Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (78)

V
hài kch: Ôn bài


Biên soạn:

Quảng Hương

Diễn viên:

Nguyên Như, Quảng Hương, Quảng Tịnh, Nguyên Nhật Thơ & Tâm Hương
Đã diễn tại Đêm Thiền Trà Đạo Tình trong Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 18 tổ chức tại Piccadily, Adelaide 30/12/2018

 


 

Là những người con của Phật, một khi đã đi tu học thì phải thường xuyên ôn bài để thực hành cho đúng chánh pháp của Chư Phật, Chư Tổ dạy. Sau đây, chúng con/chúng tôi xin cung thỉnh Chư Tôn Đức và qúy Phật tử chứng kiến các “Tiểu đệ tử” và “Đại đệ tử” của Tu Viện Quảng Đức ôn luyện như thế nào qua vở hài kịch “Ôn bài”.

 

(Bối cảnh xảy ra tại nhà của Nguyên Nhật Thơ và Quảng Hương. Hai vợ chồng đi Chùa mới về tới nhà)

 

QH: (Từ bên ngoài đi chân đất bước vô nhà cằn nhằn) Nì, bửa ni đừng có lên chùa Ôn Phổ Hương nữa hí, hễ tới chùa của Ôn là tui bị mất đồ, lần trước thì tui mất chiếc nón bài thơ, chừ thì đôi guốc đây nì.

NNT: Hừ, mất đồ thì mất chứ có mắc mớ chi tới Ôn Phổ Hương mà bà nói ác ôn rứa? 

QH: Rứa ông không nhớ lúc Ôn ấy dạy luật "Nhân Quả" trong khóa tu học, Ôn kể hồi nhỏ Ôn đi tu, hễ tới rằm và 30 là đem xôi chè đang cúng trên bàn thờ đi dấu, để dành khuya đem ra ăn đó tề.

 

NNT: Vì rứa khi vô Sài Gòn học, Ôn bị cái 'qủa' là mất liền tù tì 5 chiếc xe đạp đúng không?

 

QH: Ừ thì đó.

 

NNT: Nhưng chuyện nớ chẳng hề liên quan chi tới cái chuyện mất “đôi hia bảy dặm” của bà hết. 

QH: Thì tui chỉ sợ Ôn ấy mất 5 chiếc xe đạp chỉ mới trả cái “quả" là vốn thôi còn cái “qủa” tiền lời, thì đệ tử như mình phải trả phụ đó ông nờ! Thầy trò cộng nghiệp mà.

NNT: Cộng nghiệp cái khỉ khô, rứa mà Bà cũng nói cho được. Ôn Nguyên Tạng đã dạy kỹ rồi "Con người được sinh ra với chiếc búa trong miệng, người ngu nói điều xấu là tự chém vào mình". Bà làm ơn “Zip” cái miệng bà lại, đừng làm người ngu nữa hí?

 

QH: Tui biết rồi, phải luôn luôn nói lời ái ngữ cho dù trong long thấy rất ái ngại, đúng khôn?


NNT: Có điều tui phục mấy bà sát đất, được Ôn ấy truyền cho đức tính tự tin đến dễ sợ, ai mà đệ tử của Ôn Nguyên Tạng cho dù nhan sắc giống như "Thị Nở" cũng cứ tưởng mình là "Thúy Kiều" hết. 

QH: Rứa mới gọi là tu chứ ông, tu là càng ngày phải càng lạc quan, tự tin “tui là Phật sẽ thành” còn Ông là Phật không bao giờ thành!

 

NNT: Răng rứa?

 

QH: Chứ mặt ông khi mô cũng hắc ám như rứa làm răng mà thành Phật được.

NNT: Nhưng tui phải công nhận từ ngày bà đi Chùa tới giờ bà bớt cà chớn, bớt ngang ngược hẳn luôn. Từ “Ba la sát” chuyển thành “Ba la mật” rồi hí?

QH: Cũng nhờ Ôn Tâm Phương đó. Ôn dạy "Người vợ phải như đóa hoa ở trong nhà để chồng con chiêm ngưỡng, chứ đừng như bao rác mà họ chỉ muốn đem quăng ra ngoài đường" nên mỗi lần tui sắp nổi cơn tam bành là tui nhớ tới, rứa là tui nuốt h
ết vô trong bụng đó.

