Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) (Đời thứ 37 sau Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thứ 33 của Tông Lâm Tế) Ngài là vị Tổ truyền bá Thiền phái Lâm Tế vào Việt Nam

25/05/202119:22(Xem: 20132)
Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) (Đời thứ 37 sau Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thứ 33 của Tông Lâm Tế) Ngài là vị Tổ truyền bá Thiền phái Lâm Tế vào Việt Nam




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ


Hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728). Ngài thuộc tổ thứ 70 tính từ sơ tổ Ca Diếp, đời thứ 33 của Tông Phái Lâm Tế và là đời thứ 37 sau Lục Tổ Huệ Năng.


Ngài là vị Tổ nối pháp của Thiền Sư Khoáng Viên Bổn Quả (Tổ thứ 32) , truyền bá Tông Phái Lâm Tế đầu tiên vào miền Trung Việt Nam vào cuối thế kỷ 17.

 

Sư họ Tạ, pháp danh Siêu Bạch, hiệu Thọ Tông, Sư còn có pháp danh Nguyên Thiều, hiệu Hoán Bích, quê ở Trình Hương , Triều Châu, tỉnh Quảng Đông.


Năm 19 tuổi, Sư xuất gia, tu ở chùa Báo Tư, thọ giáo với Hoà Thượng Khoáng Viên Bổn Quả.

 

Vào năm 1677 (Đinh Tỵ), vào thời Chú Nguyễn Phúc Tần, Sư theo tàu buôn sang Việt Nam để hoằng Pháp. Ban đầu Ngài cư trú tai phủ Quy Ninh (Bình Định bây giờ), lập chùa Thập Tháp Di Đà trên đồi Long Bích phía bắc thành Đồ bàn thuộc địa phận làng Thuận Chánh huyện Tuy Viễn, Bình Định.


Sư Phụ giải thích, ở đồi Long Bình, thành Đồ Bàn có 10 tháp cổ của người Chàm, khi ngài Nguyên Thiều đến thấy thập tháp bị sụp đổ, Ngài gọi dân làng gom 10 tháp lại và xây thành một chùa và từ đó có tên là chùa Thập Tháp Di Đà.

 

Ngài có đem một hạt giống lúa từ Quảng Châu, có sự tích hạt giống này do từ cõi Hương Tích đem xuống. Ngài ban tặng cho tăng chúng trong chùa để trồng. Hạt lúa dài hơn 50cm.

Mùa lúa đầu tiên, hạt lúa tự lăn vào sân chùa, chỉ cần 1 hạt lúa, xây thành gạo, 30 người ăn không hết.

Mùa lúa thứ nhì, Hoà Thượng kêu gọi quét sân chùa để hạt lúa lăn về. Tăng chúng vừa làm vừa cười giỡn, sân chùa chưa sạch để lúa lăn về, các vị tăng giận lấy cây đánh hạt lúa sao về chi sớm, và làm hạt lúa bể ra thành hạt lúa nhỏ như hiện nay.


Thiền sư Nguyên Thiều Siêu Bạch thấy chúng tăng đập hạt lúa bể ra thành nhiều mãnh, ngài không la rày quở trách mà ngược lại ngài từ tốn khai thị “ Không phải lỗi tại con. Vạn vật hễ duyên mãn thì sanh, duyên tán thì diệt. Những gì mình thấy ở trước mặt không phải là thực thể mà là giả tướng. Thấy có đó không phải là thật có, không còn thấy đó không phải là thật không. Con hãy đi gọi người đem thúng đến xúc gạo”.

 

Sư Phụ có kể thêm, ở Việt Nam, năm 2019, có Kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua ở Sóc Trăng, nghiên cứu về giống lúa nàng hương Chợ Đào (Cần Đước Long An) gần 10 năm, giống lúa của ông dẻo, thơm ngon được giải nhất ở Philippines, hạt đẹp, thơm, ngon, và có tên “ST25”, và được giải nhì ở Mỹ ba năm sau.

 

Năm 1683, Sư ra Thuận Hoá lập chùa Hà Trung, rồi lên Xuân Kinh (Huế) lập chùa Quốc Ấn năm 1684, và lập tháp Phổ Đồng.

 

Sau Sư phụng hành chúa Nguyễn Phúc Trăn, trở về Trung Quốc tìm mời các danh tăng và cung thỉnh tượng, pháp khí đem về:


Đến đời chúa Nguyễn Phúc Trăn chúa có nhờ Ngài Nguyên Thiều về Trung Hoa thỉnh pháp khí, pháp tượng và mời các cao Tăng như sau :

1/Thiền sư Giác Phong (khai sơn chùa Hàm Long tức chùa Báo Quốc ở Phú Xuân).

