Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 20: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 5366)
Chương 20: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XX

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Then chốt thành công của sự tu hành

Vì chúng ta là phàm phu, mang lấy vô minh và nghiệp chướng từ vô thuỷ kiếp đến nay. Vì thế, trong sự tu hành, mỗi người đều có điểm mờ ám mà chúng ta không có cách gì để tự biết. Những điểm che mờ này rất có thể làm trở ngại đến thành quả tu hành của chúng ta. Vấn đề chính ở đây là có hay không một vị thiện tri thức sáng mắt, xem thấy rõ ràng và chỉ cho những điểm che mờ này. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta có thể khiêm nhường và hổ thẹn để cung kính lãnh thọ sự chỉ dạy của thiện tri thức hay không? Tiến tới là xét lại lỗi lầm, thật thà gạt bỏ những điểm che mờ nơi tự tâm. Đây là hai then chốt vô cùng quan trọng cho sự thành công trong việc tu hành.

2. Gặp thiện tri thức là nhân duyên lớn

Kinh Pháp Hoa nói rằng: ”Gặp thiện tri thức là nhân duyên lớn, nhờ sự dẫn dắt của thiện tri thức được thấy Phật”. Chúng ta vì nghiệp chướng sâu nặng nên sinh vào thời đại mạt pháp này. Phật pháp đã quá suy vi, tà sư nói Pháp vô số như cát sông Hằng, người học pháp tà không kể xiết. Nếu trong nhân duyên ngàn năm khó gặp này, chúng ta được gặp được một vị thiện tri thức chân thật. Mỗi người trong chúng ta phải nên hết lòng thờ phụng và dốc tâm hộ trì. Khiêm tốn thọ giáo và nên quý tiếc nhân duyên khó gặp này để khỏi cô phụ cơ hội ngàn năm khó gặp

3. Chuyển mê thành ngộ

Gặp được thiện tri thức là có nhân duyên lớn, chúng ta mới có dịp chuyển mê thành ngộ, cải tà về chánh, gạn đục thành trong. Trên đường tu hành hướng về mục đích giải thoát rốt ráo và thành thật. Đáng tiếc là chúng sinh phước mỏng, phần nhiều xem đến không biết đâu là thiện tri thức, bởi chúng sinh nghiệp chướng nặng. Người có thể biết được chắc chắn đâu là vị thiện tri thức thì lại quá ít. Không đáng thương sao!

4. Mắt mù dẫn người mù

Mỗi người tu hành đều cho rằng mình đã gặp được đại thiện tri thức, song hiện nay là thời mạt pháp, tà sư thuyết pháp như cá qua sông. Chúng ta có bị nghiệp chướng che lấp hay sao? Nên phải đi theo bọn thầy mù dẫn trò mù? Hoặc giả, theo đuổi tạm mượn Phật pháp để làm hạnh tà mà danh dự, vơ vét của cải ư? Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng mà mỗi người học Phật nhất định phải khéo léo kiểm nghiệm lại mình. Muốn giải thoát sinh tử không phải việc dễ dàng. Nếu gặp phải người mù chỉ dẫn không đúng đường, thậm chí là người ác cố ý dạy bạn đi sai đường. Ngày nay, tất cả sự nỗ lực của chúng ta đều đem đổ ra sông, nhân vì đi theo tà ma sau sẽ là con cháu nhà ma, đời sau sẽ đoạ địa ngục thọ khổ không kỳ hạn. Người học Phật không thể không thận trọng.

5. Phương pháp phân biệt thiện tri thức

Tự mình phân biệt đúng hay không đối với thiện tri thức, có thể chú ý đến mấy điểm sau đây của thiện tri thức:

Một thành thật niệm Phật: nếu chúng ta muốn đời này giải thoát sinh tử mà bỏ pháp môn niệm Phật thì không có bất kỳ pháp môn nào thành công. Thiện tri thức thầm biết rõ chúng sinh thời mạt pháp phước mỏng nghiệp dày. Tự mình phải nhất định chuyên tu Tịnh độ, thâm nhập một một tuyệt đối không xen lẫn, còn khuyên khắp tất cả thành thật niệm Nam mô A-di-đà Phật.

Hai, lấy giới làm thầy: thiện tri thức giới luật đã rất nghiêm, sống tu hành đâu đâu cũng lấy giới luật của Phật làm phép tắc. Rộng khuyên tất cả mọi người nghiêm giữ giới luật. Tuỳ thời tuỳ chỗ xét lại chính mình, tu sửa ngay thẳng chính mình.

Ba, giản dị, chất phác, bình thường, thật thà: thiện tri thức cẩn thận tuân theo lời Phật dạy. Khuyên làm việc chịu khó, biết tiết kiệm, tiếc phước đức. Trong sinh hoạt có thể tỉnh thì tỉnh, tuyệt đối không lãng phí. Không quản là ăn mặc hay đi đứng, tất cả cử chỉ nói năng đều chất phác, trong sạch, bình thường, thành thật. Lấy thân làm phép tắc, đem Phật pháp chân chánh thực hành ngay trong đời sống.

Bốn, không cầu danh lợi: thiện tri thức phải vì lợi mình lợi người, tuỳ duyên hoá độ chúng sinh. Chỉ là muốn cho chúng sinh thật sự thu được lợi ích của Phật pháp, lìa khổ được vui, tuyệt chẳng tham danh cầu lợi. Nhất quyết không mượn việc trong Phật pháp bòn rút vàng bạc, mang lấy hư danh.

