Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thấy gì qua hình ảnh Vu Lan Bồn

01/08/201115:38(Xem: 4576)
Thấy gì qua hình ảnh Vu Lan Bồn
vulan
THẤY GÌ QUA HÌNH ẢNH VU LAN BỒN

Chân Hiền Tâm

Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình.

“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Ba cõi không ngoài tâm. Vạn pháp đều do phân biệt tạo tác mà có. Một thế giới tranh tàn đau thương hay hạnh phúc ấm no, tùy thuộc vào những gì mà người ở thế giới đó tạo ra trong quá khứ. Ai tạo nhân, đủ duyên người ấy gặt quả. Không tạo nhân, dù duyên nhiều bao nhiêu, cũng không có quả để gặt. Vì thế, khủng bố tràn lan nhưng không phải ai cũng bị tai họa vì khủng bố. Không phải có sóng thần thì ai cũng chết vì sóng thần. Y học tiến triển rất mực, nhưng không phải vì thế mà mọi bệnh tật đều được cứu chữa. Vẫn có người chết vì sự tiến bộ của khoa học. Khoa học mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng tác hại từ nó cũng không nhỏ. Bởi mọi thứ còn tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của từng người. Cái quả mình nhận được luôn tương thích với cái nhân mình đã rạo ra trong quá khứ. Có thể là trong hiện đời, có thể là trong tiền kiếp. Đã có quả tức phải có nhân, không có chuyện tự nhiên. Từ mình mà ra, nên phải tự mình giải quyết vận mệnh của mình. Các thứ bên ngoài chỉ là trợ duyên giúp mình giải quyết cái nhân, mình đã gầy tạo trong quá khứ.

Một lần đi dạo cùng thiền sư Phật Ấn, Tô Đông Pha thấy tượng Quán Thế Âm cầm chuỗi niệm Phật, ông hỏi:

- Quán Thế Âm là người để ta lễ bái, vì sao trên tay còn cầm chuỗi niệm Phật?

- Đó phải hỏi chính ông

- Sao con biết niệm ai?

- Niệm Quán Thế Âm chứ ai!

- Sao lại phải niệm mình?

- Vì cầu người không bằng cầu mình.

Cầu người không bằng cầu mình, vì mình là kẻ gieo nhân mà cũng là kẻ thừa hưởng cái nhân ấy. Không có gì thay đổi, khi tâm mình còn đầy tham dục và sân hận. Mọi thứ chỉ thay đổi khi suy nghĩ và hành động của mình thay đổi. Không thể có một hoàn cảnh tốt đẹp, khi thân khẩu ý của mình hoàn toàn bất thiện. Niệm Phật cầu tha lực, là lấy một niệm Phật trừ đi một niệm ác. Niệm niệm niệm Phật là để niệm niệm hành thiện. Tha lực mới hiển. Cầu tha lực, mà không niệm Phật cũng không dừng ác hành thiện, thì chưa từng có tha lực nào ứng được.

Nhận ra được điều ấy, mình sẽ hạn chế bớt những đổ thừa trách cứ, cũng như hạn chế bớt những tư tưởng và hành động vị kỷ. Chư Tôn đức có lập đàn tràng tế độ nhân sinh, thì cũng như Mục Kiền Liên, vì hiếu từ mà thỉnh cầu chư Tăng độ mẹ, hy vọng thế giới bình an, người sống hạnh phúc, người chết siêu thăng. Nhưng nếu mỗi người, sống cũng như chết, không tự buông bỏ tâm vị kỷ của chính mình, như bà Thanh Đề buông bỏ tâm tham hận, thì mọi thứ vẫn y nguyên, không có gì thay đổi. DUYÊN cầu nguyện bên ngoài dù đủ mà NHÂN bên trong của mỗi người không tốt, thì mọi thứ vẫn hoàn không.

Cho nên, lập đàn tràng tế độ nhân sinh không phải để cầu cho khủng bố thiên tai hay hoạn nạn hết hoành hành, mà chính là cầu cho mọi người chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thực lý Nhân Duyên đang chi phối thế giới này, cầu cho tất cả chúng ta phát tâm hướng thiện và hành thiện. Tâm bớt bạo tàn tham dục, thì khủng bố thiên tai mới có ngày chấm dứt. Khủng bố dẹp rồi mà tâm con người không hết tham sân, sẽ có các loại nạn tai khác xảy ra cho tương thích với những gì mà nhân loại đã gieo...