 

NNT: Chứ chi nữa, rác mà để trong nhà thúi chịu chi thấu! (Ngó quanh) Con Quảng Tịnh lại đi mô nữa? Việc nhà thì không lo, việc thiên hạ là hắn chạy lăng xăng như gà mắc đẻ rứa, ai mà dám rước hắn đây?

 

QH: Không ai lấy thì coi như hắn không có mắc nợ đàn ông, giống như Tỷ Tâm Quang tề, rứa mà khỏe cái thân, đi chùa, công qủa vô tư!

 

QT: (Cùng người bạn hàng xóm Tâm Hương từ bên ngoài vừa hát vừa bước vô cửa) "Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng bye bye, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng ra rìa, đời tôi cô đơn…) 

NNT: Mi làm ơn yên tịnh, nín giùm đi con.

QT: Ba ơi, mình tu pháp môn "tịnh độ" chứ có phải "tịnh khẩu" mô mà Ba bắt con nín.

 

NNT: Vừa tửng tửng, vừa nói nhiều như mi ế triền miên là cái chắc!

 

TH (Bạn của QT): Dạ thời buổi ni càng ế, càng sung sướng tấm thân Bác nờ. Lỡ mà bị ế là đi tu liền, lo chi cho mệt xác. (Hát) Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ, được ăn xôi ăn chè liên miên…hì hì.

 

QT: Sướng chi mi ơi, Phật tử cúng xôi chè mà không ăn họ giận họ bỏ Chùa đó tề. Nên chừ hỏi ra Thầy Cô mô cũng bị đi cấp cứu vì bịnh tiểu đường hết tề, tội ghê chưa? (Quay qua TH) Thôi tau đi uống miếng nước đây, mi uống chi không?

 

TH: Cho tau một ly soda chanh sữa hột gà…

 

QT: (Lầm bầm) Mi tu kiểu chi mà đòi hỏi dữ rứa?

 

TH: (Lẩm bẩm) Thì cũng tại hôm giờ tập kịch dữ qúa nên mất sức đó.

 

QH: (Thở dài) Con QT nhà mình hắn bị bịnh nói nhiều đến nỗi mà cái miệng không kịp kéo da non, Ôn Bổn sư đã đặt cho hắn pháp danh là Quảng Tịnh rứa mà không thấy hắn tịnh bớt chút mô hết tề.


NNT: (Thở dài) Hay là mình dẫn hắn lên Ôn Huyền Tôn, thỉnh Ôn trị bịnh giùm cho hắn, bà thấy răng? 

QH: Ôn chỉ trị bùa ngãi hay bị Ma Quỷ nhập chứ có trị bịnh nói nhiều mô mà ông nói lát lát r
ứa

TH: Dạ tà ma mà Ôn còn trị được, thì cái bịnh nói nhiều của QT nhầm nhò chi. Cháu bảo đảm với Bác, Ôn chỉ niệm Chú chút xí là nó tịnh khẩu liền

 

NT: (quay qua QH) Rứa thì bà liệu mà thưa với Ôn, niệm bài Chú ngắn ngắn thôi, chứ niệm bài dài quá nó á khẩu luôn là chết ngắt đó nghe bà. 

QT: (Đi ra vừa múa may lảm nhảm hát vừa hỏi) Ai á khẩu mà tội rứa Ba Mạ? Con sống mà không nói cho đã cái miệng thì thà chết sướng hơn.


QH:  Con làm ơn đừng để Ba mi cứ nói “Mẹ  nào con nấy” nữa hí ? Nì, ngày mai con rảnh, chở cho Mạ đi thăm Ôn Huyền Tôn một chút nghe con? 

TH: Dạ không được mô Bác ơi! Tụi cháu mới hứa với Ôn Trường Sanh ngày mai đi tập văn nghệ, chuẩn bị cho đêm Thiền trà khóa tu học lần thứ 18 ở Adelaide rồi.

QH: Rứa Ôn có khỏe không mấy đứa con? Rồi Ôn dạo ni ra răng? 

QT: Dạ Ôn nói ban ngày thi Ôn lo "lao động chân tay", ban đêm thi Ôn tập trung "lao động trí óc", nhưng nhờ mười phương chư Phật phù hộ độ trì cho nên khi mô Ôn cũng... tròn tròn rứa! 

