Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

202. Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô (768 - 835) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm) 🥀🌷🌸🏵️

26/12/202015:14(Xem: 15361)
202. Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô (768 - 835) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm) 🥀🌷🌸🏵️



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài 202 về Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô (768-835). Ngài thuộc đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm.

Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô họ Trương, quê ở Hải Hôn, Dự Chương (nay là tỉnh Giang Tây). Lúc nhỏ, ngài xuất gia và thọ giới với Hòa thượng Bàn. Tiếp đó, Ngài đến tu học và đắc pháp với Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm  và là Sư đệ của Thiền Sư Vân Nham Đàm Thanh, là người đặt nền móng cho thiền phái Tào Động về sau.

Một hôm Thiền Sư Đạo Ngô đi dạo núi về tới cổng chùa, Sư phụ Dược Sư Duy Nghiễm hỏi: “Con đi đâu mới về”.
Ngài Đạo Ngô thưa “con đi dạo núi  về”.
TS Dược Sơn bảo: “không rời thất này, đem gì về, nói mau”.
Sư thưa qua 2 câu thơ: “trên núi chim con đầu tợ tuyết,
                                   Đáy khe cá lội lo chẳng cùng”.

Sư Phụ giải thích ý của Sư Đạo Ngô là không có gì để đem về, cái có là đã có trong tâm rồi, nếu trả lời đem gì về là rơi vào vọng niệm, mà chỉ trả lời 1 câu thơ tả cảnh cho vui thôi, mà bài thơ của Ngài cũng là 1 công án thiền " Chim con mà đầu trắng như tuyết, chim già mới là đầu bạc mới đúng chứ; còn cá lội ở dưới khe sâu mắc gì lo sợ chim bắt thịt ?". Cái nghịch lý là 1 dấu hỏi mà hành giả tự tìm câu trả lời.

Ngài được Sư Phụ Duy Nghiễm ấn chứng.

Nhân Thiền Sư Đàm Thạnh bệnh, TS Viên Trí thăm và hỏi: “lìa cái võ lủng này thì tới chỗ nào để thấy nhau”.
TS Đàm Thạnh đáp: “đến chỗ không sanh không diệt sẽ thấy nhau”.

Sư phụ giải thích, quán cái chỗ không đau không bệnh là chỗ không sanh không diệt.

Sư Phụ kể lúc SP dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư ở Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada, một Phật tử thưa hỏi Sư Phụ: “một người tu được đánh giá thành công ở chỗ nào”.

Sư Phụ trả lời: “tự bản thân mỗi người cảm nhận”.

Bạch Sư Phụ, con nghe câu hỏi này, con kính sám hối, con rất khó chịu, câu hỏi rất vô phép. Người xuất gia đơn sơ một y vàng, một tay nải, đầu tròn sạch, ăn chay, danh từ thành công không có trong người tu.

Câu trả lời của Sư Phụ sâu sắc vô cùng.

Đến ngày mùng 10 tháng 9 niên hiệu Thái Hòa năm thứ 9 (835 TL) đời nhà Đường, Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô an nhiên viên tịch, thọ thế 67 tuổi.
Vua sắc ban là Tu Nhất đại sư, tháp hiệu Bảo Tướng.

Cuối thời giảng hôm nay, Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ "Chưa" của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ gởi tặng từ Ấn Độ:



Chưa đi thì chẳng có về
Chưa đến thì cũng chẳng hề ở đây.
Chưa vui vì cuộc sum vầy
Thì đâu buồn.. sẽ một ngày chia xa?

Chưa lại, thì đâu có qua
Chưa bình minh.. chẳng bóng tà huy phai .
Chưa thức, đâu biết đêm dài
Chưa chờ, đâu thấy tháng ngày lê thê..

Chưa yêu, ai biết não nề
Lạy dài ” ba chữ ” ê chề nhân sinh.
Chưa cô độc, kiếp một mình
Thì đâu thương những tâm tình tái tê.

Chưa lạnh lẽo lúc Đông về
Nào thương .. cơ nhỡ bên hè phố đêm.
Chưa một lần biết lặng im
Sao ta nghe được nhịp tim mọi người!

Chưa hề khóc, chẳng biết cười
Chưa cho.. sao tận lòng ngời nỗi vui.
Chưa nhìn xuống.. để ngậm ngùi..
Thì chưa biết ” Tạ ơn đời ” một phen .

Chưa tha thứ được nhỏ nhen
Răng mà.. xóa sạch thói quen giận hờn!.
Chưa hay kiếp sống chập chờn
Nhọc nhằn thương, ghét, thua, hơn.. còn dài..

Chưa lần đến trước Phật đài
Rầu rầu sáu nẻo gọi hoài … chạy quanh..
Chưa lặng thầm ngắm mộ xanh
Bôn ba, tất bật… để thành hư vô.

Và chưa biết tiếng ” Nam Mô..”
Tình trần chưa cạn, chưa khô nặng nề…
Chưa Đi thì chẳng có Về
Chưa Sinh thì Tử chẳng hề gọi tên

Sau mưa, trời vẫn nắng lên
Cửa Vô Sinh vẫn rộng thênh đợi người..
Thiên thu có dáng Phật cười
Còn ta, thấp thoáng bên đời này thôi !!!



Bạch Sư Phụ, mỗi ngày Sư Phụ vẫn kiên trì không ngừng nghỉ trao truyền cho chúng con hành trình tu của những Thiền Sư tới nay hơn trăm vị, sự chứng đắc của mỗi vị rất kỳ đặc, hơn trăm hình thái không hề giống nhau, cho chúng sanh thấy không chấp trước vào hiện trạng nào, nhưng tất cả đều chung một biểu hiện của Tâm chứng ngộ đó là Phật tâm, chân tâm, thể tánh Tịnh minh thường trú bên trong của tất cả chúng sanh vạn loài.

Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   
201_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vien Tri



Ngàn muôn người gọi chẳng xoay đầu !
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi nghe pháp thoại
về Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô . Thật cảm động khi Thầy trả lời câu hỏi của
một đệ tử tại Canada và chúng con đã may mắn học được . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Thế nào phép tắc sau cùng của Đạo lý ?
Chỉ Gọi, Nghe, Dạ ...nơi ấy hãy nhận ra
Cái đó không sanh không tử ... chẳng đi xa
Thành công người tu ...thế nào là đắc lực ?

Viên Trí Đạo Ngô Thiền Sư ....mặt trời sáng rực
Cái Dụng của Trí thể hiện bằng cách bỏ đi ...
Bồ đề muốn làm toà phải lấy cái gì ?
Chẳng ngồi chẳng nằm trong con người đi đứng !

Được Tổ Quy Sơn lần thứ hai ấn chứng
Ứng đáp tương hợp Vô vi, pháp Không !
Núi Đạo Ngô thượng đường học nhân rất đông
Thật lực rốt ráo ...cần giải thoát vòng sinh tử?

Tu Nhất Đại Sư ...
dù phải đi xa lý muôn đời vẫn giữ !
Đa tạ Giảng Sư ...
lời đáp xuất sắc cho câu hỏi Canada đệ tử!



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2024(Xem: 1934)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
25/08/2024(Xem: 1692)
- TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan, bậc Thầy đã giúp con, Phật tử Huệ Hương nhìn lại được điểm mạnh và những thiếu sót khiếm khuyết để khắc phục và tiến bước trên đường tu tập Phật Pháp qua những buổi pháp thoại và pháp đàm. -TT Thích Hạnh Tấn, chủ nhiệm ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu —Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Giác Anh với buổi pháp đàm trên hệ thống trực tuyến đêm 22/8/2024 của ban Truyền bá Giáo Lý Hoằng Pháp Âu châu với chủ đề “Chuyện về Tha lực”
20/08/2024(Xem: 1570)
Video thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Thông Phương HT.Thích Thông Phương - Phó Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Trụ trì các Thiền viện: TVTL Phụng Hoàng Đà Lạt, TVTL Yên Tử và TVTL Chánh Giác-Tiền Giang.
17/08/2024(Xem: 1211)
Bài pháp thoại được tổ chức vào lúc khắp nơi các tự viện đang chuẩn bị cho Lễ Hội Vu Lan , nhưng đối với con nghe pháp thoại luôn mang lại niềm vui trong sự tu tập cho nên dù bận rộn đến đâu con vẫn cố gắng tham dự và có lẽ đã được đáp trả cho nên sau khi bài pháp thoại hôm nay kết thúc , một niềm hỷ lạc vô biên đã tràn về vì con đã nhận ra rằng trong sự tu tập, càng nghe pháp thoại thường xuyên, là được trở về với sự sống trong mỗi giây phút, trở về với cái an lạc có sẵn trong tâm thức của mình và phải chăng niềm Pháp lạc sâu hay cạn là tùy cách ta nghe pháp thoại.
16/08/2024(Xem: 3933)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
10/08/2024(Xem: 2080)
Mười bước đến cõi Tây Phương Những điều học được sau buổi pháp đàm trên Zoom Hoằng pháp Âu Châu tối 8/8/2024 với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng trong chủ đề “ Tịnh Độ Cực Lạc “ và “Tịnh Độ Nhân Gian”.
21/06/2024(Xem: 2697)
Sự Du Nhập Tịnh Độ Tông Vào Nhật Bản (HT Thích Như Điển giảng ngày 20/6/2024)
16/06/2024(Xem: 1026)
Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp. Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh làm sự nghiệp. Từ ngày Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội cây bồ đề nơi Bồ Đề Đạo Tràng đến lúc nhập Niết bàn nơi Câu Thi Na, Ngài chưa khi nào dừng lại con đường hoằng pháp.
06/05/2024(Xem: 2587)
Thật là một niềm hoan hỷ vô cùng đến với con khi cả mấy tháng qua trong năm 2024 con mới lại được nghe một bài pháp thoại có thể nói mang hết những điều cốt lõi của Đạo Phật mà theo kinh nghiệm của các hành giả tu tập lâu năm cho rằng chỉ cần học và tiêu hoá trọn vẹn 10 bài kinh đầu của Trung Bộ Kinh là có thể chuyển được cái tâm và cái hành của mình trên đường Đạo.
25/04/2024(Xem: 1768)
Hôm nay là ngày 22, tháng giêng, năm Giáp thìn, nhằm ngày 02, tháng 03, năm 2024, tại Wangreen Resort, vùng Nakhon Nayok, vương quốc Thái Lan. Tôi chia sẻ đến với quý vị Pháp thoại này, vì tôi thấy các thành viên có mặt trong Pháp hội này, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của quê hương Việt Nam, tôi rất xúc động và vui mừng, vì biết rằng : “Chánh pháp của đức Thế tôn vẫn còn tồn tại không phải chỉ là hình thức, mà còn tồn tại ngay trong lòng của những người con Phật và Chánh pháp của đức Thế tôn tồn tại ngay trong lòng những người con Phật tha thiết bằng tất cả niềm tín thành tu học, nên chúng ta mới có Pháp hội này. Vì vậy, bài Pháp thoại cho tất cả chúng ta hôm nay với đề tài: “Pháp học, pháp hành của người Đệ tử Phật từ tinh yếu đến phát triển”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]