Bài tưởng niệm Giáo Sư Trần Văn Khê
do Phượng Hoàng (SBS Radio Úc Châu) thực hiện 25-6-2015
Bài tưởng niệm Giáo Sư Trần Văn Khê
do Xuân Ngọc (SBS Radio Úc Châu) thực hiện 29-6-2015
****
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời rạng sáng 24-6
GNO - Nhập viện ngày 27-5-2015, được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) tận tình cứu chữa, tuy nhiên do bệnh nặng, tuổi cao sức yếu, Giáo sư Trần Văn Khê đã từ trần vào lúc 2g55 sáng 24-6, thượng thọ 94 tuổi.
GS.Trần Văn Khê
Đặc biệt, Giáo sư Trần Văn Khê mong muốn được an táng theo nghi thức truyền thống Phật giáo với sự chủ sự của TT.Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách. Ngoài ra còn có một dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân đồng điệu và môn sinh của ông, sẽ hòa tấu một buổi đặc biệt trong tang lễ.
Linh cữu của ông sẽ được quàn tại tư gia (số 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong thời gian từ 1 tuần lễ cho đến 10 ngày để các con, các cháu, bạn bè thân thuộc ở xa có thời gian về kịp dự tang lễ.
Bên cạnh đó, ngôi nhà mà ông ở khi còn sống tại Việt Nam sẽ được sử dụng để làm Nhà lưu niệm Trần Văn Khê. Trong bản di nguyện, ông bày tỏ mong muốn những thủ tục vào đọc sách, tham khảo tư liệu tại Thư viện Trần Văn Khê được dễ dàng cho những người đến thư viện đọc và nghiên cứu.
Giáo sư Trần Văn Khê và HT.Thích Minh Châu tại Viện Đại học Vạn Hạnh (1974)
- Ảnh tư liệu của Giáo sư cung cấp cho Giác Ngộ
Sinh tiền, Giáo sư Trần Văn Khê là người có mối thâm giao với chư tôn giáo phẩm như cố HT.Thích Thiện Siêu, HT.Thích Thiện Châu, HT.Thích Minh Châu...; ông là người có công rất lớn trong việc giới thiệu âm nhạc tâm linh - thường gọi là lễ nhạc Phật giáo Việt Nam ra cộng đồng nghệ thuật quốc tế, đồng thời là người đã có những nghiên cứu sâu sắc, nhiều buổi thuyết trình sinh động về nhạc lễ truyền thống của Phật giáo tại nhiều nơi, chỉ ra những nội dung dân tộc trong nền âm nhạc đặc thù đó.
Với khả năng đặc biệt có một không hai, Giáo sư là người đã không mệt mỏi truyền cảm hứng yêu thích, đam mê âm nhạc dân tộc đến mọi người, mọi lứa tuổi; từ đó, ý thức hơn trong việc giữ gìn kho tàng âm nhạc dân tộc một cách trân trọng.
Giáo sư Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 6 tuổi ông đã biết chơi đàn kìm, 8 tuổi biết chơi đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, đánh trống nhạc - là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam và thế giới.
Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông nguyên là giáo sư Trường Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc - UNESCO. Trở về nước vào năm 2006, Giáo sư Trần Văn Khê được cấp cho căn nhà tại số 32 Huỳnh Đình Hai (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Đây cũng trở thành nơi để ông tổ chức các buổi sinh hoạt về âm nhạc dân tộc. Ở tuổi 94, mắt kém nhưng ông vẫn không ngừng làm việc với tâm niệm hệ thống hóa lại kho tư liệu về âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau. Giáo sư Trần Văn Khê từng được Giải thưởng lớn Hàn lâm Viện Đĩa hát Pháp, Giải thưởng Đại học Pháp, Giải thưởng Dân tộc nhạc học năm 1960 và 1970, tiến sĩ danh dự về Âm nhạc Đại học Ottawa (Canada, 1975), Giải thưởng lớn về Âm Nhạc UNESCO và Hội Đồng quốc tế Âm nhạc (1981), Huân chương Nghệ thuật và Văn chương Cấp Officier, Bộ Văn hóa Chính phủ Pháp tặng (1991), Giải thưởng quốc tế về Dân tộc nhạc học KOIZUMI Fumio (Nhật Năm, 1995), Tiến sĩ danh dự về Dân tộc Nhạc học Đại học Moncton (Canada, 1999). |
P.V
Lễ nhập quan GS.TS Trần Văn Khê
Linh cữu GS.TS Trần Văn Khê được quàn tại nhà riêng số 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
Di ảnh cố GS.TS.Trần Văn Khê
Lễ viếng bắt đầu từ 12g trưa nay, 26-6-2015 (11-5-Ất Mùi); lễ động quan được bắt đầu vào lúc 6g sáng29-6-2015 (14-5-Ất Mùi). Linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương).
Được biết, trong suốt thời gian diễn ra lễ tang của Giáo sư (từ ngày 26 đến 29-6-2015), về phần nghi lễ sẽ do TT.Thích Lệ Trang đảm trách, với các nghi thức: nhập quan, thành phục, tiến linh vào mỗi buổi trưa. Đêm cuối trước khi di quan hỏa táng sẽ có lễ sơ dạ tiến chơn linh và lễ khiển điện di quan.
Không gian linh đường được trang trí dòng chữ “Thiên nhạc vinh quy” bày tỏ niềm kính tiếc về sự ra đi của một đại thụ của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đông đảo trí thức, đồng sự, thân quyến và nhiều thế hệ học trò đã không cầm được nước mắt, bày tỏ niềm tiếc thương, kính trọng với một bậc thầy về lĩnh vực âm nhạc đã vắng bóng.
TT.Thích Lệ Trang và chư Tăng Ban Nghi lễ PG TP.HCM chủ trì buổi lễ
Thân quyến của Giáo sư lặng người bày tỏ niềm tiếc thương
Theo thông tin từ Ban Tổ chức lễ tang, có chuẩn bị vòng hoa luân lưu để phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân đến viếng và chia buồn cùng gia đình GS.Trần Văn Khê. Ngoài ra còn có một dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân đồng điệu và môn sinh của ông sẽ hòa tấu một buổi đặc biệt trong tang lễ với sự điều phối của nhạc sĩ Nhất Dũng.
Được biết GS.Trần Văn Khê sinh ngày 24-7-1921 tại làng Vĩnh Kim, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), nguyên Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của nước Cộng hòa Pháp - Thành viên Hội đồng Quốc tế Âm nhạc của UNESCO, 10 năm liền là Chủ tịch Ban Tuyển chọn Quốc tế của Diễn đàn âm nhạc Châu Á - Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học, Văn Chương và Nghệ thuật Châu Âu - Huân chương Lao động hạng nhất của Nước CHXHCN Việt Nam. Đã từ trần vào lúc 2g55 sáng 24-6-2015 (9-5-Ất Mùi), thượng thọ 94 tuổi.
Giác Ngộ online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về lễ di quan của GS.Trần Văn Khê đến bạn đọc.
TT.Thích Lệ Trang thực hiện gia trì nghi thức sái tịnh
Sái tịnh linh quan
Linh đường - nơi diễn ra tang lễ cố GS.TS Trần Văn Khê đến 29-6-2015
Thiên nhạc vinh quy
NSND Kim Cương thương tiếc GS.TS Trần Văn Khê
Ngậm ngùi tiễn biệt một bậc thầy về âm nhạc, nhà văn hóa lớn của đất nước
Nhiều người thân, trí thức, học trò và những người thương mến Giáo sư đã đến dự lễ
Dàn nhạc truyền thống do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách sẽ phục vụ trong suốt thời gian tang lễ
Lễ thành phục do TT.Thích Lệ Trang chủ trì
Ông Trần Bá Thùy phát tang đến thân quyến Giáo sư
Tin, ảnh: Q.Hậu - Vũ Giang
http://giacngo.vn/
Lời ngỏ tang lễ GS Trần Văn Khê :
1/ Lễ tang xin miễn nhận vòng hoa vì theo di nguyện của GS Trần Văn Khê mong muốn dùng tiền phúng điếu lập Quỹ học bổng.
