Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Yếu Nghĩa bài Pháp thoại “ Tu thiền có Vãng Sanh không?” (Ghi nhanh sau khi nghe bài giảng của HT Thích Thông Trí)

09/03/202420:13(Xem: 940)
Yếu Nghĩa bài Pháp thoại “ Tu thiền có Vãng Sanh không?” (Ghi nhanh sau khi nghe bài giảng của HT Thích Thông Trí)

ht thong tri-1ht thong tri-2ht thong tri-3

Yếu Nghĩa bài Pháp thoại “ Tu thiền có Vãng Sanh không?”

(Ghi nhanh sau khi nghe bài giảng của HT Thích Thông Trí)

CẢM NGHĨ CHÂN THÀNH CỦA MỘT PHẬT TỬ SAU KHI THAM DỰ NHIỀU BUỔI PHÁP ĐÀM
CỦA BAN HOẰNG PHÁP ÂU CHÂU DO SỰ HƯỚNG DẪN CỦA THƯỢNG TOẠ CHỦ NHIỆM THÍCH HẠNH TẤN.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch Chư tôn Đức Tăng Ni đã đồng hành trong buổi giảng pháp hôm nay.

Kính bạch TT Chủ nhiệm Thích Hạnh Tấn - Trưởng ban giáo dục và hoằng pháp của GH PGVNTN Âu Châu .

Kính bạch HT Giảng Sư Thích Thông Trí.

Kính thư quý đạo hữu trong hệ thống Zoom online

Lời nói đầu: 

Gần đây không hiểu sao có lẽ phản ứng của bản ngã ngủ ngầm khiến tôi khao khát  tìm kiếm những trải nghiệm mới,  các cơ hội mới trong việc tu tập để mở rộng tầm nhìn đúng đắn về bản thân và cuộc sống hầu vượt qua sự nhận thức chỉ với  lý trí hơn là thực chứng sự thật (điều mà  người Phật tử nào cũng đều mơ ước nếu đã theo đuổi  và muốn tiếp tục con đường phát triển). Vì thế vẫn thường thắc mắc, do dự mỗi khi muốn trình pháp vì cứ tưởng mình đang chệnh choạng giữa nhiều tông phái , nhưng không ngờ hôm nay cứ thuận theo tự nhiên, tôi đã vào buổi học online do ban  Hoằng pháp Âu Châu tổ chức vào những năm qua mà mình đã từng tham dự và quả nhiên tôi đã gặp một kỳ duyên trong đời, với  khoá tu tập giáo lý Âu Châu tháng 3/2024 của ban Giáo dục & Hoằng Pháp Âu Châu với đề tài “TU THIỀN CÓ THỂ VÃNG SANH ? “ được HT Thích Thông Trí, viện chủ chùa Quảng Đức tại Toulouse, Pháp Quốc giải thích 

 

Thật ra, từ lâu tôi đã được  học rằng: “Sự khác biệt về con đường tu tập trong đạo Phật không phải là sự khác biệt căn bản của lộ trình mà là sự khác biệt về xu hướng tâm thức hay còn gọi là sự khác biệt về căn tánh của chúng sanh” cho nên muốn tiến sâu vào biển pháp mênh mông này đòi hỏi sự công phu kiên trì, pha lẫn  tư duy sâu về Phật pháp với phương tiện nghe và tham dự các buổi pháp đàm và pháp thoại càng nhiều càng tốt và nhất là phải hiểu được hai loại pháp thoại: 

-một là loại hướng dẫn theo một lý thuyết nhất định nào đó và phương pháp thực hành theo lý thuyết ấy;

-hai là loại chỉ bày sự thật nơi mỗi người để tự người nghe nhận ra và sống với sự thật sẵn có. 

Và bài pháp đàm hôm nay thuộc loại thứ hai vì buổi  pháp đàm này  tuy với chủ đề “Tu thiền có vãng sanh không?”, nhưng nội dung đã hàm chứa rất nhiều đến nghĩa lý sâu sắc của một đạo Phật chính thống và đúng nghĩa nhất:  (có nghĩa là : người học Phật nên phân biệt hai nguồn giáo lý để hiểu đúng lời Phật dạy và phương tiện của chư tổ. Trong khi nguồn giáo lý nguyên thủy thường rất rõ ràng, cụ thể thì nguồn giáo lý đại thừa thường được trình bày thông qua biểu tượng, ẩn dụ.)

