Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 5192)
Chương 9: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương IX

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Tự tánh tự độ

Mỗi người ăn cơm mỗi người no, mỗi người sinh tử mỗi người biết. Học Phật niệm Phật để giải thoát sinh tử, là việc của chính mình, bất cứ ai muốn giúp chúng ta cũng không giúp được. Thầy tổ đem lời dạy của Phật dạy dỗ chúng ta giống như thầy thuốc kê đơn thuốc cho ta uống, uống hay không là ở nơi ta. Nếu không uống thuốc, bệnh sẽ không khỏi, đáng trách là ta. Vì thế, học Phật niệm Phật tối trọng là phải nương tựa chính mình, nghĩa là “tự tánh tự độ”. Khuyên người học Phật niệm Phật cần sớm chuẩn bị cho việc lớn sinh tử.

2. Phát tâm lâu dài

Học Phật niệm Phật, nhất định cần phải phát tâm lâu dài. Vì đường tu hành cũng giống như người leo núi, không có thể chốc lát liền được lên tận đỉnh. Trong quá trình leo núi, luôn có nhiều chướng ngại cản trở, và bất cứ chỗ nào cũng làm trở ngại chúng ta. Do vậy, bắt buộc chúng ta phải đứng lên, bước xuống, tiến tới, thối lui. Nhưng chỉ cần phát tâm lâu dài để đi lên, dù khó khăn đến mấy cũng khôn nản. Hãy nỗ lực đi lên thì nhất định sẽ có ngày thành công.

3. Bí quyết niệm Phật.

Bí quyết niệm Phật không gì lạ, chính là cần nhiều niệm. Niệm từ lúc thô sơ cho đến khi thuần thục, nuôi dưỡng thành thói quen niệm Phật. Đem một câu nam mô A-di-đà Phật hết lòng cung kính niệm, ứng dụng vào các việc như ăn mặc, đi đứng thường ngày. Lâu ngày như thế, tự mình có thể biết được sự mầu nhiệm trong câu niệm Phật.

4. Niệm Phật lớn tiếng

Khi niệm Phật nếu vong niệm dấy khởi liên miên, tâm thức tạp loạn, không thể chuyên chú, ắt cần phải niệm lớn tiếng để nhiếp tâm. Dùng tai lắng nghe có thể trừ được vọng niệm. Kinh Nghiêp Báo Sai Biệt nói rằng: ”Niệm Phật lớn tiếng có 12 thứ công đức. Một, có thể trừ bệnh ngủ gật. Hai, thiên ma kinh sợ. Ba, tiếng biến khắp mười phương. Bốn, dứt khổ trong ba đường ác. Năm, âm thanh bên ngoài không lọt vào tai. S, tâm chẳng toán loạn. Bảy, tinh tấn dũng mãnh. Tám, Chư p hoan hỷ. Chín, Tam-muội hiện tiền. Mười, vãng sinh Tịnh-độ”.

(Tam-muội: Còn gọi là Tam-ma-đề hoặc Tam-ma-địa. Trung Hoa dịch là Chánh Định, tức là lìa các tà niệm, tâm trụ một chỗ không các tà niệm).

5. Giới gốc Vô Thượng Bồ-đề

Kinh Hoa Nghiêm nói: ”Giới là gốc Vô thượng Bồ-đề”. Giữ một phần giới luật được một phần thanh tịnh, thành tựu một phần đạo nghiệp; giữ mười phần giới luật được mười phần thanh tịnh, thành tựu mười phần đạo nghiệp.

6. Căn bản của việc học Phật

Căn bản của việc học Phật chính là Giới, Định, Tuệ. Kinh Lăng Nghiêm viết:” Nhiếp tâm làm giới, nhân giới sinh định, nhân định phát tuệ. Đó gọi là Tam Vô Lậu học”. Vì thế, người học Phật cần phải khéo léo ở nơi Tam vô lậu học mà hạ thủ công phu.

7. Tam vô lậu học

Làm sao trong cảnh đời ô trược này tâm không bị ngoại cảnh chuyển? Như như bất động mà lại chuyển lại ngoại cảnh? Hoá phiền não làm Bồ-đề, hoá lửa đỏ làm sen hồng! Đây phải cần công phu, phải cần Giới Định Tuệ nơi Tam vô lậu học.