2/ Các đoàn thể văn nghệ sĩ chỉ một đại diện khấn lạy và thắp hương, những người khác bái theo hướng dẫn. Không đoàn thể nào thực hành lễ quá 2 phút
3/ Đề nghị không viết sổ tang quá một phút.
4/ Giữ trật tự yên tĩnh là món quà quý nhứt.
Linh cữu Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê được quàn tại nhà số 32 Huỳnh Đình Hai, phường 24, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 12 giờ trưa thứ sáu ngày 26 -6-2015.
Lễ truy điệu và lễ động quan được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, thứ hai ngày 29-6-2015.
Ngay sau lễ động quan, linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Nguồn GS Trần Văn Khê
Bài Thơ Kính Tiễn Biệt
Giáo Sư TRẦN VĂN KHÊ!
THÍCH HUYỀN LAN
Cung đàn rớt nhịp biệt li
Nhân sinh một cõi tử sinh kiếp người
Cội nguồn âm nhạc quê hương
Vút cao thánh thót một trời yêu thương
Bôn ba đất khách xứ người
Người Con quê Việt viết lời Dân gian
Để cho người biết Việt
Bằng tình âm nhạc thiết tha cội nguồn
Giữ gìn gia bảo cha ông
Tinh thần âm nhạc gọi hồn nước non
Thanh cao nếp sống tổ tông
Tiếng đàn Dân Tộc trường tồn dài lâu
Hợp tan dời đổi bể dâu
Tiếng đàn Dân Tộc hát câu chân tình
Đó là tâm nguyện thiêng liêng
Giáo Sư âm nhạc Trần Khê một đời
Phố buồn như những câu thơ
Hạt mưa mùa hạ chơi vơi thật buồn
Cung đàn sâu lắng cội nguồn
Tự tình Dân Tộc thiên thu bên người!
Sài gòn mưa hạ tháng 05/2015
T.H.L
ĐÔI DÒNG TIỄN BIỆT
GIÁO SƯ TIẾN SĨ TRẦN VĂN KHÊ
Cong lao đđóng gop cho nền âm nhạc cổ truyền dân tộc của Giáo Sư-Tiến Sĩ Trần Văn Khê (từ đây xin phép dùng từ Ông)trong gần cả đời người, tất cả chúng ta ai cũng đểu nhận rõ. Đó còn là những lợi ích rất quan trọng, làm tiền đề dấn thân của rất nhiều thế hệ văn nghệ sĩ có tấm lòng thiết tha với âm nhạc dân tộc.
Với riêng cảm nhận cá nhân, có bốn dấu ấn đặc biệt khi nghĩ về Ông mà có lẽ trong suốt cuộc đời mình luôn phải ghi ơn và nhớ mãi.
Thứ nhất: Vào đầu thập niên tám muơi thế kỷ trước, khi mà cuộc sống còn chật vật với những lo toan trước mặt; thì những buổi nói chuyện của Ông về niềm tự hào âm nhạc dân tộc trên sóng truyền hình trắng đen, vẫn có sức lôi cuốn nhiều tầng lớp người dân một cách lạ kỳ. Những lúc ấy Ông đi và về Việt
Giữa lúc phải chạy gạo ăn từng bữa ấy mà Nhà Nước cũng không quên trân trọng những gia trị quý báu của gia sản nghệ thuật dân tộc, đã hết lòng hổ trợ, giúp đỡ Ông thực hiện hoài bảo cao quý ấy, nên mới có những thành tựu quả ngọt như ngày hôm nay. Thật vô cùng đáng quý biết bao.