Sau buổi pháp đàm này  tôi đã không còn mơ hồ hay hoang mang về những gì là Phật giáo  Đại thừa, Nguyên Thuỷ, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông mà cách hay nhất vẫn là nên chuyển hóa thân tâm mình để tìm cách chuyển hóa cái y báo mình ngay tại đây và bây giờ hầu chấm dứt hành động chạy quanh vì  y báo luôn luôn đi theo chánh báo như bóng theo hình. Từ đây những điều thắc mắc và sợ hãi của tôi đã giải tỏa vì buổi pháp đàm này quá tuyệt vời khi được giải đáp những câu hỏi thật phong phú từ MC Huệ Sơn.

 

Kính tán dương và trân trọng được ghi lại những diều đã thu thập và cùng chía sẻ để quý đạo hữu có thể tự mình chấp nhận nguồn giáo lý nào là do căn cơ mình và sẽ  tự đồng thuận chấp nhận hay không  với sự  giải đáp những câu hỏi sau: 

1-  Thiền để làm gì ? 

2- Sự khác nhau giữa thiền  Đại thừa và Thiền Tứ Niệm Xứ của Phật Giáo Nguyên Thuỷ?

3- Thế nào  gọi là vãng sanh,?

4-Sự  khác biệt giữa vãng sanh và giải thoát sinh tử luân hồi?

5- Có  nên chấp nhận Thiền Tịnh song tu ? 

6-Hiễu thế nào về chữ Dễ và Khó để hạnh đạo trong Tỳ Bà Sa Luận của Ngài Long Thọ (câu hỏi của Phật tử Quảng Thiệp)

7- Có thể nào làm cho mình sớm được vãng sanh không ? ( câu hỏi của Phật tử Quảng Minh ) 

8- Trong lịch sử Thiền Tông có vị nào đã tuyên bố được vãng sanh chưa.?

Cũng cần xin sám hối, trước đây người viết cứ suy nghĩ thô thiển rằng nếu mình chia sẻ lên những gì hiểu được qua các bài pháp thoại là ngạo mạn, nhưng khi lĩnh hội lời dạy quý Minh  Sư, nay kính xin được thành tâm  chia sẻ một cách trung thực vì đây cũng là cách cúng dường thanh tịnh. 

Và bây giờ xin được tóm tắt theo những gì người viết đã am hiểu và xin chia sẻ nhé! 

1- Thiền có tác dụng gì vào đời sống hiện tại của chúng ta.

Hiện nay, người phương Tây cho rằng Thiền có khả năng cải thiện toàn bộ những biến đổi liên quan đến sức khỏe, cũng như mức độ stress, các phản ứng miễn dịch, độ đau đớn đồng thời làm giảm các triệu chứng của bịnh cao huyết áp, bịnh tự miễn dịch,

Hơn thế nữa, họ còn cho rằng Thiền có thể tạo ra được sự thanh thản, khả năng giữ được trạng thái cảm xúc, ổn định thuận lợi cho việc tập trung tư tưởng.

Nhưng trong quá khứ dân gian VN thường quan niệm rằng : 

-Thiền là một cảnh giới của người có căn cơ cao, nếu không sẽ bị điên loạn 

-Thiền là ngồi kiết già vận khí từ đan điền lên bách hội và phải đạt sự tĩnh lặng ở trong tâm.

-Thiền rất xa rời với thực tế, luôn nói đến lẽ huyền vi của vũ trụ. 

Mà lý của vũ trụ là không lời, nên thiền cũng vô ngôn...chỉ có ai hiểu đạo mới biết thế nào là:

Buông thõng hai tay đi vào chợ
Hoạ phúc mua đều có hoá không
Sinh tử bán rồi đời hết nợ
Buông tay đi suốt chợ âm dương”

( không tìm thấy tên tác giả ) 

Do đó trên khía cạnh học Phật Pháp chúng ta sẽ được nghe Giảng Sư giải đáp câu hỏi thứ hai nhé ! 

2- Sự khác nhau giữa thiền  Đại thừa và Thiền Tứ Niệm Xứ của Phật Giáo Nguyên Thuỷ 

Đức Phật đã chỉ dạy “Thiền  Tứ Niệm Xứ là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn.” 

Tất cả phương pháp để quán Thân, thọ, tâm, pháp trong Tứ Niệm Xứ  đều dựa trên căn bản của 37 phẩm trợ đạo mà  trong đó Tâm phải vận hành theo quy luật tâm, để tâm trở về với tự tánh  thanh tịnh trong sáng của nó. 

