Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Yếu Nghĩa bài Pháp thoại “ Tu thiền có Vãng Sanh không?” (Ghi nhanh sau khi nghe bài giảng của HT Thích Thông Trí)

09/03/202420:13(Xem: 2270)
Yếu Nghĩa bài Pháp thoại “ Tu thiền có Vãng Sanh không?” (Ghi nhanh sau khi nghe bài giảng của HT Thích Thông Trí)

ht thong tri-1ht thong tri-2ht thong tri-3

Yếu Nghĩa bài Pháp thoại “ Tu thiền có Vãng Sanh không?”

(Ghi nhanh sau khi nghe bài giảng của HT Thích Thông Trí)

CẢM NGHĨ CHÂN THÀNH CỦA MỘT PHẬT TỬ SAU KHI THAM DỰ NHIỀU BUỔI PHÁP ĐÀM
CỦA BAN HOẰNG PHÁP ÂU CHÂU DO SỰ HƯỚNG DẪN CỦA THƯỢNG TOẠ CHỦ NHIỆM THÍCH HẠNH TẤN.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch Chư tôn Đức Tăng Ni đã đồng hành trong buổi giảng pháp hôm nay.

Kính bạch TT Chủ nhiệm Thích Hạnh Tấn - Trưởng ban giáo dục và hoằng pháp của GH PGVNTN Âu Châu .

Kính bạch HT Giảng Sư Thích Thông Trí.

Kính thư quý đạo hữu trong hệ thống Zoom online

Lời nói đầu: 

Gần đây không hiểu sao có lẽ phản ứng của bản ngã ngủ ngầm khiến tôi khao khát  tìm kiếm những trải nghiệm mới,  các cơ hội mới trong việc tu tập để mở rộng tầm nhìn đúng đắn về bản thân và cuộc sống hầu vượt qua sự nhận thức chỉ với  lý trí hơn là thực chứng sự thật (điều mà  người Phật tử nào cũng đều mơ ước nếu đã theo đuổi  và muốn tiếp tục con đường phát triển). Vì thế vẫn thường thắc mắc, do dự mỗi khi muốn trình pháp vì cứ tưởng mình đang chệnh choạng giữa nhiều tông phái , nhưng không ngờ hôm nay cứ thuận theo tự nhiên, tôi đã vào buổi học online do ban  Hoằng pháp Âu Châu tổ chức vào những năm qua mà mình đã từng tham dự và quả nhiên tôi đã gặp một kỳ duyên trong đời, với  khoá tu tập giáo lý Âu Châu tháng 3/2024 của ban Giáo dục & Hoằng Pháp Âu Châu với đề tài “TU THIỀN CÓ THỂ VÃNG SANH ? “ được HT Thích Thông Trí, viện chủ chùa Quảng Đức tại Toulouse, Pháp Quốc giải thích 

 

Thật ra, từ lâu tôi đã được  học rằng: “Sự khác biệt về con đường tu tập trong đạo Phật không phải là sự khác biệt căn bản của lộ trình mà là sự khác biệt về xu hướng tâm thức hay còn gọi là sự khác biệt về căn tánh của chúng sanh” cho nên muốn tiến sâu vào biển pháp mênh mông này đòi hỏi sự công phu kiên trì, pha lẫn  tư duy sâu về Phật pháp với phương tiện nghe và tham dự các buổi pháp đàm và pháp thoại càng nhiều càng tốt và nhất là phải hiểu được hai loại pháp thoại: 

-một là loại hướng dẫn theo một lý thuyết nhất định nào đó và phương pháp thực hành theo lý thuyết ấy;

-hai là loại chỉ bày sự thật nơi mỗi người để tự người nghe nhận ra và sống với sự thật sẵn có. 