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/02/2023(Xem: 5366)
Chuyện kể về Đức Phật lúc thành Đạo qua tiếng hát của ca sỹ Quốc Việt, sáng tác Minh Thiện Phước, mixed by Howard Le. Video clip credited: Little Buddha - Keanu Reeves (1994 - BernadoVertoluci - Pathé, Miramax, Walt Disney Studios Motion Pictures)
10/08/2022(Xem: 2482)
ĐÔI BÀN TAY MẸ (Lyrics) Sáng tác: Thuỳ Linh Đôi bàn tay mẹ, xé mây cuốn thành, lọn tóc mỏng manh Đôi bàn tay mẹ, đón ngọn gió mềm, nhịp thở dịu êm Đôi bàn tay mẹ, xẻ núi đắp đồi, cân xứng tinh khôi Mẹ chìu mẹ yêu, bao ngày vất vả, hơn cả Ngọc ngà, che chở nâng niu Một nửa cho con, trái tim của mẹ, một nửa cho con, tinh thần của cha Tình mẹ bao la, quý hơn ngọc ngà, lòng mẹ cưu mang, đâu sánh bạc vàng. Đôi bàn tay mẹ, cắt mạch đất trời, dòng máu đỏ tươi Đôi bàn tay mẹ, nắn nót từng ngày, dày công đắp xây Mẹ là nghệ nhân, trên đời có một, điêu khắc hình hài, ai biết ai hay.
06/08/2022(Xem: 2386)
KHOÁ LỄ KHAI KINH VU LAN https://www.youtube.com/watch?v=Ma4alGpy30Y (Kinh Bốn Ơn Lớn & Kinh Vu Lan Báo Hiếu) Ý thơ:Thích Nhật Từ / Võ Tá Hân phổ nhạc / Ca sĩ: Thanh Lan / Phòng thâu: Lam Quân / Thực hiện: Cù Minh Thắng Kính thư Võ Tá Hân
29/06/2022(Xem: 9163)
Nhạc phẩm: Di Hành (do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh sáng tác & trình bày)
29/06/2022(Xem: 8348)
Nhạc Phẩm: Phật Tức Tâm, Tâm Tức Phật (do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh sáng tác và trình bày)
03/02/2021(Xem: 19823)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
08/12/2020(Xem: 13738)
Nam mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 192 về Thiền Sư Trí Thường Qui Tông. Ngài thuộc đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất. Tổ Bồ Đề Đạt Ma có tiên tri :”nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành, hoằng pháp cứu mê tình, cứu chúng sanh mê muội”. Sư phụ kể ngũ diệp, năm cánh đó là Tổ Huệ Khả, Tổ Tăng Xán, Tổ Đạo Tín, Tổ Hoằng Nhẫn, Tổ Huệ Năng. Tổ Huệ Năng có năm cánh đó là, Tào Động, Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn.
27/11/2020(Xem: 17455)
34/ Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác (665-713) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 08/10/2020 (22/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tùng tha báng, nhậm tha phi Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì (Chứng Đao Ca của Thiền Sư Huyền Giác) “ Tốt và xấu nhà nhà đều có Thị với phi, chốn chốn "hưởng" đồng nhau Mặc tâng khen, mặc phỉ báng, đừng nao Họ tự bỏng bằng ngọn lửa đốt trời trong tay ho * Lời phỉ báng, nghe như ru, như gió thoảng Ngọt như cam lồ, mát tợ xuân phong Tìm đâu ra ! Bực bội với u sầu ? Nó tan biến trong cảnh giới "bất tư nghì" giải thoát” (do Hòa Thượng Thích Từ Thông dịch) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Mon
09/10/2020(Xem: 10255)
Truyện Tranh Phật Giáo: Kinh Vu Lan Bồn TN Huyền Linh - TN Tịnh Chúc Diễn đọc: Ngọc Hân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]