Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

149. Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn (602 - 675)

09/12/202015:25(Xem: 13011)
149. Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn (602 - 675)

Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng về Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, vị Tổ thứ 32, trước Lục Tổ Huệ Năng.
Ngài quê ở Châu Kỳ, huyện Quỳnh Mai. Ngài có tướng tốt, vẻ đẹp như Đức Phật chỉ thua Phật 7 tướng tốt.

Mẹ của Ngài mang thai Ngài sau khi gặp một vi sư già trồng tùng (gọi lại Tài Tùng Đạo Giả) muốn đến "ngủ nhờ" nhà của bà.

Vị sư già này là do Tứ Tổ Đạo Tín đã gặp và muốn truyền thừa , ông hứa đổi xác thân già nua kia để tái sanh qua một thân mới, nên phải hỏi chuyện "ở qua đêm" nhà cô gái.

Lúc 7 tuổi, ngài Hoằng Nhẫn gặp Tứ Tổ Đạo Tín, xin xuất gia, hầu Tổ và được Tổ truyền Tâm Ấn lúc hơn 20 tuổi.
Tứ Tổ viên tịch ở chùa Đông Thiền, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thay thế trụ trì chùa, đạo tràng luôn có khoảng 500 chúng đệ tử theo tu học.

Một hôm Ngài Huệ Năng đến yết kiến Tổ, và thưa là muốn cầu làm Phật, và được Ngủ Tổ cho xuống bếp giả gạo, gánh nước, nấu cơm...

Một hôm Ngũ Tổ cho chúng đệ tử hay là Tổ muốn trao truyền pháp ấn, và khuyến tăng chúng đệ tử làm kệ trình pháp.
Ngài Thần Tú làm bài kệ :
“Thân là cội Bồ Đề, Tâm là đài gương sáng
Phải luôn nhớ lau chùi. Chớ để dính bụi trần”.

Ngài Huệ Năng không biết viết, nhờ chúng đệ tử viết dùm bài của riêng ngài:
“Bồ Đề vốn không cây. Gương sáng vốn không đài
Xưa nay không có vật. Chỗ nào dính bụi trần”

Ngũ Tổ truyền Y Bát trong đêm cho Lục Tổ ra đi, tăng chúng không biết.

Ngũ Tổ dặn là về sau không cẩn truyền thừa Y Bát, vì người đắc Pháp thì nhiều, không có đủ Y Bát để truyền và y bát cũng là đầu mối dẫn đến xung đột, nên chấm dứt từ thời của Lục Tổ.

Ngũ Tổ thị tịch bốn năm sau đó, thọ thế 74 tuổi.

Con cảm ơn Sư Phụ đã ban dạy giáo pháp mỗi ngày, tưới những giọt mưa pháp lên mãnh đất tâm cho hàng đệ tử chúng con. Chúng con xin vô vàn tri ơn Sư Phụ.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).





32_TT Thich Nguyen Tang_To Hoang Nhan

 Tu Tối Thượng Thừa 
( là làm chủ được bản thân mình ) 

Con kính dâng Thầy bài thơ về Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn,
từ lời giảng rất sâu xa của Thầy con kính xin được tóm gọn đúc kết.
Kính đa tạ và tri ân Thầy đã cho phép con được trình pháp, HH


Pháp hiệu Hoằng Nhẫn tạ ơn mẹ hy sinh vĩ đại 
Mặc tiếng đời ... không chồng lại mang thai 
Tài Tòng Đạo Giả... tái sinh có ai hay ! 
Núi Huỳnh Mai một lần diện kiến Ngài Đạo Tín ! 

Đợi tám năm sau duyên thời đã chín, 
Sư Phụ ....nhãn thần kết nạp bé 7 tuổi xuất gia 
Núi Phổ Đầu...chùa Đông thiền hạnh nguyện xưa xa 
Được  Sư Phụ truyền y và phó pháp !

Kinh Kim Cang Bát Nhã đọc, tụng giảng bao quát! 
Học nhân tăng chúng luôn độ năm trăm 
Tiếng vang xa .... duyên  Lục Tổ Huệ Năng 
Từ Lĩnh Nam vạn dặm ...chỉ xin làm Phật 

Do nguyên nhân bài kệ “ Thầy Tánh “ nói lên Sự Thật! 
Bồ đề không cội, gương chẳng có đài !
Tự tánh bản tâm tròn đầy thái lai 
Đừng bám trụ... hãy tự mình làm chủ  !!!

Tiệm tu và Đốn ngộ từ hai đệ tử ưu tú! 
Dù y bát, pháp truyền giao lại Huệ Năng 
Lục Tổ phải gian nan sống chung đám thợ săn, 
Nhưng về sau ...Thiền đốn ngộ phát triển và vững mạnh !