Và bài pháp đàm hôm nay thuộc loại thứ hai vì buổi  pháp đàm này  tuy với chủ đề “Tu thiền có vãng sanh không?”, nhưng nội dung đã hàm chứa rất nhiều đến nghĩa lý sâu sắc của một đạo Phật chính thống và đúng nghĩa nhất:  (có nghĩa là : người học Phật nên phân biệt hai nguồn giáo lý để hiểu đúng lời Phật dạy và phương tiện của chư tổ. Trong khi nguồn giáo lý nguyên thủy thường rất rõ ràng, cụ thể thì nguồn giáo lý đại thừa thường được trình bày thông qua biểu tượng, ẩn dụ.)

Sau buổi pháp đàm này  tôi đã không còn mơ hồ hay hoang mang về những gì là Phật giáo  Đại thừa, Nguyên Thuỷ, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông mà cách hay nhất vẫn là nên chuyển hóa thân tâm mình để tìm cách chuyển hóa cái y báo mình ngay tại đây và bây giờ hầu chấm dứt hành động chạy quanh vì  y báo luôn luôn đi theo chánh báo như bóng theo hình. Từ đây những điều thắc mắc và sợ hãi của tôi đã giải tỏa vì buổi pháp đàm này quá tuyệt vời khi được giải đáp những câu hỏi thật phong phú từ MC Huệ Sơn.

 

Kính tán dương và trân trọng được ghi lại những diều đã thu thập và cùng chía sẻ để quý đạo hữu có thể tự mình chấp nhận nguồn giáo lý nào là do căn cơ mình và sẽ  tự đồng thuận chấp nhận hay không  với sự  giải đáp những câu hỏi sau: 

1-  Thiền để làm gì ? 

2- Sự khác nhau giữa thiền  Đại thừa và Thiền Tứ Niệm Xứ của Phật Giáo Nguyên Thuỷ?

3- Thế nào  gọi là vãng sanh,?

4-Sự  khác biệt giữa vãng sanh và giải thoát sinh tử luân hồi?

5- Có  nên chấp nhận Thiền Tịnh song tu ? 

6-Hiễu thế nào về chữ Dễ và Khó để hạnh đạo trong Tỳ Bà Sa Luận của Ngài Long Thọ (câu hỏi của Phật tử Quảng Thiệp)

7- Có thể nào làm cho mình sớm được vãng sanh không ? ( câu hỏi của Phật tử Quảng Minh ) 

8- Trong lịch sử Thiền Tông có vị nào đã tuyên bố được vãng sanh chưa.?

Cũng cần xin sám hối, trước đây người viết cứ suy nghĩ thô thiển rằng nếu mình chia sẻ lên những gì hiểu được qua các bài pháp thoại là ngạo mạn, nhưng khi lĩnh hội lời dạy quý Minh  Sư, nay kính xin được thành tâm  chia sẻ một cách trung thực vì đây cũng là cách cúng dường thanh tịnh. 

Và bây giờ xin được tóm tắt theo những gì người viết đã am hiểu và xin chia sẻ nhé! 

1- Thiền có tác dụng gì vào đời sống hiện tại của chúng ta.

Hiện nay, người phương Tây cho rằng Thiền có khả năng cải thiện toàn bộ những biến đổi liên quan đến sức khỏe, cũng như mức độ stress, các phản ứng miễn dịch, độ đau đớn đồng thời làm giảm các triệu chứng của bịnh cao huyết áp, bịnh tự miễn dịch,

Hơn thế nữa, họ còn cho rằng Thiền có thể tạo ra được sự thanh thản, khả năng giữ được trạng thái cảm xúc, ổn định thuận lợi cho việc tập trung tư tưởng.

Nhưng trong quá khứ dân gian VN thường quan niệm rằng : 

-Thiền là một cảnh giới của người có căn cơ cao, nếu không sẽ bị điên loạn 

-Thiền là ngồi kiết già vận khí từ đan điền lên bách hội và phải đạt sự tĩnh lặng ở trong tâm.

-Thiền rất xa rời với thực tế, luôn nói đến lẽ huyền vi của vũ trụ. 

