước hết bạn nên tặng họ bằng những món quà. Hành vi ấy làm họ hài lòng và sẽ muốn gia nhập vào vòng của bạn.

Cách thứ hai: Nói lời dễ nghe với những người đã đến với bạn. Cách nói chuyện của bạn phải đúng phép lịch sự và quan trọng hơn nữa, bạn phải nói cho họ nghe về Pháp sao cho thích hợp trình độ và ước muốn của họ.

Cách thứ ba: Làm lợi cho các đệ tử bạn bằng cách dạy cho họ con đường diệu pháp hợp căn cơ để họ có thể tu hành theo các giai đoạn của đạo lộ.

Cách thứ tư: Thực hành những gì bạn đã giảng dạy cho họ.

Tôi sẽ kết thúc phần trình bày ở đây. Bây giờ tôi sẽ bàn đến những tiêu đề tôi đã để dành lại mấy ngày trước.

b. Phát tâm bồ đề qua Nghi lễ thọ giới

Có hai tiêu đề: (1) Làm thế nào để có được những giới bạn chưa thọ; (2) sau khi đã thọ, làm thế nào giữ cho khỏi thối thất.

b-1. Làm thế nào để có những giới bạn chưa thọ

Mặc dù ta gọi đay là “phát tâm bồ đề qua nghi lễ thọ giới,” song bạn chỉ nhận được những giới này nếu bạn đã kinh quá sự bồ đề tâm, dù sơ sài cách mấy. Chỉ lập lại những công thức thọ giới mà không có một cảm giác nào là điều vô ích. Tuy nhiên việc thọ giới không có ý thức cũng tiêm nhiễm vào trong bạn một bản năng về tâm bồ đề. Nhưng bạn phải xem trọng việc thọ giới. Những người nào mai đây sẽ cố gắng thực hiện các pháp quán, v.v… và thọ giới một cách chân thành, sẽ thọ giới bồ đề tâm với những bậc thầy có nhiều năng lực. Tâm bồ đề mà họ phát sinh càng ngày càng mạnh và sẽ rất kiên cố.

Có ba loại nghi lễ thọ giới bồ đề tâm. Cách ngắn thì không có phần dẫn nhập. Cách trung bình vừa có dẫn nhập vừa có phần chính, nhưng cả hai phần đều cùng làm chung trong một ngày. Cách dài nhất là có một ngày để riêng dành cho phần chuẩn bị và một ngày nữa dành cho phần chính. Chúng ta sẽ theo cách cuối cùng này.

Theo lệ, người ta phải dạy phần chung của Lam-rim một cách đầy đủ trước khi truyền bồ đề tâm giới, khi sự truyền giới này tiếp theo một lễ quán đảnh, giảng pháp hay khẩu truyền, v.v… mà trước đấy chưa giảng Lam-rim. Nhưng ở đây không thuộc trường hợp ấy, và không cần nói gì thêm nữa sau khi tôi đã giảng rộng rãi về Lam-rim. Bởi thế tôi có thể bỏ phần dẫn nhập dài dòng. Người hướng dẫn lễ trao bồ đề tâm giới phải thi hành theo những cách trên đây, tùy theo lễ thọ giới có liên kết với một thời giảng về Lam-rim hay không.

[Khi ấy ngài bàn chi tiết cách sắp đặt đồ cúng trong nghi lễ chuẩn bị ngày mai. Ngài cũng giảng vắn tắt cách làm một số cúng dường mandala, khẩn cầu khi dâng mandala cúng dường, và khởi động lực trong khi chuẩn bị. Rồi ngài tiếp.]

Các bạn phải dành thật nhiều thì giờ tối nay và ngày mai để ôn lại các pháp quán tưởng [để làm trong buổi lễ]. Mai chúng ta sẽ thỉnh các bậc thầy chúng ta, chư Phật và Bồ tát để chứng giám cho sự phát bồ đề tâm của chúng ta. Bởi thế chúng ta cần quét sạch và bày đồ cúng. Thật không phải cách nếu ta mời một ông vua đến căn chòi dơ dáy bụi bặm. Vậy sau thời chuẩn bị này, quý vị phải quét dọn sạch sẽ, như nhờ đừng làm tổn hại những côn trùng, vân vân. Rưới nước thơm để bớt bụi, và rắc hoa trên bục. Bạn cũng nên trang hoàng pháp tòa của bậc thày bằng hoa và những thứ quý báu. Có lần Atìsha bảo rằng người Tây Tạng cúng phẩm vật tồi nên tâm bồ đề họ không phát được. Vậy hãy dâng cúng đàng hoàng. Mặc dù người ta bảo nên bỏ ra một phần sáu gia tài để cúng, bạn hãy bày đồ cúng cách nào để người khác phải ngạc nhiên là được.