Ai càng ít tham ưu, dính mắc với những đối tượng của 6 thức bên ngoài càng dễ "bắt gặp" bản tính vốn sẵn trong tâm này. 

Ngược lại khi tâm lăng xăng với những ý đồ tạo tác của lý trí, vọng thức thì luôn bất an dao động không thể nhập dòng chân đế này được.

Thư giãn buông xả tự nhiên chính là "đường về" tự tánh và đó chính là ý nghĩa của thiền quán sau khi đã đi qua thiền định 

Pháp môn thiền quán (Vipassana) được bắt đầu bằng sự trau dồi khả năng tỉnh thức và một quá trình tự vấn bản thân, trong khi  thiền  định ( Samadhi) là phương pháp gom tâm trụ nó vào một đề mục cố định để giữ cho tâm được vắng lặng. Thiền định không đem lại giải thoát vì nó không giúp phát sinh tuệ ( tuệ ở đây có nghĩa là sự hiểu biết sự sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn ), tuy nhiên nó có khả năng trợ duyên cho thiền tuệ 

 - Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. 

- Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt.

 - Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. 

- Thiền định chỉ giúp tạm thời đè nén, khống chế phiền não 

Trong khi  định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau.

 - Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt. 

- Thiền Vipassana sử dụng cận định và sát na định 

- Thiền Vipassana bứng tận gốc rễ phiền não và tham ái. 

Nói tóm lại Trong thiền Vipassana (thiền Tứ Niệm Xứ), thấy tức là hành, hành tức là học cách pháp đang vận hành nơi thực tại thân tâm. 

Học tức là buông mọi ý đồ tạo tác trở thành để pháp tự vận hành cho mà thấy, nên mới nói thấy  tức là hành.”

Cần nói thêm rằng thiền định thì Phật giáo cũng có mà các tôn giáo khác cũng có. Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo hay nói một cách khác Vipassana là thiền của Phật giáo. 

3- Đến câu hỏi thứ ba ta sẽ tự giải đáp được khi biết thực sự ý nghĩa của VÃNG SANH: 

Vãng sanh có nghĩa là:sau khi mạng chung sanh vào thế giới khác; thông thường từ này được dùng thay thế cho từ “chết”. 

Theo nghĩa rộng, vãng sanh có nghĩa là thọ sanh vào Ba Cõi, Sáu Đường cũng như Tịnh Độ của chư Phật; nhưng sau khi thuyết Di Đà  trở nên thịnh hành, từ này chủ yếu ám chỉ thọ sanh về thế giới Cực Lạc 

Vãng sanh được chia làm 3 loại: 

(1) Cực Lạc Vãng Sanh căn cứ vào thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh và A Di Đà Kinh tức là xa lìa thế giới Ta Bà 

về cõi Cực Lạc Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở phương Tây, hóa sanh trong hoa sen của cõi đó. 

(2) Thập Phương Vãng Sanh căn cứ vào thuyết của Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh Kinh tức vãng sanh về các cõi Tịnh Độ khác ngoài thế giới của đức Phật A Di Đà. 

(3) Đâu Suất Vãng Sanh ….

Nhưng thật đúng ý nghĩa thì vãng sanh chính là đi qua cuộc sống ô nhiễm, sống với cuộc sống thanh tịnh an vui, từ ác thế chuyển hóa thành thiện thế bằng cách tịnh hóa cõi tâm.

4- Do đó bước sang câu hỏi thứ tư này”Sự  khác biệt giữa vãng sanh và giải thoát sinh tử luân hồi “ 

Giải thoát sinh tử luân hồi  giải thoát hoàn toàn là phải đạt được 4 đạo, 4 quả và Niết Bàn trong khi vãng sanh theo nghĩa Tây Phương Cực lạc không thể gọi là giải thoát hoàn toàn trù phi đạt đến cảnh giới Cửu phẩm liên hoa.

5-Để giải thích thêm , Giảng Sư không đồng ý về vấn đề Thiền Tịnh song tu vì 

Một pháp tu suốt đời còn chưa rồi thì lấy gì mà đồn lại hai pháp Thiền và Tịnh thì làm sao kham  nổi …. Trên đường tu việc làm chủ tâm mình là hệ trọng Tu là canh chừng vọng tưởng, vì từ lâu ai ai cứ lầm lẫn ngỡ vọng tưởng là tâm mình. Vì ngỡ là tâm mình, nên đuổi theo dục lạc thế gian rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử luân hồi, đi này kiếp nọ liên miên. Tu Thiền là cốt để dừng lại những niệm hư ảo của ý thức. Do đó tâm là chủ tạo nghiệp nên nó có sức mạnh dẫn chúng ta đi trong sanh tử. 