2/Thiền sư Từ Lâm (khai sơn chùa Từ Lâm ở Phú Xuân)

3/Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung (khai sơn chùa Ấn Tông nay là chùa Từ Đàm ở Phú Xuân)

4/Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (khai sơn chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam). Thứ bảy tuần này)

5/ Thiền sư Hưng Liên – Quả Hoằng (trụ trì chùa Tam Thai trên núi Ngũ Hành Sơn Quảng nam) và một số thiền sư khác thuộc phái Tào động.

 

Sau khi hoàn thành, được chúa Nguyễn liền sắc mở đại giới đàn truyền giới.

 

Vào năm 1695 một người Hoa ở Qui Nhơn, tên là A Ban hợp cùng một người tên Linh nổi loạn ở Quảng Ngãi và Qui Nhơn. Nên Tổ sư Nguyên Thiều và một số đệ tử của Ngài  vào miền Nam lánh nạn ẩn tích và hoằng hóa ở vùng đất Đồng Nai. Tại đây, Ngài lập chùa Kim Cang ở ấp Bình Thảo dinh Trấn Biên (xã Tân Phước, thị xả Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai ngày nay).

 

Ngài viên tịch chùa Kim Cang vào ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (20.11.1728) thọ thế 81 tuổi. Trước khi tịch Ngài cho tập chúng, dặn dò mọi chuyện và truyền lại bài kệ sau :

 

“Tịch tịch cảnh vô ảnh       

Minh minh châu bất dung

Đường đường vật phi vật

Liêu liêu không vật không”

 

Sư ông Nhất Hạnh dịch:

Lặng lẽ gương không chiếu bóng
Sáng trưng ngọc chẳng thâu hình
Rõ ràng vật không phải vật
Mênh mông không chẳng là không.

Đọc xong, Sư ngồi yên lặng thị tịch. Hôm ấy là ngày 19-10-1728 (năm Mậu Thân), niên hiệu Bảo Thái thứ 10 nhà Lê, thọ 81 tuổi.
Hoàng đế Hiển Tông ban Thụy hiệu là Hạnh Đoan Thiền Sư.

  

Sư Phụ giải thích bài kệ:
1-Tịch tịnh kính vô ảnh: lặng lẽ gương không chiếu bóng, gương không bao giờ giữ bóng hình nào. Gương như Phật tánh lặng lẽ thường hằng rõ biết hiện tiền.
2-Minh minh châu bất dung, sáng trưng Ngọc chẳng thu hình, khi soi gương thì có mình, khi không soi thì không có mình. Gương Phật tánh không giữ một hình ảnh nào. Chỉ có vô minh mới giữ lời nói, hình ảnh, rồi tự hành hạ, làm khổ mình.


Tu là xem tất cả ngoại cảnh là giặc là khách trần, không để nó làm chủ mình. Pháp thân thanh tịnh lặng lẽ chiếu sáng trùm khắp.


3-Đường đường vật phi vật, rõ ràng vật không phải vật, nhìn thấy mọi vật không là đương thể.


4-Liêu Liêu không vật không, mênh mông không chẳng là không.


Sư Phụ cho thí dụ, nguồn gốc Tu Viện Quảng Đức, xưa kia là một bải rác, rồi theo duyên thành một trường học, theo duyên họp tạo thành tu viện Quảng Đức ngày nay, do tuỳ duyên biến hiện.


Lời bốn câu kệ thị tịch của Thiền Sư Nguyên Thiều do Sư Ông Nhất Hạnh dịch Việt rất hay.

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ bắt đầu ban giảng đặc biệt những thiền sư từ Trung Hoa qua Việt Nam. Thiền sư Nguyên Thiều, là vị thiền sư đầu tiên theo tàu buôn từ Trung Hoa vào Việt Nam. Sư lập chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định để truyền bá pháp tu Tịnh độ. Sư đem giống lúa Hương Tích, một hạt cơm 30 người ăn không hết, như chuyện thần thoại cổ tích. Sư cũng có trở về Trung Hoa cung thỉnh nhiều danh tăng qua Việt Nam theo lời cầu thỉnh của chúa Nguyễn, trong số các vị danh tăng này có 2 ngài quan trọng, đó là Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo (Khai sơn Chùa Chúc Thánh, Hội An ) và Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung, khai sơn Chùa Ấn Tôn (Từ Đàm, Huế) mở ra một trang sử mới cho Phật Giáo Việt Nam, hàng triệu đệ tử Việt Nam thừa tư lợi ích từ công cuộc truyền bá Chánh Pháp của Ngài, công đức của Thiền Sư Nguyên Thiều đối với sự lớn mạnh của Phật Giáo Việt Nam không thể diễn tả bằng lời được.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


Thien Su Nguyen Thieu Sieu Bach-2


Thị tịch  siêu tuyệt ...chỉ một, lưu truyền mãi ! 
( Pháp hiệu lại mang đạo mạch truyền thừa hai cách, và Tháp Vọng  
tại Huế và Tháp Thật an táng  tại Đồng Nai được khám phá sau này )
Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) (Đời thứ 37 sau Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thứ 33 của Tông Lâm Tế) Ngài là vị Tổ truyền bá Thiền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ 17.