Mà lý của vũ trụ là không lời, nên thiền cũng vô ngôn...chỉ có ai hiểu đạo mới biết thế nào là:

Buông thõng hai tay đi vào chợ
Hoạ phúc mua đều có hoá không
Sinh tử bán rồi đời hết nợ
Buông tay đi suốt chợ âm dương”

( không tìm thấy tên tác giả ) 

Do đó trên khía cạnh học Phật Pháp chúng ta sẽ được nghe Giảng Sư giải đáp câu hỏi thứ hai nhé ! 

2- Sự khác nhau giữa thiền  Đại thừa và Thiền Tứ Niệm Xứ của Phật Giáo Nguyên Thuỷ 

Đức Phật đã chỉ dạy “Thiền  Tứ Niệm Xứ là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn.” 

Tất cả phương pháp để quán Thân, thọ, tâm, pháp trong Tứ Niệm Xứ  đều dựa trên căn bản của 37 phẩm trợ đạo mà  trong đó Tâm phải vận hành theo quy luật tâm, để tâm trở về với tự tánh  thanh tịnh trong sáng của nó. 

Ai càng ít tham ưu, dính mắc với những đối tượng của 6 thức bên ngoài càng dễ "bắt gặp" bản tính vốn sẵn trong tâm này. 

Ngược lại khi tâm lăng xăng với những ý đồ tạo tác của lý trí, vọng thức thì luôn bất an dao động không thể nhập dòng chân đế này được.

Thư giãn buông xả tự nhiên chính là "đường về" tự tánh và đó chính là ý nghĩa của thiền quán sau khi đã đi qua thiền định 

Pháp môn thiền quán (Vipassana) được bắt đầu bằng sự trau dồi khả năng tỉnh thức và một quá trình tự vấn bản thân, trong khi  thiền  định ( Samadhi) là phương pháp gom tâm trụ nó vào một đề mục cố định để giữ cho tâm được vắng lặng. Thiền định không đem lại giải thoát vì nó không giúp phát sinh tuệ ( tuệ ở đây có nghĩa là sự hiểu biết sự sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn ), tuy nhiên nó có khả năng trợ duyên cho thiền tuệ 

 - Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. 

- Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt.

 - Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. 

- Thiền định chỉ giúp tạm thời đè nén, khống chế phiền não 

Trong khi  định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau.

 - Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt. 

- Thiền Vipassana sử dụng cận định và sát na định 

- Thiền Vipassana bứng tận gốc rễ phiền não và tham ái. 

Nói tóm lại Trong thiền Vipassana (thiền Tứ Niệm Xứ), thấy tức là hành, hành tức là học cách pháp đang vận hành nơi thực tại thân tâm. 

Học tức là buông mọi ý đồ tạo tác trở thành để pháp tự vận hành cho mà thấy, nên mới nói thấy  tức là hành.”

Cần nói thêm rằng thiền định thì Phật giáo cũng có mà các tôn giáo khác cũng có. Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo hay nói một cách khác Vipassana là thiền của Phật giáo. 

3- Đến câu hỏi thứ ba ta sẽ tự giải đáp được khi biết thực sự ý nghĩa của VÃNG SANH: 

Vãng sanh có nghĩa là:sau khi mạng chung sanh vào thế giới khác; thông thường từ này được dùng thay thế cho từ “chết”. 

Theo nghĩa rộng, vãng sanh có nghĩa là thọ sanh vào Ba Cõi, Sáu Đường cũng như Tịnh Độ của chư Phật; nhưng sau khi thuyết Di Đà  trở nên thịnh hành, từ này chủ yếu ám chỉ thọ sanh về thế giới Cực Lạc 

Vãng sanh được chia làm 3 loại: 

(1) Cực Lạc Vãng Sanh căn cứ vào thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh và A Di Đà Kinh tức là xa lìa thế giới Ta Bà 

về cõi Cực Lạc Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở phương Tây, hóa sanh trong hoa sen của cõi đó. 

(2) Thập Phương Vãng Sanh căn cứ vào thuyết của Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh Kinh tức vãng sanh về các cõi Tịnh Độ khác ngoài thế giới của đức Phật A Di Đà. 