Bạn phải xây dựng sự tích lũy công đức, tịnh trừ nghiệp chướng, v.v… làm sao để ngày mai trong buổi lễ chính, bạn sẽ phát được tâm bồ đề. Người ta bảo sáng mai bạn nên tụng Kinh tạng hoặc kinh Hoa Nghiêm, v.v…

[CT. Kinh Tạng gồm 108 tập dày; Hoa nghiêm gồm sáu tập dày. Vì một người không sao đọc cho hết, nên người ta chia ra mỗi người đọc lớn một phần của bộ kinh và tất cả đồng thời tụng, như thế toàn bộ kinh có thể tụng xong trong buổi sáng.]

Chúng ta không thể làm được chuyện này với thời gian ta có được, nhưng những vị nào tụng nhanh có thể tụng Bát nhã Bát thiên tụng hay Kinh Hiền kiếp. Khởi đầu lễ chính chúng ta nên làm một lễ dâng cúng nước và bánh lúa mạch cho ngạ quỷ và cúng đèn và bánh cho phi nhân.

Người thế tục thiết lễ ăn mừng những biến cố trọng đại trong đời này; họ làm ồn náo lên vào dịp tân niên - mà chỉ có nghĩa là những hạt cát thời gian đã chạy bớt đi một ít. Vậy thì tại sao chúng ta lại không đáng mừng? Chúng ta sắp phát tâm bồ đề, vào đạo lộ đại thừa, và trở thành mọt người con của chư Phật,hãy mặc những y phục hạng nhất của bạn ngày mai. Những vị xuất gia nên dùng cả khăn quàng thêu lẫn khăn quàng thường của họ. Hãy tắm rửa, mặc y phục sạch, và mỗi người hãy đem cái gì theo làm lễ cúng dường tỏ dấu mình đã thọ giới bồ đề tâm. Đây là một điều mà bạn sẽ tìm thấy trong lịch sử cuộc đời Phật. Khi đi qua đây, đừng xem chỗ này là một cái gì tầm thường. Hãy quán nó như một cung điện với bốn cổng thành, có Tứ thiên vương đứng bốn góc cùng với hàng trăm ngàn tùy tùng đứng canh gác. Những vị này lại được vây quanh bởi chư thiên hộ trì giới; họ cũng đến để thọ giới. Có những bích họa trên bốn vách tường cung điện trình bày những hạnh Bồ tát mà đấng Đạo sư chúng ta đã làm khi Ngài còn đang trên đường tu tập. Hãy quán những việc như thế [trong bức bích họa] bây giờ đang thực xảy ra; hãy vui mừng và cầu nguyện khi bạn trông thấy được những cảnh tượng ấy.

Trong khóa lễ thứ hai ngày mai, sau khi bậc thầy an tọa, bạn phải tích tập công đức và thanh lọc nghiệp chướng vì những hành vi này sẽ làm căn bản cho sự phát bồ đề tâm. Chúng ta sẽ thọ nghi lễ chuẩn bị dài. Hãy nghiêm túc quán tưởng tích lũy công đức và thanh lọc nghiệp chướng. Hãy tưởng tượng bậc thầy chính là Đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni. Mỗi người phải tưởng tượng một cách rõ rằng phép quán theo lời mô tả của bậc thầy.

Nói chung, hình thức phát nguyện của bồ đề tâm chỉ là sự mong mỏi đạt thành Phật quả để lợi lạc hữu tình. Hình thức dấn thân của bồ đề tâm (lập bồ đề hạnh) là ước muốn làm những phận sự tiếp theo sau sự phát tâm bồ đề. Phát tâm bồ đề ví như người muốn đi Ấn Độ, lập bồ đề hạnh là như người đã thực sự khởi hành. có hai cách cử hành lễ họ bồ đề tâm giới. Một cách là thọ hai phần ấy riêng biệt; điều này theo các tác phẩm bồ tát địa của Vô Trước. Cách thứ hai là phần thọ cùng lúc, theo tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh của Shantideva. Bạn muốn theo cách nào cũng được, nhưng có người cho rằng một cách theo hệ thống Trung quán còn cách kia theo hệ thống Duy thức. Tuy nhiên về cách đề cập sự phát bồ đề tâm thì hai hệ thống này không trái nhau. Theo truyền thống của tôi, thì sau khi bạn đã thọ giới theo hình thức phát bồ đề nguyện, thì bạn không thể huấn luyện về những phận sự phận sự của bồ tát, mà bạn chỉ có thể phát tâm bồ đề. Khi bạn theo hình thức phát bồ đề hạnh, thì theo truyền thống, bạn có thể làm cùng lúc cả hai việc. Ngày mai tôi sẽ cho cả hai hình thức thọ bồ đề tâm. Là bồ đề nguyện và bồ đề hạnh.