Thứ hai: Trong kho tàng âm nhạc dân tộc khắp cả ba miến Bắc-Trung-Nam Ông đều có những mối quan tâm, chia sẽ đặc biệt. Nhưng nổi bật nhất là sự am tường về âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo (Tán Tụng). Trong những lần nói chuyện Ông không ngần ngại so sánh những cách tán tụng của Phật giáo Trung Quốc với cách tán tụng của Phật giáo VN, và minh họa hết sức sinh động. Điều này làm tăng thêm niềm tự hào về một duyên mối của Phật giáo gắn liền với dân tộc trong nghệ thuật.
Phật giáo VN chúng ta bây giờ mới cảm thấy tiếc nuối khi suốt một thời gian dài, với hàng trăm buổi nói chuyện như thế của Ông, ở hội trường, sân khấu hoặc tại các chùa v…v…không nhanh nhạy ghi hình hoặc tối thiểu ghi âm lại để trao truyền cho các thế hệ Phật giáo mai sau. Cũng phải thôi vì Phật giáo VN chúng ta chưa có một đài phát thanh hay truyền hình đúng nghĩa để có thể thực hiện được những điều mình mong muốn, quá đáng tiếc biết bao!
Thứ ba: Cách phát âm của Ông trong diễn thuyết hay nói chuyện bình thưởng, nếu chú ý kỹ chúng ta sẽ thấy sự chính xác có chủ ý của Ông rất tinh tế. Ông là người con của Nam Bộ, điều đó chưa quan trọng bằng cách làm sao để người nghe không cảm thấy khó chịu về mỗi lời nói ngọng nghịu và trật lất chính tả. Là một người sống, học tập, định cư ở nước ngoài hơn nữa đời người mà Ông không hề để mất đặc tính quan trọng này thì thật đáng kính biết bao.
Như đã nói phẩn thứ nhất trên, có lẽ một phần người ta thích nghe những buổi nói chuyện của ông trên tivi lúc ấy chính là ở điểm này, và từ đó dạy bảo em cháu trong nhà thuận tiện hơn vì “có chứng cớ” đàng hoàng. Thế hệ chúng tôi ở lứa tuổi mẫu giáo, và ngay cả khi ở nhà , mỗi lần phát âm “ngọng” TR thành CH là bị vả mồm ngay. Cho nên nếu trên các phương tiện truyền thông không chú trọng điểu này thì sẽ rất khó cho các cô mẫu giáo và gia đình dạy em cháu mình phát âm đúng nhất.
Có nhiểu ý kiến cho rằng các Phát thanh viên, Biên tập viên của phát thanh hay truyền hình nên học tập cách phát âm của Ông. Sự cầu toàn thái quá, không theo một tiêu chuẩn nào sẽ gây khổ lụy cho không ít người xem - nghe đài, và đương nhiên trong giáo dục con cái trong nhà nếu chúng có ngồi cùng xem.
Giáo sư Tiến Sĩ Trần Văn Khê khi phát âm từ TR hay TRUYỀN đều rất rõ. Ngay cái chữ VÀ cũng thế, Ông không nói theocách người miền ngoài mà vẫn phân từ rõ ràng bằng cách đáng đầu lưỡi phía trên, khi đến chữ DÀ thì thỉ lại khác, để chiếc lưỡi nằm sát cầm dưới .v..v…Khi Ông nói “CHƠN Lý” (hoặc chơn chánh) để tránh chữ CHÂN là chân của chi dưới…Chữ TRƯƠNG nó phài khác chữ CHƯƠNG, Ông nói rất rõ ràng, không nhầm lẫn.