(3) Đâu Suất Vãng Sanh ….

Nhưng thật đúng ý nghĩa thì vãng sanh chính là đi qua cuộc sống ô nhiễm, sống với cuộc sống thanh tịnh an vui, từ ác thế chuyển hóa thành thiện thế bằng cách tịnh hóa cõi tâm.

4- Do đó bước sang câu hỏi thứ tư này”Sự  khác biệt giữa vãng sanh và giải thoát sinh tử luân hồi “ 

Giải thoát sinh tử luân hồi  giải thoát hoàn toàn là phải đạt được 4 đạo, 4 quả và Niết Bàn trong khi vãng sanh theo nghĩa Tây Phương Cực lạc không thể gọi là giải thoát hoàn toàn trù phi đạt đến cảnh giới Cửu phẩm liên hoa.

5-Để giải thích thêm , Giảng Sư không đồng ý về vấn đề Thiền Tịnh song tu vì 

Một pháp tu suốt đời còn chưa rồi thì lấy gì mà đồn lại hai pháp Thiền và Tịnh thì làm sao kham  nổi …. Trên đường tu việc làm chủ tâm mình là hệ trọng Tu là canh chừng vọng tưởng, vì từ lâu ai ai cứ lầm lẫn ngỡ vọng tưởng là tâm mình. Vì ngỡ là tâm mình, nên đuổi theo dục lạc thế gian rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử luân hồi, đi này kiếp nọ liên miên. Tu Thiền là cốt để dừng lại những niệm hư ảo của ý thức. Do đó tâm là chủ tạo nghiệp nên nó có sức mạnh dẫn chúng ta đi trong sanh tử. 

 

Trong đạo Phật lại có hai thứ quả báo. Một là chánh báo và một là y báo. 

Chánh báo tức là thân và tâm của chúng ta. 

Trong quá khứ ta đã sống như thế nào, đã có những hành động nào về thân, miệng và ý, cho nên hôm nay ta có cái thân thể như thế này và hoàn cảnh sống thích hợp với nghiệp đã tạo vậy. 

Y báo là hoàn cảnh, môi trường sinh sống của chúng ta y báo luôn luôn đi theo chánh báo như bóng theo hình.

Do đó trừ  được phiền não do tam  độc tham, sân, si gây ra tức là  làm chủ được mình, không tạo nghiệp, hết sự ràng buộc, tự do tự tại, thì sanh tử làm gì lôi kéo được! 

Phật gọi người này đã giải thoát khỏi sanh tử.

6-Có  câu “Tất cả các pháp môn tu hành đều chảy về thiền định; tất cả kết quả tu hành đều chảy về tịnh độ” tuy nhiên người học đạo phải có công phu tu tập lâu dài. Con đường tu tập ấy có hai yếu tố cần thiết là: đúng chân lý và thiện tri thức trợ duyên. 

Chính vì môi trường tu tập có thuận lợi thì sự tịnh tâm mới  bền vững, con người luôn có tính xã hội nên yếu tố tha lực đóng vai trò rất lớn trong vấn đề hình thành nhân cách và định hướng cuộc đời. 

Trên con đường tu tập nếu được Đức Phật và cộng đồng Thánh chúng trợ duyên  thêm vào nỗ lực  mỗi cá nhân  theo Giới, Định, Tuệ, và phát Bồ đề tâm thì sự thành tựu là chắc chắn.mà không cần suy nghĩ đến thiền tịnh song tu  làm chi !

7- Để trả lời câu hỏi của Quảng Thiệp rằng “Chư tăng hoặc cư sĩ hoằng dương Tịnh Độ đều lấy Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa của Ngài Long Thọ làm chỗ y cứ, thuyết minh niệm Phật là dị hành đạo” nên ngày nay mọi người  đều tu theo pháp môn tịnh độ để  dễ vãng sanh về Tây Phương cực lạc 

 Giảng Sư cho rằng Kinh Quán Vô Lượng Thọ rất phổ cập và là một kinh dễ nhất để tu theo tịnh độ , ngoài ra Ngải Long Thọ  lại y cứ vào Kinh Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn để chỉ rằng Đức Thích Ca dùng hạ hóa chúng sinh làm công hạnh, còn Ngài Di Lặc dùng nhiếp thủ Tịnh Độ làm công hạnh. Đây là sự khác biệt giữa nan hành đạo và dị hành đạo.