 

Trong đạo Phật lại có hai thứ quả báo. Một là chánh báo và một là y báo. 

Chánh báo tức là thân và tâm của chúng ta. 

Trong quá khứ ta đã sống như thế nào, đã có những hành động nào về thân, miệng và ý, cho nên hôm nay ta có cái thân thể như thế này và hoàn cảnh sống thích hợp với nghiệp đã tạo vậy. 

Y báo là hoàn cảnh, môi trường sinh sống của chúng ta y báo luôn luôn đi theo chánh báo như bóng theo hình.

Do đó trừ  được phiền não do tam  độc tham, sân, si gây ra tức là  làm chủ được mình, không tạo nghiệp, hết sự ràng buộc, tự do tự tại, thì sanh tử làm gì lôi kéo được! 

Phật gọi người này đã giải thoát khỏi sanh tử.

6-Có  câu “Tất cả các pháp môn tu hành đều chảy về thiền định; tất cả kết quả tu hành đều chảy về tịnh độ” tuy nhiên người học đạo phải có công phu tu tập lâu dài. Con đường tu tập ấy có hai yếu tố cần thiết là: đúng chân lý và thiện tri thức trợ duyên. 

Chính vì môi trường tu tập có thuận lợi thì sự tịnh tâm mới  bền vững, con người luôn có tính xã hội nên yếu tố tha lực đóng vai trò rất lớn trong vấn đề hình thành nhân cách và định hướng cuộc đời. 

Trên con đường tu tập nếu được Đức Phật và cộng đồng Thánh chúng trợ duyên  thêm vào nỗ lực  mỗi cá nhân  theo Giới, Định, Tuệ, và phát Bồ đề tâm thì sự thành tựu là chắc chắn.mà không cần suy nghĩ đến thiền tịnh song tu  làm chi !

7- Để trả lời câu hỏi của Quảng Thiệp rằng “Chư tăng hoặc cư sĩ hoằng dương Tịnh Độ đều lấy Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa của Ngài Long Thọ làm chỗ y cứ, thuyết minh niệm Phật là dị hành đạo” nên ngày nay mọi người  đều tu theo pháp môn tịnh độ để  dễ vãng sanh về Tây Phương cực lạc 

 Giảng Sư cho rằng Kinh Quán Vô Lượng Thọ rất phổ cập và là một kinh dễ nhất để tu theo tịnh độ , ngoài ra Ngải Long Thọ  lại y cứ vào Kinh Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn để chỉ rằng Đức Thích Ca dùng hạ hóa chúng sinh làm công hạnh, còn Ngài Di Lặc dùng nhiếp thủ Tịnh Độ làm công hạnh. Đây là sự khác biệt giữa nan hành đạo và dị hành đạo.

Tuy nhiên , không thể nói thế nào là dễ, thế nào là khó được, vì thế pháp môn nào cũng phải hạ thủ công phu vì một khi Tu là đi ngược dòng và chỉ có học Phật bằng  hai phương tiện tu tập do sự khác biệt căn cơ của chúng sinh,

1. Hoặc là từ niệm Phật, lễ Phật mà hạ thủ.

2. Hoặc là từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, v.v… mà hạ thủ.

Phần hai là nan hành đạo là vì đại bi lợi ích chúng sinh mà tu khổ hạnh.

Phần một là dị hành đạo là phương tiện thiện xảo an lạc hạnh.

Nên nhớ càng muốn mau chóng và dễ tu càng bị trở ngại nhiều trong việc tu, hãy cứ thuận theo sự vận hành của Pháp một cách tự nhiên và sống trong cái chân thật hiện tiền thì giải thoát sinh tử đời đời không mất.

7- Và không ai có thể tự mình làm vãng sanh sớm được vì Cái chết an lành chỉ đến với ai đó có đời sống bình an! 

Thực tập tinh thần vô úy của Phật giáo chính là chuẩn bị cho cái chết ngay khi đang sống. Chuẩn bị những gì? Phật dạy hành Tứ vô lượng tâm ( từ, bi, hỷ, xả) và Lục độ( bố thí, trí giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí tuệ, thiền định) trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là khi còn bình thường khỏe mạnh, để huân tập thiện nghiệp, là trang bị tư lương để lên đường vững chãi! 