Khi ấy chúng tôi dâng một mandala và tụng bài nguyện Lam-rim. Rồi ngài hướng dẫn cho chúng tôi lặp lại ba lần như sau:

Xin cho con phát triển được những đức tính của tâm bồ đề tôn quý tối thượng

Mà con chưa phát triển

Xin cho bồ đề tâm con tăng, không giảm

Và càng ngày càng mạnh thêm.

[Khi ấy chúng tôi tụng một lần bài “Mong cho tất cả hữu tình, những cha mẹ chúng con, được hạnh phúc…” tiếp theo tụng một bài “Xin cho thọ mạng bậc tôn sư chúng con không bị hiểm nguy…” Rồi khi kết thúc, chúng tôi tụng “Tất cả chư Phật Đấng Chiến thắng…”]

--- o0o ---

Vi tính: Nguyên Trang. Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2021(Xem: 20838)
292. Thiền Sư Viên Học (1073 - 1136), đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Thần Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 292 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 30/09/2021 (24/08/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.faceb
28/09/2021(Xem: 17935)
Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba, 28/09/2021, chúng con được học về Thiền Sư Ni Diệu Nhân, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 291 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Bà tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên Vua gả cho người họ Lê, làm quan Châu mục ở Chân Đăng. Chồng mất, bà tự thệ thủ tiết không chịu tái giá. Sư Phụ giải thích: - Theo tài liệu của Hoà Thượng Thanh Từ quá ngắn gọn, Sư Phụ sưu tầm trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và những tài liệu về lịch sử Việt Nam được ghi rõ: *Ngài Phụng Càng Vương là Lý Nhật Trung là em ruột của thái tử Lý Nhật Tôn, là con vua Lý Thái Tông. *Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Th
26/09/2021(Xem: 15153)
Tin vào Ta tránh được Nghiệp ám ảnh ! Kính bạch Thầy sau khi nghe pháp thoại nhiều lần con đã hết bị ám ảnh về nghiệp số an bày, vì Ngài Giáo thọ Sư Sán Nhiên đã đưa ra những kinh nghiệm trong đời hoằng pháp và của người thân trong gia đình Sư giúp học nhân tự mình chuyển hoá nghiệp dần dần trong đời sống hàng ngày và tích lũy được cho ngày vị lai . Kính dâng Thầy bài thơ như những bài trình pháp . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH
25/09/2021(Xem: 18145)
1/Thiền Sư Đạo Lâm (? - 1203), đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 2/ Giải đáp thắc mắc: Thế nào là Ngoan Không ? Xây Tháp, Đúc Tượng có đúng với Chánh Pháp không ? Đây là Thời Pháp Thoại thứ 290 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy 25/09/2021 (19/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/09/2021(Xem: 19509)
Thiền Sư Chân Không (1046–1100, đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Nhân Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 289 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 23/09/2021 (17/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Webs
21/09/2021(Xem: 17644)
Thiền Sư Trí Thiền, đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 288 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 21/09/2021 (15/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
20/09/2021(Xem: 11892)
Vô Minh và Ái Dục (bài của Sư Sán Nhiên)
18/09/2021(Xem: 20831)
Thiền Sư Bổn Tịnh (1100-1176) Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (từ thời Vua Lý Nhân Tông đến thời Vua Lý Cao Tông) Kính dâng Thầy bài trình pháp rất khiêm nhượng so với bài pháp thoại của Thầy về Thiền Sư Bổn Tịnh đời thứ 9 thiền phái Vô Ngôn Thông quá súc tích và sâu sắc tuyệt vời mà trình độ con vẫn chưa thể catch-up . Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân những gì Thầy đã chỉ ra tông chỉ của Đạo Phật " Trong cái thấy chỉ là cái thấy " và tâm từ bi của Thầy cũng nguyện như Ngài là dùng phương tiện dẫn dắt chúng đệ tử đồng vào Phật Đạo . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Lịch sử Tổ Sư Thiền trải dài nhiều thế kỷ từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Việt Nam nhưng mãi đến thế kỷ thứ 12 này chúng ta mới tìm gặp trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam một vị Thiền sư có tâm đại bi cao quý và quảng đại đã dõng mãnh phát lời đại nguyện tuyệt diệu để lại cho đời sau . Đó là Thiền Sư Bổn Tinh ( đời thứ chín , thiền phái Vô Ngôn Thông ) " Sư thường phát đại nguyện: - Nguyện con đời đờ
16/09/2021(Xem: 16834)
Thiền Sư Bảo Giám, Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Triều Đại Vua Lý Anh Tông (1138-1175) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 286 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 16/09/2021 (11/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
14/09/2021(Xem: 17153)
Thiền Sư Đạo Huệ, Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Triều Đại Vua Lý Anh Tông (1138-1175) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 285 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 14/09/2021 (09/08/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567