Tuy nhiên , không thể nói thế nào là dễ, thế nào là khó được, vì thế pháp môn nào cũng phải hạ thủ công phu vì một khi Tu là đi ngược dòng và chỉ có học Phật bằng  hai phương tiện tu tập do sự khác biệt căn cơ của chúng sinh,

1. Hoặc là từ niệm Phật, lễ Phật mà hạ thủ.

2. Hoặc là từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, v.v… mà hạ thủ.

Phần hai là nan hành đạo là vì đại bi lợi ích chúng sinh mà tu khổ hạnh.

Phần một là dị hành đạo là phương tiện thiện xảo an lạc hạnh.

Nên nhớ càng muốn mau chóng và dễ tu càng bị trở ngại nhiều trong việc tu, hãy cứ thuận theo sự vận hành của Pháp một cách tự nhiên và sống trong cái chân thật hiện tiền thì giải thoát sinh tử đời đời không mất.

7- Và không ai có thể tự mình làm vãng sanh sớm được vì Cái chết an lành chỉ đến với ai đó có đời sống bình an! 

Thực tập tinh thần vô úy của Phật giáo chính là chuẩn bị cho cái chết ngay khi đang sống. Chuẩn bị những gì? Phật dạy hành Tứ vô lượng tâm ( từ, bi, hỷ, xả) và Lục độ( bố thí, trí giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí tuệ, thiền định) trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là khi còn bình thường khỏe mạnh, để huân tập thiện nghiệp, là trang bị tư lương để lên đường vững chãi! 

8- Theo “Thiền đạo tu tập”thì: Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Do đó trạng thái giải thoát ấy gọi là gì cũng được, có thể gọi là Đốn Ngộ, vãng sanh, giải thoát, chứng quả, thành đạo… đều được cả”.

 

Tu Thiền 

“Đức Bổn sư thường dạy chư vị Tỳ-kheo phải buộc tâm ý vào sáu chỗ buộc niệm, đó là Lục Niệm Xứ: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên. Từ chỗ buộc niệm này, người tu dần dần đi sâu vào chánh định Như Lai, tức là niệm Phật tam-muội

Chắc chắn Tổ Lâm Tế, Bạch Ẩn đại sư , Ngài  Vũ khắc Minh, Vũ Khắc  Trường đều đã vãng sanh, tức là giải thoát luân hồi và hành trạng hoạt dụng của các Ngài đi vào Niết Bàn ra ra sao đều bất khả tư nghì  vậy. 

 

Lời kết : 

 

Kính nguyện Phật   từ bi gia hộ cho Hòa Thượng pháp thể khinh an, giới hạnh trang nghiêm, huệ đăng thường chiếu để hộ trì Chánh Pháp, phổ độ chúng sanh 

Kính trân trọng ngưỡng mộ sự thâm nhập Pháp của HT Thích Thông Trí và cảm niệm công đức từ bi đã tận tâm chỉ dạy xuyên suốt hai tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ dù rằng Ngài  chưa hoàn toàn khỏi hẳn chứng viêm họng đến từ ơn cúm lạnh 

 

Kính dâng đến HT  Thích Thông Trí  cùng quý đạo hữu vài vần thơ cảm tác từ bài pháp thoại 

 

Đích đến mọi pháp môn của Phật giáo 

vẫn là “ giải thoát sinh tử “! 

Từ khi tịnh độ ra đời ….