NNT: Mi ăn nói vô phép vô tắc qúa!

 

TH: Quý Thầy Cô phải tròn tròn như rứa mới tốt, mới chứng minh cho mấy người không muốn ăn chay mà cứ viện cớ ăn chay nào là bị thiếu máu, ốm o gầy còm đó!

 

QT: (quay sang NNT) Ba ơi, lần ni Ba có định đi tu học không Ba? 

NNT: Đương nhiên, "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" mà dại chi không đi. Với lại già cả rồi phải lo tu tập để giải thoát, rồi còn làm gương cho con cháu nữa chi.

 

QH: Làm gương thì gương phải cho lành lặn, đẹp đẽ chứ đừng để bị nứt, mẻ, mà soi không được mô ông hí?

 

NNT: (lầm bầm với QH) Vợ chồng có chi đóng cửa dạy nhau, Cái tật Bà khi mô cũng mở cửa dạy cho cả xóm, cả Chùa cùng nghe hết rứa?


TH: Dạ lần ni tụi cháu có hai đứa bạn đòi đi chung nữa đó Bác. 

QH: Đứa mô rứa cháu? 

TH: Dạ thì con Minh Châu, Kiến trúc sư và con Cẩm Lai, Nha sĩ đó. Hôm bửa tụi cháu ngồi “tám” với nhau. Con Minh Châu nó than thở (giọng Nam)" mèn đéc ơi, tao học "dẽ" có cái nhà, mà mất toi cả 5 năm trời", con Cẩm Lai liền vọt miệng (giọng Huế) "Rứa tau học có 32 cái răng thôi mà đi đứt hết 6 năm trời răng?".

 

QT: Lúc đó con nhảy vô họng tụi nó nói liền: "Hai đứa bây học rứa thấm béo chi, thời gian còn giới hạn hí. (Vỗ ngực) Tao đây đi tu học, Ôn Minh Hiếu dạy có 4 chữ thôi mà học cả đời không xong mô nghe, unlimitted time, ok?”

 

TH: Rứa là hai đứa hắn đều phồng mang, trợn mắt nói với tụi cháu: (giọng Huế) “Nhà bây ở gần kho đạn hay răng mà nổ dữ rứa?” Và hỏi 4 chữ chi mà ghê qúa?

 

QT: Con liền hỉnh mặt lên trời, trả lời ngon lành "Thiểu dục tri túc", biết đủ là đủ, tụi bây liệu học và làm nỗi cả đời không? (Cười) Lúc nớ hai đứa hắn tâm phục, khẩu phục, bái phục và đòi đi tu học cho bằng được đó Ba Mạ.

QH: Con ni đúng là "hậu sinh khả úy". Nó giống hệt tui hồi nhỏ rứa, thông minh, lanh lẹ ứng biến ông hí? 

NNT: Phải rồi, cứ hễ "hậu sinh khả uý" thì giống bà, còn "hậu sinh khả ố" thì bà bảo giống tui như đúc. Đúng là mèo khen mèo dài đuôi.Tui nói thiệt chứ đàn bà có tu cỡ mô đi nữa cũng khó mà bằng bọn đàn ông tụi tui lắm.


TH:  Mô Phật! Bác trai bị ma nhập, ý quên bị bài giảng của Ôn Quảng Ba nhập rồi!

 

QT: Ừ, Ôn ấy biết khóa tu học phần đông là “Thị mẹt” cho nên Ôn soạn bài: “Phật chỉ những lỗi lầm giới nữ hay mắc phải”, rồi giới nữ hay phạm cái ni, cái tê tùm lum hết.

 

TH: Ấm ức qúa!  Vì răng mà Đức Phật của mình thiên vị dữ rứa? Trong khi quý Thầy Cô thường than thở: "Răng mà toàn là mấy bà Ưu Bà Di đi Chùa thôi, còn mấy ông Ưu Bà Tắc đi đằng mô hết rồi?"

 

QT: Thì ở trong mấy quán nhậu với sòng bài casino chứ đi mô?

 

TH: Lần ni gặp Cô Nguyên Khai cháu phải hỏi cho ra lẽ, coi có phải Phật chỉ nêu điểm xấu của nữ giới thôi, còn nam giới Phật cho là hoàn hảo hết không hè? 