Thứ tư: Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê không phài diễn viên nhưng trong các bộ môn kịch hát dân tộc, thậm chí trong lãnh vực ẩn thực, mỗi lời nhận xét của Ông cũng đều được trân trọng. Những cách minh họa hùng hồn của ông, những cách thị phạm của Ông cũng khiến giới mô phạm nghệ thuật kính nễ. Cái tâm của Ông đã là của dân tộc cho nên cung cách trong cuộc sống, trong giáo dục âm nhạc cũng đã là linh hồn dân tộc. Đó chính là bản chất sống, tận tụy của Ông
Tất cả những điều đó đã thể hiện trong bản di nguyện của Ông trong những ngày cưối đời ở bệnh viện. Và hãy cứ nhìn lễ tang Ông, nhìn những người đến viếng linh cữu của Ông, để thấy hết cả cuộc đời cao đẹp ấy.
Sài gòn 26/6/2915
Dương Kinh Thành
GS.TS. Trần Văn Khê qua đời
Khoảng 2g50 sáng nay - 24/6, GS.TS. Trần Văn Khê, cây đại thụ của văn hóa dân tộc đã tạ thế sau gần một tháng nằm viện điều trị nhiều căn bệnh tuổi già.
Theo tường thuật của chị Nguyễn Thị Na - người giúp việc nhiều năm tận tụy bên GS. Trần Văn Khê thì khoảng hơn 1g sáng nay, trong lúc đang nằm bên ngoài phòng điều trị cách ly của GS. Trần Văn Khê, chị và cháu của giáo sư Khê đã được gọi vào nhìn mặt ông lần cuối.
GS.TS. Trần Văn Khê diện Âu phục, sử dụng đàn cò - Ảnh chụp năm 1952 mà Trần Văn Khê
rất trân quý vì là kỷ niệm của ông với người bạn tại Viện dưỡng lao sinh viên Aire sur l'Adour tại Pháp
Tin GS.TS. Trần Văn Khê qua đời đã như một cú sốc đối với các học trò ông cũng như công chúng mộ điệu. Trên khắp các trang mạng về âm nhạc dân tộc là những lời tiếc thương cho một tài năng lớn, một nghệ sĩ tài hoa.
GS. Trần Văn Khê ngâm bản Nhớ rừng của Thế Lữ
Kiến trúc sư Trần Quang Minh, con trai GS. Khê hiện đang chuẩn bị hậu sự cho ông trong lúc GS.TS. Trần Quang Hải đang đáp máy bay từ Pháp trở về.
GS. Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc dân tộc cả hai bên nội ngoại với những tên tuổi lừng lẫy như Trần Văn Trạch (em trai), Trần Văn Triều (cha), Trần Ngọc Viện (cô ruột - người sáng lập gánh hát Đồng nữ ban - đoàn cải lương duy nhất của Việt Nam với các thành viên đều là nữ), Trần Quang Diệm (ông nội), Nguyễn Tri Khương (cháu nội danh tướng Nguyễn Tri Phương)...
Trần Văn Khê - Phạm Duy - Vĩnh Bảo mang nhạc đi đánh xứ Cờ hoa năm 1971
Con trai và con dâu của ông - GS.TS. Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến cũng là những tên tuổi lớn trong làng nhạc. Phía sui gia cũng không kém phần lẫy lừng với các nhân vật như Thái Thanh, Phạm Đình Chương, Phạm Duy...
Cả cuộc đời GS.TS. Trần Văn Khê đã có những đóng góp to lớn cho âm nhạc Việt Nam qua những nghiên cứu, tác phẩm và đặc biệt là những chuyến đi khắp thế giới để quảng bá văn hóa Việt Nam.
Trần Văn Khê - Nguyên Lê ngẫu hứng Chiều tiễn đưa
Những năm tháng gần đây, tuy tuổi cao sức yếu, phải ngồi xe lăn, nhưng GS. Trần Văn Khê vẫn thường xuyên có các buổi nói chuyện chuyên đề về âm nhạc dân tộc với khán giả trẻ, góp phần hun đúc tình yêu của tuổi trẻ với nghệ thuật nước nhà.
PHẠM THÀNH NHÂN
http://phunuonline.com.vn/
Giáo sư Trần Văn Khê tán và tụng bài Dương Chi Tịnh Thủy
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời: Một cuộc đời viên mãn...