 Niệm Phật tín thành và phát nguyện  cầu vãng sanh 

Riêng Thiền Tông, 

muốn bước  vào phải qua được cửa Không 

Là Trí tuệ Bát  Nhả thấu hiểu 

“muôn  pháp thế gian chỉ là gá hợp, giả huyễn” 

Nên “ Sinh ư nghệ, tử ư nghệ” 

chỉ do tịnh hoá nghiệp được chuyển ! 



Học Thiền chứng được 

“chỗ Không Tịch của Đạo” thì được vãng sanh 

Khi nào hết nghiệp, tự khắc giải thoát nhanh 

Chỉ bậc giác ngộ 

mới  có khả năng đoạn trừ  luân hồi sinh tử! 



Kính tri ân Giảng Sư dạy về  “Thiền Tứ Niệm Xứ” 

Con đường độc nhất đưa tới Niết Bàn 

Vãng sanh chưa nhất thiết là giải thoát hoàn toàn 

Khi nào đạt Liên Hoa Cửu phẩm 

mới tương dương bốn đạo bốn quả (1) 

Cũng không chấp nhận Đại thừa, Tiểu  thừa gì cả !

Tự thân Đức Phật Thích Ca giải thoát tại cõi Ta Bà 

Cõi tâm thanh tịnh, ví như hư không bao la 

Chính là bản thể an bình của  chúng sinh vạn loại! 



Trình độ căn cơ tính bằng….

sự thâm nhập Pháp vị ngay nơi thực tại! 

Thể tánh Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang

Tu Thiền có được vãng sanh, kinh sách chỉ rõ ràng (2) 

Buổi pháp đàm quá sâu sắc giải tỏa bao điều thắc mắc!

Nguyện tuỳ duyên chí tâm sẽ mãi thấy  pháp thâm mật! 



Phật tử Huệ Hương - Trang nhà Quảng Đức 


******************************

(1) Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A La Hán .

(2) Bậc Thánh giả A-la-hán thành tựu chánh trí, rõ biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Từ đây, các ngài hoàn toàn tự tại giải thoát, đến đi vô ngại, vô đắc và vô cầu, tùy duyên ứng hóa làm lợi ích cho chúng sanh.