Năm, chú trọng thực hành: thiện tri thức biết rõ nói suông vạn lời chẳng bằng hành một chữ. Muốn được lợi ích của sự học Phật, nhất định cần phải đích thân thực hành.

Nhân đây, đối với mọi người đặc biệt nhấn mạnh việc tu hành, trong tính chất trọng yếu của sự thực hành.

6. Nghĩ cho kỹ, xem cho rõ

Nếu chúng ta gặp phải người tu hành tất cả các pháp môn, nhưng tuyệt đối không niệm Phật cầu vãng sinh Cực Lạc; nếu chúng ta gặp người không tuân thủ giới luật, ở đâu cũng tuỳ tiện và thích hợp, cúng có khi gặp người sống quá mức xa xỉ hoang phí vô độ; chúng ta còn gặp hạng người bận rộn bôn ba truy cầu danh lợi; đôi khi chúng ta còn gặp hạng người nói một đàng, làm một nẻo, chỉ trọng lý luận học vấn, xem thường việc tu hành thực tế… Tất cả những người ấy, chúng ta cần phải khéo léo tự tỉnh lại rõ ràng, xem chính mình đi đúng đường hay không? Phải nhanh chóng xa lìa bọn họ để tự mình khỏi dính sâu vào lỗi lầm, về sau có hối hận cũng không kịp.

7. Bức tranh vẽ thiện tri thức đẹp nhất

Người tu luôn giữ mức bình thường thì đạo đức càng cao, giữ tâm thành thật thì trí tuệ nhiệm mầu. Người đời rất thích thanh cao nhiệm mầu, nhưng không biết chỗ tột đỉnh của thanh cao mầu nhiệm chính là chỗ rất bình thường thành thật. Nhân vì tâm bình thường không quản là giàu sang hay nghèo hèn đều có thể thọ trì. Tâm thành thật không hạn ở nơi có hiểu biết cao hay thấp, không phân biệt hạng căn cơ tốt hay xấu, nếu thành thật đều có thể đem đến lợi ích. Người tu hành sở dĩ làm thiện tri thức chính là dùng đức tính bình thường và thành thật để dẫn đường, chân thật làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Như đây có thể biết “bình thường, thành thật” chính là bức tranh vẽ thiện tri thức đẹp nhất.

8. Nên làm người mắt sáng

Thiện tri thức chân thật không bao giờ cho rằng mình là thiện tri thức. Không phải người mắt sáng không thể thấy biết điều thiện này, còn ác tri thức không bao giờ cho họ là ác. Chẳng phải người mắt sáng không bao giờ phân biệt được điều ác này nơi họ. Chúng ta tu hành cần phải làm người mắt sáng, thấy rõ và lựa chọn thiện tri thức để phụng sự và gần gũi. Không nên vớ va vớ vẩn, ngây ngô dại dột, tu học loạn xạ như một tổ ong, bỏ phí mất cả một đời, lại còn lầm vào địa ngục là điều rất không nên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2013(Xem: 30138)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
22/04/2013(Xem: 7818)
Đườ ng về bến giác có muôn nẻ o đường, pháp tu niệ m Phật chỉ là mộ t trong muôn nẻo. Như ng theo lời dạ y của chư Phậ t, chư Bồ Tát, chư Tổ thì pháp tu niệ m Phật xứng hợ p với thời đạ i ngày nay. Thời đạ i mà con người dễ bị trần cả nh làm lu mờ tánh giác.
22/04/2013(Xem: 6130)
Ðạo Phật có rất nhiều pháp môn, nhiều tông phái để tu trì như: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông v.v... Một cách giản dị, tôi suy nghĩ như thế này: Thiền quán muốn có kết quả, Mật tông muốn có linh nghiệm... thì dù bất cứ một môn nào, tông nào, điều trước nhất là “Phật tại tâm” ta phải đựơc sáng lên.
09/04/2013(Xem: 8850)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
24/03/2013(Xem: 16241)
Album nhạc: Trăng Tròn Nghìn Năm của Ni Sư Thích Giới Hương
04/03/2013(Xem: 4369)
Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.
10/01/2013(Xem: 2755)
Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất rõ ràng “trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”: Chỉ dùng câu Phật hiệu này để dập tắt hết tất cả vọng niệm. Thật biết dụng công thì phải dùng như thế nào? Khi ý niệm vừa khởi lên, cho dù cái ý niệm này là niệm thiện hay là niệm ác, chỉ cần một ý niệm vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, liền quay lại với A Di Đà Phật, đó gọi là biết niệm, không để cho ý niệm của bạn tiếp nối, cho nên người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.
09/01/2013(Xem: 4631)
Tâm thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh tịnh. Nhất tâm là gì? Ngay trong hai đến sáu giờ, hay một ngày từ sớm đến tối trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ức Phật niệm Phật, trong lòng chân thật có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có bất cứ thứ gì thì gọi là nhất tâm. Sự việc này khó! Bạn muốn hỏi tôi, tôi tu bằng cách nào? Tôi niệm bằng cách nào? Tôi nói với bạn, trong tâm của tôi chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra là không có bất cứ thứ gì, cách niệm của tôi là như vậy.
01/01/2013(Xem: 6871)
Đã là người không ai không băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của mình sống như thế nào? v.v...Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngũ không yên. Để giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan. Là một tôn giáo, có một triết học rất cao, đạo Phật tất nhiên cũng có dành một phần lớn để nói về nhân sinh quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567