NNT: Thì đàn bà cũng vì bị cái tâm ganh đua, đố kỵ. Ăn rồi cứ đi đầu trên xóm dưới nói xấu, bươi móc chuyện người này, người khác mà tu hoài có đạt được mô?

 

QH: Nếu tui tu mà đạt được rồi, thì giờ ni có rảnh mô mà ngồi đây làm vợ của ông?

 

NNT: Chứ Bà làm cái chi?

 

QH: Thì đi lo công việc Phật sự chứ chi?

 

NNT: Hừm, còn bọn đàn ông tui, tuy tu ít, tu trễ thiệt nhưng khi ngộ là mấy bà vắt giò lên cổ chạy theo cũng không kịp mô hí?

 

TH: Hì hì hì, nhưng cháu thấy không công bằng thiệt, vì răng lại là "Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng" mà không là "Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Ni hè? 

 

QT: (Nói với TH) Bởi vì quy y Tăng kiếp sau hy vọng làm đàn ông giống Sư phụ mình, chứ mi quy y Ni kiếp sau làm đàn bà nữa răng? (Hát) Ôi đàn bà là những niềm đau…

 

TH: (Hát tiếp) Ôi đàn bà lại bị rêu rao, làm đau lòng qúa!

 

QT: Ôi đàn bà…

 

QH: Đừng than vãn nữa! Tu hanh chi mà khi mô cũng muốn cho đẹp, muốn cho nổi và cứ trây trét cho nhiều như hai đứa bây thì tu mấy đi nữa,  kiếp sau không làm Thị Mầu thì cũng là Thị Hến thôi chứ ở đó đòi làm đàn ông!

 

TH: Dạ tụi cháu có xí xọn chi mô, tại mấy M trong Chùa dạy tụi cháu phải cố gắng tu làm răng càng ngày phài càng dễ thương, xinh xắn thì những người sơ cơ họ mới thích tu theo.

 

QT: Đúng rồi, giống như Ngài A Nan thấy Đức Phật mình “đẹp trai” qúa nên mới đòi theo Ngài đi tu cho bằng được đó tề.

 

NNT: Ai dạy bây mà nói tào lao rứa?

 

(Dì Nguyên Như từ ngoài đi vào)

 

Dì NN (Hàng xóm): Là tao, tao dạy chúng đấy!

 

(Tất cả chào Bà, chào Dì)

 

NNT: (cà lăm) Dạ, dạ … ý con muốn nói là…

 

Dì NN: Chứ tao hỏi chúng mày, đi vào Chùa nhìn thấy mặt ai cũng te tua, ảm đạm, đau khổ hết thì mình thấy bất an, bất ổn rồi làm sao mà an vui để tu cơ chứ?

 

(Tất cả: Dạ đúng rứa)

 

Dì NN: (quay qua QT và TH) Nhưng Bà không khuyến khích các cháu mặc áo dài cách tân thế này đi Chùa đâu nhé, đi chơi thì được.

 

NNT: Hai đứa hắn theo phái Khất sĩ chứ có phải khất thực mô mà mặc áo dài giống cái ban rứa không biết? Thiếu vải à?

 

Dì NN: Mặc áo như thế này chó táp 10 ngày cũng chưa tới đâu nhỉ?

 

QT: (xoay 1 vòng) Dạ model mới mà. Mặc áo dài ni làm việc trong ban hành đường chạy bàn mới nhanh, gọn, lẹ được hì hì…

 

TH: Dạ tụi cháu mặc như ri đi làm công qủa cho đẹp thôi, chứ lễ lạc thì mặc áo dư vải dữ lắm (Chỉ qua áo dài của Dì NN hay QH) hi hi hi…

 

Dì NN: Giỏi con, giỏi con! Phật tử thì ăn mặc phải cho đúng nơi đúng chỗ đấy nhé!

 

QH: Lo nói chuyện con quên hỏi, Dì đi mô mà ăn mặc đẹp rứa?

 

Dì NN: Thì đi ăn cơm chay gây qũy Đại hội khoáng Kỳ 6 của Giáo Hội mình sẽ tổ chức vào tháng 9 đấy!