Những thiền giả chưa thành tựu giải thoát, Niết-bàn trong đời này thì khi lâm chung biết rõ sanh tử là lẽ thường nhiên, giữ tâm chánh niệm và vẫn theo nghiệp thọ sanh. Tuy nhiên, nghiệp của những vị này là nghiệp lành do công đức tu tập thiền định trong đời này cùng với các đời quá khứ nên sẽ tái sanh vào các cảnh giới thiện lành ứng với thiện nghiệp của họ. Dù chưa thoát ly khỏi Tam giới, nhưng với công đức và phước báo sâu dày cùng với tâm Bồ đề kiên cố, những thiền giả này khi tái sanh trong đời sau sẽ gặp được nhiều thắng duyên về tu tập thiền định để tiếp tục sự nghiệp tu hành cho đến ngày công viên quả mãn.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/12/2020(Xem: 12101)
34/ Quốc Sư Huệ Trung (? - 772) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Sáu, 09/10/2020 (23/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Có vị Tăng hỏi: Làm sao được thành Phật? Quốc Sư Huệ Trung đáp: Phật và chúng sanh đồng thời dẹp đi, ngay đó được giải thoát. - Hỏi: Làm thế nào được tương ưng? - Đáp: Không nghĩ thiện ác tự thấy Phật tánh. - Làm sao được chứng Pháp thân? - Đáp:Vượt cảnh giới Tỳ-lô. - Pháp thân thanh tịnh làm sao được? - Đáp:Không chấp Phật để cầu. - Thế nào là Phật? - Đáp:Tâm tức là Phật. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
03/12/2020(Xem: 14570)
34/ Tổ Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Tư, 07/10/2020 (21/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Vốn không một vật há nào danh Tâm Phật lẽ đâu lậu nghiệp sanh Tu chứng mới hay chơn thật thể Chơn tâm triệt ngộ tuyệt tâm hành Đạo phong Nam Nhạc lưu kim cổ Đức hoá Tây Giang chấn thế thành Mã Tổ ra tay thiên hạ khiếp Nhân gian mãi mãi được an lành. Nam Mô Đệ Tam Thập Tứ Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
03/12/2020(Xem: 13280)
36/ Thiền sư Duy Nghiễm (751 – 834) (Người đặt nền móng cho Thiền Phái Tào Động) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 13/10/2020 (27/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Tuyển đắc u cư hiệp dã tình, Chung niên vô tống diệc vô nghinh. Hữu thời trực hướng cô phong đảnh, Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh! Chọn nơi xa vắng hợp lòng quê, Năm tròn mặc khách đến hay về. Có khi tiến thẳng lên đỉnh núi, Mây tan trăng hiện tiếng cười hề! (Thơ của Thái Thú Lý Tường tán thán Thiền Sư Duy Nghiễm, do HT Thanh Từ dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/q
01/12/2020(Xem: 15129)
192. Thiền Sư Ẩn Phong Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba 01/12/2020 (17/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
29/11/2020(Xem: 13251)
35/ Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu (695 - 785) (Người đặt nền móng cho Thiền Phái Tào Động) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Hai, 12/10/2020 (26/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Ngô kết thảo am vô bảo bối Phạn liễu tùng dung đồ thùy khoái Thành thời sơ kiến mao thảo tân Phá hậu hườn tương mao thảo cái. Trụ am nhân, trấn thường tại Tôi cất am tranh không của báu Ăn xong thỏng thả ngủ ngon lành Khi thành nhìn thấy cỏ tranh xanh Lúc hỏng lại tìm cỏ tranh lợp. Người chủ am vẫn mãi còn. (Lời của Thiền Sư Hy Thiên Do Hòa Thượng Thanh Từ dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸�
28/11/2020(Xem: 15681)
191. Thiền Sư Ma Cốc Bảo Triệt Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 28/11/2020 (14/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
27/11/2020(Xem: 17277)
34/ Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác (665-713) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 08/10/2020 (22/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tùng tha báng, nhậm tha phi Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì (Chứng Đao Ca của Thiền Sư Huyền Giác) “ Tốt và xấu nhà nhà đều có Thị với phi, chốn chốn "hưởng" đồng nhau Mặc tâng khen, mặc phỉ báng, đừng nao Họ tự bỏng bằng ngọn lửa đốt trời trong tay ho * Lời phỉ báng, nghe như ru, như gió thoảng Ngọt như cam lồ, mát tợ xuân phong Tìm đâu ra ! Bực bội với u sầu ? Nó tan biến trong cảnh giới "bất tư nghì" giải thoát” (do Hòa Thượng Thích Từ Thông dịch) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Mon
26/11/2020(Xem: 13306)
34/ Tổ Sư Thanh Nguyên Hành Tư (660-740) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 06/10/2020 (20/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Đại cơ đại dụng đại thần thông Thánh đế chẳng làm nào có tông Bặt lối nói năng giai cấp biệt Dứt đường tâm hạnh chẳng tây đông Chia vùng giáo hoá làm tôn chủ Dạy dỗ người mê sáng tỏ lòng Phép tắc nghìn đời truyền nối mãi Như lời Phật dạy việc làm xong. Nam Mô Đệ Tam Thập Tứ Tổ Thanh Nguyên Hành Tư Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
26/11/2020(Xem: 14438)
190. Thiền Sư Tây Đường Trí Tạng - (735 - 814) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 26/11/2020 (12/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
24/11/2020(Xem: 12408)
Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín (TK 8-9) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật 25/10/2020 (09/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Điểm tâm bánh nướng thật no nê Con cháu đỡ phiền khỏi ủ ê Dâng cúng tâm thành đừng dụng tướng Giáo nhân chí cả phát bồ-đề Đắp y ăn uống bày chân pháp Tiếp khách đãi người rõ bến mê Sáng tỏ bản lai do thấu đáo Việc làm phương tiện vẫn đề huề. (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Sùng Tín của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]