Kính dâng Thầy bài trình pháp về Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch . Thật là một đại duyên cho con khi tìm về nguồn cội truyền thừa qua đợt giảng về Tổ Sư Thiền của Thầy ( người duy nhất theo chân HT Thích Thanh Từ) qua 238 bài pháp thoại trong mùa đại dịch , và cũng thật tình cờ mà HT Giới Đức trong buổi trà đàm 22/5 /2021 lại có khuyên dạy người Phật Tử cũng cần phải có kiến thức về các dòng thiền truyền thừa . Kính tri ân Thầy và kính đảnh lễ Thầy, nguyện cầu pháp thể luôn được khinh an và tịnh lạc, HHc



Kính ngưỡng được  chia sẻ hành trạng Khai Sư VN thiền Lâm Tế ! 

Qua bài pháp thoại tuyệt vời từ Thượng Tọa Giảng Sư 

Giúp tư duy, tìm hiểu lịch sử giáo hoá để đến Chân Như 

Bậc Cao Tăng Thạc Đức pháp tự Siêu Bạch hoặc Hoán Bích (1) !



 Hậu  học từ đấy chiêm nghiệm Lý Bát Nhã từ kệ thị tịch (2) 

Được lưu truyền mãi trong sử liệu Phật giáo đến nay 

Và Tháp Thật được trùng tu lại khi khám phá tại Đồng Nai (3) 

Dù di tích chùa Thập Tháp Di Đà đã trở  thành Di Sản ! (4) 



Kính tri ân Giảng Sư và xin ghi lại : 

Yếu nghĩa Thật Tánh Bát Nhã khi Kệ thị tịch được rộng giảng (5) 

Nền tảng đề tài Chúa Nguyễn luận đạo với Ngài (6) 

Như Thụy hiệu sắc phong, bài Minh trên Tháp diễn bày(7)

Hạnh phúc thay được làm đệ tử thiền phái VN Lâm Tế ! 

Nam Mô Nguyên Thiều Siêu Bạch Thiền Sư tác đại chứng minh . 



Huệ Hương 

Melbourne 25/5/2021 

(1) Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý, tức là ngày28 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông. Năm 19 tuổi xuất gia với Hòa thượng Bổn Quả Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, ở Trung Hoa được Bổn sư trao cho Pháp danh Nguyên Thiều, tự Hoán Bích.

Ngài Bổn Quả – Khoáng Viên tiếp nhận đạo mạch từ Tổ sư Đạo Mân  – Mộc Trần - Hoằng Giác, đời 31 phái thiền Lâm Tế.

Thiền kệ truyền thừa của ngài Đạo Mân  như sau:

Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên

Minh như hồng nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền.

Như vậy, Tổ sư Nguyên Thiều trong đạo mạch truyền thừa Chánh pháp Nhãn Tạng đời thứ 69, từ Tổ sư Ca Diếp của Ấn Độ; đời thứ 33 từ Tổ sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền và là đời thứ ba trong thiền kệ truyền thừa từ ngài Đạo Mân – Mộc Trần - Hoằng Giác, ở chùa Thiên Khai, Trung Hoa.

Tổ đình Quốc Ân – Huế truyền thừa theo thiền kệ của ngài Đạo Mân .

Đọc một số tư liệu khác, như bản Chánh pháp Nhãn Tạng, in năm 1889, lưu giữ tại chùa Viên Thông – Huế; Việt Nam Phật giáo sử lược của Thượng tọa Thích Mật Thể và bia tại ngôi tháp thờ vọng ở chùa Kim Cang Đồng Nai, thì pháp danh của Tổ sư Nguyên Thiều là Siêu Bạch được truyền thừa từ thiền kệ của Tổ sư Vạn Phong –Thời Ủy ở chùa Thiên Đồng – Trung Hoa.

Bài kệ như sau:

“Tổ đạo giới định tông

Phương quảng chứng viên thông

Hạnh siêu minh thật tế

Liễu đạt ngộ chân không”.

Nếu theo dòng kệ truyền thừa này, thì Tổ sư Nguyên Thiều trong đạo mạch truyền thừa Chánh pháp Nhãn Tạng là đời thứ 69, từ Tổ sư Ca Diếp tại Ấn Độ; đời thứ 33, từ ngài Lâm Tế - Nghĩa Huyền và đời thứ 12, từ ngài Vạn Phong – Thời Ủy của pháp phái Thiên Đồng ở Trung Hoa.