Sau Lục Tổ ....cây đã ra năm nhánh 
Đúng như pháp ngữ Ngũ Tổ còn mãi đến nay,  
“Việc học Thiền giống như trồng cây ...
Phải làm sao cho ra hoa kết quả “ 
Luận Tối thượng Thừa Ngài day... đạo cao cả!!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2024(Xem: 1727)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
25/08/2024(Xem: 1528)
- TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan, bậc Thầy đã giúp con, Phật tử Huệ Hương nhìn lại được điểm mạnh và những thiếu sót khiếm khuyết để khắc phục và tiến bước trên đường tu tập Phật Pháp qua những buổi pháp thoại và pháp đàm. -TT Thích Hạnh Tấn, chủ nhiệm ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu —Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Giác Anh với buổi pháp đàm trên hệ thống trực tuyến đêm 22/8/2024 của ban Truyền bá Giáo Lý Hoằng Pháp Âu châu với chủ đề “Chuyện về Tha lực”
20/08/2024(Xem: 1351)
Video thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Thông Phương HT.Thích Thông Phương - Phó Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Trụ trì các Thiền viện: TVTL Phụng Hoàng Đà Lạt, TVTL Yên Tử và TVTL Chánh Giác-Tiền Giang.
17/08/2024(Xem: 1065)
Bài pháp thoại được tổ chức vào lúc khắp nơi các tự viện đang chuẩn bị cho Lễ Hội Vu Lan , nhưng đối với con nghe pháp thoại luôn mang lại niềm vui trong sự tu tập cho nên dù bận rộn đến đâu con vẫn cố gắng tham dự và có lẽ đã được đáp trả cho nên sau khi bài pháp thoại hôm nay kết thúc , một niềm hỷ lạc vô biên đã tràn về vì con đã nhận ra rằng trong sự tu tập, càng nghe pháp thoại thường xuyên, là được trở về với sự sống trong mỗi giây phút, trở về với cái an lạc có sẵn trong tâm thức của mình và phải chăng niềm Pháp lạc sâu hay cạn là tùy cách ta nghe pháp thoại.
16/08/2024(Xem: 3340)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
10/08/2024(Xem: 1908)
Mười bước đến cõi Tây Phương Những điều học được sau buổi pháp đàm trên Zoom Hoằng pháp Âu Châu tối 8/8/2024 với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng trong chủ đề “ Tịnh Độ Cực Lạc “ và “Tịnh Độ Nhân Gian”.
21/06/2024(Xem: 2425)
Sự Du Nhập Tịnh Độ Tông Vào Nhật Bản (HT Thích Như Điển giảng ngày 20/6/2024)
16/06/2024(Xem: 935)
Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp. Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh làm sự nghiệp. Từ ngày Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội cây bồ đề nơi Bồ Đề Đạo Tràng đến lúc nhập Niết bàn nơi Câu Thi Na, Ngài chưa khi nào dừng lại con đường hoằng pháp.
06/05/2024(Xem: 2438)
Thật là một niềm hoan hỷ vô cùng đến với con khi cả mấy tháng qua trong năm 2024 con mới lại được nghe một bài pháp thoại có thể nói mang hết những điều cốt lõi của Đạo Phật mà theo kinh nghiệm của các hành giả tu tập lâu năm cho rằng chỉ cần học và tiêu hoá trọn vẹn 10 bài kinh đầu của Trung Bộ Kinh là có thể chuyển được cái tâm và cái hành của mình trên đường Đạo.
25/04/2024(Xem: 1649)
Hôm nay là ngày 22, tháng giêng, năm Giáp thìn, nhằm ngày 02, tháng 03, năm 2024, tại Wangreen Resort, vùng Nakhon Nayok, vương quốc Thái Lan. Tôi chia sẻ đến với quý vị Pháp thoại này, vì tôi thấy các thành viên có mặt trong Pháp hội này, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của quê hương Việt Nam, tôi rất xúc động và vui mừng, vì biết rằng : “Chánh pháp của đức Thế tôn vẫn còn tồn tại không phải chỉ là hình thức, mà còn tồn tại ngay trong lòng của những người con Phật và Chánh pháp của đức Thế tôn tồn tại ngay trong lòng những người con Phật tha thiết bằng tất cả niềm tín thành tu học, nên chúng ta mới có Pháp hội này. Vì vậy, bài Pháp thoại cho tất cả chúng ta hôm nay với đề tài: “Pháp học, pháp hành của người Đệ tử Phật từ tinh yếu đến phát triển”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]