Giáo sư Trần Văn Khê về thăm quê nhà tại Vĩnh Kim, Tiền Giang năm 2009 - Ảnh: Duy Anh |
* Một cuộc đời viên mãn...
Gần gũi, thâm trầm, nghiên cứu uyên thâm, mang âm nhạc dân tộc ra phổ biến với bạn bè thế giới, GS Trần Văn Khê khiến ta thêm yêu âm nhạc Việt Nam và lịch sử Việt Nam. Ông đã sống một cuộc đời viên mãn, ít gây tranh luận hơn nhưng cũng đầy thăng trầm, nhiều hoài bão.
Ông chạm tay vào những đỉnh cao nhất của cuộc đời nghiên cứu, đã để lại hậu thế một di sản đồ sộ, đã nếm trải nỗi cô đơn tận cùng của một vĩ nhân. Xin thành kính phân ưu cùng gia quyến và mong thầy yên nghỉ.
(Nhà báo Trần Minh, báo Bóng Đá)
* Giúp ta tin hơn vào vẻ đẹp của văn hóa Việt
Hơn 2 giờ sáng đêm qua, Sài Gòn đổ một cơn mưa lớn. Mình tỉnh dậy đóng cửa sổ, cảm thấy mát dịu và thư thái. Sáng ra mới đọc tin GS Trần Văn Khê vừa qua đời vào khoảng thời gian đó ở Sài Gòn...
Trong bài điểm sách Những câu chuyện từ trái tim của giáo sư Trần Văn Khê, tôi đã chia sẻ rằng: “Ông làm cho ta tin hơn vào vẻ đẹp của văn hóa Việt, từ những chi tiết ứng xử rất nhỏ, như khi ông từ chối lời mời ăn của ông thủy sư đề đốc Pháp muốn chuộc cái lỗi đã dám coi thường âm nhạc Việt: "Người Việt Nam chúng tôi không phải ai mời ăn cơm cũng ăn, bởi chúng tôi chỉ ăn với những người mình thương yêu, tâm đầu ý hiệp".
Về tình yêu, ông quan niệm rõ người đàn bà của mình phải như thế nào, "tôi không đặt cái đẹp lên hết thảy, nhưng ít nhất phải dễ coi.Tôi thích cái duyên hơn cái đẹp. Cái duyên làm cho mình mến, mình muốn gần...".
Ông dành nhiều trang để kể về cuộc tình một đêm với một cô vũ nữ, hay mối tình ngắn ngủi với một người bạn gái, chỉ để nói rằng ông cũng biết mở lòng ra để tận hưởng tình yêu, nhưng không bao giờ để tình yêu vượt qua lý trí.
Ông thuật lại cách đối xử sao cho trọn vẹn với người bạn gái, cô vũ nữ và ngay cả với người vợ cũ (mà ông gọi là mẹ của các con tôi), vì thế họ vẫn giữ được tình cảm và quan hệ tốt đẹp với ông.
Ông chia sẻ rằng "hạnh phúc tuy không phải bao giờ cũng hoàn toàn nhưng vẫn là hạnh phúc". Tuy ông và vợ đã chia tay, nhưng hai người vẫn quý trọng nhau, các con ông đều trưởng thành và thành đạt.
Phải chăng cuộc sống quanh ta đầy rẫy số phận, những hoàn cảnh tương tự, những cái rất không trọn vẹn nhưng vẫn đẹp và đáng trân trọng. Những bí mật như vậy thật đáng tìm hiểu, chứ đâu phải là những mảng tối khác của đời sống mà không ít lần ta trà dư tửu hậu để chuyện phiếm với bạn bè.
Những câu chuyện từ trái tim vượt qua tầm của một cuốn tự truyện để trở thành một tác phẩm văn học có giá trị, khi ta mở bất cứ trang nào cũng thấy những chi tiết thấm đậm tình người.