(2) 

Tịch tịch kính vô ảnh

Minh minh châu bất dung

Đường đường vật phi vật

Liêu liêu không vật không.

Dịch thơ:

Lặng lẽ gương không chiếu bóng

Sáng trưng ngọc chẳng thu hình

Rõ ràng vật không phải vật

Mênh mông không chẳng là không.

(Bài kệ thị tịch của Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) do Sư Ông Nhất Hạnh dịch Việt) 

(3)Theo tài liệu Báo Giác Ngộ 

Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu có những chính biến liên hệ đến Hoa kiều, Tổ sư Nguyên Thiều cũng đã bị chúa nghi ngờ có ít nhiều liên hệ, nên sự trọng vọng và ưu đãi không như thời chúa Nguyễn Phúc Thái, khiến sự hành đạo của Tổ đã có phần nào không thuận lợi ở thời điểm này, khiến các sử gia ngày nay đặt ra nhiều nghi vấn, nhưng chưa có sự trả lời nào có tính thuyết phục và thỏa đáng.

Nay hậu học truyền thừa mạng mạch Phật Pháp, chỉ trông cậy vào những di tích cụ thể, xin ký gởi niềm tin vào Văn bia Bảo tháp, cũng như “nguyện lực, hạnh nguyện hải” của Tổ Sư. Nên chúng ta tin Tổ Sư có dừng chân và hoằng dương chính pháp trên vùng đất Đồng Nai xa xưa ! 

Tổ sư Nguyên Thiều có hiệu là Siêu Bạch là do Ngài thuộc dòng Lâm Tế (bên Trung Hoa), do Tổ Sư Nghĩa Huyền lập ra, đến đời thứ 21 là Ngài Sư Tổ Vạn Phong Thời Uy ở chùa Thiên Đồng biệt xuất một dòng kệ như sau :

Tổ đạo giới định tông

Phương quảng chứng viên thông

Hành “siêu minh thực tế”

Liễu đạt ngộ chơn không

Như nhựt quang thường chiếu

Phổ châu lợi ích đồng

Tín hương sanh phúc huệ

Tương kế chấn từ phong

Ngài Nguyên Thiều húy là Siêu Bạch, thuộc về chữ Siêu trong bài kệ trên .

Đến thời đệ tử của Ngài là chữ “Minh”, có Tổ Minh Hải qua Hội An, Quảng Nam lập chùa Chúc Thánh. Ngài Minh Hải lại biệt xuất thêm bài kệ nữa lưu truyền từ miền Trung vào Nam :


Minh “thật” pháp toàn chương

An chơn như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cửu

Đắc thành luật vi truyền

Tổ đạo hạnh giải thông

Giác hoa Bồ đề thọ

Sung mãn nhơn thiên trung

Kế chữ “Minh” là chữ “Thật” là đời thứ 35, Ngài Đạo Hạnh biệt lập ra bài kệ nữa và là Tổ khai sơn chùa Thiền Tôn ở Huế gọi là dòng Liễu Quán (ngài Liễu Quán họ Lê, huý Thiệt Diệu, sinh ngày 18/11/1667, Đinh Mùi), cũng được lưu truyền từ Trung vào Nam rất thịnh hành, kệ như vầy :

Thật tế đại đạo tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận đức bổn từ phong

Giới định phước huệ, thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả mật khế thành công

Truyền trị diệu lý, diễn xướng chánh tông

Hạnh giải tương ưng đạt ngộ chơn không

Cũng từ dòng pháp chữ “Minh” sau Ngài Nguyên Thiều – Siêu Bạch một chữ (đa số là đệ tử của Ngài), như Ngài Minh Vật - Nhất Tri truyền cho đến đời thứ 35 là Ngài Tế giác, truyền xuống đến đời thứ 41 là Ngài Trí Thắng – Bích Dung biệt xuất một bài kệ nữa :

Trí huệ thanh tịnh đạo đức viên minh

Chơn như tánh hải tịch chiếu phổ thông

Tâm nguyên quảng tục bổn giác xương long

Năng nhơn thánh quả thường diễn quang hoằng

Duy truyền pháp ấn chánh ngộ hội dung

Kiên trì giới hạnh vĩnh kế Tổ Tông

Dòng kệ nầy lưu truyền vô đến miền Nam. Các phái Lâm tế , chia thành nhiều chi phái như trên. Nhưng với Tổ Sư Nguyên Thiều húy “Siêu Bạch” - nối chữ “Siêu” là chữ “Minh” và chữ “Thật” truyền kế từ miền Trung đến miền Nam đến đời thứ 31 là Ngài Đạo Mân ở chùa Thiên Khai (Trung Hoa) mới biệt xuất thêm bài kệ :

Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên

Minh Như Hồng nhựt lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chơn đang vạn cổ huyền

Bài kệ trên đây trên đây mới đúng là dòng pháp được lưu truyền sâu rộng nhất khắp Trung Nam Việt Nam. Hầu hết chư Tăng Ni miền Nam xuất gia đầu Phật với các vị Bổn sư, đại đa số là thuộc dòng kệ trên, (trích Lược khảo Phật Giáo Sử của Vân Thanh, trang 150,151,155,156). Trong đó có TT Nhật Khánh là hậu duệ thứ bốn mươi mốt, cách chín đời so dòng kệ của Tổ.

Từ đó chúng ta và mọi người đều có thể suy nghĩ rất đơn giản, Tổ sư Nguyên Thiều thuộc dòng kệ pháp trên : - Ngài là vị Tổ sư đời thứ 33 là chữ “Nguyên” .Các Chùa thuộc thiền phái Lâm Tế đời thứ 34, theo dòng kệ của Tổ Sư tại Đồng Nai thuộc chữ “Thành”, như 

- Tổ Đình Long Thiền có Tổ sư Ứng Sơn - Thành Nhạc 

- Chùa Bửu Phong có Tổ sư ? - Thành Chí 

- Chùa Đại Giác có Tổ sư Minh Yên - Thành Đẳng (đời kế kiếp có Tổ Phật Ý ở Đại Giác Cổ Tự, đến tại Saigon kiến tạo nền Phật Pháp : dựng Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên…)

- Kim Long Cổ Tự, có Tổ Minh Vật-Nhất Tri

Tổ Đình Quốc An Kim Cang hay gọi Chùa Kim Cang, Kim Cang Tự, Chùa Tháp đã bị thiêu hủy trong cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1946, theo lời kể của đệ tử hiện nay đang ở chùa Cửu Thiên, Thủ Đức), nhưng trước nền Chùa cũ vẫn còn hai ngôi Tháp Cổ trải qua hai thời kháng chiến, nơi đó rất hoang vắng, ít người lai vãng nên bị lu mờ !!! 

“…những người dân gần bên làm vườn phát rẫy, phát hiện Tháp mộ nghĩ là của Chùa, nên báo cho Thượng Tọa Thích Minh Lượng, Trụ Trì Kim Long Cổ Tự được biết”.

Vào ngày 18/11 âl, năm Mậu Thìn (26.12.1988), Thượng Tọa và Tăng chúng phát hoang làm vườn, thấy đây là Tháp thờ Tổ Sư, nhưng chưa rõ là Tháp Tổ Sư nào ? có phải danh Tăng trong lịch sử Phật Giáo không ? 

Thượng Tọa cho người cạo bỏ những phần đất ổ mối xung quanh Tháp, cạo sạch rong rêu đất cát từng nét chữ …làm lại cho trang nghiêm.

Sau có nhà sử học Nguyễn Hiền Đức tìm đến, nhờ các cụ già đọc chữ nho; từ đó nhận ra được là Tháp của Tổ Sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch. Trên Bia Tháp của Tổ Sư có ghi rõ :”Quốc An Kim Cang Đường Thượng Tam Thập Tam Thế húy Siêu Bạch hiệu Hoán Bích Hòa Thượng Tổ Sư chi tháp”. 

Thế là TT Minh Lượng tiếp tục công việc xin phép Chính quyền địa phương, thương lượng với bà con nhân dân xung quanh để được trùng tu sửa chữa nền Tháp và xây vòng rào tạm thời để bảo vệ Tháp Tổ Sư. Công trình được thực hiện từ ngày 11/12 âl, năm Kỷ Tỵ (1988). 

Đồng thời Thượng Tọa Thích Minh Lượng có trình báo về Tỉnh Hội và cung thỉnh Đức Đại Lão Hòa Thượng Phó Pháp Chủ thượng HUỆ hạ THÀNH quang lâm Chứng minh, nguyện hương (ảnh) cho công cuộc trùng tu.

 HT Thích Giác Quang

(4) 

Năm Đinh Tỵ, tức năm 1677, Tổ sư đã đi theo thuyền buôn đến phủ Quy Ninh Đại Việt, tức là Quy Nhơn – Bình Định ngày nay, lập chùa Di Đà Thập Tháp truyền bá Phật pháp tại vùng này. 