 

TH: (Cười nịnh) Hai Bác thấy Bà Nguyên Như tu hành, làm công qủa ở Chùa lâu năm nên già rồi mà nhìn còn ngon lành không?

 

QT: Có ăn được mô mà ngon mi? Nhưng phải công nhận ở lứa tuổi U80 ni không một ai có thể hơn Mệ được hết mi hí?


Dì NN: Ôi giời ơi, tu rồi mà chúng mày cứ hơn thua mãi thế. Lo tu tập làm sao khi thấy ai hơn mình, mình phải mừng và cố gắng noi theo để được như họ.

 

TH: Rứa mà con thấy nhiều người cứ chà, cứ đạp người khác xuống để cho họ nổi lên không tề!

 

NNT: Nổi kiếu bất chánh nớ được 3 ngày, 7 bửa rồi cũng chìm nghĩm thôi cháu ơi.

 

Dì NN: (Lắc đầu ngán ngẩm) Còn thấy ai thua mình thì mình phải tận tình giúp đỡ, khuyến khích và tạo điều kiện cho người ta tu để cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn.

 

QH: Chứ đừng để họ đi tới tình trạng như Ôn Bảo Lạc dạy "chưa thi mà sợ đậu" là mệt lắm Dì hí?

 

NNT: Tụi nó chưa thi mà sợ rớt thì có. Đi tu học kiểu chi mà không chịu lo học hành, thi cử, cứ lo đóng kịch, văn nghệ văn gừng thì đậu cành cây thôi Bà ơi!

TH: Dạ thì Ôn trú trì cũng quở tụi cháu: “Năm mô cũng vát lều chõng, rốt ráo
đi tu học, nhưng tu là phụ, đóng kịch mới là chính” hi hi...

 

QH: Bởi rứa đi tham dự không biết bao nhiêu khóa mà cái mặt cứ trơ trơ rứa, có chịu sửa đổi chi mô. Học thì ít nên hành người khác thì nhiều đó tề.

 

QT: Dạ mô có, tụi con luôn thực hiện lời dạy của Ôn Thiện Siêu "Một chút giận, hai chút tham lận đận cả đời ri cũng khổ”.

 

TH: “Trăm điều lành, ngàn điều nhịn thong dong tất dạ rứa mà vui".

 

QT: Cho nên tụi con khi mô cũng vui vui vui hết hi hi hi…

 

Dì NN: Nhưng vui cũng vừa thôi nhé, vui qúa tưởng chúng mày bị chạm điện đấy!


QH: (quay qua QT hỏi) Lần ni văn nghệ thiền trà hai đứa con định hát bài chi?


TH: Dạ cháu nghe nói có Ôn Như Điển bên Châu Âu qua tham dự khóa tu học, cho nên Thầy Nguyên Tạng dặn tụi cháu hát một bài mừng Thượng Thọ, sinh nhật lần thứ 70 của Ôn đó.

 

 

(Cùng nhau hát)

 

“Ngày hôm nay ta cùng hợp mặt nơi đây

Mọi người bên nhau ta hát mừng sinh nhật

Mừng Ôn luôn vui cùng sáng tác mới

Hapy Birthday, Happy Birthday to Ôn! (3 lần)

 

 

 

Hết


Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (72)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (73)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (74)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (75)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (76)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (78)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (79)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (80)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (81)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (82)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (83)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (84)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (1)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (5)Thien Tra van nghe khoa tu ky 18 (6)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2012(Xem: 4070)
Nếu chúng ta ví von khóa Tu Học Âu Châu thứ 16 tại Ý là Việt Nam Thu Nhỏ hoàn toàn không sai. Bởi vì nơi đây trong mười ngày, qui tụ chỉ một ngàn người nhưng đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần và đủ mọi sinh hoạt từ văn hoá, y tế, xã hội, hành chánh, thương mại và đương nhiên có tôn giáo…đã đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho con người.
01/01/2012(Xem: 7625)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
25/10/2011(Xem: 4054)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 1 do Giáo hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức
03/09/2011(Xem: 5991)
Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“. Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!
28/08/2011(Xem: 5597)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney, ĐĐ Trưởng ban tổ chức Thích Nhuận An
06/05/2011(Xem: 10394)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
15/04/2011(Xem: 8619)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
11/04/2011(Xem: 11141)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
01/11/2010(Xem: 5284)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]