8- Theo “Thiền đạo tu tập”thì: Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Do đó trạng thái giải thoát ấy gọi là gì cũng được, có thể gọi là Đốn Ngộ, vãng sanh, giải thoát, chứng quả, thành đạo… đều được cả”.

 

Tu Thiền 

“Đức Bổn sư thường dạy chư vị Tỳ-kheo phải buộc tâm ý vào sáu chỗ buộc niệm, đó là Lục Niệm Xứ: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên. Từ chỗ buộc niệm này, người tu dần dần đi sâu vào chánh định Như Lai, tức là niệm Phật tam-muội

Chắc chắn Tổ Lâm Tế, Bạch Ẩn đại sư , Ngài  Vũ khắc Minh, Vũ Khắc  Trường đều đã vãng sanh, tức là giải thoát luân hồi và hành trạng hoạt dụng của các Ngài đi vào Niết Bàn ra ra sao đều bất khả tư nghì  vậy. 

 

Lời kết : 

 

Kính nguyện Phật   từ bi gia hộ cho Hòa Thượng pháp thể khinh an, giới hạnh trang nghiêm, huệ đăng thường chiếu để hộ trì Chánh Pháp, phổ độ chúng sanh 

Kính trân trọng ngưỡng mộ sự thâm nhập Pháp của HT Thích Thông Trí và cảm niệm công đức từ bi đã tận tâm chỉ dạy xuyên suốt hai tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ dù rằng Ngài  chưa hoàn toàn khỏi hẳn chứng viêm họng đến từ ơn cúm lạnh 

 

Kính dâng đến HT  Thích Thông Trí  cùng quý đạo hữu vài vần thơ cảm tác từ bài pháp thoại 

 

Đích đến mọi pháp môn của Phật giáo 

vẫn là “ giải thoát sinh tử “! 

Từ khi tịnh độ ra đời ….

 Niệm Phật tín thành và phát nguyện  cầu vãng sanh 

Riêng Thiền Tông, 

muốn bước  vào phải qua được cửa Không 

Là Trí tuệ Bát  Nhả thấu hiểu 

“muôn  pháp thế gian chỉ là gá hợp, giả huyễn” 

Nên “ Sinh ư nghệ, tử ư nghệ” 

chỉ do tịnh hoá nghiệp được chuyển ! 



Học Thiền chứng được 

“chỗ Không Tịch của Đạo” thì được vãng sanh 

Khi nào hết nghiệp, tự khắc giải thoát nhanh 

Chỉ bậc giác ngộ 

mới  có khả năng đoạn trừ  luân hồi sinh tử! 



Kính tri ân Giảng Sư dạy về  “Thiền Tứ Niệm Xứ” 

Con đường độc nhất đưa tới Niết Bàn 

Vãng sanh chưa nhất thiết là giải thoát hoàn toàn 

Khi nào đạt Liên Hoa Cửu phẩm 

mới tương dương bốn đạo bốn quả (1) 

Cũng không chấp nhận Đại thừa, Tiểu  thừa gì cả !

Tự thân Đức Phật Thích Ca giải thoát tại cõi Ta Bà 

Cõi tâm thanh tịnh, ví như hư không bao la 

Chính là bản thể an bình của  chúng sinh vạn loại! 



Trình độ căn cơ tính bằng….

sự thâm nhập Pháp vị ngay nơi thực tại! 

Thể tánh Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang

Tu Thiền có được vãng sanh, kinh sách chỉ rõ ràng (2) 

Buổi pháp đàm quá sâu sắc giải tỏa bao điều thắc mắc!

Nguyện tuỳ duyên chí tâm sẽ mãi thấy  pháp thâm mật! 



Phật tử Huệ Hương - Trang nhà Quảng Đức 


******************************

(1) Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A La Hán .

(2) Bậc Thánh giả A-la-hán thành tựu chánh trí, rõ biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Từ đây, các ngài hoàn toàn tự tại giải thoát, đến đi vô ngại, vô đắc và vô cầu, tùy duyên ứng hóa làm lợi ích cho chúng sanh.