Chùa Thập Tháp Di Đà (còn gọi là chùa Thập Tháp) nằm ở phường Nhơn Thành, thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc. Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi mang tên Long Bích ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có mười ngôi tháp Chăm, sau đã bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Chùa Thập Tháp được xây dựng từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều – một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc – đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi chép về chùa Thập Tháp rằng: “Sau chùa có 10 tòa tháp Chàm, nhân đó thành tên, nay mười tháp đã đổ nát. Chùa do Hòa thượng Hoán Bích (thường gọi Nguyên Thiều Siêu Bạch) dựng nên dưới thời Thái tôn Hoàng đế triều Nguyễn nước ta“.

Trong tất cả chùa chiền ở miền Trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn thì chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định là chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế và được xem là chùa tổ.

Qua nhiều lần trùng tu, tái tạo, cái cũ và cái mới đan xen, nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm cổ kính. Chùa được trùng tu cả thảy bốn lần. Lần trùng tu đầu tiên vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), lần thứ hai vào năm Kỷ Tî (1849) dưới thời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, lần thứ ba vào năm Bính Tuất (1877) dưới thời Vua Tự Đức và lần thứ tư vào năm Giáp Tý (1924) dưới triều Vua Khải Định.

Năm 1924, Hòa thượng Phước Huệ là tổ thứ 40 phái Lâm Tế và là tổ thứ 13 của phái Nguyên Thiều đứng ra xây dựng, mở rộng chùa và dựng thêm cổng Tam quan như ngày nay.

Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú ... Bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.

(5)

“Tịch tịch cảnh vô ảnh, minh minh châu bất dung”, nghĩa là “vắng lặng gương không ảnh, sáng soi ngọc không hình”. Hai câu này, Tổ dạy về “Thật tính Bát nhã”. Thực tính ấy bản nhiên thanh tịnh, xuyên suốt mọi không gian, nên không bị cách vật, không có năng sở, không có chủ thể, không có đối tượng; và tính ấy xuyên suốt mọi thời gian, nên không bị hủy diệt, nó không nhân ngã, không bỉ thử, nên bình đẳng tuyệt đối. Tính ấy kinh Kim Cang gọi là Vô vi; là Như. Tổ Huệ Năng gọi là “Bản lai vô nhất vật”; Minh Châu – Hương Hải, gọi là “Thể tính hư dung, chiếu dụng tự tại”.

“Đường đường vật phi vật, liêu liêu không vật không”, nghĩa là “rõ ràng vật không vật, rỗng lặng không chẳng không”. Hai câu này Tổ dạy về “quán chiếu Bát Nhã”. Nghĩa do quán chiếu Bát Nhã, thấy rõ mọi vật “Đương thể tức không”, nghĩa là ngay đó mà không và ngay nơi không mà muôn vật khởi hiện. Ngay đó mà không, kinh Kim Cang diễn tả bằng các mệnh đề phi và ngay nơi không mà muôn vật khởi hiện, kinh Kim Cang diễn tả bằng các mệnh đề thị. Các mệnh đề phi và thị của kinh Kim Cang được Phật sử dụng để diễn tả thực tại Như, không những ngay ở nơi vật mà ở ngay nơi phi vật; không phải ngay ở nơi không mà cả ngay ở nơi phi không. Vì vậy, Tổ Nguyên Thiều dạy: “Đường đường vật phi vật, liêu liêu không vật không”. Vật rõ ràng không phải là vật; không trống rỗng không phải là không, cái thấy này hoàn toàn không thuộc về cái thấy của nhục nhãn hay thiên nhãn mà nó là cái thấy quán chiếu duyên khởi để thấy rõ tánh - không thuộc về tuệ nhãn và pháp nhãn. Còn cái thấy thuộc Phật nhãn thì lúc nào và ở đâu cũng Như, nghĩa là cái thấy không còn quán và chiếu, không còn năng và sở, không còn có cái tôi và cái phi tôi, không còn pháp và phi pháp. Như Tổ NguyênThiều đã hiển thị: “Tịch tịch cảnh vô ảnh, minh minh châu bất dung”.

Như vậy, kinh Kim Cang Bát Nhã qua tay của Tổ sư Nguyên Thiều chứng nghiệm và sử dụng để hành đạo, chỉ còn lại gọn gàng bốn câu và mỗi câu đều là Như. Như không phải chỉ ở mặt thể tánh mà còn cả mặt chiếu dụng; Như không phải chỉ ở mặt vật mà còn cả mặt phi vật; không phải chỉ ở mặt không mà còn cả mặt phi không. Như ấy là như thật tri kiến mà kinh Kim Cang muốn hiển thị mà Tổ đã chứng ngộ vậy.

Nhân kỷ niệm húy nhật lần thứ 283 năm, Tổ sư Nguyên Thiều viên tịch, chúng con dâng lên cúng dường Tổ sư bài cảm niệm về hành tung và thi kệ thị tịch của ngài với tất cả lòng thành kính của chúng con, ngưỡng vọng Tổ sư phủ thùy chứng giám.