8. Giới, Định, Tuệ

Đức Phật lúc sắp Niết-bàn, đinh linh dặn dò đệ tử sau khi Ta nhập Niết-bàn cần lấy giới làm thầy, chính là cần đệ tử mình nơi mọi cử chỉ hành vi trong sinh hoạt hàng ngày thường, đâu đâu cũng phải lưu tâm cẩn thận. Tuỳ thời quán chiếu lời nói và hành động chính mình, có trái phạm vào giời luật của Phật hay không. Luôn kiểm điểm lỗi mình, ngày ngày phải sám hối tội lỗi. Có được giới hạnh, tự nhiên sinh ra định lực, không đến nỗi theo duyên lưu chuyển, hoặc bị ảnh hưởng trần cảnh bên ngoài. Phải có định lực mới phát sinh trí tuệ, có thể phân biệt rõ ràng phải trái thiện ác.

9. Bàn luận việc binh trên giấy là lời nói suông

Nghe được hàng vạn câu không bằng thực hành một câu. Học Phật quan trọng nhất ở chỗ thực hành và phải thực tiễn. Đem lời dạy thiết thực của đức Phật ứng dụng vào trên sự hành trì trong sinh hoạt hàng ngày mới có thể chân chánh thu lại lợi ích. Bằng không, tất cả chỉ là việc bàn luận việc binh trên giấy, đều là lời nói suông, chỗ dùng một điểm đều không có.

10. Cách hành trì của người học Phật

Điều tối quan trọng trong cách hành trì của người học Phật là cần phải thâm nhập một môn, thành thật chấp trì Thánh hiệu A-di-đà Phật. Dù cho biển động, núi tan hoặc trải qua thời gian lâu dài, tuyệt không hề thay đổi. Mọi hành vi trong cuộc sống đều không nên sát sinh, ăn chay làm đầu cho hạnh đoạn các điều ác. Lấy việc chuộc mạng phóng sinh làm trước cho hạnh làm các điều thiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2013(Xem: 29959)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
22/04/2013(Xem: 7774)
Đườ ng về bến giác có muôn nẻ o đường, pháp tu niệ m Phật chỉ là mộ t trong muôn nẻo. Như ng theo lời dạ y của chư Phậ t, chư Bồ Tát, chư Tổ thì pháp tu niệ m Phật xứng hợ p với thời đạ i ngày nay. Thời đạ i mà con người dễ bị trần cả nh làm lu mờ tánh giác.
22/04/2013(Xem: 6083)
Ðạo Phật có rất nhiều pháp môn, nhiều tông phái để tu trì như: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông v.v... Một cách giản dị, tôi suy nghĩ như thế này: Thiền quán muốn có kết quả, Mật tông muốn có linh nghiệm... thì dù bất cứ một môn nào, tông nào, điều trước nhất là “Phật tại tâm” ta phải đựơc sáng lên.
09/04/2013(Xem: 8784)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
24/03/2013(Xem: 16181)
Album nhạc: Trăng Tròn Nghìn Năm của Ni Sư Thích Giới Hương
04/03/2013(Xem: 4347)
Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.
10/01/2013(Xem: 2749)
Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất rõ ràng “trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”: Chỉ dùng câu Phật hiệu này để dập tắt hết tất cả vọng niệm. Thật biết dụng công thì phải dùng như thế nào? Khi ý niệm vừa khởi lên, cho dù cái ý niệm này là niệm thiện hay là niệm ác, chỉ cần một ý niệm vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, liền quay lại với A Di Đà Phật, đó gọi là biết niệm, không để cho ý niệm của bạn tiếp nối, cho nên người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.
09/01/2013(Xem: 4591)
Tâm thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh tịnh. Nhất tâm là gì? Ngay trong hai đến sáu giờ, hay một ngày từ sớm đến tối trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ức Phật niệm Phật, trong lòng chân thật có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có bất cứ thứ gì thì gọi là nhất tâm. Sự việc này khó! Bạn muốn hỏi tôi, tôi tu bằng cách nào? Tôi niệm bằng cách nào? Tôi nói với bạn, trong tâm của tôi chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra là không có bất cứ thứ gì, cách niệm của tôi là như vậy.
01/01/2013(Xem: 6806)
Đã là người không ai không băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của mình sống như thế nào? v.v...Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngũ không yên. Để giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan. Là một tôn giáo, có một triết học rất cao, đạo Phật tất nhiên cũng có dành một phần lớn để nói về nhân sinh quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567