Tôi vẫn tin rằng duyên may trong cuộc sống không phải bao giờ cũng tới và nếu tới chưa chắc đã trọn vẹn, nhưng trái tim vẫn đập hằng ngày. Lắng nghe nhịp đập của trái tim sẽ khiến ta sống khoan dung, bình an và có hi vọng.
(Chị Lã Hoa - Saigon)
Giáo sư Trần Văn Khê cùng NSND Kim Cương hát cùng bạn bè thân thuộc và cháu thiếu nhi - Ảnh: Duy Anh |
* Người thầy tận tình...
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời rồi, mong thầy yên nghỉ và bình yên trên đường về cõi thiên thu. Mình cũng có may mắn được làm việc với thầy nhiều lần, lâu nhất chắc là hồi làm CD thầy trích đọc hồi ký nhân dịp tái bản.
Không phải lúc nào cũng ở trạng thái vui vẻ, nhưng công việc là vậy mà, đọng lại sau tất cả là sự trân trọng và quý mến. Dù chẳng phải thấy người sang bắt quàng nhưng nếu gọi điện nói dạ con là... thì thầy nhớ ra và rất tận tình giúp đỡ nếu cần.
Gần đây nhất là buổi nói chuyện về bài Tình ca (Phạm Duy) rất cảm động. Điều mình mong là giờ đây các công trình nghiên cứu của thầy, cả sách lẫn âm nhạc, có thể được xuất bản vì chúng là vô giá.
Hồi ký của thầy cũng hay nhưng những người chấp bút quá lệ thuộc vào nhật ký của thầy nên trừ phần thời thơ ấu, còn lại hầu hết đều sơ sài, phải nói là tiếc vô cùng. Sự tiếc ấy nên được bù đắp bằng những gì thầy đã viết ra, về âm nhạc - sự nghiệp và lẽ sống của thầy.
(M.C Minh Đức - SG)
* Nói chuyện gì cũng duyên...
Tôi đã dõi theo ông và chụp ông cùng NS Hải Phượng hơn 20 năm qua, nghe ông về Việt Nam tôi lại lên, ông về thăm quê Vĩnh Kim tôi lại đến, ông có tài hùng biện nói chuyện gì cũng duyên...
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/am-nhac/20150624/giao-su-tran-van-khe-qua-doi-mot-cuoc-doi-vien-man/766164.html
Sách gồm 12 câu chuyện, 1 bài phỏng vấn và phụ lục “GS.TS Trần Văn Khê - Một hồn thơ rộng mở”, được "chấp bút" bằng đúng chất giọng Nam Bộ mộc mạc của GS.TS Trần Văn Khê.
12 câu chuyện là những trải nghiệm sinh động của GS.TS Trần Văn Khê, trải dài từ thưở ấu thơ ở làng Vĩnh Kim (tỉnh Tiền Giang), sớm mồ côi cha mẹ, đến tuổi thanh niên ấp ủ bao hoài bão, từ chuyến đi rời xa đất nước vào năm 1949 đến hành trình khắp năm châu để giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam (Do chính Giáo Sư Trần Văn Khê diễn đọc kính mời nghe).
Cuộc đời, sự nghiệp GS. Trần Văn Khê qua hồi ức của con trai (I)
LTS: Sau gần một tháng vào viện, rạng sáng nay 24/6, GS Trần Văn Khê đã qua đời tuổi ở 94. Ông được coi là một tài năng lớn, một nhân cách lớn của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô bờ. Chúng tôi xin gửi tới độc giả bài viết của GS Trần Quang Hải - con trai của GS Trần Văn Khê viết về người cha kính yêu của mình.
Giáo sư Trần Quang Hải và cha mình - Giáo sư Trần Văn Khê (phải)
Trần Văn Khê và thân mẫu (1924)
Hình cưới Trần Văn Khê và Nguyễn Thị Sương (1943)
Trần Văn Khê và Nguyễn Thị Sương (1949)