Theo Linh Sơn Phật Giáo

(6)

Sau đó Tổ ra Phú Xuân lập chùa Vĩnh Ân và xây dựng tháp Phổ Đồng, tức là Tổ đình Quốc Ân ở Huế ngày nay, để tuyên dương Phật pháp và tháp Phổ Đồng do ngài xây dựng ngày ấy đã bị quân Tây Sơn phá sạch. Bấy giờ Tổ cũng đã trú trì chùa Hà Trung, ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên ngày nay.

Theo một số tư liệu cho ta biết rằng, Tổ đã được chúa Nguyễn Phúc Thái thỉnh cầu sang Trung Hoa để thỉnh mời các danh Tăng, Phật tượng và pháp khí từ Trung Hoa đến Đại Việt để phụng thờ và hành đạo. Tổ Sư rất được chúa Nguyễn Phúc Thái kính trọng.

Trong chuyến đi này theo bi ký ở chùa Quốc Ân, do chúa Nguyễn Phước Thụ (1725 – 1738) viết: “Ngài đã đi, đã về và đã hoàn thành sứ mệnh với nhiều thành công và nhiều thành tựu to lớn”.

Và về việc luận đạo và chứng ngộ, chúa Nguyễn Phúc Thụ viết ở bi ký rằng: “Trong những chỗ luận đạo, ngài đã chạm đến chỗ uyên áo tột cùng”.

Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu có những chính biến liên hệ đến Hoa kiều, Tổ sư Nguyên Thiều cũng đã bị chúa nghi ngờ có ít nhiều liên hệ, nên sự trọng vọng và ưu đãi không như thời chúa Nguyễn Phúc Thái, khiến sự hành đạo của Tổ đã có phần nào không thuận lợi ở thời điểm này, khiến các sử gia ngày nay đặt ra nhiều nghi vấn, nhưng chưa có sự trả lời nào có tính thuyết phục và thỏa đáng

.(7) Sau Hiển Tông Hoàng Đế ban thụy hiệu : Hạnh Đoan Thiền Sư (theo tài liệu của chùa Quốc An thì nói là Túc Tông Hoàng Đế. Lý do : Hiển Tông băng hà vào năm 1725, Tổ Sư thì tịch vào năm 1729 làm gì có việc Hiển Tông ban thụy hiệu cho Tổ Sư, nên tài liệu tại chùa Quốc Ân sửa lại để là Túc Tông Hoàng Đế 1725-1738) và có làm bài minh khắc bia để tán thán công đức của Ngài :

Ưu ưu bát nhã - Đường đường phạm thất

Thủy nguyệt ưu du - Giới trì chiến lật

Trạm dịch cô kiên - Trác lập khả tất

Quán thân bổn không - Hoằng pháp lợi vật

Biến phú từ vân - Phổ chiếu huệ nhật

Chiêm chi nghiêm chi - Thái sơn ngật ngật

Đại ý bài nầy là Hoàng Đế ca tụng đạo phong trí tuệ cũng như công hạnh giáo hóa lợi sanh của Ngài, tất cả đều hoàn bị tốt đẹp (tư liệu của Văn phòng TH-PG Đồng Nai lưu trử từ năm 1999)

Đã được HT Thích Thanh Từ dịch nghĩa như sau 

Bát Nhã ưu ưu

Phạm thất rõ rõ

Trăng nước ngao du

Giới luật nghiêm mật

Lặng lẽ riêng vững

Đứng thẳng đã xong 

Quán thân vốn Không 

Hoằng pháp lợi vật 

Mây từ che khắp

Tuệ nhật chiếu soi

Nhìn Ngài xét Ngài 

Thái Sơn cao ngất





 