Những thiền giả chưa thành tựu giải thoát, Niết-bàn trong đời này thì khi lâm chung biết rõ sanh tử là lẽ thường nhiên, giữ tâm chánh niệm và vẫn theo nghiệp thọ sanh. Tuy nhiên, nghiệp của những vị này là nghiệp lành do công đức tu tập thiền định trong đời này cùng với các đời quá khứ nên sẽ tái sanh vào các cảnh giới thiện lành ứng với thiện nghiệp của họ. Dù chưa thoát ly khỏi Tam giới, nhưng với công đức và phước báo sâu dày cùng với tâm Bồ đề kiên cố, những thiền giả này khi tái sanh trong đời sau sẽ gặp được nhiều thắng duyên về tu tập thiền định để tiếp tục sự nghiệp tu hành cho đến ngày công viên quả mãn.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2024(Xem: 810)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
11/04/2024(Xem: 414)
Lịch trình thuyết giảng của Hòa Thượng Pháp Tông tại Úc (tháng 4 năm 2024)
24/03/2024(Xem: 468)
Từ khi con có cơ duyên thính pháp và trình pháp với nhiều bậc đại giảng sư quảng bác, đa văn, thể nghiệm Phật Pháp được nhiều năm nay, con vẫn nghĩ rằng Pháp Đàm thật ra khó hơn Pháp thoại rất nhiều vừa cho giảng sư vừa cho người thính pháp vì rằng buổi pháp đàm ấy thường phải tuỳ thuộc rất nhiều về những câu hỏi của MC và những người nghe pháp vì đòi hỏi XỨ, CƠ, THỜI GIÁO ( có nghĩa là đề tài trình giảng có phù hợp với sự đòi hỏi của chủ nhiệm muốn mở mang xây dựng, có phù hợp với căn cơ đối tượng mà tuỳ bịnh cho thuốc, có phù hợp với thời đại4.0 công nghệ hiện nay không, và cuối cùng giảng sư có giúp người nghe nâng cao Chánh kiến và hiểu rõ chủ đề hơn thêm không)
08/03/2024(Xem: 786)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
07/06/2023(Xem: 2529)
June 4, 2023 - Wisdom of Emptiness - Vietnamese Version
15/05/2023(Xem: 3635)
Chưa thuận duyên … mỗi tháng đến chùa Thầy thọ bát! Nhủ lòng…. tại gia tự thọ giới theo luật trang nghiêm, Được trang nhà từ bi Online khoá lễ… xiết bao nỗi ân triêm, Kính đa tạ Thượng tọa Trụ trì, kính dâng lời quý ngưỡng !
26/03/2023(Xem: 2922)
Thượng Tọa Giảng Sư đã tóm tắt bài giảng như sau: Bát Nhã Ba La Mật Đa là linh đan trường sinh bất tử cho người đệ tử Phật. Dù cho tu theo pháp môn nào, Thiền, Tịnh, Mật, đặc biệt các phái Thiền Vipassana, Thiền khán thoại đầu....tất cả đều phải lấy Bát Nhã Tâm Kinh làm tông chỉ và phải trì tụng mỗi ngày. Nhờ Bát Nhã đưa lối dẫn đường mà hành giả chiếu kiến "ngũ uẩn giai không", không chấp đắm thân-tâm này là ta, là của ta, nên tận trừ gốc rễ của phiền não khổ đau; nhờ sống với trí tuệ rỗng lặng hiện tiền nên hành giả luôn ở trong trạng thái tâm tự tại thong dong bên kia bờ giải thoát an vui, vì "trong cái chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe" không có thêm bất kỳ một cái thấy, cái nghe nào của ngã và ngã sở của bản thân hành giả đan xen vào để chi phối cái thấy đó, cái nghe đó, nên hành giả không tạo thêm nghiệp mới, do không còn nghiệp mới, nên hành giả không còn nghiệp để dẫn dắt đi trong luân hồi sanh tử khổ đau, ngay đó hành giả đã giải thoát tự tại an vui ngay trong
21/03/2023(Xem: 4017)
"Tử sanh là ải phải đi qua Đi mãi nhưng ai đã đến nhà? Qua lại 3 đường cùng sáu cõi Muốn ra cần phải niệm A Di Đà" Muốn ra phải niệm A Di Đà. Đây là câu khai thị bắt đầu trong nghi cúng Linh, Khi đọc tới câu này chúng ta nhớ tới Hòa Thượng Đệ Tứ Tăng Thống, Đức Trưởng Lão Thích Huyền Quang, câu đó do Ngài soạn. Hòa Thượng soạn tất cả nghi cúng Hương linh, cúng chư Giác linh. Quý vị vào trang nhà Quảng Đức gõ "Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567