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2021(Xem: 18630)
Chủ đề: Thiền Sư Cảm Thành (? – 860) Khai Sơn Chùa Kiến Sơ, Nhị Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông tại Việt Nam Một lần có vị Tăng đến hỏi: "Thế nào là Phật?". Sư đáp: "Khắp hết mọi nơi." Lại hỏi: "Thế nào là tâm Phật?". Sư đáp: "Không từng che giấu." Lại thưa: "Học nhân không hiểu". Sư bảo: "Đã đi quá xa rồi". Đây là Thời Pháp Thoại thứ 251 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 26/06/2021 (17/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/06/2021(Xem: 18139)
Chủ đề: Thiền sư Định Không (730-808) (Đời thứ 8 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) “Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng Họ Lý làm vua ba phẩm thành công” (Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung Lý hưng vương tam phẩm thành công.) Lời thơ sấm tiên tri của Thiền Sư Định Không. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 249 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 22/06/2021 (13/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
17/06/2021(Xem: 18810)
Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) Ngài là một thiền sư VN nổi tiếng, đệ tử nối pháp của Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, xây dựng Chùa Chúng Thiện ở núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có 300 đệ tử theo học thiền với Ngài. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 247 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 17/06/2021 (08/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
08/06/2021(Xem: 20764)
Thiền Sư Thích Đạo Thiền: Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam . Ngài thích tu tập phép chỉ và quán, luôn ở ẩn trong núi xa, nếu thấy nghe cảnh ồn náo, ngài liền tìm cách lui bước. Ngài thích ăn những thức ăn hoang dã, mặc đồ rách rưới, miệng không bao giờ nói chuyện phù phiếm; nếu có ai cho thức ngon đồ đẹp đều đem cấp phát cho người nghèo ốm….. Thời Pháp Thoại thứ 244 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 08/06/2021 (28/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/Thi
05/06/2021(Xem: 21689)
Chủ đề: Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) là một Thiền Sư sinh tại Giao Chỉ và đượcxem là Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam, người có công dịch Kinh An Ban Thủ Ý (Thiền quán niệm hơi thở do Đức Thế Tôn giảng dạy). Thời Pháp Thoại thứ 243 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 05/06/2021 (25/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lặng lẽ, một mình, đó là khí chất tâm không bận bịu tình không vướng mắc đêm đen soi đường lay người thức giấc vượt cao, đi xa thoát ngoài cõi tục. (Bài kệ tán thán công hạnh Thiền Sư Khương Tăng Hội của Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô kính dâng Ngài) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam)
03/06/2021(Xem: 18261)
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Nối pháp Thiền Phái Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, pháp phái Liễu Quán đời thứ 9, là dịch giả nhiều công trình Phật học quan trọng như Đại Trí Độ Luận, Trung Quán Luận, Thành Duy Thức Luận... Thời Pháp Thoại thứ 242 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 03/06/2021 (23/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ “Hàm long tái ngọ, đàm kinh phò luật xuất chân thuyên, ứng vật khúc trần, huề đăng thật địa; Báo Quốc trùng quang, bát hỏa ma chuyên truyền tổ đạo, đương cơ trực chỉ, bất lạc kỳ đồ” Dịch nghĩa: “ Núi Hàm Long trở lại giữa trưa, giảng kinh phò Luật, nêu rõ lý mầu, ứng theo hoàn cảnh mà trình bày quanh co nhằm dìu dắt, bước lên đất thật; Chùa Báo Quốc trở lại rạng quang, bươi lửa mài g
01/06/2021(Xem: 30824)
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021) Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021) Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021) Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
01/06/2021(Xem: 16310)
Thiền sư Liễu Quán (1667 – 1742) Sơ Tổ Thiền phái Liễu Quán tại Việt Nam, Tổ Sư đời thứ 35 của Tông Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 241 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 01/06//2021 (21/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Thất thập dư niên thế giới trung, Không không sắc sắc diệc dung thông, Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý, Hà tất bôn mang vấn tổ tông ? Dịch nghĩa: Ngoài bảy mươi năm trong thế giới, Không không, sắc sắc đã dung thông, Hôm nay nguyện mãn về chốn cũ, Nào phải ân cần hỏi tổ tông? (Kệ Thị Tịch của Tổ Sư Thiệt Diệu Liễu Quán) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức
27/05/2021(Xem: 20763)
Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746), Tổ thứ 34 của Tông Lâm Tế , Vị Tổ khai sơn Tổ Đình Chúc Thánh (Hội An), và là Sơ Tổ Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam. một dòng tu đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Phật giáo miền Trung Việt Nam.[1] Thời Pháp Thoại thứ 239 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 27/05/2021 (16/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Nguyên phù pháp giới không Chơn như vô tánh tướng Nhược liễu ngộ như thử Chúng sanh dữ Phật đồng Dịch nghĩa: Pháp giới như mây nổi Chân như không tánh tướng Nếu hiểu được như vậy Chúng sanh với Phật đồng. (Bài kệ thị tịch của Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo). 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Viet
20/05/2021(Xem: 19381)
Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) Tổ thứ 68 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 31 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 236 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 20/05/2021 (09/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lĩnh Nam thường hiện bậc thâm uyên Hoằng Giác đại sư đợi đủ duyên Nối Pháp Tây Thiên truyền ấn tín Tiếp dòng Đông Chấn hóa Trung Nguyên Nghìn sông, trăng chiếu lìa điềm báo Vạn dặm, mây trôi vẫn lặng yên Tám đạt, bảy thông luôn tự tại Hàng Tô dạo đến Triệu cùng Yên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]